Các nhân tố thuộc về doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thi công xây lắp tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Tuyên Quang (Trang 33)

Các nhân tố thuộc về DN bao gồm các nhân tố định lượng và định tính ảnh hưởng đến khả năng trả nợ (mức độ tín nhiệm) của mỗi DN. Một DN có mức tín nhiệm thấp thì xảy ra RRTD cao từ đó ảnh hưởng đến CLTD của NHTM và ngược lại.

Nhân tố định lƣợng:

- Khả năng tài chính của người vay: Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hàng năm được thể hiện thông qua các báo cáo tài chính của DN.Trên cơ sở báo cáo tài chính phản ánh được tình hình tài sản, nguồn vốn và kết quả hoạt động kinh doanh của DN tại thời điểm vay vốn. Thông qua đó đánh giá được tiềm lực tài chính của mỗi DN ở hiện tại và dự đoán tương lai.

- Năng lực sản xuất kinh doanh: Thể hiện thông qua vị trí của KH trong ngành nghề kinh doanh; quy mô sản xuất, hệ thống mạng lưới tiêu thụ sản phẩm, hệ thống mạng lưới đại lý, các đối tác trong kinh doanh truyền thống.

24

Nhân tố định tính:

- Năng lực quản lý và kinh nghiệm của nhà quản trị doanh nghiệp:

+ Năng lực quản lý doanh nghiệp: được thể hiện qua bộ máy quản lý của DN. Những người lãnh đạo giỏi thường thích nghi với sự biến động của môi trường xung quanh và giảm thiểu rủi ro mà DN phải đối mặt, đảm bảo khả năng trả nợ NH. Không một DN nào đi vay lại không muốn món vay đem lại hiệu quả, nhưng nhiều khi do năng lực kinh doanh còn hạn chế, DN không thực hiện được mục tiêu đã đề ra và làm ảnh hưởng đến khoản tín dụng mà DN đã nhận từ NH.

+ Do nhiều nhà lãnh đạo còn nhiều hạn chế về kinh nghiệm thực tế nên nhiều khi họ không dự đoán được các biến động của thị trường, không xử lý được những vấn đề phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Hiện nay đánh giá năng lực quản lý và kinh nghiệm của nhà quản trị doanh nghiệp với các nội dung sau: Lý lịch tư pháp của người đứng đầu DN; Năng lực điều hành của người trực tiếp quản lý DN; Tính năng động và độ nhạy bén của ban lãnh đạo DN với sự thay đổi của thị trường; Trình độ học vấn của người trực tiếp quản lý DN; Sự phân tách nhiệm vụ, quyền lực trong ban lãnh đạo DN.

+ Đạo đức của người đi vay: NH chỉ quyết định cho vay sau khi đã phân tích kĩ các yếu tố có liên quan đế khả năng của người vay trong việc hoàn trả nợ và cách thức sử dụng vốn vay. Nhưng thông tin này có thể bị thay đổi sau khi DN nhận được tiền vay. Thực tế, nhiều DN đã sử dụng vốn vay không đúng mục đích dẫn đến không đạt được hiệu quả trong sản xuất kinh doanh. Ngoài ra những người có đạo đức kém còn có thể tham nhũng làm cho hiệu quả sử dụng vốn vay thấp, nhiều khi làm NHTM không thu hồi được khoản cho vay. Do vậy, công tác kiểm tra giám sát của NHTM là rất quan trọng.

- Uy tín giao dịch của khách hàng với NH: Tình hình trả nợ của KH khi đến hạn sau khi đã điều chỉnh (nếu có); Thiện chí trả nợ của KH theo đánh giá của cán bộ TD; Tình hình cung cấp thông tin của KH theo yêu cầu của NHTM trong thời gian qua.

25

- Triển vọng ngành nghề: Được thể hiện qua vị thế của lĩnh vực, ngành sản xuất kinh doanh của KH. Hiện nay NHTM thường đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN trong ngành qua: Uy tín của DN trên thị trường; các yếu tố tự nhiên; cung cấp yếu tố đầu vào; quy mô, mức độ ổn định của thị trường đầu ra.

Như vậy, CLTD chịu tác động từ môi trường kinh tế vĩ mô, từ khả năng trả nợ của KH và nội tại của NH. Đánh giá mức độ khả năng trả nợ của KH là một trong chỉ tiêu định tính quan trọng ảnh hưởng đến CLTD của NH.

Tóm lại, tại chương 1, trên cơ sở lý thuyết cho CLTD đóng vai trò quyết

định đến sự tồn tại và phát triển của mỗi NH trong giai đoạn phát triển hiện nay. Việc nâng cao CLTD ngân hàng cần đáp ứng được nhu cầu của khách hàng; giải quyết được mối quan hệ giữa an toàn với hiệu quả, giữa rủi ro với lợi nhuận, giữa tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng với tăng trưởng phát triển kinh tế - xã hội. Việc nâng cao CLTD là điều kiện tiên quyết đến sự tồn tại và phát triển không chỉ riêng cho bản thân mỗi NH mà còn cho cả hệ thống NH và nền kinh tế. Vì vậy, quan niệm về CLTD, các chỉ tiêu phản ánh CLTD và mô hình nhân tố ảnh hưởng đến CLTD của NHTM là rất quan trọng và được quan tâm hiện nay, là cơ sở để mỗi NH tìm ra được phương thức quản lý và xây dựng các chỉ tiêu phản ánh CLTD phù hợp với quy định hiện hành, thông lệ và chuẩn mực quốc tế.

26

CHƢƠNG 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp nghiên cứu chính là việc con người sử dụng một cách có ý thức các quy luật vận động của đối tượng như một phương tiện để khám phá chính đối tượng đó. Trong chương này, tác giả sẽ đi từ việc lựa chọn phương pháp thông tin sau đó chọn lọc phương pháp nghiên cứu bằng cách sẽ đưa đối tượng, phương thức tổ chức và xử lý thông tin đối với từng phương pháp cụ thể, là cơ sở để tiến hành triển khai trong suốt quá trình nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thi công xây lắp tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Tuyên Quang (Trang 33)