ĐO LƯỜNG VÀ HỆ THỐNG THANG ĐO

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán quản trị tại doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 67)

3.6.1.Các hệ thống thang đo

 Mô hình và quy mô hoạt động doanh nghiệp

 Mức độ vận dụng KTQT tại doanh nghiệp

 Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ vận dụng KTQT

Câu trả lời cho các câu hỏi trong các phần này sẽ được đánh giá thông qua việc sử dụng các thang đo với mỗi thang đo, tác giả sử dụng như là một công cụ đo lường để có thể đánh giá được kết quả khảo sát.

Theo các nghiên cứu về kinh tế, có năm thang đo cơ bản đó là thang đo danh nghĩa (nominal), thang đo nhị phân (binary), thang đo thứ tự (ordianal), thang đo khoảng (interval) và thang đo tỷ lệ (rate). Trong nghiên cứu này tác giả sẽ sử dụng ba loại thang đo để thiết kế bảng câu hỏi đó là thang đo nhị phân, thang đo danh nghĩa và thang đo thứ tự.

Thang đo nhị phân (binary scale) là thang đo mà chỉ có hai loại, một cho những trường hợp có đặc điểm đó và một cho những trường hợp không. Thường thì thang đo này chủ yếu để trả lời cho câu hỏi có/không.

Thang đo danh nghĩa (nominal scale) giúp xác định và phân loại một số đặc điểm của người trả lời. Thang đo danh nghĩa được sử dụng để đánh dấu các biến, mà không cần bất kỳ giá trị định lượng nào. Chú ý rằng tất cả các bậc đo loại trừ lẫn nhau và không bậc nào trong số đó có bất kỳ ý nghĩa số. Thang đo này sẽ được sử dụng chủ yếu để đánh giá mô hình và quy mô hoạt động của các công ty và cũng cho các loại ngành công nghiệp.

Với thang đo thứ tự (ordinal scale), thứ tự của các giá trị là điều quan trọng và có ý nghĩa, nhưng sự khác biệt giữa các bậc là không thực sự được rõ ràng. Trong mỗi trường hợp, biết rằng số 4 là tốt hơn so với số 3 hay số 2, nhưng không thể xác định số lượng bao nhiêu thì tốt hơn một cách cụ thể được. Ví dụ, là sự khác biệt giữa "không hài lòng" và "rất không hài lòng" giống như sự khác biệt giữa "rất hạnh phúc" và "hơi hạnh phúc" không thể phân biệt rõ. Thang đo thứ tự thường là các loại đo lường không có khái niệm số như thái độ, niềm tin, tình cảm, cảm xúc, nhận thức và nhân cách. Chúng được sử dụng rộng rãi trong cả hai ứng dụng khoa

học xã hội và nghiên cứu kinh tế. Khi thang đo được sử dụng riêng biệt nó được gọi là một thang đo Likert [13].

Với mục đích của nghiên cứu trong luận văn này, thang đo Likert năm điểm sẽ được sử dụng để đo lường mức độ của việc vận dụng KTQT và các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ vận dụng KTQT của các DVVN khu vực TP.HCM.

3.6.2.Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát

Vấn đề thiết kế bảng câu hỏi, theo tác giả điều quan trọng nhất trong việc xây dựng một bảng câu hỏi là làm thế nào để lựa chọn các câu hỏi phù hợp với các biến số trong mô hình khảo sát. Chính vì vậy trong bảng câu hỏi này, tác giả chỉ chọn những câu hỏi phù hợp với môi trường hoạt động của DNVVN tại khu vực TP.HCM với nội dung rất rõ ràng và khúc chiết nhằm cho người trả lời có thể dễ dàng hiểu được mục tiêu của bảng câu hỏi và đáp ứng được mục đích nghiên cứu.

