Vận dụng KTQT tại các công ty khảo sát

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán quản trị tại doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 82)

Phần này thống kê các câu hỏi đầu tiên ở mỗi mục A, B, C ở phần 2 của bảng câu hỏi khảo sát. Số liệu được tách ra theo 3 cột chính: công ty nhỏ, công ty vừa và cột tổng cho cả 2 loại công ty. Ở mỗi cột chính có 3 cột nhỏ: tỉ lệ phần trăm trả lời có, không và cột xếp hạng.

Bảng 4.3: Kết quả vận dụng KTQT trong các công ty khảo sát

Công ty nhỏ Công ty vừa Tổng

Có % Không % Xếp hạng Có % Không % Xếp hạng Có % Không % Xếp hạng A. Hệ thống kế toán chi phí & tính Z 36 64 1 72 28 1 58 42 1 B. Hệ thống dự toán ngân sách 18 82 2 56 44 2 41 59 2 C. Hệ thống hổ trợ ra quyết định 11 89 3 37 63 3 27 73 3

Nguồn: theo tính toán khảo sát của tác giả.

Số liệu tại bảng 4-3 cho thấy việc vận dụng KTQT của doanh nghiệp vừa lớn hơn doanh nghiệp nhỏ, cụ thể: mục A 36%, mục B 38%, mục C 26%. Thứ nhất, điều này dễ hiểu vì khi các doanh nghiệp vừa muốn mở rộng qui mô sản xuất, họ phải giải quyết nhiều vấn đề phức tạp trong việc quản lý, triển khai các công nghệ mới, họ phải cố gắng vận dụng KTQT nhiều hơn và có chiều sâu hơn. Thứ hai, doanh nghiệp vừa có vốn lớn hơn do đầu tư bổ sung, dẫn đến việc doanh nghiệp lo sợ cho sự rủi ro về vốn đầu tư, vì thế doanh nghiệp vận dụng KTQT vào để quản lý vốn đầu tư tốt hơn, giúp phân tích và ra quyết định tốt hơn. Thứ ba, doanh nghiệp vừa có nguồn lực nhiều hơn cả về tài chính và nhân lực nên họ chấp nhận vận dụng KTQT nhằm đổi mới phong cách quản lý. Ba lý do trên góp phần làm cho doanh nghiệp vừa vận dụng KTQT vào hoạt động của doanh nghiệp mình với chiều rộng và chiều sâu nhiều hơn các doanh nghiệp nhỏ. Tuy nhiên, nhìn chung cả hai loại doanh nghiệp thì việc vận dụng KTQT còn thấp, cụ thể: mục A 58%, mục B 41%, mục C 27%, kỹ thuật KTQT hiện đại như hệ thống hổ trợ ra quyết định là thấp nhất.

Như chúng ta đã biết, doanh nghiệp có tổ chức lớn hơn thì việc quản lý điều hành sẽ phức tạp hơn nên họ cần thiết phải có những hệ thống lập kế hoạch giúp họ phối hợp các hoạt động trong quản lý và điều hành doanh nghiệp nhằm đạt được những mục đích đã đề ra. Ngân sách là một trong những hệ thống này. Kết quả khảo sát cũng chỉ ra tỷ lệ các doanh nghiệp vừa tại TP.HCM sử dụng hệ thống lập kế hoạch ngân sách thường xuyên hơn. Kết quả cũng cho thấy hoạt động kinh doanh và kiểm soát sẵn có của thông tin chi phí là quan trọng không kém cho cả hai loại hình doanh nghiệp.

Về thứ hạng, theo kết quả khảo sát, với 2 loại hình doanh nghiệp, việc sử dụng hệ thống chi phí rất phổ biến tuy nhiên hệ thống hỗ trợ ra quyết định thì còn thấp (27%), điều này cho thấy việc nhận thức và hiểu biết về KTQT hiện đại còn thấp.

Tóm lại, việc phân tích ở trên cho thấy phần lớn những người được hỏi đã sử dụng cả ba lĩnh vực KTQT. Sử dụng hệ thống chi phí, hệ thống ngân sách cao hơn đối với hệ thống hỗ trợ ra quyết định, điều này nói lên việc vận dụng KTQT truyền thống lớn hơn so với các kỹ thuật KTQT hiện đại đáng kể. Các kết quả cho thấy việc vận dụng tất cả các kỹ thuật của KTQT cao hơn ở các doanh nghiệp vừa trái ngược với các doanh nghiệp nhỏ. Sự khác biệt quan trọng nhất liên quan đến việc sử dụng các hệ thống hỗ trợ ra quyết định. Sự khác biệt có thể là do sự liên quan của những người thực hành với kích thước khác nhau của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, tác động của kích thước doanh nghiệp lên biến phụ thuộc là "việc vận dụng KTQT trong DNVVN" sẽ được điều tra thông qua phân tích thống kê sau này.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán quản trị tại doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)