Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thi công xây lắp tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Tuyên Quang (Trang 37)

Thông tin thu thập luôn tồn tại dưới dạng định tính hoặc định lượng. Đối tượng khảo sát luôn được xem xét ở cả khái cạnh định tính và định lượng. Trong nghiên cứu khoa học, phương pháp định lượng và định tính có vai trờ rất lớn đối với nghiên cứu, hai phương pháp này sẽ giúp nhà nghiên cứu thu thập dữ liệu một cách chính xác và nhanh chóng.

Các nghiên cứu hiện đại thường sử dụng các số liệu định lượng nhằm đưa ra các bằng cứ để chứng minh hay kiểm nghiệm các giả thuyết. Tuy nhiên, bản thân các cuộc điều tra đó thường không đủ khả năng đem lại các dữ liệu định tính cần thiết để giải thích sự phức tạp nằm bên trong những hiện tượng được khảo sát. Mặt khác, các câu hỏi đóng được sử dụng để thu thập các thông tin định lượng nếu không được thiết kế và thử nghiệm cẩn thận, có thể bị người được nghiên cứu hiểu sai, dẫn đến sự giải thích sai của người phân tích. Do đó những dữ liệu định lượng rất cần được bổ sung những kỹ thuật định tính để giúp cho việc xác định thang đo, xây dựng câu hỏi được tốt hơn hoặc tạo ra sự hiểu biết sâu sắc hơn và hỗ trợ cho việc giải thích những vấn đề được nghiên cứu.

Do đó, trong nghiên cứu này tác giả sử dụng phối hợp nhiều phương pháp để hỗ trợ và kiểm tra lẫn nhau nhằm khẳng định các kết quả nghiên cứu. Đầu tiên tác

28

giả xây dựng mô hình nghiên cứu và phương pháp tiếp cận trong nghiên cứu. Tiếp đó phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua các thông tin sơ cấp thu thập được để tiến hành phân tích và tìm ra xu hướng, thông qua khảo sát khách hàng để đánh giá chính xác hơn chất lượng tín dụng. Cuối cùng, một nghiên cứu định tính thông qua phỏng vấn được thiết kế để tìm hiểu sâu hơn về đặc tính, tính chất, bản chất của các đối tượng nghiên cứu.

Các kết quả thu được từ các nghiên cứu định lượng, trong nhiều trường hợp cũng cần được giải thích, khi đó nghiên cứu định tính được sử dụng như một phương tiện hữu ích để làm rõ nguyên nhân, xu hướng của nó.

2.2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng a. Đối tƣợng nghiên cứu:

Chất lượng tín dụng được đánh giả một phần thông qua khách hàng và cán bộ tín dụng (ở đây là cán bộ quản lý khách hàng), tác giải tập chung chủ yếu vào nguồn số liệu sơ cấp được thu thập từ các nguồn cung cấp của các tổ chức tài chính, phương tiện truyền thông để tiến hành tính toán, so sánh và xử lý.

Với khách hàng, mẫu được chọn là các khách hàng thuộc đối tượng DNTCXL hiện đang quan hệ tín dụng tại BIDV Tuyên Quang. Tác giả sẽ gửi phiếu khảo sát thông qua phòng KHDN để tiến hành điều tra thông qua 2 hình thức là gửi qua đường bưu điện và trực tiếp đến tay người được khảo sát. Tổng số có 50 phiếu được phát ra. Do đối tượng khảo sát này liên quan đến chất lượng dịch vụ tín dụng nhiều hơn, chỉ phản ánh được phần nhỏ đến chất lượng tín dụng, do đó tác giả chỉ tập trung nghiên cứu ở phạm vi hẹp về việc đánh giá mức độ hài lòng đối với một số chỉ tiêu này ảnh hưởng trực tiếp đến việc giám sát tín dụng và vấn đề quản lý của ngân hàng.

Với cán bộ tín dụng, mẫu được chọn là cán bộ quản lý khách hàng, người trực tiếp quản lý và bám sát khách hàng. Tác giả sẽ gửi trực tiếp tới tận tay từng cán bộ phiếu khảo sát. Phiếu khảo sát với mục đích đánh giá được năng lực của cán bộ thông qua quá trình đạo tạo, kĩ năng chuyên môn và một số câu hỏi liên quan đến tầm quan trọng trong việc xác định nguồn vốn của khách hàng, đặt điểm cơ bản của đối tượng được nghiên cứu.

