Những nguyên nhân phát sinh nợ xấu của VNCB

Một phần của tài liệu Các giải pháp quản trị nợ xấu của ngân hàng thương mại cổ phần xây dựng Việt Nam (Trang 60)

2.3.1. Nguyên nhân từ môi trường kinh doanh

Dựa trên kết quả khảo sát từ các chuyên gia trong ngành ngân hàng (phụ lục 1) + bảng câu hỏi (phụ lục 2A), cho ra bảng kết quả (phụ lục 2B) -Bảng 1, dưới đây là các nguyên nhân chủ yếu từ môi trường kinh doanh:

(i) Khủng hoảng kinh tế từ năm 2008: Nợ xấu hiện nay không chỉ của VNCB

mà còn của các TCTD được tích lũy từ những năm trước đây do môi trường kinh doanh xấu đi kể từ năm 2008, nền kinh tế chịu tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái toàn cầu. Sau khi chống chọi với lạm phát cao, nền kinh tế lại đối mặt với việc suy giảm tốc độ tăng trưởng, làm cho khách hàng vay gặp nhiều khó khăn về tài chính và hoạt động. Theo

báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, số lượng doanh nghiệp giải thể, tạm ngừng hoạt động tăng nhanh. Tính đến ngày 21/6/2012 có khoảng 25.250 doanh nghiệp giải thể (tăng 8,1% so với cùng kỳ năm 2011). Nguyên nhân do năng lực tài chính mỏng, chủ yếu dựa vào vốn ngân hàng, trong khi năng lực quản trị yếu nên khả năng ứng phó với sự thay đổi môi trường kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam hạn chế. Đó cũng là nguyên nhân làm cho chất lượng tín dụng suy giảm đồng nghĩa với việc nợ xấu tăng cao hơn.

(ii) Chính sách nới lỏng tiền tệ: Bên cạnh việc lạm phát bùng nổ là sự duy trì chính sách nới lỏng tiền tệ (tăng trưởng tín dụng quá nóng) trong thời gian dài nhằm thúc đẩy tăng trưởng, nền kinh tế phải hấp thụ một lượng vốn lớn nhưng việc đầu tư và kiểm soát giá cả lại tỏ ra chưa hiệu quả, cụ thể: Công suất dư thừa do đầu tư mở rộng quy mô và tình hình kinh tế toàn cầu suy sụp khiến thị trường đầu ra bị ảnh hưởng; Gánh nặng lãi suất của các doanh nghiệp quá lớn, cao hơn tỷ lệ ROE (Thu nhập trên vốn chủ sở hữu) của các tập đoàn và tổng công ty nhà nước (khoảng 16,5%). Kết hợp hai yếu tố này lại dẫn tới một thực tế là doanh nghiệp không có khả năng trả các khoản nợ đến hạn, tạo ra nhu cầu đảo nợ (refinancing) và vốn hóa lãi vay.

- Trong bối cảnh dư nợ tín dụng tăng thấp từ đầu năm 2012 trở lại đây cho thấy, nợ xấu phát sinh mới chủ yếu là từ các khoản tín dụng đã được cấp trước đây, đặc biệt là trong giai đoạn tăng trưởng tín dụng nhanh. Nhìn lại giai đoạn 2008 – 2011, tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng bình quân trong giai đoạn này đạt 26,56%/năm, thì tốc độ tăng trưởng nợ xấu bình quân 51%. Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng từ năm 2011 chậm lại đáng kể, đặc biệt là 5 tháng đầu năm 2012, dư nợ tín dụng tăng âm nhưng nợ xấu vẫn tăng tới 45,5% do tình hình kinh doanh và tài chính của các doanh nghiệp suy giảm mạnh.

(iii) Tốc độ tăng trưởng kinh tế và tổng cầu chậm lại từ năm 2011:

Năm 2011, tăng trưởng kinh tế 5,89%. Trong 6 tháng đầu năm 2012, tăng trưởng kinh tế ước chỉ đạt 4,38% so với cùng kỳ năm 2011 (cùng kỳ năm 2011 tăng 5,57%).

+ Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng chậm, thấp hơn so với cùng kỳ các năm trước: Chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2011 tăng 6,8% so với năm 2010. Tính chung 06 tháng đầu năm 2012, chỉ số sản xuất công nghiệp chỉ tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước, chỉ bằng 45% mức tăng 6 tháng đầu năm 2011 (9,7%). Giá trị sản xuất xây dựng trong 6 tháng đầu năm 2012 theo giá so sánh năm 1994 chỉ bằng 99,6% so với cùng kỳ năm 2011. Ngành xây dựng gặp nhiều khó khăn do hoạt động đầu tư tăng chậm, thị trường bất động sản trầm lắng kéo dài. Nhiều công trình, dự án xây dựng giãn tiến độ hoặc dừng khởi công làm cho nhu cầu nguyên vật liệu xây dựng không tăng cao, nhiều sản phẩm tiêu thụ khó khăn (như xi măng, sắt thép,…).

