Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán quản trị tại doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 69)

Vấn đề thiết kế bảng câu hỏi, theo tác giả điều quan trọng nhất trong việc xây dựng một bảng câu hỏi là làm thế nào để lựa chọn các câu hỏi phù hợp với các biến số trong mô hình khảo sát. Chính vì vậy trong bảng câu hỏi này, tác giả chỉ chọn những câu hỏi phù hợp với môi trường hoạt động của DNVVN tại khu vực TP.HCM với nội dung rất rõ ràng và khúc chiết nhằm cho người trả lời có thể dễ dàng hiểu được mục tiêu của bảng câu hỏi và đáp ứng được mục đích nghiên cứu.

Sau một quá trình tham khảo và điều chỉnh, nội dung bảng câu hỏi có 19 câu hỏi. Các câu hỏi phân bổ vào ba phần theo các chủ đề khác nhau nhằm thu thập các dữ liệu quan trọng một cách có tổ chức và rõ ràng. Các chi tiết của các chủ đề như sau:

Phần 1: Mô hình và quy mô hoạt động của doanh nghiệp

Phần này sử dụng các biện pháp đo lường theo thang đo danh nghĩa và thang đo thứ tự để xác định các thông tin của các doanh nghiệp.

(a) Năm hoạt động / kinh doanh.

(b) Ngành nghề hoạt hộng trong lĩnh vự sản xuất.

(c) Doanh thu bán hàng hàng năm.

Phần 2: Mức độ của việc vận dụng KTQT trong DNVVN

Phần này áp dụng cả hai biện pháp đo lường theo thang đo nhị phân và thang đo thứ tự để xác định mức độ vận dụng KTQT của các DNVVN tại khu vực TP.HCM. Nội dung khảo sát phần này chia thành ba mục chính: hệ thống chi phí, hệ thống ngân sách và hệ thống hổ trợ ra quyết định được đánh số theo thứ tự A, B, C.

Mục A: Hệ thống chi phí và tính giá thành

Tại mục này câu hỏi khảo sát được chia thành 2 loại chính, phương pháp tập hợp chi phí và kỹ thuật chi phí [13].

(a) Phương pháp tập hợp chi phí:

(i) Tập hợp chi phí theo công việc (Job costing).

(ii) Tập hợp chi phí theo lô (Batch costing).

(iii) Tập hợp chi phí theo hợp đồng (Contract costing).

(iv) Tập hợp chi phí theo quy trình (Process costing).

(b) Kỹ thuật chi phí:

(i) Chi phí sản xuất bình thường, theo kế toán tài chính (Absorption costing).

(ii) Chi phí sản xuất theo CPKB, KTQT (Variable costing).

(iii) Chi phí dựa trên hoạt động, KTQT (Activity-based costing)

Mục B: Hệ thống dự toán ngân sách

Mục này tập trung khảo sát mức độ sử dụng về các hoạt động dự toán ngân sách được thu thập dưới ba đề mục: các dự toán ngân sách, thời gian của dự toán ngân sách và các phương lập dự toán ngân sách.

(a) Các dự toán ngân sách:

(i) Dự toán bán hàng

(ii) Dự toán mua hàng

(iii) Dự toán sản xuất (dự toán NVL trực tiếp, nhân công trực tiếp, chi phí SX chung...)

(iv) Dự toán báo cáo tài chính

(b) Thời gian lập dự toán ngân sách:

(i) Dự toán ngân sách hàng quí

(ii) Dự toán ngân sách hàng năm

(iii) Dự toán ngân sách liên tục

(c) Các phương pháp lập dự toán ngân sách:

(i) Dự toán ngân sách linh hoạt (Flexible budget)

(ii) Dự toán ngân sách cộng dồn (Incremental budgeting)

(iii) Dự toán ngân sách dựa trên không (Zero-based budgeting)

Mục C: Hệ thống hổ trợ ra quyết định

Các câu hỏi trong mục này tập trung khảo sát các DNVVN tại khu vực TP.HCM có sử dụng kỹ thuật KTQT trong việc hỗ trợ để ra quyết định hay không qua các kỳ phân tích ngắn hạn và phân tích dài hạn.

(a) Phân tích trong ngắn hạn:

(i) Phân tích điểm hòa vốn

(b) Phân tích trong dài hạn:

(i) Thời gian hoàn vốn (payback)

(ii) Các chỉ số kế toán về doanh thu

(iii) Hiện giá thuần (NPV)

(iv) Tỉ suất sinh lời nội bộ (IRR)

Phần 3: Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ vận dụng KTQT trong

DNVVN tại khu vực TP.HCM

Dựa trên mô hình đã trình bày ở phần 3.3, năm biến số khảo sát dẫn đến sự liên quan tích cực của nó đến mức độ sử dụng và vận dụng KTQT của các DNVVN tại khu vực TP.HCM thông qua các câu hỏi như sau:

(a) Mục A: Cường độ cạnh tranh của thị trường

Cường độ cạnh tranh của thị trường theo cảm nhận của người trả lời được đánh giá dựa trên thang đo Likert năm điểm là 1 = Không có ảnh hưởng, 2 = Có thể có ảnh hưởng, 3 = Ảnh hưởng nhẹ, 4 = Ảnh hưởng cao, và 5 = Ảnh hưởng rất cao [17].

(b) Mục B: Trình độ chuyên môn của nhân viên kế toán

Trình độ chuyên môn của nhân viên kế toán trong doanh nghiệp được xác định bằng cách khảo sát trình độ thông qua bằng cấp của nhân viên kế toán. Phần này thể hiện với câu hỏi có/không: "Doanh nghiệp có sử dụng nhân viên kế toán thường trực không?". Việc trả lời có/không sẽ được hướng dẫn tiếp để người được khảo sát định vị được câu trả lời tiếp theo trong bảng câu hỏi.

(c) Mục C: Sự tham gia của các chủ sở hữu / giám đốc doanh nghiệp

Mức độ tham gia của các chủ sở hữu hay giám đốc doanh nghiệp cho sự phát triển của việc vận dụng KTQT trong công ty được khảo sát với các câu hỏi sử dụng

thang đo Likert năm điểm là 1 = Không có gì, 2 = Mức độ thấp, 3 = Mức độ trung bình, 4 = Mức độ cao, và 5 = Mức độ rất cao [18].

(d) Mục D: Công nghệ sản xuất tiên tiến

Để đo lường mức độ sử dụng công nghệ sản xuất tiên tiến của doanh nghiệp, thang đo Likert năm điểm được sử dụng. Người trả lời được yêu cầu để chỉ ra mức độ của việc sử dụng công nghệ sản xuất tiên tiến, sử dụng thang đo Likert từ 1 = Không được sử dụng, 2 = Mức độ sử dụng thấp, 3 = Mức độ sử dụng trung bình 4 = Mức độ sử dụng cao, 5 = Sử dụng rộng rãi.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán quản trị tại doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)