Sau một quá trình tham khảo và điều chỉnh, nội dung bảng câu hỏi có 19 câu hỏi. Các câu hỏi phân bổ vào ba phần theo các chủ đề khác nhau nhằm thu thập các dữ liệu quan trọng một cách có tổ chức và rõ ràng. Các chi tiết của các chủ đề như sau:

Phần 1: Mô hình và quy mô hoạt động của doanh nghiệp

Phần này sử dụng các biện pháp đo lường theo thang đo danh nghĩa và thang đo thứ tự để xác định các thông tin của các doanh nghiệp.

(a) Năm hoạt động / kinh doanh.

(b) Ngành nghề hoạt hộng trong lĩnh vự sản xuất.

(c) Doanh thu bán hàng hàng năm.

Phần 2: Mức độ của việc vận dụng KTQT trong DNVVN

Phần này áp dụng cả hai biện pháp đo lường theo thang đo nhị phân và thang đo thứ tự để xác định mức độ vận dụng KTQT của các DNVVN tại khu vực TP.HCM. Nội dung khảo sát phần này chia thành ba mục chính: hệ thống chi phí, hệ thống ngân sách và hệ thống hổ trợ ra quyết định được đánh số theo thứ tự A, B, C.

Mục A: Hệ thống chi phí và tính giá thành

Tại mục này câu hỏi khảo sát được chia thành 2 loại chính, phương pháp tập hợp chi phí và kỹ thuật chi phí [13].

(a) Phương pháp tập hợp chi phí:

(i) Tập hợp chi phí theo công việc (Job costing).

(ii) Tập hợp chi phí theo lô (Batch costing).

(iii) Tập hợp chi phí theo hợp đồng (Contract costing).

(iv) Tập hợp chi phí theo quy trình (Process costing).

(b) Kỹ thuật chi phí:

(i) Chi phí sản xuất bình thường, theo kế toán tài chính (Absorption costing).

(ii) Chi phí sản xuất theo CPKB, KTQT (Variable costing).

(iii) Chi phí dựa trên hoạt động, KTQT (Activity-based costing)

Mục B: Hệ thống dự toán ngân sách

Mục này tập trung khảo sát mức độ sử dụng về các hoạt động dự toán ngân sách được thu thập dưới ba đề mục: các dự toán ngân sách, thời gian của dự toán ngân sách và các phương lập dự toán ngân sách.

(a) Các dự toán ngân sách:

(i) Dự toán bán hàng

(ii) Dự toán mua hàng

(iii) Dự toán sản xuất (dự toán NVL trực tiếp, nhân công trực tiếp, chi phí SX chung...)

(iv) Dự toán báo cáo tài chính

(b) Thời gian lập dự toán ngân sách:

(i) Dự toán ngân sách hàng quí

(ii) Dự toán ngân sách hàng năm

(iii) Dự toán ngân sách liên tục

(c) Các phương pháp lập dự toán ngân sách:

(i) Dự toán ngân sách linh hoạt (Flexible budget)

(ii) Dự toán ngân sách cộng dồn (Incremental budgeting)

(iii) Dự toán ngân sách dựa trên không (Zero-based budgeting)

Mục C: Hệ thống hổ trợ ra quyết định

Các câu hỏi trong mục này tập trung khảo sát các DNVVN tại khu vực TP.HCM có sử dụng kỹ thuật KTQT trong việc hỗ trợ để ra quyết định hay không qua các kỳ phân tích ngắn hạn và phân tích dài hạn.

