THIẾT KẾ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán quản trị tại doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 65)

Thiết kế nghiên cứu là cung cấp các hướng dẫn cơ bản để thực hiện đồ án. Đặc biệt, thiết kế nghiên cứu nên cung cấp thông tin có liên quan sẽ có hiệu quả nhất để giải quyết các câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu. Có ba thiết kế nghiên cứu riêng biệt là: thăm dò; mô tả và quan hệ nhân quả [13]. Trong ba thiết kế nghiên cứu trên, thiết kế nghiên cứu mô tả và quan hệ nhân quả là phù hợp với nhu cầu để cung cấp các thông tin liên quan cho các câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết trên. Dữ liệu mô tả là cần thiết để trả lời hai câu hỏi nghiên cứu đầu tiên liên quan đến mức độ sử dụng KTQT trong các DNVVN khu vực TP.HCM và vai trò của KTQT trong việc quản lý các DNVVN. Dữ liệu mô tả cũng sẽ cung cấp thông tin về các yếu tố ngẫu nhiên có ảnh hưởng đến mức độ vận dụng KTQT (giai đoạn nghiên cứu quan hệ nhân quả).

Nghiên cứu nhân quả cũng có thể được gọi là nghiên cứu giải thích, nghiên cứu này sẽ kiểm tra xem biến độc lập thay đổi sẽ làm biến phụ thuộc thay đổi như thế nào. Sự cần thiết phải thiết kế nghiên cứu này phản ánh giả thuyết một trong nghiên cứu này, nơi cả hai biến độc lập và phụ thuộc có liên quan để hình thành các mối quan hệ cần thiết. Cụ thể, giả thuyết một sẽ kiểm tra mối quan hệ giữa các biến ngẫu nhiên được lựa chọn (biến độc lập) với mức độ vận dụng KTQT (biến phụ thuộc) trong DNVVN khu vực TP.HCM. Để phục vụ cho nghiên cứu này phương pháp hồi quy đa biến và mô hình hồi qui logistic binary sẽ được sử dụng để hổ trợ.

Thiết kế nghiên cứu trên sẽ sử dụng phương pháp vừa định tính vừa định lượng vì thu thập dữ liệu sẽ liên quan đến một cuộc điều tra quy mô lớn (số mẫu đủ lớn). Sau khi xem xét các thiết kế nghiên cứu, phần tiếp theo sẽ bàn về các phương pháp chọn mẫu.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán quản trị tại doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 65)