KIẾN NGHỊ CỦA NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán quản trị tại doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 109)

Nghiên cứu này liên quan đến việc làm sao vận dụng được KTQT vào các DNVVN. Mặc dù cả về lý thuyết và thực tiễn thì việc vận dụng KTQT đã có từ lâu trên thế giới, nhưng thật sự hiếm ở các nước đang phát triển nhất là đối với DNVVN vì có ý thức vận dụng thật sự từ người đứng đầu doanh nghiệp cùng với sự hổ trợ của các cơ quan chức năng thì lúc đó KTQT mới hy vọng làm tốt vai trò của nó.

Nghiên cứu này đã tìm cách cung cấp thêm bằng chứng thông qua khảo sát về việc phát triển gần đây của KTQT trong các DNNVV khu vực TP.HCM bằng

phương pháp thống kê mô tả. Đặc biệt là trong bối cảnh đất nước đang phát triển và đang phải tổ chức tái cơ cấu nền kinh tế. Để có được một nền kinh tế phát triển ổn định thì DNVVN cũng phải phát triển ổn định. Mặc dù đã có nhiều chính sách hổ trợ DNVVN từ chính phủ nhưng DNVVN tiếp cận được không nhiều, cụ thể như gói vay ưu đãi 1.000 tỷ trước đây nhằm hổ trợ DNVVN không phát huy tác dụng, hay gói vay 30.000 ngàn tỷ cho nhà ở xã hội cho đến nay chưa doanh nghiệp nào giải ngân được.

Cốt lõi vấn đề theo tác giả vẫn là yếu tố con người, điều này phần nào được chứng minh qua kết quả hồi qui của mẩu khảo sát. Để các DNVVN vận dụng được KTQT vào trong thực tiễn, tác giả có một số kiến nghị sau:

Trong ngắn hạn:

Bảng 5.1: Các lớp đào tạo tháng 10/2012 của TT hổ trợ DNVVN phía nam

STT TỈNH CHUYÊN ĐỀ KHAI

GIẢNG KHÓA HỌC

1 Trà Vinh

- Quản trị tài chính

- Kế toán cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

15/10/2012 Quản trị doanh nghiệp

2 Ninh Thuận

- Quản trị nhân sự

- Thương hiệu và sở hữu công nghiệp, sở hữu trí tuệ

22/10/2012 Quản trị doanh nghiệp

3 Long An

- Quản trị tài chính cho các chủ doanh nghiệp

- Quản trị marketing

22/10/2012 Quản trị doanh nghiệp

4 Sóc Trăng

- Nhận thức kinh doanh & ý tưởng kinh doanh.

- Kiến thức & kỹ năng cần thiết thành lập doanh nghiệp

22/10/2012 Khởi sự doanh nghiệp

5 Sóc Trăng - Tâm lý học lãnh đạo, quản lý

- Kỹ năng bán hàng 22/10/2012

Quản trị doanh nghiệp

6 Bạc Liêu - Đàm phán, ký kết hợp đồng

- Tâm lý học lãnh đạo, quản lý 22/10/2012

Quản trị doanh nghiệp

7 Vĩnh Long

- Lập kế hoạch kinh doanh

- Tổ chức sản xuất vận hành doanh nghiệp

24/10/2012 Khởi sự doanh nghiệp

Qua lịch học các lớp hổ trợ DNVVN của Trung tâm hổ trợ DNVVN phía nam ở trên tác giả thấy KTQT không được hổ trợ đào tạo. Do đó các trung tâm hổ trợ DNVVN đã được thành lập ở cả 3 miền cần mở nhiều khoá đào tạo hay tập huấn ngắn hạn nhằm phổ biến kiến thức cơ bản và nâng cao về KTQT cho những người đứng đầu DNVVN cũng như nhân viên kế toán của doanh nghiệp (có thể là kế toán trưởng), trong quá trình tập huấn cần nêu rõ vai trò của KTQT trong việc quản trị doanh nghiệp cũng như các bước thực hiện công tác KTQT. Cần thiết phải mời các chuyên gia có chuyên môn sâu và thực tế về KTQT để giảng dạy nhằm tạo hứng thú cho người học vì cảm thấy ứng dụng thực tiễn của KTQT.