+ Chỉ số tiêu thụ của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng thấp: Chỉ số tiêu thụ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo năm 2011 tăng 6,2% so với năm 2010. Trong 5 tháng đầu năm 2012, chỉ số tiêu thụ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chỉ tăng 3,6% so với cùng kỳ năm trước.

+ Tiêu dùng cá nhân tăng chậm: Tổng mức hàng hoá bán lẻ và doanh thu dịch vụ năm 2011 tăng 24,2% so với năm 2010 và chỉ tăng 4,7% nếu loại trừ đi yếu tố giá. Tính chung 06 tháng đầu năm 2012, tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tính tăng 19,5% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá thì chỉ tăng 6,5%, thấp hơn nhiều so với cùng kỳ các năm trước.

+ Chỉ số tồn kho tăng mạnh và ở mức cao so với cùng kỳ các năm trước. Cuối năm 2011, chỉ số tồn kho của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 23% so với cùng kỳ năm 2010. Tại thời điểm 01/6/2012, chỉ số hàng tồn kho của ngành công nghiệp chế biến tăng 26% so với cùng kỳ năm trước. Điều này phản ánh khả năng tiêu thụ sản phẩm cũng như sức cầu tiêu dùng của nền kinh tế đang ở mức rất yếu dẫn đến đọng vốn trong sản xuất kinh doanh và làm tăng nợ xấu của các TCTD.

(iv) Khách hàng vay của TCTD có tình hình tài chính suy giảm, kém lành mạnh hoặc kinh doanh thua lỗ. Sản xuất kinh doanh phải đối mặt với vấn đề chi phí cao, lãi suất ngân hàng cao, thiếu vốn, đồng thời tiêu thụ hàng hoá khó khăn

đã ảnh hưởng lớn đến điều kiện tài chính, kết quả kinh doanh và khả năng trả nợ vay ngân hàng của doanh nghiệp.

(v) Hoạt động thâu tóm, mua bán, sáp nhập, các công ty sân sau, sở hữu chéo trong và ngoài ngân hàng... đã tạo ra những vòng luẩn quẩn của dòng tiền. Đây cũng là những hoạt động tiềm ẩn nhiều nợ xấu nhưng rất khó chỉ ra để xử lý, khi tính minh bạch và giải trình còn hạn chế. Tổng phương tiện thanh toán (M2) của 9 tháng đầu năm 2012 tăng 12,21%, nhưng tín dụng chỉ tăng 2,5%, trong khi chứng khoán cũng không phải là kênh được các ngân hàng quan tâm kể từ khi có văn bản hạn chế cho vay chứng khoán của NHNN; bất động sản cũng đóng băng; vay tiêu dùng không được xem là kênh ưu tiên trong thời gian qua. Như vậy, phải chăng nợ xấu đang chạy òng vòng giữa ngân hàng và các Doanh nghiệp có quan hệ mật thiết. Nếu không xử lý kịp thời, nợ xấu sẽ ngày một phình to và càng khó xác định, lãi suất sẽ tiếp tục bị đẩy lên cao, DN sản xuất kinh doanh càng khó tiếp cận được vốn.

(vi) Những vướng mắc, bất cập trong các quy định của pháp luật hiện hành đã cản trở việc hiện thực hóa các thỏa thuận về xử lý tài sản bảo đảm khiến nợ xấu bị kéo dài: Pháp luật dân sự hiện hành chưa tiếp cận giao dịch bảo đảm từ các nguyên lý của quyền bảo đảm nên quyền, lợi ích hợp pháp của chủ nợ có bảo đảm nhưng chưa được bảo vệ đầy đủ. Một số các quy định của pháp luật hiện hành thiếu cụ thể, rõ ràng đã dẫn đến những vướng mắc trong việc xác định hiệu lực của giao dịch bảo đảm, gây rủi ro cho bên nhận bảo đảm. Hoạt động xử lý tài sản bảo đảm chưa có được sự hỗ trợ cần thiết và đầy đủ từ các các quy định của pháp luật khác có liên quan (pháp luật về tố tụng, hành chính, định giá tài sản bảo đảm, bán đấu giá tài sản…). Cơ chế, thủ tục xử lý tài sản bảo đảm còn rườm rà, phức tạp và phụ thuộc quá nhiều vào ý chí của bên bảo đảm (bên có nghĩa vụ thanh toán nợ).

2.3.2. Nguyên nhân từ khách hàng

Dựa trên kết quả khảo sát từ các chuyên gia trong ngành ngân hàng (phụ lục 1) + bảng câu hỏi (phụ lục 2A), cho ra bảng kết quả (phụ lục 2B) -Bảng 1, dưới đây là các nguyên nhân chủ yếu từ phía khách hàng:

(i) Hoạt động kinh doanh kém hiệu quả, quản lý yếu:

- Nhiều khách hàng đã phán đoán không chính xác xu hướng phát triển của thị trường, dẫn đến mở rộng quy mô sản xuất trong các ngành đang phát triển quá nóng mà không có sự đánh giá kỹ lưỡng. Hậu quả là sự mất cân bằng trong cung và cầu. Một số khách hàng khi thực hiện các dự án lớn lại chia nhỏ dự án để tìm tài trợ từ nhiều ngân hàng khác nhau, qua đó giúp các doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc vay vốn từ các ngân hàng cũng như giảm bớt sự kiểm soát của ngân hàng. Chính những yếu tố này làm cho ngân hàng gặp khó khăn trong việc kiểm soát các khoản cho vay, dẫn đến tình trạng nợ xấu.

