SO SÁNH GIỮA KẾ TOÁN QUẢN TRỊ VỚI KẾ TOÁN TÀI CHÍNH

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán quản trị tại doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 36)

Tác giả tiến hành nêu bật vai trò của KTQT đối với các thông tin để đi đến quyết định trong quá trình quản trị nhằm phục vụ mục đích ngày càng làm tăng giá trị của các tổ chức thông qua việc so sánh giữa KTQT và kế toán tài chính.

KTQT và kế toán tài chính là hai phân hệ của hệ thống kế toán trong một tổ chức, cả hai hệ thống kế toán có những điểm giống nhau như sau:

 Cùng nghiên cứu và cung cấp thông tin kinh tế - tài chính gắn liền với các quan hệ kinh tế, pháp lý để quản lý, điều hành tổ chức.

 Cùng ghi nhận và thể hiện trách nhiệm, quyền lợi vật chất, pháp lý của tổ chức, nhà quản trị.

Tuy nhiên, KTQT có một số khác biệt so với kế toán tài chính:

 Đối tượng sử dụng thông tin:

Đối tượng sử dụng thông tin khác nhau là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự khác nhau của KTQT và kế toán tài chính. Kế toán tài chính cung cấp thông tin kinh tế cho các cá nhân và các tổ chức bên ngoài đơn vị quan tâm đến tình hình hoạt động của đơn vị. KTQT cung cấp thông tin cho các nhà quản trị bên trong đơn vị trực tiếp điều hành hoạt động.

 Mục đích:

Kế toán tài chính báo cáo về tình hình tài chính của đơn vị. KTQT cung cấp thông tin cho các nhà quản trị nhằm kiểm soát tình hình hoạt động của đơn vị. Mục tiêu của báo cáo nhằm cung cấp thêm các thông tin chi tiết về một hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

 Tính thời gian:

Kế toán tài chính có tính lịch sử, hướng về quá khứ, ghi nhận những sự kiện đã xảy ra. Mặc dù KTQT cũng ghi nhận những sự kiện đã xuất hiện, nhưng nó nhấn mạnh vào việc cung cấp thông tin cho các sự kiện tương lai để các nhà quản trị lựa chọn các phương án, đề án dự trù (lập dự toán) và ra quyết định một cách nhạy bén. Ví dụ, nhà quản trị không những muốn biết về giá thành của sản phẩm mà còn muốn biết giá thành kế hoạch của sản phẩm để lập dự toán chi phí nguyên vật liệu và ra quyết định về giá... Kỳ lập báo cáo KTQT có thể không cố định.

 Tính pháp lệnh:

Sổ sách, báo cáo của kế toán tài chính phải lập theo chế độ kế toán thống nhất, nếu không đúng sẽ không được công nhận, do đó kế toán tài chính có tính pháp lệnh. Tính chất của hoạt động kinh doanh, phương thức tổ chức và trình độ quản lý kinh doanh của từng bộ phận trong các đơn vị rất đa dạng và phong phú, do đó sổ sách và báo cáo của KTQT phải mở cho phù hợp để cung cấp thông tin phục vụ cho việc ra quyết định hợp lý. Vì vậy KTQT không có tính pháp lệnh. KTQT

không bắt buộc phải thực hiện trong doanh nghiệp. Tuỳ theo nhu cầu thực tế, doanh nghiệp có thể duy trì hoặc không duy trì hệ thống báo cáo này. KTQT hiện chỉ sử dụng trong các tập đoàn và các công ty có qui mô vừa trở lên.

 Loại thông tin:

Kế toán tài chính chỉ sử dụng thước đo giá trị, KTQT sử dụng cả ba loại thước đo: giá trị, hiện vật và thời gian lao động...

 Đặc điểm thông tin:

Kế toán tài chính phản ánh những sự kiện xảy ra trong quá khứ và tuân thủ theo những nguyên tắc kế toán do đó thông tin kế toán tài chính đòi hỏi phải phản ánh một cách trung thực các sự kiện kinh tế đã diễn ra trong quá trình kinh doanh. Vì vậy, thông tin của kế toán tài chính mang tính khách quan, kiểm tra được, đáng tin cậy, nhất quán và chính xác. KTQT cung cấp thông tin cho quyết định của nhà quản trị do đó thông tin của KTQT mang tính chủ quan, linh hoạt, kịp thời và phù hợp theo yêu cầu quản trị.

 Phạm vi:

Kế toán tài chính tập trung vào toàn bộ đơn vị, KTQT tập trung vào các bộ phận của đơn vị. Báo cáo của KTQT chỉ sử dụng trong phạm vi doanh nghiệp, không công bố ra ngoài.

Tóm lại, KTQT và kế toán tài chính là hai phân hệ của hệ thống kế toán, nội dung của hệ thống KTQT được lập bởi nhu cầu quản trị của tổ chức. Báo cáo của KTQT và kế toán tài chính đều sử dụng chung dữ liệu, đó là dữ liệu được ghi chép ban đầu của kế toán tài chính. Do vậy, các tổ chức cần thiết kế lại dữ liệu kế toán một cách chi tiết hơn để nhằm thoả mãn đầy đủ hơn nhu cầu của các đối tượng trong nội bộ đơn vị. Ví dụ, nhà đầu tư quan tâm tới tỷ suất lợi nhuận của công ty, nhưng các nhà quản trị lại muốn biết tỷ suất lợi nhuận của từng loại sản phẩm, do đó hệ thống kế toán phải được thiết kế sao cho có thể cung cấp số liệu về tổng lợi nhuận và lợi nhuận của từng loại sản phẩm. Đây chính là tính linh hoạt của hệ thống kế toán để có thể cung cấp các thông tin khác nhau cho các mục đích khác nhau.

Bảng 2.2: Sự khác biệt giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị

KẾ TOÁN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN QUẢN TRỊ

Đối tượng sử dụng

Bên ngoài: cổ đông, tổ chức tín dụng, cơ quan quản lý nhà nước.

Bên trong: nhân viên, ban giám đốc, ban điều hành.

Mục đích Báo cáo về tình hình tài chính trong quá khứ của đơn vị.

Thông tin về các quyết định nội bộ của nhà quản trị, kiểm soát tình

hình hoạt động của đơn vị. Tính thời

gian Mang tính lịch sử, quá khứ. Hướng đến tương lai.

Tính pháp lệnh

Bắt buộc bởi luật định, theo các nguyên tắc chung được chấp

nhận.

Không bắt buộc theo luật định, hệ thống và thông tin được quy định bởi nhà quản trị để phục vụ cho chiến lược và nhu cầu hoạt động. Loại thông

tin

Thể hiện thông tin bằng thước đo tài chính.

Thước đo tài chính, hiện vật, thời gian lao động...

Đặc điểm thông tin

Khách quan, kiểm tra được, đáng tin cậy, nhất quán và chính xác.

Chủ quan, linh hoạt, kịp thời và phù hợp theo yêu cầu quản trị.

Phạm vi Mang tính tổng thể, báo cáo tình hình toàn bộ đơn vị.

Mang tính bộ phận, thông tin về các quyết định bộ phận trong đơn

vị.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán quản trị tại doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)