Xây dựng các buổi hội thảo chuyên đề về KTQT, tác dụng của KTQT để các DNVVN có thể đối thoại, chia sẽ những kinh nghiệm có được trong quá trình thực hiện đưa KTQT vào doanh nghiệp với nhau và với chuyên gia. Và nên tổ chức thường xuyên để thu hút được nhiều doanh nghiệp tham gia.

Các lớp tập huấn cũng như hội thảo nên miễn phí hoặc chỉ thu tượng trưng cho trà nước, bánh trái giữa giờ. Chi phí chính của các khoá đào tạo, tập huấn chính phủ nên hổ trợ.

Sau khi đã mở được các lớp tập huấn cần thành lập ngay ban chuyên môn nhằm giải quyết các thắc mắc của doanh nghiệp khi vận dụng KTQT như tổ hay đội tuyên truyền của cục thuế để có thể tư vấn ngay qua điện thoại, qua mail, tư vấn online.

Tại các doanh nghiệp chưa vận dụng KTQT, trước tiên cần tiếp thu ngay kiến thức về KTQT bằng nhiều nguồn khác nhau nhất là người chủ doanh nghiệp. Kế đến cần vận dụng ngay hệ thống chi phí và tính giá thành theo KTQT vào doanh nghiệp, phải có được báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí, phải phân tích được mối quan hệ C-V-P để có thể đưa ra những quyết định tốt nhất trong ngắn hạn trên cơ sở đó làm quen dần với việc lập dự toán ngân sách để xây dựng kế hoạch kinh doanh một cách tốt hơn. Trong quá trình vận dụng KTQT thì nhân viên kế toán đóng vai trò cụ thể trong việc phân loại và cung cấp thông tin cho KTQT do đó nên thường

xuyên đào tạo và bồi dưỡng liên tục về KTQT nhằm thực hiện tốt nhất nhiêm vụ đồng thời tạo được lớp kế thừa vững chắc cho lâu dài.

Tại các doanh nghiệp đã vận dụng KTQT nhưng chỉ ở mức sơ khai hay chỉ ở mức KTQT truyền thống thì cả chủ doanh nghiệp cũng như bộ phận kế toán cần nghiên cứu thêm về KTQT cả lý thuyết lẫn thực tiễn ở các doanh nghiệp lớn trong nước hay trên thế giới nhất là các nước lân cận trong khu vực như Singapore, Thailand, Japan để có những kiến thức hiện đại hơn về KTQT nhằm tạo cơ sở vững chắc cho các quyết định dài hạn và ngày càng hoàn thiện hệ thống KTQT truyền thống.

Trong dài hạn:

Đó là vấn đề đào tạo. Môn KTQT hiện nay chỉ có bậc đại học chuyên ngành kế toán học với thời lượng từ 45 tiết (Hutech), 60 tiết (Đại học Sài Gòn) đến 75 tiết (Đại học Kinh Tế Tp.HCM) tuỳ trường, chuyên ngành tài chính ngân hàng còn ít hơn, trình độ cao đẳng kế toán thì không, điều này là quá ít đối với một môn học có tầm ảnh hưởng đối với doanh nghiệp như KTQT. Thiết nghĩ môn này nên được đào tạo ít nhất 90 tiết đối với bậc đại học chuyên ngành kế toán và từ 30 đến 45 tiết trình độ cao đẳng kế toán. Vì có như như vậy nhân viên kế toán bắt tay vào KTTC thì họ sẽ nghĩ ngay đến việc gợi ý cho nhà quản trị về việc vận dụng KTQT song song với KTTC hoặc ít nhất cũng làm KTQT được khi có yêu cầu đồng thời có kiến thức tốt để có thể nghiên cứu cũng như cập nhật sâu hơn về KTQT.