29

b. Thiết kế bảng hỏi

1. Đối với khách hàng: Bảng hỏi được thiết kế nhằm khảo sát đối tượng là

khách hàng, cụ thể ở đây là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thi công xây lắp nhằm thu thập thông tin về việc đánh giá mức độ hài lòng đối với dịch vụ tín dụng của NH. Chi tiết phiếu câu hỏi (phụ lục 01) gồm 3 phần chính:

+ Phần 1: Thu thập thông tin chung về đối tượng tham gia khảo sát

+ Phần 2: Được thiết kế gồm 5 phần chính nhằm xem xét đánh giá mức độ hài lòng đối với chất lượng dịch vụ tín dụng tại CN. Người được hỏi được yêu cầu đánh giá vấn đề theo thang đo 5 mức cụ thể là: 1 - Rất hài lòng; 2 – Hài lòng; 3 – Bình thường; 4 - Không hài lòng; 5 – Rất không hài lòng.

+ Phần 3: Các ý kiến đóng góp khác nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng đối với DNTCXL tại CN.

2.Đối với cán bộ tín dụng: Bảng hỏi được thiết kế nhằm khảo sát đối tượng

là cán bộ quản lý khách hàng. Chi tiết phiếu câu hỏi (phụ lục 02) gồm 6 phần chính: + Thu thập thông tin chung về cán bộ tín dụng

+ Khảo sát quá trình đào tạo và tự đào tạo + Khảo sát năng lực chuyên môn

+ Khảo sát mức độ đánh giá về chính sách, chương trình hỗ trợ tín dụng tại BIDV Tuyên Quang

+ Khảo sát chuyên sâu đối với tín dụng thi công xây lắp + Các ý kiến đóng góp khác.

c. Tổ chức thu thập và xử lý dữ liệu

- Thông tin thứ cấp: được tác giả thu thập lại và tiến hành so sánh lựa chọn ra

các thông tin cần thiết và phù hợp với đề tài phục vụ cho quá trình nghiên cứu.

Phương pháp phân tích thống kê mô tả được sử dụng để mô tả cụ thể bằng các con số để trình bày các chỉ tiêu đã đưa ra làm cơ sở để đánh giá chất lượng tín dụng tại CN và mô tả đặc tính của các biến như giá trị trung bình, tỷ lệ phần trăm. Các kết quả nghiên cứu sau khi được xử lý sẽ được trình bày trong luận văn dưới dạng các con số rời rạc, bảng số liệu, biểu đồ và đồ thị.

30

Phương pháp so sánh

Đây là phương pháp phổ biến nhất, dễ thực hiện thông qua việc so sánh đối chiếu giữa các con số để có một kết luận về sự chênh lệch giữa chúng. Các chỉ tiêu được so sánh giữa số thực tế của kỳ phân tích với số thực tế của kỳ gốc; giữa các chi nhánh ngân hàng trên cùng địa bàn; đồng thời, so sánh với chỉ tiêu bình quân của một giai đoạn hoặc của ngành. Kết quả của phép so sánh là xác định được mức chênh lệch bằng số tuyệt đối và số tương đối giữa các chỉ tiêu đem so sánh. Để thực hiện phép so sánh cần đảm bảo các điều kiện so sánh được giữa các chỉ tiêu, đó là:

+ Thống nhất về nội dung so sánh. Điều này rất cần được lưu ý khi có những sự thay đổi về tên gọi và nội dung của các chỉ tiêu đem so sánh.

+ Thống nhất về phương pháp tính các chỉ tiêu. Điều này xuất phát từ chỗ có những chỉ tiêu có thể được tính từ những phương pháp khác nhau và vì vậy cho những kết quả không giống nhau. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Thống nhất về đơn vị tính, thời gian và quy mô so sánh.

Phương pháp đồ thị

Các loại biểu đồ và đồ thị được sử dụng trong phân tích, nghiên cứu gồm có: + Biểu đồ phân tích sự biến động của chỉ tiêu thời gian: cho thấy sự phát triển của chỉ tiêu phân tích trong giai đoạn nhất định, đồng thời cũng có thể giúp cho việc dự đoán chỉ tiêu trong tương lai.

+ Biểu đồ hình khối: biểu hiện các chỉ tiêu nghiên cứu bằng các hình khối. Trên biểu đồ các khối được biểu hiện theo một tỷ lệ nhất định để đảm bảo tính so sánh được. Ưu điểm của loại biểu đồ này là dễ thấy, dễ nhận biết. Tuy nhiên tính định lượng của biểu đồ không cao.