(a) Phân tích trong ngắn hạn:

(i) Phân tích điểm hòa vốn

(b) Phân tích trong dài hạn:

(i) Thời gian hoàn vốn (payback)

(ii) Các chỉ số kế toán về doanh thu

(iii) Hiện giá thuần (NPV)

(iv) Tỉ suất sinh lời nội bộ (IRR)

Phần 3: Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ vận dụng KTQT trong

DNVVN tại khu vực TP.HCM

Dựa trên mô hình đã trình bày ở phần 3.3, năm biến số khảo sát dẫn đến sự liên quan tích cực của nó đến mức độ sử dụng và vận dụng KTQT của các DNVVN tại khu vực TP.HCM thông qua các câu hỏi như sau:

(a) Mục A: Cường độ cạnh tranh của thị trường

Cường độ cạnh tranh của thị trường theo cảm nhận của người trả lời được đánh giá dựa trên thang đo Likert năm điểm là 1 = Không có ảnh hưởng, 2 = Có thể có ảnh hưởng, 3 = Ảnh hưởng nhẹ, 4 = Ảnh hưởng cao, và 5 = Ảnh hưởng rất cao [17].

(b) Mục B: Trình độ chuyên môn của nhân viên kế toán

Trình độ chuyên môn của nhân viên kế toán trong doanh nghiệp được xác định bằng cách khảo sát trình độ thông qua bằng cấp của nhân viên kế toán. Phần này thể hiện với câu hỏi có/không: "Doanh nghiệp có sử dụng nhân viên kế toán thường trực không?". Việc trả lời có/không sẽ được hướng dẫn tiếp để người được khảo sát định vị được câu trả lời tiếp theo trong bảng câu hỏi.

(c) Mục C: Sự tham gia của các chủ sở hữu / giám đốc doanh nghiệp

Mức độ tham gia của các chủ sở hữu hay giám đốc doanh nghiệp cho sự phát triển của việc vận dụng KTQT trong công ty được khảo sát với các câu hỏi sử dụng

thang đo Likert năm điểm là 1 = Không có gì, 2 = Mức độ thấp, 3 = Mức độ trung bình, 4 = Mức độ cao, và 5 = Mức độ rất cao [18].

(d) Mục D: Công nghệ sản xuất tiên tiến

Để đo lường mức độ sử dụng công nghệ sản xuất tiên tiến của doanh nghiệp, thang đo Likert năm điểm được sử dụng. Người trả lời được yêu cầu để chỉ ra mức độ của việc sử dụng công nghệ sản xuất tiên tiến, sử dụng thang đo Likert từ 1 = Không được sử dụng, 2 = Mức độ sử dụng thấp, 3 = Mức độ sử dụng trung bình 4 = Mức độ sử dụng cao, 5 = Sử dụng rộng rãi.

3.6.3.Độ tin cậy và giá trị của cuộc khảo sát

Hình 3.2: Kiểm tra độ tin cậy thông qua hệ số cronbach α

Kiểm tra độ tin cậy và giá trị của cuộc khảo sát rất quan trọng để đảm bảo tính chính xác và nhất quán của các biến. Một cuộc khảo sát đáng tin cậy thì các câu hỏi phải được trả lời một cách nhất quán và có mức độ tập trung cao [13]. Nếu nghiên cứu không làm điều này thì kết quả khảo sát sẽ không đáng tin cậy. Độ tin cậy của các câu hỏi trong nghiên cứu này sẽ được xác định thông qua hệ số Cronbach α. Phương pháp này cho phép tính toán hệ số α cho một biến được lấy ra từ các thiết lập ban đầu, nhằm xác định các nhóm có hệ số độ tin cậy cao nhất. Nếu tất cả các kết quả trên 0.7 thì khảo sát đó được đánh giá là đáng tin cậy, hệ số thấp hơn có thể chấp nhận được tùy thuộc vào mục tiêu nghiên cứu [13]. Kết quả (Hình 3.3) cho thấy độ tin cậy của các biến thoả điều kiện đã nêu.