Đối với khoa quản trị kinh doanh, nơi luôn có số lượng sinh viên đông nhất nhì trường, đồng thời cũng là khoa có số lượng người đã đi làm (thậm chí cả chủ doanh nghiệp) cố gắng học thêm bằng 2 hoặc liên thông thì việc phổ cập kiến thức về KTQT theo tác giả là cần thiết nhưng giáo trình và cách giảng dạy có thể khác so với chuyên ngành kế toán. Đây là kiến thức nền tảng để khi làm việc họ thấy được nên vận dụng KTQT như thế nào, yêu cầu nhân viên kế toán ra sao nhằm phục vụ tối đa cho nhiệm vụ quản trị doanh nghiệp.

Tóm lại, vai trò của KTQT đã được chứng minh rõ ràng tại các nước phát triển như Mỹ, Nhật. KTQT ngày nay trên thế giới đã phát triển vượt bậc, các kỹ thuật KTQT hiện đại đã hình thành. Vai trò của KTQT là thực hiện chức năng quản trị của các tổ chức. Trong khi đó DNVVN khu vực TP.HCM nói riêng và Việt Nam nói chung lại đang tiếp cận KTQT rất thấp. Quá trình phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT đã chỉ ra yếu tố con người là quan trọng nhất để đưa KTQT vào thực tiễn trong DNVVN. Vậy để thực hiện được ý đồ của nghiên cứu này thì nhất thiết phải giải quyết được cái gốc rễ của vấn đề đó chính là yếu tố "Con người" mà giải quyết vấn đề này đòi hỏi đầu tiên là sự nhận thức và chuyên môn của người trong cuộc song song với sự hổ trợ và định hướng từ bên ngoài như quá trình đào tạo, bồi dưỡng KTQT từ các cơ sở đào tạo đến cấp cao hơn là chính phủ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

[1] Lê Văn Chơn 2012, Bài giảng Kinh Tế Lượng

[2] Phan Đức Dũng (2008), KTQT (Lý thuyết, Bài tập và Bài giải), Nhà xuất bản Thống kê.

[3] Phạm Văn Dược (2006), Kế toán quản trị, Nhà xuất bản Thống kê. [4] Phạm Văn Dược – Huỳnh Lợi (2009), Mô hình & Cơ chế vận

hành kế toán quản trị, Nhà xuất bản Tài chính

[5] Huỳnh Đức Lộng, Bài giảng KTQT nâng cao

[6] Võ Văn Nhị (2007), Báo cáo tài chính và báo cáo KTQT áp dụng cho doanh nghiệp Việt Nam, Nhà xuất bản Giao thông vận tải. [7] Đào Văn Tài, Võ Văn Nhị, Trần Anh Hoa (2003), KTQT áp dụng

cho các doanh nghiệp Việt Nam, Nhà xuất bản Tài chính.

[8] CIEM, DoE, ILSSA*(2010) Đặc điểm môi trường kinh doanh ở Việt Nam: kết quả điều tra doanh nhỏ và vừa năm 2009, Nhà xuất bản Tài chính.

Tiếng Anh

[9] Dennis Caplan, Mangement Accounting: Concepts and

Techniques, Oregon State University. P.19

[10] Dennis Caplan, Mangement Accounting: Concepts and

Techniques, Oregon State University. P.27

[11] Garrison, R. H., P. E. Noreen, 'Managerial Accounting', Irwin McGraw Hill, 1999.

[13] Hair, J.F.J., Money, A.H., Samouel, P. and Page, M. (2007). Research Methods for Business. U.S: Wiley.

[14] "Return On Investment - ROI", Investopedia as accessed 8 January 2013

[15] Board of Studies The Institute of Chartered Accountants of India (2011), Advanced Management Accounting.

[16] Dennis Caplan, Mangement Accounting: Concepts and

Techniques, Oregon State University.

[17] Ismail, T.H. (2007). Performance evaluation measures in the private sector: Egyptian practice. Managerial Auditing Journal, vol. 22, no. 5, pp. 503-513.

