Giải pháp khơi thông thị trường bất động sản

Một phần của tài liệu Các giải pháp quản trị nợ xấu của ngân hàng thương mại cổ phần xây dựng Việt Nam (Trang 80)

- Dẫn báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, ngày 9/8/2013 Bộ Xây dựng cho biết, tính đến 31/5/2013, tổng dư nợ tín dụng trong lĩnh vực bất động sản là 237.509 tỷ đồng, tăng 4% so với thời điểm cuối năm 2012.Trong tổng số dự nợ nói trên thì vay xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất là 14.966 tỷ đồng, tăng 0,1% so với thời điểm 31/12/2012; vay xây dựng khu đô thị là 46.680 tỷ đồng, tăng 8,3%; vay sửa chữa, mua nhà để ở, cho thuê 55.841 tỷ đồng tăng 4,5%; vay mua quyền sử dụng đất 14.081 tỷ đồng, tăng 8%; vay đầu tư kinh doanh bất động sản khác 33.264 tỷ đồng, giảm 7,7%. Đáng chú ý, tỷ lệ nợ xấu trong lĩnh vực bất động sản là 6,53%, tăng nhẹ so với thời điểm cuối năm 2012 là 5,39%.

- Do vậy việc gấp rút đưa ra những giái pháp khơi thông thị trường bất động sản sẽ là một trong những giải pháp quan trọng góp phần xử lý nợ xấu cho hệ thống NHTM Việt Nam. Một số giải pháp như: giảm giá BĐS, giảm lãi vay Ngân hàng cho những khách hàng có nhu cầu vay đâu tư BĐS thực sự, tránh tình trang đầu cơ làm tăng giá ảo …

3.2.2. Nhóm giải pháp đối với nguyên nhân từ khách hàng

Dựa trên kết quả khảo sát từ các chuyên gia trong ngành ngân hàng (phụ lục 1) + bảng khảo sát (phụ lục 3A), cho ra bảng kết quả (phụ lục 3B) – Bảng 1, dưới đây là các giải pháp đối với nhóm nguyên nhân từ khách hàng:

3.2.2.1. Hỗ trợ từ chính phủ đối với khách hàng

- Nhằm tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN, góp phần giảm nợ xấu của các DN, trong thời gian qua, Chính phủ đã triển khai thực hiện một số giải pháp: (a) Chính sách miễn giảm thuế, phí (thuế thu nhập DN, thuế giá trị gia tăng, thuế sử dụng đất...) đã hỗ trợ DN có thêm nguồn lực để duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đối tượng áp dụng rộng rãi, gồm các DN được hưởng lợi trực tiếp và cả các DN được hưởng lợi gián tiếp thông qua quan hệ mua bán - đầu vào, đầu ra (hơn 200.000 DN được gia hạn thuế giá trị gia tăng, với số tiền trên 11.000 tỷ đồng; giải quyết nợ thuế thu nhập cho trên 8.200 DN với số tiền 347 tỷ đồng; giảm 50% thuế cho hơn 3.000 DN với số tiền 339 tỷ đồng; giải quyết thuế môn bài cho hơn 40.000 hộ đánh bắt hải sản...). (b) Các ngân hàng thương mại đã rà soát các khoản vay, tập trung tín dụng cho các lĩnh vực ưu tiên, giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ giãn nợ và đơn giản hoá thủ tục vay cho DN có kết quả kinh doanh và phương án kinh doanh tốt; lãi suất cho vay đối với lĩnh vực ưu tiên giảm mạnh xuống 13%. (c) Các bộ, ngành đã xây dựng và triển khai nhiều chương trình xúc tiến thương mại, hỗ trợ các DN, cơ sở sản xuất, kinh doanh, củng cố, xây dựng và mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu.

- Tuy nhiên trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế trong nước và kinh tế thế giới, DN vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn: (a) DN vẫn khó tiếp cận vốn vay nhất là thời gian cho vay ngắn (3 - 6 tháng); hạn mức cho vay chỉ đáp

ứng 30 - 50% nhu cầu vay của DN. Mặt khác, việc thực thi các cam kết về giảm, giãn nợ của ngân hàng còn hạn chế do Ngân hàng Nhà nước chưa có hướng dẫn thực hiện cụ thể và chế tài xử phạt chưa rõ ràng nên nhiều ngân hàng thương mại vẫn đặt điều kiện khắt khe về tài sản thế chấp, yêu cầu trả nợ cũ; (b) Các biện pháp xúc tiến thương mại, thu hút đầu tư đạt kết quả chưa cao, thị trường tiêu thụ tiếp tục bị thu hẹp, hàng tồn kho tăng cao nhất là hàng nông sản, thực phẩm, công nghiệp, vật liệu xây dựng..., sức mua giảm mạnh; (c) Chi phí sản xuất tăng và gây khó khăn cho DN trong việc hạ giá thành sản phẩm và giải quyết hàng tồn kho

