LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán quản trị tại doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 32)

KTQT xuất phát từ kế toán chi phí. Các nhà sử học kế toán từ lâu đã ủng hộ quan điểm cho rằng kế toán chi phí là sản phẩm của cuộc cách mạng công nghiệp. Nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng kế toán chi phí chỉ xuất hiện sau thế kỷ XVIII như một kết quả của sự gia tăng nhanh chóng hệ thống nhà máy sản xuất trong cuộc cách mạng công nghiệp ở châu âu và Mỹ [13].

Kế toán chi phí tiếp tục phát triển hơn nữa trong thế kỷ XIX và thông qua giữa thế kỷ XX như một kết quả của nền công nghiệp hóa lớn hơn và tăng quy mô của các tập đoàn. Có quan sát cho thấy rằng trong những thập niên đầu của thế kỷ XX, các lĩnh vực kỹ thuật công nghiệp và KTQT phát triển song song. Trong quá trình phát triển này đã dẫn đến việc sử dụng hệ thống chi phí tiêu chuẩn, hệ thống này còn sử dụng rộng rãi cho việc lập kế hoạch, kiểm soát của các công ty sản xuất. Sau đó trong thế kỷ XX, thời kỳ mà kế toán chi phí bắt đầu thay đổi thành KTQT. Có lập luận cho rằng năm 1925, hầu như KTQT sử dụng ngày nay đã được phát triển.

Sách giáo khoa đầu tiên được biết đến về KTQT được trình bày vào năm 1950, được viết bởi Vatter, và có tiêu đề KTQT. Vatter cho rằng KTQT có mục đích hỗ trợ các nhà quản trị. Sự thay đổi từ kế toán chi phí thành KTQT cũng được thể hiện khi Viện Kế Toán Chi phí và Sản Xuất (The Institute of Cost and Works Accountants) thay đổi tên của tạp chí của nó từ "Kế toán chi phí" thành "KTQT" vào năm 1965 và tên viện được đổi thành Viện Kế Toán Chi Phí và Quản Trị (The Institute of Cost and Management Accounting) vào năm 1972. Năm 1986, viện đổi tên thành Viện KTQT Chartered (CIMA). Tại Mỹ Hiệp Hội Quốc Gia Kế Toán Chi Phí đổi tên thành Hiệp Hội Kế Toán năm 1958. Tổ chức này đã trở thành Học Viện Kế Toán Quản Trị (IMA) trong năm 1991.

Tổng thể có thể thấy rằng sau thế kỷ XIX sự thay đổi trọng tâm từ kế toán chi phí sang KTQT nhằm để nhấn mạnh vào việc cung cấp các thông tin phù hợp với nhu cầu của các nhà quản trị.

Theo Liên Đoàn Kế Toán Quốc Tế (IFAC), sự tiến hóa của KTQT bao gồm bốn giai đoạn chính. Các xu hướng của kế toán quản trị từ trước năm 1950 đến năm 1995 được nhóm lại như sau:

Bảng 2.1: Sơ đồ tiến hóa của KTQT Giai đoạn 1 Đến 1950 Giai đoạn 2 Đến 1965 Giai đoạn 3 Đến 1985 Giai đoạn 4 Đến 1995 Các nội dung được nhấn mạnh Xác định và kiểm soát chi

phí

Hoạch định và kiểm soát

quản lý

Tối ưu hóa các nguồn

lực

Làm gia tăng giá trị

Các kỹ thuật được sử dụng Lập dự toán và kế toán chi phí Phân tích quyết định và kế toán trách nhiệm Phân tích quy trình và tái cấu trúc hệ thống Sử dụng công nghệ thông tin và tài nguyên tri thức để kiểm tra các tiêu thức về giá trị khách hàng, giá trị cổ đông và đổi

mới tổ chức Giai đoạn 1 - Trước 1950: KTQT chủ yếu quan tâm vào việc xác định chi phí và kiểm soát tài chính, thông qua việc sử dụng kỹ thuật dự toán và kế toán chi phí.

Giai đoạn 2 - Năm 1965: Trọng tâm của KTQT đã chuyển sang cung cấp thông tin cho việc lập kế hoạch quản trị và kiểm soát, thông qua việc sử dụng các kỹ thuật như phân tích quyết định và kế toán trách nhiệm.

Giai đoạn 3 - Đến năm 1985: Sự chú ý được tập trung vào việc giảm lãng phí nguồn lực sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh, thông qua việc sử dụng các kỹ thuật phân tích quá trình và tái cấu trúc hệ thống.

Giai đoạn 4 -Đến năm 1995: Sự chú ý đã chuyển sang thế hệ hoặc tạo ra giá trị thông qua hiệu quả sử dụng các nguồn lực, thông qua việc sử dụng các kỹ thuật đánh giá các yết tố tạo nên giá trị khách hàng, giá trị cổ đông, và đổi mới tổ chức.

Sự thay đổi trong từng giai đoạn cho thấy sự thích ứng với môi trường mới mà các tổ chức, doanh nghiệp phải đối mặt. Các tổ chức này đã phải định hình lại và tái cấu trúc chiến lược của mình để duy trì cạnh tranh trên thị trường. Chức năng của KTQT được phát triển từ hẹp đến ngày càng rộng hơn và ngày càng là một bộ phận không thể tách rời khỏi kế toán nói chung, cũng như là công cụ không thể thiếu đối với các nhà quản trị [5].

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán quản trị tại doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 32)