VẬN DỤNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ Ở CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán quản trị tại doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 76)

4.2.1.Tại các nước phát triển như Mỹ, Nhật

Tại Mỹ, KTQT bao gồm các chủ đề sau: thiết kế hệ thống kế toán chi phí, ra quyết định, lập kế hoạch, kiểm soát, và sử dụng những phương pháp định lượng. Những nghiên cứu trước đây kết luận rằng khi có nhiều phương pháp tiếp cận chung được nhận dạng, thì cũng có nhiều vùng việc thực hiện được phân cấp. Khi tóm tắt lý thuyết về việc vận dụng KTQT ở Mỹ và Nhật, thì phát hiện ra có nhiều điểm giống nhau cũng như khác nhau trong việc vận dụng KTQT giữa các doanh nghiệp của Nhật và Mỹ. Ví dụ như, họ cùng sử dụng chi phí khả biến, chi phí bất biến, tổng chi phí ở cả hai quốc gia. Mặc dù các doanh nghiệp Nhật thì báo cáo thường xuyên hơn quá trình tập hợp chi phí cho giá thành sản phẩm và ít sử dụng quá trình phân tích mô hình chi phí - sản lượng - lợi nhuận (CVP) như các doanh nghiệp Mỹ [13].

Ở Mỹ vào năm 1981, một số nghiên cứu kết luận rằng mặc dù hầu hết các doanh nghiệp nhỏ khi thành lập thì không có hệ thống kế toán chi phí, nhưng các chủ sở hữu hay các nhà quản lý đã cảm nhận nhanh chóng và rõ ràng tính hữu dụng của nó. Doanh nghiệp lớn hơn thì cần một hệ thống hiện đại hơn để họ có thể ra quyết định về giá cả, chi phí sản phẩm thường xuyên hơn. Doanh nghiệp nhỏ hơn chỉ cần một dự toán ngân sách cơ bản và số liệu của một vài chi phí chuẩn để họ quyết định giá cả, chi phí không thường xuyên. Trong bất kỳ trường hợp nào, tất cả các doanh nghiệp nên có hệ thống kế toán chi phí cơ bản với việc lập dự toán ngân sách và chi phí chuẩn. Nó cần thiết cho việc lập kế hoạch vả kiểm soát. Hệ thống này nên được thiết kế sao cho dể dùng, dể hiểu vả dể hiệu chỉnh đồng thời phải linh hoạt và ít tốn chi phí [13].

Tại Nhật, có nhiều yếu tố quan trọng trong việc vận dụng KTQT ở môi trường sản xuất tiên tiến như trong các doanh nghiệp tự động hóa cao. Quá trình quan sát phát hiện ra hệ thống KTQT của Nhật cho việc xây dựng giá thành sản phẩm và đánh giá hàng tồn kho thì không mới hơn hay tiên tiến hơn các nhà máy ở phương Tây. Thay vào đó là sự nổ lực đổi mới trong quá trình phân tích chi phí cho

việc ra quyết định và kiểm soát chi phí thông qua kỹ thuật KTQT như mục tiêu của chi phí và phương pháp nâng cao hiệu suất kỹ thuật. Những phát triển trong các lĩnh vực này dường như được tích hợp một cách cẩn thận với sự hỗ trợ một mảng rộng lớn hơn của các hành động và hệ thống chiến lược (ví dụ như đầu tư vào nhà máy và thiết bị) [18].

Tại Nhật, KTQT được vận dụng theo cách thúc đẩy sự tham gia của nhân viên thông qua tham vấn. KTQT là cải thiện tầm nhìn của nhân viên, giáo dục, nhắc nhở nhân viên các mục tiêu chiến lược và chỉ ra hướng dự định của doanh nghiệp để nhân viên có thể đóng góp càng nhiều hơn cho doanh nghiệp. Nhìn chung thì phương pháp và kỹ thuật KTQT ở Nhật và các nước phương Tây khá giống nhau. Những gì khác nhau giữa hai nước là cách mà những kỹ thuật này được áp dụng và trong ngữ cảnh mà họ sử dụng.

Kết quả của cuộc khảo sát về kế toán chi phí trong DNVVN ở Nhật được thực hiện năm 1999 chỉ ra rằng kế toán chi phí ở các DNVVN tương tự như ở các doanh nghiệp lớn. Hệ thống chi phí và quá trình quản lý chi phí mặc dù không thống nhất. Họ không sử dụng rộng rãi cho việc ra quyết định hay đánh giá hiệu suất hoạt động. Nhưng việc quản lý chi phí rất chi tiết và hiện đại thường tập trung vào việc kiểm soát kỹ thuật và chất lượng [18].