- Đối với nợ xấu tại khu vực DNNN để giải quyết lại càng khó khăn hơn. Khác với các DN tư nhân, vốn có thể dễ dàng bán tài sản hoặc nhượng cổ phần cho các DN khác để có tiền trả nợ ngân hàng nhằm tránh phá sản, các DNNN rất khó có thể bán tài sản hoặc cổ phần nhà nước theo giá thị trường trong giai đoạn kinh tế suy thoái. Vì vậy, các khoản nợ mà các DNNN vay thường phải trông đợi vào sự hỗ trợ của ngân sách nhà nước dưới các hình thức xóa nợ, khoanh nợ, chuyển nợ, bổ sung vốn…

- Các hình thức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, từ khoanh nợ (như việc khoanh nợ cho Vinashin tại các ngân hàng thương mại) thì Chính phủ vẫn phải bỏ một phần tiền ra để bù đắp; hình thức chuyển nợ (như của Vinashin cho Vinalines và PVN) có thể khiến các DNNN khác lâm vào khó khăn và cuối cùng gánh nặng lại đè lên vai Nhà nước.

- Từ kinh nghiệm thực tế của thế giới cho thấy, để giải quyết vấn đề nợ xấu trong nền kinh tế phải mất một thời gian khá dài từ 5 đến 10 năm, do vậy đối với Việt Nam, cần phải có một lộ trình mang tính chiến lược cụ thể thì mới có thể giải quyết tận gốc rễ của vấn đề.

3.2.2.2. Tư vấn về nợ, phân loại nợ đối với khách hàng

Việc tư vấn về nợ & phân loại nợ có thể chia theo 2 đối tượng: khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp.

- Khách hàng cá nhân: bên cạnh một bộ phận khách hàng có kiến thức nhất định, có rất nhiều khách hàng đi vay nhưng không nắm rõ các quy định, quy

chế về việc vay tiền, có những khách hàng còn không hiểu thế nào là nợ xấu, nếu không trả nợ thì sẽ dẫn đến hậu quả như thế nào. Khái niệm về phân loại nợ dường như xa lạ hoàn toàn. Họ thậm chí còn nghĩ rằng Ngân hàng cũng như tiệm cầm đồ, khác chăng chỉ là lãi suất thấp hơn.Đến khi không trả được nợ thì chỉ cần phát mãi tài sản. Những đối tượng này cần phải tư vấn thật kỹ lưỡng, nếu là khách hàng tốt, có khả năng trả nợ, có thiện chí trả nợ, cơ cấu khoản nợ chặt chẽ mới có thể tiến hành cho vay.

- Khách hàng doanh nghiệp: đa phần đối tượng khách hàng này có chuyên môn hơn và chuyên nghiệp hơn so với đa số khách hàng cá nhân. Tuy nhiên cần xem xét và thẩm định kỹ lưỡng báo cáo tài chính kết hợp tình hình kinh doanh thực tế để có thể cầu trúc khoản vay đúng thời gian của vòng quay vốn. Tư vấn và theo sát để hướng khách hàng đến tình hình tài chính lành mạnh hơn trong quá trình quan hệ tín dụng, tạo mối quan hệ bền chặt và giảm thiểu nợ xấu cho Ngân hàng.

3.2.2.3. Kiểm soát nguồn tiền giải ngân & cập nhật thông tin thường xuyên liên quan đến hoạt động kinh doanh của khách hàng quan đến hoạt động kinh doanh của khách hàng

Đây cũng là giải pháp kiểm soát sau vay đối với nhóm giải pháp cho những nguyên nhân từ nội bộ VNCB. Nhân viên Ngân hàng cần phải giám sát khách hàng sau vay thật sát sao, từ đó có thể đảm bảo khách hàng đang thực hiện đúng phương án kinh doanh ban đầu, cơ hội trả nợ đúng hạn cao. Thường xuyên thăm hỏi khách hàng, bám sát tình hình báo cáo tài chính để có thể nhận biết những dấu hiệu sớm nhất, từ đó có thể tư vấn co khách hàng chi tiết, điều chỉnh khách hàng thực hiện theo đúng kế hoạch hoặc có những phương án xứ lý kịp thời, hạn chế tồi thiểu việc phát sinh nợ khó đòi hoặc để nó ngày càng phình to gây hậu quả nghiêm trọng.