[18] Ismail, N.A. and King, M. (2007). Factors influencing the alignment of accounting information systems in small and medium sized Malaysian manufacturing firms. Journal of Information Systems and Small Business, vol. 1, no. 1/2, pp. 1-20.

Các trang Web [19] http://www.managerialaccounting.org/ [20] http://www.sjsu.edu/people/james.lee/courses/JS203/s1/Binary%2 0Logistic%20Regression%20Lecture%209.ppt [21] http://www.tapchitaichinh.vn/Utilities/PrintView.aspx?distribution id=9025

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Bảng câu hỏi khảo sát cho nghiên cứu.

Tổ chức công tác kế toán quản trị

trong doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực TP.HCM

Phần 1: Thông tin về công ty

1. Công ty của Anh/Chị đã hoạt động được bao nhiêu năm?

Dưới 1 năm [ ] 1 - 3 năm [ ]

4 - 10 năm [ ] Trên 10 năm [ ]

2. Ngành hoạt động sản xuất của công ty?

Trang trí nội thất [ ] Cao su và nhựa [ ]

Thực phẩm và nước giải khát [ ] Hóa mỹ phẩm [ ]

In ấn, bao bì [ ] Ngành khác ...

3. Số lượng lao động?

Dưới 10 [ ] Từ 10 đến 200 [ ]

Từ 201 đến 300 [ ] Trên 300 [ ]

4. Doanh thu năm 2012?

Dưới 1 tỷ [ ] Từ trên 1 tỷ đến 10 tỷ [ ]

Từ trên 10 tỷ đến 20 tỷ [ ] Trên 20 tỷ [ ]

Mục A: Hệ thống phân loại và kỹ thuật chi phí

5. Anh/Chị có sử dụng hệ thống phân loại và kỹ thuật chi phí trong công ty?

Có [ ] Không [ ]

Nếu Anh/Chị trả lời là "có" thì mời Anh/ Chị tiếp tục câu 6. Nếu "không" mời Anh/Chị qua mục B (câu 8).

Anh/Chị hãy sử dụng thanh đo năm điểm như sau để trả lời câu hỏi 6, 7.

Không bao giờ Hiếm khi Đôi khi Thường xuyên Rất thưởng xuyên

1 2 3 4 5

6. Anh/Chị hãy chỉ ra mức độ sử dụng hệ thống tập hợp chi phí

Tập hợp chi phí theo công việc 1 2 3 4 5

Tập hợp chi phí theo lô (nhóm SP) 1 2 3 4 5

Tập hợp chi phí theo hợp đồng 1 2 3 4 5

Tập hợp chi phí theo quá trình 1 2 3 4 5

7. Anh/Chị hãy chỉ ra mức độ sử dụng các hệ thống chi phí dưới đây Toàn bộ chi phí sản xuất (thông

thường) như KTTC

1 2 3 4 5

Chi phí sản xuất theo biến phí (theo KTQT)

1 2 3 4 5

Cả hai loại trên 1 2 3 4 5

Chi phí dựa trên hoạt động (ABC) 1 2 3 4 5

Mục B: Dự toán ngân sách

Có [ ] Không [ ]

Nếu có mời Anh/Chị trả lời tiếp từ câu hỏi 9 trở đi. Nếu không mời Anh/Chị chuyển sang mục C (câu hỏi 12).

Anh/Chị hãy sử dụng thanh đo năm điểm như sau để trả lời câu hỏi 9, 10, 11.

Không bao giờ Hiếm khi Đôi khi Thường xuyên Rất thưởng xuyên

1 2 3 4 5

9. Dự toán ngân sách nào được lập trong công ty các Anh/Chị?

Dự toán bán hàng 1 2 3 4 5

Dự toán mua hàng 1 2 3 4 5

Dự toán sản xuất (NVL, nhân công,..) 1 2 3 4 5

Dự toán báo cáo tài chính 1 2 3 4 5

10. Mức độ thường xuyên khi lập ngân sách trong công ty các Anh/Chị

Hàng quý 1 2 3 4 5

Hàng năm 1 2 3 4 5

Ngân sách được điều chỉnh liên tục 1 2 3 4 5

11. Phương pháp lập dự toán ngân sách trong công ty các Anh/Chị

Dự toán ngân sách linh hoạt 1 2 3 4 5

Dự toán ngân sách cộng dồn 1 2 3 4 5

Dự toán ngân sách dựa trên không 1 2 3 4 5

Mục C: Hệ thống hổ trợ ra quyết định

Có [ ] Không [ ]

Nếu có mời Anh/Chị trả lời tiếp từ câu hỏi 13 trở đi. Nếu không mời Anh/Chị chuyển sang phần 3 (câu hỏi 15).

