Nghiên cứu tiến hành quan sát việc vận dụng KTQT trong các doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài. Kết quả khảo sát cho thấy những doanh nghiệp Trung Quốc có tham gia vào liên doanh hợp tác nước ngoài thực hiện nhiều thay đổi hơn về vận dụng hệ thống KTQT khi so sánh với các doanh nghiệp nhà nước tương tự nhưng không có các hoạt động liên doanh hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài [18].
Khi đánh giá sự phát triển về chất lượng của việc vận dụng KTQT các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng văn hóa và các giá trị quốc gia trong việc kinh doanh của người Trung Quốc trải qua nhiều thế kỷ ảnh hưởng đến kết quả của việc nổ lực phát triển và phổ biến thông tin lớn hơn cho việc vận dụng KTQT. Nghiên cứu cho
rằng sự thiếu hiểu biết về việc vận dụng KTQT của các nước phương Tây đã làm chậm lại tốc độ phát triển của KTQT ở Trung Quốc [18].
Mức độ vận dụng KTQT chịu ảnh hưởng nhiều nhất do hình thức sở hữu của các doanh nghiệp như doanh nghiệp liên doanh hay doanh nghiệp nhà nước chứ không phải là bản chất kỹ thuật của KTQT. Các kỹ thuật như lập ngân sách và chi phí mục tiêu được coi là có lợi cho doanh nghiệp nhà nước hơn so với doanh nghiệp liên doanh. Tuy nhiên, kế toán trách nhiệm và kế toán để ra quyết định được coi là ít có lợi cho doanh nghiệp nhà nước hơn so với doanh nghiệp liên doanh [18].
Quan sát việc vận dụng KTQT của các doanh nghiệp lớn ở Singapore trong lĩnh vực dịch vụ và sản xuất. Kết quả cho thấy một mức độ cao khoảng 80% doanh nghiệp lập dự toán ngân sách và vốn ngân sách, dao động từ 56% đến 80% doanh nghiệp lập kế hoạch dài hạn, phân tích điểm hoà vốn, lợi nhuận đầu tư và chi phí chuẩn (standard cost) và chỉ khoản 11% có quản lý chi phí trên cơ sở hoạt động (Activity-Based Costing Management - ABC) [18].
Các nghiên cứu cho rằng các doanh nghiệp Thái Lan trong lĩnh vực sản xuất và dịch vụ có áp dụng dự toán ngân sách, lập kế hoạch và thực hành đánh giá hiệu suất rất cao nhưng việc áp dụng các kỹ thuật hiện đại như chi phí mục tiêu (target cost), phân tích chu kỳ sống của sản phẩm và dự toán ngân sách không (zero-based budgeting, ZBB) thì thấp [18].
Tổng kết những nghiên cứu trước đây về việc vận dụng KTQT ở các nước đang phát triển chỉ ra rằng việc sử dụng những công cụ KTQT hiện đại còn thiếu trong bốn quốc gia được khảo sát (Trung Quốc, Singapore, Ấn Độ và Malaysia), việc sử dụng các kỹ thuật KTQT truyền thống vẫn còn nhiều. Những lý do có thể giải thích cho việc này là: sự thiếu nhận thức mới về kỹ thuật KTQT, thiếu chuyên môn, và có lẽ quan trọng hơn là sự thiếu hỗ trợ của các nhà quản lý hàng đầu [18].
Ở các nước đang phát triển thì việc nghiên cứu vận dụng KTQT vào DNVVN còn thiếu. Ví dụ như ở Malaysia, việc nghiên cứu vận dụng KTQT vào DNVVN thì không tồn tại. Có nhiều yếu tố dẫn đến tình trạng này. Nghiên cứu về DNVVN ở Malaysia năm 1999 còn nhiều hạn chế, thông tin về DNVVN không đầy
đủ, không phù hợp và không dễ dàng có sẳn. Vì thế có thể kết luận nghiên cứu vận dụng KTQT vào DNVVN ở Malaysia còn hạn chế và liên quan chủ yếu đến sự phát triển của quốc gia.
Từ những nghiên cứu trước đây về việc vận dụng KTQT tại các nước, ta thấy có sự phát triển không đồng đều giữa các quốc gia và khu vực trên thế giới. Các nước phát triển thì đã nghiên cứu và vận dụng KTQT quá sâu và hiện đại. Họ đã khẳng định vai trò chiến lược của KTQT trong việc duy trì và phát triển một cách bền vững trong các tổ chức, các doanh nghiệp của họ. Các nước đang phát triển cũng đã dần nhận thức được tầm quan trọng của KTQT tuy chưa thể phát triển bằng.
4.3. THỰC TRẠNG VIỆC VẬN DỤNG KTQT TẠI DNVVN KHU VỰC TP.HCM THÔNG QUA KHẢO SÁT
Bảng câu hỏi khảo sát được phát cho khoản 200 doanh nghiệp tham gia vào đầu tháng 10/2013. Để khuyến khích hoàn thành bảng câu hỏi, người tham gia được cung cấp bảng tóm tắt kết quả nghiên cứu và được hứa là bảng trả lời của họ là bí mật, chỉ phục vụ cho mục đích của nghiên cứu này.