3.2.3. Nhóm giải pháp đối với nguyên nhân từ nội bộ hệ thống VNCB

Dựa trên kết quả khảo sát từ các chuyên gia trong ngành ngân hàng (phụ lục 1) + bảng khảo sát (phụ lục 3A), cho ra bảng kết quả (phụ lục 3B)– Bảng 2, dưới đây là các giải pháp đối với nhóm nguyên nhân từnội bộ VNCB:

3.2.3.1. Hoàn thiện quy trình tín dụng

- Muốn giảm thiểu rủi ro trong tín dụng, VNCB nhất thiết phải có một hệ thống giải pháp chủ động ngăn ngừa và hạn chế rủi ro từ những nguyên nhân chủ quan nội bộ cũng như hạn chế sự ảnh hưởng từ phía khách hàng vay, từ môi trường kinh doanh bên ngoài. Hệ thống giải pháp này được thể hiện trong việc xây dựng, hoàn thiện chính sách tín dụng, quy trình tín dụng cũng như trong việc chuẩn hóa và kiểm soát sự tuân thủ đúng quy trình tín dụng đã đề ra, kể cả các biện pháp nhằm ngăn chặn gian lận của khách hàng vay và đảm bảo an toàn vốn cho ngân hàng khi khách hàng gặp rủi ro.

- Trước đây VNCB áp dụng quy trình tín dụng còn đơn giản nên đã bộc lộ nhiều bất cập: chỉ có một bộ phận là phòng tín dụng phụ trách toàn bộ công việc từ khâu tiếp nhận đến thẩm định và giải quyết cho vay. Để nâng chất lượng của công tác thẩm định, tính khách quan trong việc giải quyết hồ sơ vay thì sự phân chia rạch ròi nhiệm vụ và quyền hạn của 3 bộ phận: tiếp nhận hướng dẫn, thẩm định khách hàng và quyết định cho vay là cần thiết, sẽ hạn chế vấn đề tiêu cực, nâng tính khách quan, và tạo nên sự kiểm soát lẫn nhau giữa 3 bộ phận trong quá trình thẩm định và duyệt cho vay.

- Bên cạnh đó, trước đây việc thẩm định khách hàng và thẩm định TSĐB đều do phòng kinh doanh thực hiện nên dễ dẫn đến tiêu cực trong việc định giá cao giá trị TSĐB nhằm bảo đảm nhu cầu vay vốn của khách hàng. Do vậy trong quy trình tín dụng sau này, việc định giá TSĐB cần phải giao cho một đơn vị chuyên trách đó là công ty quản lý và khai thác tài sản (AMC) trực thuộc ngân hàng.

- Ngoài ra, cần có sự thay đổi cơ bản trong cơ cấu tổ chức bộ máy và quy trình cấp tín dụng phù hợp với mô hình quản trị rủi ro trong tín dụng theo chuẩn Basel. Phải phân biệt rõ 02 bộ phận chuyên môn riêng biệt là Bộ phận khách hàng cá nhân và bộ phận khách hàng doanh nghiệp nhằm sắp xếp và phân bổ nhân sự phù hợp theo năng lực cá nhân. Do nghiệp vụ cho vay đối với 02 đối tượng khách hàng này khác nhau, nghiệp vụ cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp đòi hỏi chuyên môn cao hơn. Từ đó sẽ tiến hành

phân cấp hạn mức phê duyệt tuỳ thuộc vào từng khối khách hàng cụ thể. Đồng thời với các công tác nâng cao chất lượng chuyên môn, cần phải thành lập bộ phận quản lý rủi ro kiểm tra sau vay nhằm kịp thời phát hiện ra những khoản vay có vấn đề để từ đó nhanh chóng đề ra các biện pháp xử lý phù hợp, giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng.

3.2.3.2. Kiểm soát thẩm quyền phê duyệt tín dụng

Bên cạnh việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, VNCB cũng cần kiểm soát lại thẩm quyền phê duyệt tín dụng tại các chi nhánh trong hệ thống. Đối với các chi nhánh mà năng lực quản lý của ban lãnh đạo kém, khả năng quản trị rủi ro thấp dẫn đến tỷ lệ nợ xấu cao thì nên cắt giảm hạn mức phê duyệt và ngược lại. Bên cạnh đó, cần xây dựng cơ chế phê duyệt theo cấp độ chuyên viên tại Hội sở, cần phải thành lập một Hội đồng tín dụng của Hội sở và của ngân hàng bao gồm các cá nhân ưu việt trong công tác phê duyệt tín dụng. Có như vậy thì mới đảm bảo được chất lượng của các hồ sơ được phê duyệt, đồng thời đảm bảo được tiến độ phê duyệt hồ sơ cho toàn hệ thống. Từ đó hạn chế được các rủi ro cho các khoản vay trong toàn hệ thống.