Anh/Chị hãy sử dụng thanh đo năm điểm như sau để trả lời câu hỏi 13, 14.

Không bao giờ Hiếm khi Đôi khi Thường xuyên Rất thưởng xuyên

1 2 3 4 5

13. Hệ thống phân tích nào trong ngắn hạn được lập của công ty các Anh/Chị?

Phân tích điểm hòa vốn 1 2 3 4 5

Phân tích lợi nhuận sản phẩm 1 2 3 4 5

14. Hệ thống phân tích nào trong dài hạn được lập của công ty các Anh/Chị?

Thời gian hoàn vốn (Payback) 1 2 3 4 5

Các chỉ số kế toán về doanh thu 1 2 3 4 5

Hiện giá thuần (NPV) 1 2 3 4 5

Tỉ suất sinh lời nội bộ (IRR) 1 2 3 4 5

Phần 3: Các yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT tại công ty của Anh/Chị.

Mục A: Cường độ cạnh tranh của thị trường.

Anh/Chị hãy sử dụng thanh đo năm điểm như sau để trả lời câu hỏi 15.

Không ảnh hưởng Có thể có ảnh hưởng Ảnh hưởng nhẹ Ảnh hưởng cao Ảnh hưởng rất cao 1 2 3 4 5

15. Cường độ cạnh tranh ảnh hưởng ra sao với các sản phẩm của công ty các Anh/Chị?

1 2 3 4 5

Mục B: Trình độ chuyên môn của nhân viên kế toán.

16. Công ty các Anh/Chị có nhân viên kế toán thường trực không?

Có [ ] Không [ ]

Nếu có mời Anh/Chị trả lời tiếp từ câu hỏi 17 trở đi. Nếu không mời Anh/Chị chuyển sang mục C (câu hỏi 18).

17. Trình độ cao nhất của nhân viên kế toán trong công ty các Anh/Chị

Trung cấp kế toán [ ] Cao đẳng kế toán [ ]

Đại học kế toán [ ] Trên đại học kế toán [ ] Đại học khác [ ] Bằng cấp khác: ...

Mục C: Mức độ tham gia của chủ sở hữu / người quản lý.

Anh/Chị hãy sử dụng thanh đo năm điểm như sau để trả lời câu hỏi 18.

Không tham gia Mức độ thấp Mức độ trung bình Mức độ cao Mức độ rất cao 1 2 3 4 5 18. Mức độ tham gia để vận dụng và phát triển KTQT của chủ sở hữu hay người quản lý trong công ty các Anh/Chị?

Mục D: Kỹ thuật công nghệ

Anh/Chị hãy sử dụng thanh đo năm điểm như sau để trả lời câu hỏi 19.

Không có Mức độ thấp Mức độ trung bình

Mức độ cao Mức độ rất cao

1 2 3 4 5

19. Mức độ sử dụng các kỹ thuật công nghệ tiên tiến của công ty các Anh/Chị?

Hệ thống sản xuất linh hoạt 1 2 3 4 5

Ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất

1 2 3 4 5

Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý

1 2 3 4 5

Kỹ thuật khác: 1 2 3 4 5

Anh/Chị muốn nhận được bảng tóm tắt kết quả nghiên cứu [ ]

Tôi cam đoan sự tham gia vào cuộc sát của Anh/Chị được đảm bảo vô danh, bí mật, chỉ nhằm mục đích phục vụ cho nghiên cứu này.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán quản trị tại doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 109)