4.2.2.Tại các nước đang phát triển như Trung Quốc, các nước Đông Nam Á

Nghiên cứu tiến hành quan sát việc vận dụng KTQT trong các doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài. Kết quả khảo sát cho thấy những doanh nghiệp Trung Quốc có tham gia vào liên doanh hợp tác nước ngoài thực hiện nhiều thay đổi hơn về vận dụng hệ thống KTQT khi so sánh với các doanh nghiệp nhà nước tương tự nhưng không có các hoạt động liên doanh hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài [18].

Khi đánh giá sự phát triển về chất lượng của việc vận dụng KTQT các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng văn hóa và các giá trị quốc gia trong việc kinh doanh của người Trung Quốc trải qua nhiều thế kỷ ảnh hưởng đến kết quả của việc nổ lực phát triển và phổ biến thông tin lớn hơn cho việc vận dụng KTQT. Nghiên cứu cho

rằng sự thiếu hiểu biết về việc vận dụng KTQT của các nước phương Tây đã làm chậm lại tốc độ phát triển của KTQT ở Trung Quốc [18].

Mức độ vận dụng KTQT chịu ảnh hưởng nhiều nhất do hình thức sở hữu của các doanh nghiệp như doanh nghiệp liên doanh hay doanh nghiệp nhà nước chứ không phải là bản chất kỹ thuật của KTQT. Các kỹ thuật như lập ngân sách và chi phí mục tiêu được coi là có lợi cho doanh nghiệp nhà nước hơn so với doanh nghiệp liên doanh. Tuy nhiên, kế toán trách nhiệm và kế toán để ra quyết định được coi là ít có lợi cho doanh nghiệp nhà nước hơn so với doanh nghiệp liên doanh [18].

Quan sát việc vận dụng KTQT của các doanh nghiệp lớn ở Singapore trong lĩnh vực dịch vụ và sản xuất. Kết quả cho thấy một mức độ cao khoảng 80% doanh nghiệp lập dự toán ngân sách và vốn ngân sách, dao động từ 56% đến 80% doanh nghiệp lập kế hoạch dài hạn, phân tích điểm hoà vốn, lợi nhuận đầu tư và chi phí chuẩn (standard cost) và chỉ khoản 11% có quản lý chi phí trên cơ sở hoạt động (Activity-Based Costing Management - ABC) [18].

Các nghiên cứu cho rằng các doanh nghiệp Thái Lan trong lĩnh vực sản xuất và dịch vụ có áp dụng dự toán ngân sách, lập kế hoạch và thực hành đánh giá hiệu suất rất cao nhưng việc áp dụng các kỹ thuật hiện đại như chi phí mục tiêu (target cost), phân tích chu kỳ sống của sản phẩm và dự toán ngân sách không (zero-based budgeting, ZBB) thì thấp [18].

Tổng kết những nghiên cứu trước đây về việc vận dụng KTQT ở các nước đang phát triển chỉ ra rằng việc sử dụng những công cụ KTQT hiện đại còn thiếu trong bốn quốc gia được khảo sát (Trung Quốc, Singapore, Ấn Độ và Malaysia), việc sử dụng các kỹ thuật KTQT truyền thống vẫn còn nhiều. Những lý do có thể giải thích cho việc này là: sự thiếu nhận thức mới về kỹ thuật KTQT, thiếu chuyên môn, và có lẽ quan trọng hơn là sự thiếu hỗ trợ của các nhà quản lý hàng đầu [18].

Ở các nước đang phát triển thì việc nghiên cứu vận dụng KTQT vào DNVVN còn thiếu. Ví dụ như ở Malaysia, việc nghiên cứu vận dụng KTQT vào DNVVN thì không tồn tại. Có nhiều yếu tố dẫn đến tình trạng này. Nghiên cứu về DNVVN ở Malaysia năm 1999 còn nhiều hạn chế, thông tin về DNVVN không đầy

đủ, không phù hợp và không dễ dàng có sẳn. Vì thế có thể kết luận nghiên cứu vận dụng KTQT vào DNVVN ở Malaysia còn hạn chế và liên quan chủ yếu đến sự phát triển của quốc gia.

Từ những nghiên cứu trước đây về việc vận dụng KTQT tại các nước, ta thấy có sự phát triển không đồng đều giữa các quốc gia và khu vực trên thế giới. Các nước phát triển thì đã nghiên cứu và vận dụng KTQT quá sâu và hiện đại. Họ đã khẳng định vai trò chiến lược của KTQT trong việc duy trì và phát triển một cách bền vững trong các tổ chức, các doanh nghiệp của họ. Các nước đang phát triển cũng đã dần nhận thức được tầm quan trọng của KTQT tuy chưa thể phát triển bằng.

