Đánh giá trách nhiệm quản lý

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán quản trị tại doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 58)

Kế toán trách nhiệm là công cụ để thu thập những thông tin về tình hình hoạt động của từng bộ phận, công cụ để đánh giá kết quả, hiệu quả hoạt động của từng bộ phận, từ đó xác định được trách nhiệm của mỗi bộ phận, của mỗi cá nhân phụ trách từng bộ phận trong việc thực hiện mục tiêu chung của toàn bộ doanh nghiệp.

Kế toán trách nhiệm bao gồm ba thành tố chính là con người, trách nhiệm (hay sự phân quyền) và các quy trình hay hệ thống gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Sự vận hành của ba thành tố này tạo nên kế toán trách nhiệm: thông qua quản trị.

Đứng trên quan điểm về mặt trách nhiệm, chúng ta có thể chia một tổ chức thành 4 trung tâm:

 Trung tâm chi phí: là trung tâm có quyền kiểm soát chi phí nhưng không kiểm soát được lợi nhuận và vốn đầu tư. Trong hệ thống tổ chức quản lý, trung tâm chi phí thường là các phân xưởng sản xuất. Cơ sở để đánh giá kết quả hoạt động của trung tâm chi phí là dựa vào tình hình thực hiện các định mức về chi phí.

 Trung tâm doanh thu: là trung tâm có quyền kiểm soát doanh thu nhưng không kiểm soát được lợi nhuận và vốn đầu tư. Trong hệ thống tổ chức quản lý, trung tâm doanh thu thường là các cửa hàng hoặc bộ phận bán hàng. Cơ sở để đánh giá kết quả hoạt động trung tâm doanh thu là dựa vào tốc độ tăng doanh thu ngày càng cao qua các kỳ hoạt động, dựa vào sự biến động của doanh thu thực tế so với dự toán.

 Trung tâm lợi nhuận: là trung tâm có quyền kiểm soát chi phí, doanh thu, lợi nhuận nhưng không kiểm soát được vốn đầu tư. Trong hệ thống tổ chức quản lý, trung tâm lợi nhuận thường là các xí nghiệp hoặc công ty. Cơ sở để đánh giá kết quả hoạt động trung tâm lợi nhuận là dựa vào tốc độ tăng lợi nhuận ngày càng cao qua các kỳ hoạt động, dựa vào sự biến động lợi nhuận thực tế so với dự toán…

 Trung tâm đầu tư: là trung tâm có quyền kiểm soát chi phí, doanh thu, lợi nhuận và vốn đầu tư. Trong hệ thống tổ chức quản lý, trung tâm đầu tư thường là các tập đoàn hoặc các tổng công ty. Cơ sở đánh giá kết quả hoạt động của trung tâm đầu tư là dựa vào tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (ROI) và lợi nhuận còn lại (RI).

Lợi nhuận

Doanh thu = Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu.

Tài sản ngắn hạn + Tài sản dài hạn = Tài sản sử dụng bình quân*

* (loại trừ các khoản đầu tư tài chính)

Doanh thu

Tài sản sử dụng bình quân = Số vòng quay của tài sản

ROI(%) = Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu * Số vòng quay của tài sản.

ROI (%)= Lợi nhuận/Doanh thu * Doanh thu/TS sử dụng bình quân * 100

ROI (%) = (Lợi nhuận / Tài sản sử dụng bình quân) * 100

Lợi nhuận còn lại được kết hợp với chỉ tiêu tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (ROI) để giúp nhà quản lý phân tích, đánh giá để ra quyết định đầu tư

Lợi nhuận còn lại = Lợi nhuận đạt được – (Tài sản đầu tư * Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư tối thiểu)

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán quản trị tại doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)