+ Biểu đồ phân tích kết cấu: được sử dụng để thể hiện tỷ lệ các bộ phận cấu

thành một tổng thể nào đó. Diện tích các phần trên biểu đồ thể hiện theo một tỷ lệ và phản ánh phần kết cấu nhất định nào đó của chỉ tiêu.

Phương pháp phân tích tỷ lệ

Phương pháp phân tích tỷ lệ nhằm đánh giá xem tỷ trọng của các chỉ tiêu đã hợp lý chưa, tìm hiểu các nguyên nhân của vấn đề, trên cơ sở đó phân tích và đề

31

xuất các giải pháp hướng đến việc nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thi công xây lắp tại BIDV Tuyên Quang.

- Thông tin thứ cấp: Thu thập được thông qua phiếu khảo sát đối với khách

hàng là DNTCXL tại Chi nhánh. Tác giả sử dụng phương pháp thống kế để mô tả đặc tính của các chỉ tiêu như giá trị trung bình, phương sai, Mode.

2.2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu định tính a. Chọn mẫu

Mẫu là một phần của tổng thể được lựa chọn ra theo những cách thức nhất định và với một dung lượng hợp lý. Chất lượng tín dụng ngoài việc được đánh giả trên góc độ khách hàng và cán bộ quản lý khách hàng (bộ phận Front office), tác giả sẽ tập trung tìm hiểu thêm vào cán bộ ở bộ phận sau tại NH (bộ phận Back office) bao gồm cán bộ quản lý rủi ro và cán bộ kiểm soát nội bộ. Tác giả sẽ tiến hành trực tiếp phỏng vấn sâu thông qua các câu hỏi mở và đóng trong qua trình tác nghiệp nghiệp vụ và đánh giá chất lượng tín dụng hiện tại tại Chi nhánh.

b.Phƣơng pháp phỏng vấn sâu

Việc thu thập thông tin trong nghiên cứu định tính thường tập trung vào một số đại diện rất nhỏ của tổng thể nghiên cứu. Do đó đối tượng của nghiên cứu định tính được chọn trong phỏng vấn sâu là cán bộ quản lý và các chuyên viên phụ trách quản lý rủi ro và kiểm soát nội bộ.

Phỏng vấn là phương pháp cụ thể để thu thập thông tin của nghiên cứu xã hội thông qua việc tác động tâm lý – xã hội trực tiếp giữa người đi hỏi và người được hỏi nhằm thu thập thông tin phù hợp với mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài nghiên cứu.

Trong quá trình phỏng vấn tùy vào đối tượng được phỏng vấn, trình độ chuyên môn và chức năng quản lý của họ, người phỏng vấn đặt ra các câu hỏi linh hoạt nhằm mục tiêu chỉ ra được những khía cạnh mới trong phạm vi câu hỏi đã chuẩn bị.

Địa điểm phỏng vấn: các phòng nghiệp vụ liên quan tại BIDV Tuyên Quang

Thời lượng phỏng vấn: Thời gian của mỗi cuộc phỏng vấn được thiết kế kéo dài trong khoảng từ 15 đến 30 phút. Tùy vào đối tượng được phỏng vấn, không khí buổi phỏng vấn mà phỏng vấn viên quyết định thời lượng cuộc phỏng vấn phù hợp.

32

Thời điểm phỏng vấn: phỏng vấn viên sẽ điện thoại liên hệ trước với các đối tượng được phỏng vấn. Sau đó thống nhất thời điểm phỏng vấn cho phù hợp với đối tượng phỏng vấn sao cho người được hỏi có một khoảng thời gian thoải mái nhất khi tiếp chuyện phỏng vấn viên.

d. Tổ chức thu thập và xử lý dữ liệu phỏng vấn sâu

- Đối tượng là các phòng ban liên quan đến hoạt động tín dụng tại CN được nghiên cứu thông qua hình thức phỏng vấn: Mọi thông tin thu thập được trong quá trình phỏng vấn sẽ được xử lý lôgic bằng cách đưa các phán đoán về bản chất các sự kiện, đồng thời thể hiện những liên hệ lôgic của các sự kiện. Mục đích của xử lý định tính, nói cho cùng là nhận dạng bản chất và mối liên hệ bản chất giữa các sự kiện.

2.3. Nguyên tắc trong khảo sát khách hàng khi nghiên cứu

- Nguyên tắc về sự cho phép, sự tự nguyện trong nghiên cứu: Các đối tượng tham gia nghiên cứu được giải thích rõ ràng về mục đích nghiên cứu, và đồng ý tham gia nghiên cứu một cách tự nguyện.