3.2.3.3. Nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng

Hoàn thiện hệ thống quản lý rủi ro theo chuẩn quốc tế

- Theo Basel 2, cơ quan quản lý nhà nước phải đảm bảo rằng ngân hàng phải có hệ thống QTRR có hiệu quả, bao gồm các chiến lược, chính sách, quy trình nhằm nhận dạng, đo lường và kiểm tra, kiểm soát các loại rủi ro trên. Trong bối cảnh hiện nay khi nền kinh tế có những biến động khôn lường thì quản lý rủi ro càng phải được quan tâm hàng đầu. Trước hết việc phân loại rủi ro cũng cần có sự thay đổi theo hướng chi tiết và sát với thực tế hơn. Có 4 loại rủi ro chính là rủi ro thanh khoản, rủi ro hoạt động, rủi ro thị trường và rủi ro tín dụng.

i) Rủi ro thanh khoản: Ngân hàng ở Việt Nam chỉ có rủi ro trong việc thanh toáncác khoản nợ đến hạn, các yêu cầu rút tiền tiết kiệm của người gửi. Ở các quốc gia phát triển thì rủi ro thanh khoản còn được tính đến là rủi ro từ việc thiếu vốn cho vay ra, các NHTM phải huy động vốn bằng mọi giá.

con người, hệ thống thông tin, quy trình và do yếu tố khách quan. Những rủi ro này trong tình hình hiện nay càng trở nên phổ biến.

iii) Rủi ro thị trường:Đây là rủi ro được các NHTM quan tâm hơn thời

gian gầnđây. Điều này xuất phát từ việc các NHTM phải đối mặt với những rủi ro từ lãi suất, tỷ giá, chứng khoán và các sản phẩm hàng hóa phái sinh.

iv)Rủi ro tín dụng:Ngay như với quản trị rủi ro tín dụng được coi là có nhiều kinhnghiệm nhất thì các NHTM cũng chưa có nhận thức đầy đủ. Rủi ro tín dụng hiện mới được các NHTM hiểu là rủi ro khi khách hàng không trả được nợ. Thực tế thì còn một loại rủi ro tín dụng khác là rủi ro danh mục. Rủi ro danh mục tín dụng là khi tín dụng NHTM tập trung quá nhiều vào một loại tín dụng không đa dạng hóa mà thường “bỏ trứng vào một giỏ”. Đây chính là điều mà VNCB hiện đang gặp phải khi mà dư nợ cho vay BĐS quá cao và thị trường BĐS có những biểu hiện suy giảm, mất thanh khoản.

Quy trình quản trị rủi ro phải được thực hiện đối với riêng từng rủi ro và đối với toàn bộ danh mục rủi ro. Trong quản trị rủi ro tín dụng, VNCB cần thực hiện quản trị rủi ro đối với từng khoản tín dụng và đối với toàn bộ danh mục tín dụng. Quản trị rủi ro đối với từng khoản tín dụng đòi hỏi kiến thức cụ thể về hoạt động kinh doanh và điều kiện tài chính của đối tác trong khi quản trị rủi ro danh mục tín dụng yêu cầu kiến thức bao quát toàn diện để giám sát toàn bộ thành phần và chất lượng danh mục tín dụng. VNCB cần phải có hệ thống giám sát chất lượng của toàn bộ danh mục tín dụng phù hợp với tính chất, quy mô và tính phức tạp của danh mục tín dụng. Việc giám sát chất lượng của toàn bộ danh mục tín dụng giúp cho VNCB có được cái nhìn tổng thể về rủi ro tín dụng, từ đó, dễ dàng nhận biết được rủi ro đầu tư tập trung vào những hạng mục (khách hàng, khu vực, ngành nghề,..), trên cơ sở đó, có những điều chỉnh thích hợp để tránh sự tập trung đầu tư quá mức nhằm làm giảm thiểu rủi ro.

3.2.3.4. Thiết lập hệ thống dự báo tín dụng

Cần nâng cao khả năng nhận diện và phân loại rủi ro

- Xây dựng một hệ thống cảnh báo sớm liên quan đến các dấu hiệu của khách hàng và thị trường. Để nhận biết và ước lượng tác động của những dấu hiệu

này, đòi hỏi cán bộ tín dụng có trình độ, nhạy bén và phải quan tâm theo dõi sát tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng.

- Thực hiện tốt việc dự báo diễn biến kinh tế, của từng ngành lĩnh vực tác động đến ngân hàng và khách hàng vay vốn. Từ đó đưa ra định hướng, chính sách cụ thể cho từng ngành, từng lĩnh vực, cấp hạn mức cụ thể để chủ động phòng tránh rủi ro, tránh những phản ứng quá chậm, gây ra lúng túng trong công tác quản trị rủi ro của mình.

Nên thu thập thông tin từ CIC định kỳ 3 hoặc 6 tháng tùy từng đối tượng

Một phần của tài liệu Các giải pháp quản trị nợ xấu của ngân hàng thương mại cổ phần xây dựng Việt Nam (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)