4.3. THỰC TRẠNG VIỆC VẬN DỤNG KTQT TẠI DNVVN KHU VỰC TP.HCM THÔNG QUA KHẢO SÁT

Bảng câu hỏi khảo sát được phát cho khoản 200 doanh nghiệp tham gia vào đầu tháng 10/2013. Để khuyến khích hoàn thành bảng câu hỏi, người tham gia được cung cấp bảng tóm tắt kết quả nghiên cứu và được hứa là bảng trả lời của họ là bí mật, chỉ phục vụ cho mục đích của nghiên cứu này.

4.3.1.Tỉ lệ bảng trả lời sử dụng được

Sau hai tháng đã nhận được 150 bảng khảo sát trả về (Bảng 4.1). Bảng 4.1: Bảng tổng hợp số lượng bảng trả lời nhận được

Số lượng Tỉ lệ (%)

Tổng số bảng câu hỏi được gửi 200 100,0

Tổng số bảng trả lời nhận được 177 88,5

Số bảng trả lời thuộc doanh nghiệp quá nhỏ -12 -

Số bảng trả lời chưa hoàn thành -10 -

Số bảng trả lời không nhất quán, không tập trung -14 -

Số bảng trả lời sử dụng được 141 75,0

Những trả lời được chia theo tỉ lệ khoảng 30% từ các doanh nghiệp nhỏ và 70% từ các doanh nghiệp vừa. Đến khoản giữa tháng 11/2013 nhận được thêm 27 bảng trả lời, vì thời gian hạn chế nên việc thu thập bảng câu hỏi được ngưng lại tại thời điểm này.

Tổng cộng có 177 câu hỏi đã nhận được đạt 88,5% (177/200). Trong số này có 36 bảng trả lời không sử dụng được vì những lý do sau đây:

 Doanh nghiệp có kích thước quá nhỏ.

 Bảng câu hỏi không được hoàn thành.

 Người tham gia trả lời không nhất quán, không tập trung trả lời.

Cuối cùng tổng số bảng trả lời nhận được là 141. Do đó tỉ lệ bảng trả lời có thể sử dụng được là 75%.

4.3.2.Thông tin về các công ty tham gia

Bảng 4.2: Thông tin về công ty được khảo sát

Thông tin Số lượng Tỉ lệ (%)

Số năm hoạt động  Dưới 1 năm  1 - 3 năm  4 - 10 năm  Trên 10 năm Tổng số 2 21 96 22 141 1,4 14,9 68,1 15,6 100,0 Ngành hoạt động sản xuất  Trang trí nội thất  Cao su và nhựa  Thực phẩm và nước giải khát  Hóa mỹ phẩm  In ấn, bao bì  Khác Tổng số 14 21 7 16 27 56 141 9,9 14,9 5,1 11,3 19,1 39,7 100,0 Số lượng lao động  10 - 200  201 - 300 Tổng số 55 86 141 39,0 61,0 100,0 Doanh thu năm 2012

 Dưới 1 tỷ  1 - 10 tỷ  Trên 10 - 20 tỷ  Trên 20 tỷ Tổng số 2 46 77 16 141 1,4 32,6 54,6 11,4 100,0

Nguồn: theo tính toán khảo sát của tác giả.

Thông tin công ty liên quan đến người được hỏi đã được thu thập trong phần 1 của bảng câu hỏi. Bốn câu hỏi đã hỏi ở phần này là số năm mà các doanh nghiệp đã đi vào hoạt động, các loại ngành hoạt động sản xuất, số lượng nhân viên và doanh thu bán hàng năm 2012. Thông tin này rất hữu ích vì nó cung cấp thông tin cơ bản về hoạt động chung của các doanh nghiệp (Bảng 4.2).

4.3.3.Vận dụng KTQT tại các công ty khảo sát

Phần này thống kê các câu hỏi đầu tiên ở mỗi mục A, B, C ở phần 2 của bảng câu hỏi khảo sát. Số liệu được tách ra theo 3 cột chính: công ty nhỏ, công ty vừa và cột tổng cho cả 2 loại công ty. Ở mỗi cột chính có 3 cột nhỏ: tỉ lệ phần trăm trả lời có, không và cột xếp hạng.

Bảng 4.3: Kết quả vận dụng KTQT trong các công ty khảo sát

Công ty nhỏ Công ty vừa Tổng

Có % Không % Xếp hạng Có % Không % Xếp hạng Có % Không % Xếp hạng A. Hệ thống kế toán chi phí & tính Z 36 64 1 72 28 1 58 42 1 B. Hệ thống dự toán ngân sách 18 82 2 56 44 2 41 59 2 C. Hệ thống hổ trợ ra quyết định 11 89 3 37 63 3 27 73 3

Nguồn: theo tính toán khảo sát của tác giả.