- Nguyên tắc khuyết danh trong nghiên cứu: Mục tiêu cuối cùng của cuộc nghiên cứu là thu thập các thông tin tổng thể, nghĩa là các thông tin đặc trưng cho một giai cấp nhất định, một nhóm, một tầng lớp, một cộng đồng xã hội nhất định, chứ không đơn giản chỉ đặc trưng cho từng cá nhân riêng biệt. Do đó trong quá trình xử lý và khái quát thông tin, ý nghĩa cá biệt của những tài liệu gắn với cá nhân được mất đi. Những thông tin liên quan đến cá nhân người được phỏng vấn hoàn toàn bí mật. Kết quả nghiên cứu chỉ sử dụng duy nhất cho mục đích nghiên cứu.

Tóm lại, tại chương 2 cho thấy phương pháp nghiên cứu là rất quan trọng, là

định hướng trong suốt quá trình nghiên cứu. Tác giả đã kết hợp cả phương pháp nghiên cứu định lượng và phương pháp định tính, số liệu sơ cấp và số liệu thứ cấp với trọng tâm là phương pháp nghiên cứu định lượng dựa trên số liệu sơ cấp được thu thập từ các NHTM trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra, bảng hỏi được thiết kế nhằm khai thác thêm kênh thông tin từ chính các đối tượng liên quan đến chất lượng tín dụng. Do đó, đây là cơ sở quan trọng để tác giả có thể triển khai tốt trong suốt quá trình nghiên cứu.

33 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP HOẠT ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC THI CÔNG XÂY LẮP

TẠI BIDV TUYÊN QUANG

Trên cơ sở khung lý thuyết về chất lượng tín dụng cùng với các phương pháp nghiên cứu khoa học được đưa ra, tại chương 3, tác giả sẽ tiến hành tính toán, so sánh và phân tích đối với một đối tượng cụ thể, ở đây là Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thi công xây lắp tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Tuyên Quang. Việc phân tích sẽ được tiến hành từ việc tổng quan về Ngân hàng và sau đó sẽ phân tích cụ thể về thực trạng chất lượng tín dụng đối với đối tượng này; từ đó sẽ đánh giá được những kết quả đạt được, hạn chế và đưa ra những nguyên nhân ảnh hưởng để làm sáng tỏ vấn đề được nghiên cứu.

3.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Tuyên Quang nhánh Tuyên Quang

3.1.1. Giới thiệu chung

Tên giao dịch: Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt

Nam – Chi nhánh Tuyên Quang. Tên viết tắt: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Tuyên Quang (BIDV Tuyên Quang).

Địa chỉ: Số 04, đường Bình Thuận, Phường Minh Xuân, thành phố Tuyên

Quang, tỉnh Tuyên Quang.

Nhân lực: Hiện tại, tổng số cán bộ của CN là 92 người trong đó có 62 nữ và

30 nam với trình độ học vấn được đào tạo qua các trường cao đẳng, đại học.

Cơ cấu tổ chức: gồm Ban Giám đốc, 9 phòng nghiệp vụ và 06 Phòng giao

dịch trực thuộc

Mạng lưới: gồm 1 trụ sở CN và 06 phòng giao dịch trên địa bàn thành phố. Hoạt động kinh doanh chính của CN: nhận tiền gửi dưới mọi hình thức từ

các tổ chức kinh tế và cá nhân với mức lãi suất linh hoạt, hấp dẫn; cho vay các thành phần kinh tế với các loại hình cho vay đa dạng; bảo lãnh ngân hàng; kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế; chuyển tiền điện tử; cung ứng tiền mặt và phương tiện thanh toán, dịch vụ ngân hàng cho mọi KH.

34

3.1.2. Quá trình hình thành và phát triển

Ngân hàng tiền thân là Chi nhánh Ngân hàng Kiến Thiết tỉnh Tuyên Quang được thành lập tháng 7/1968 với nhiệm vụ là quản lý và cấp phát vốn ngân sách nhà nước. Trải qua một thời gian dài hoạt động và trưởng thành với nhiều tên gọi khác nhau như Ngân hàng Kiến Thiết, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng. Đến ngày 14/11/1990, Chủ tịch hội đồng bộ trưởng quyết định thành lập Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Tuyên Quang. Đến ngày 01/05/2012, ngân hàng cổ phần hóa và đổi thành Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Tuyên Quang, nhiệm vụ chính của chi nhánh trong thời gian này là huy động

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thi công xây lắp tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Tuyên Quang (Trang 37)