3.7. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DỮ LIỆU

Các dữ liệu thu thập được trong nghiên cứu này sẽ được sử dụng để tạo ra các thống kê mô tả, các biến phụ thuộc và độc lập cho kiểm định giả thuyết sử dụng phương pháp phân tích thống kê đa biến. Các phương pháp mô tả sử dụng những bảng phân phối tần suất, đo lường sự tập trung và đo lường sự phân tán của dữ liệu. Phân phối tần suất sẽ hiển thị số câu trả lời tương ứng với mỗi giá trị của biến trong các câu hỏi. Đo lường sự tập trung sẽ xác định vị trí trung tâm của sự phân bố của dữ liệu như giá trị trung bình (mean), trung vị (median) và giá trị đại diện nhất cho dữ liệu (mode). Đo lường sự phân tán như độ lệch chuẩn (standard deviation) sẽ mô tả các xu hướng của dữ liệu phải rời khỏi trung tâm. Phương pháp mô tả sẽ chỉ giúp để trả lời hai câu hỏi nghiên cứu đầu tiên và các chi tiết của phân tích này sẽ được cụ thể hơn ở phần dưới.

Cuối cùng, một phương pháp phân tích hồi quy logistic sẽ được sử dụng để nghiên cứu tác động đồng thời của các mối quan hệ giữa tất cả các biến độc lập với biến phụ thuộc. Hồi quy logistic là một loại hồi quy đặc biệt dùng cho một biến phụ thuộc không thể đo đếm cụ thể được [13]. Vì biến phụ thuộc và biến độc lập thử nghiệm trong giả thuyết ở hình thức không thể đo đếm chính xác được nên hồi quy logistic là phương pháp thích hợp nhất cho phân tích đa biến. Các mô hình phương trình cụ thể cho giả thuyết và các kết quả từ phân tích này sẽ được trình bày sau.

CHƯƠNG 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. GIỚI THIỆU

Chương này bắt đầu bằng việc đưa ra kết quả nghiên cứu về việc vận dụng KTQT ở các nước trên thế giới sau đó phân tích thực trạng mức độ vận dụng KTQT tại DNVVN khu vực TP.HCM thông qua bảng câu hỏi khảo sát được trả về bằng phương pháp thống kê mô tả nhằm trả lời cho câu hỏi nghiên cứu 1 và 2.

Tiếp theo là kết quả nghiên cứu của câu hỏi nghiên cứu thứ 3: “Những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT trong các DNVVN khu vực TP.HCM?”, và việc kiểm định giả thuyết H1: “Có những mối quan hệ có ý nghĩa và tích cực giữa các yếu tố ngẫu nhiên được chọn với việc vận dụng KTQT trong DNVVN khu vực TP.HCM” sẽ được trình bày trong chương này.

Để xem xét mức độ ảnh hưởng của các biến lên mức độ vận dụng KTQT trong DNVVN khu vực TP.HCM, trước tiên luận văn sẽ tiến hành thống kê mô tả từ các sổ liệu khảo sát được, sau đó sẽ mở rộng hơn bằng việc phân tích vấn đề với phương pháp hồi qui đa biến và tiến hành kiểm định để tìm cách khẳng định giả thuyết H1 đúng. Thang đo được sử dụng trong nghiên cứu là thang đo ordinal nên phương trình hồi qui trong luận văn này được sử dụng ở đây là phương trình hồi qui binary logistic.

Trong bảng câu hỏi khảo sát, nội dung phần 3 là kiểm tra các yếu tố bên ngoài và bên trong có thể ảnh hưởng đến mức độ vận dụng KTQT trong các DNVVN. Bốn nội dung nghiên cứu được tập trung và bốn biến là:

 Mức độ cạnh tranh của thị trường (phần A)

 Trình độ của nhân viên kế toán (phần B)

 Sự tham gia của chủ sở hữu / quản lý (phần C)

4.2. VẬN DỤNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ Ở CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI 4.2.1.Tại các nước phát triển như Mỹ, Nhật 4.2.1.Tại các nước phát triển như Mỹ, Nhật