Số liệu tại bảng 4-3 cho thấy việc vận dụng KTQT của doanh nghiệp vừa lớn hơn doanh nghiệp nhỏ, cụ thể: mục A 36%, mục B 38%, mục C 26%. Thứ nhất, điều này dễ hiểu vì khi các doanh nghiệp vừa muốn mở rộng qui mô sản xuất, họ phải giải quyết nhiều vấn đề phức tạp trong việc quản lý, triển khai các công nghệ mới, họ phải cố gắng vận dụng KTQT nhiều hơn và có chiều sâu hơn. Thứ hai, doanh nghiệp vừa có vốn lớn hơn do đầu tư bổ sung, dẫn đến việc doanh nghiệp lo sợ cho sự rủi ro về vốn đầu tư, vì thế doanh nghiệp vận dụng KTQT vào để quản lý vốn đầu tư tốt hơn, giúp phân tích và ra quyết định tốt hơn. Thứ ba, doanh nghiệp vừa có nguồn lực nhiều hơn cả về tài chính và nhân lực nên họ chấp nhận vận dụng KTQT nhằm đổi mới phong cách quản lý. Ba lý do trên góp phần làm cho doanh nghiệp vừa vận dụng KTQT vào hoạt động của doanh nghiệp mình với chiều rộng và chiều sâu nhiều hơn các doanh nghiệp nhỏ. Tuy nhiên, nhìn chung cả hai loại doanh nghiệp thì việc vận dụng KTQT còn thấp, cụ thể: mục A 58%, mục B 41%, mục C 27%, kỹ thuật KTQT hiện đại như hệ thống hổ trợ ra quyết định là thấp nhất.

Như chúng ta đã biết, doanh nghiệp có tổ chức lớn hơn thì việc quản lý điều hành sẽ phức tạp hơn nên họ cần thiết phải có những hệ thống lập kế hoạch giúp họ phối hợp các hoạt động trong quản lý và điều hành doanh nghiệp nhằm đạt được những mục đích đã đề ra. Ngân sách là một trong những hệ thống này. Kết quả khảo sát cũng chỉ ra tỷ lệ các doanh nghiệp vừa tại TP.HCM sử dụng hệ thống lập kế hoạch ngân sách thường xuyên hơn. Kết quả cũng cho thấy hoạt động kinh doanh và kiểm soát sẵn có của thông tin chi phí là quan trọng không kém cho cả hai loại hình doanh nghiệp.

Về thứ hạng, theo kết quả khảo sát, với 2 loại hình doanh nghiệp, việc sử dụng hệ thống chi phí rất phổ biến tuy nhiên hệ thống hỗ trợ ra quyết định thì còn thấp (27%), điều này cho thấy việc nhận thức và hiểu biết về KTQT hiện đại còn thấp.

Tóm lại, việc phân tích ở trên cho thấy phần lớn những người được hỏi đã sử dụng cả ba lĩnh vực KTQT. Sử dụng hệ thống chi phí, hệ thống ngân sách cao hơn đối với hệ thống hỗ trợ ra quyết định, điều này nói lên việc vận dụng KTQT truyền thống lớn hơn so với các kỹ thuật KTQT hiện đại đáng kể. Các kết quả cho thấy việc vận dụng tất cả các kỹ thuật của KTQT cao hơn ở các doanh nghiệp vừa trái ngược với các doanh nghiệp nhỏ. Sự khác biệt quan trọng nhất liên quan đến việc sử dụng các hệ thống hỗ trợ ra quyết định. Sự khác biệt có thể là do sự liên quan của những người thực hành với kích thước khác nhau của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, tác động của kích thước doanh nghiệp lên biến phụ thuộc là "việc vận dụng KTQT trong DNVVN" sẽ được điều tra thông qua phân tích thống kê sau này.

4.3.4.Mức độ vận dụng KTQT tại các công ty khảo sát

Mức độ vận dụng KTQT được điều tra thông qua việc yêu cầu người được hỏi trả lời 7 câu hỏi trong đó có 26 câu hỏi nhỏ ở phần 2 bảng khảo sát gồm 3 mục chính là: hệ thống chi phí (mục A bảng khảo sát), hệ thống dự toán ngân sách (mục B bảng khảo sát), hệ thống hỗ trợ ra quyết định (mục C bảng khảo sát).

4.3.4.1. Hệ thống kế toán chi phí và tính giá thành

Phần này bao gồm hai khía cạnh của hệ thống chi phí: phương pháp tập hợp chi phí và kỹ thuật chi phí cụ thể. Bảng 4-4 cho thấy kết quả mô tả cho mức độ sử dụng của hệ thống chi phí ở cấp độ chi tiết này.

Trong bảng này, bảng xếp hạng của các kỹ thuật dựa trên giá trị trung bình, trong đó cho thấy điểm trung bình của mỗi kỹ thuật dựa trên thang đo năm điểm

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán quản trị tại doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 76)