Tại Mỹ, KTQT bao gồm các chủ đề sau: thiết kế hệ thống kế toán chi phí, ra quyết định, lập kế hoạch, kiểm soát, và sử dụng những phương pháp định lượng. Những nghiên cứu trước đây kết luận rằng khi có nhiều phương pháp tiếp cận chung được nhận dạng, thì cũng có nhiều vùng việc thực hiện được phân cấp. Khi tóm tắt lý thuyết về việc vận dụng KTQT ở Mỹ và Nhật, thì phát hiện ra có nhiều điểm giống nhau cũng như khác nhau trong việc vận dụng KTQT giữa các doanh nghiệp của Nhật và Mỹ. Ví dụ như, họ cùng sử dụng chi phí khả biến, chi phí bất biến, tổng chi phí ở cả hai quốc gia. Mặc dù các doanh nghiệp Nhật thì báo cáo thường xuyên hơn quá trình tập hợp chi phí cho giá thành sản phẩm và ít sử dụng quá trình phân tích mô hình chi phí - sản lượng - lợi nhuận (CVP) như các doanh nghiệp Mỹ [13].

Ở Mỹ vào năm 1981, một số nghiên cứu kết luận rằng mặc dù hầu hết các doanh nghiệp nhỏ khi thành lập thì không có hệ thống kế toán chi phí, nhưng các chủ sở hữu hay các nhà quản lý đã cảm nhận nhanh chóng và rõ ràng tính hữu dụng của nó. Doanh nghiệp lớn hơn thì cần một hệ thống hiện đại hơn để họ có thể ra quyết định về giá cả, chi phí sản phẩm thường xuyên hơn. Doanh nghiệp nhỏ hơn chỉ cần một dự toán ngân sách cơ bản và số liệu của một vài chi phí chuẩn để họ quyết định giá cả, chi phí không thường xuyên. Trong bất kỳ trường hợp nào, tất cả các doanh nghiệp nên có hệ thống kế toán chi phí cơ bản với việc lập dự toán ngân sách và chi phí chuẩn. Nó cần thiết cho việc lập kế hoạch vả kiểm soát. Hệ thống này nên được thiết kế sao cho dể dùng, dể hiểu vả dể hiệu chỉnh đồng thời phải linh hoạt và ít tốn chi phí [13].

Tại Nhật, có nhiều yếu tố quan trọng trong việc vận dụng KTQT ở môi trường sản xuất tiên tiến như trong các doanh nghiệp tự động hóa cao. Quá trình quan sát phát hiện ra hệ thống KTQT của Nhật cho việc xây dựng giá thành sản phẩm và đánh giá hàng tồn kho thì không mới hơn hay tiên tiến hơn các nhà máy ở phương Tây. Thay vào đó là sự nổ lực đổi mới trong quá trình phân tích chi phí cho

việc ra quyết định và kiểm soát chi phí thông qua kỹ thuật KTQT như mục tiêu của chi phí và phương pháp nâng cao hiệu suất kỹ thuật. Những phát triển trong các lĩnh vực này dường như được tích hợp một cách cẩn thận với sự hỗ trợ một mảng rộng lớn hơn của các hành động và hệ thống chiến lược (ví dụ như đầu tư vào nhà máy và thiết bị) [18].

Tại Nhật, KTQT được vận dụng theo cách thúc đẩy sự tham gia của nhân viên thông qua tham vấn. KTQT là cải thiện tầm nhìn của nhân viên, giáo dục, nhắc nhở nhân viên các mục tiêu chiến lược và chỉ ra hướng dự định của doanh nghiệp để nhân viên có thể đóng góp càng nhiều hơn cho doanh nghiệp. Nhìn chung thì phương pháp và kỹ thuật KTQT ở Nhật và các nước phương Tây khá giống nhau. Những gì khác nhau giữa hai nước là cách mà những kỹ thuật này được áp dụng và trong ngữ cảnh mà họ sử dụng.

Kết quả của cuộc khảo sát về kế toán chi phí trong DNVVN ở Nhật được thực hiện năm 1999 chỉ ra rằng kế toán chi phí ở các DNVVN tương tự như ở các

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán quản trị tại doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 67)