- Nhiều doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính thiếu hiệu quả, hoạt động kinh doanh yếu kém, thua lỗ.Trong giai đoạn 2009-2012, thị trường chứng khoán Việt Nam rơi vào trạng thái suy giảm trong dài hạn, ảnh hưởng tới xu hướng huy động vốn của các doanh nghiệp.Phần lớn các doanh nghiệp tìm đến Ngân hàng để vay vốn tài trợ cho kinh doanh thay vì có thể phát hành chứng khoán.Việc sử dụng đòn bẩy tài chính trong giai đoạn này giúp các doanh nghiệp có thể tháo gỡ khó khăn về vốn, song lại khiến các doanh nghiệp phải đối mặt với trạng thái tăng rủi ro tài chính. Khi nền kinh tế bộc lộ những bất ổn vĩ mô, lạm phát bị đẩy lên ở mức cao, sức mua giảm sút thì tình trạng tồn kho kéo dài.Điều này khiến nhiều doang nghiệp ứ đọng vốn, không có khả năng trả nợ vay cho Ngân hàng. Do đó, việc sử dụng đòn bẩy tài chính không hiệu quả cùng với kết quả kinh doanh lỗ của nhiều doanh nghiệp đã trở thành nguyên nhân gia tăng nợ xấu của Ngân hàng.

(ii) Sử dụng vốn sai mục đích:

Nguyên nhân từ phía khách hàng thường thể hiện ở việc khách hàng vay sử dụng những khoản vay không đúng mục đích cam kết trong hợp đồng vay nợ, sử dụng vốn sai trình tự, đầu tư vào những hạng mục rủi ro mà không thông báo cho bên cho vay. Theo số liệu của Bộ Tài chính, tính đến hết năm 2010, các tập đoàn kinh tế nhà nước đầu tư ngoài ngành gần 22.000 tỷ đồng, trong đó có 3.576 tỷ đồng vào chứng khoán, 2.236 tỷ đồng vào lĩnh vực bảo

hiểm, 5.379 tỷ đồng vào bất động sản, vào quỹ đầu tư 495 tỷ đồng; riêng lĩnh vực ngân hàng vượt trội với 10.128 tỷ đồng. Trong số các tập đoàn đầu tư ra ngoài ngành, dẫn đầu là PVN, với hơn 6.700 tỷ đồng, tiếp đến là Tập đoàn Công nghiệp cao su với hơn 3.800 tỷ đồng, EVN tổng đầu tư ngoài ngành hơn 2.100 tỷ đồng. Có tới hơn 80% nguồn vốn nói trên đã được đầu tư vào kinh doanh bảo hiểm, chứng khoán, ngân hàng, quỹ đầu tư – những ngành kinh doanh vốn xa lạ với chức năng chính của các doanh nghiệp này… Ở hầu hết các quốc gia, để điều tiết nền kinh tế vĩ mô, Nhà nước cần nắm giữ và chi phối các lực lượng kinh tế chủ đạo một số ngành, lĩnh vực quan trọng, mũi nhọn. Việt Nam cũng không phải ngoại lệ, với chiến lược nhanh chóng rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển, Chính phủ đã xây dựng các tổng công ty, tập đoàn làm trụ cột cho nền kinh tế đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu mang lại không thể phủ nhận, so với tiềm lực và những ưu đãi mà các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đang được hưởng thì hiệu quả vẫn chưa tương xứng với tiềm năng. Nguyên nhân là các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đã quá sa đà vào việc đầu tư ra ngoài ngành nghề kinh doanh chính của mình không đúng với nhiệm vụ mà Nhà nước giao cho. Bên cạnh đó năng lực quản trị của các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) nói chung, các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nói riêng không theo kịp sự mở rộng kinh doanh, kiểm soát thiếu chặt chẽ làm phân tán nguồn lực, ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp trong khi nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh chính còn hạn chế và hiệu quả các khoản đầu tư này không cao hoặc không có hiệu quả, đặc biệt rủi ro càng tăng khi đầu tư vào lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bất động sản…

(iii) Thông tin bất cân xứng: Người đi vay bao giờ cũng hiểu rõ mục đích sử dụng những khoản vay trong khi người cho vay (Ngân hàng, các tổ chức tài chính…) thì không nắm rõ. Từ sự thiếu thông tin và thiếu giám sát, người cho vay sẽ dễ dàng gặp rủi ro đạo đức khi người đi vay sử dụng các khoản vay một cách quá mạo hiểm và không có hiệu quả.

Ngoài ra, ở mức độ nghiêm trọng hơn, rủi ro đạo đức biểu hiện ở những hành vi gian lận, lừa đảo của khách hàng. Trên thực tế, để đạt được mục tiêu vay vốn của mình, nhiều khách hàng đã làm giả hồ sơ, hợp đồng mua bán vòng vo nhằm có thể vay được vốn từ ngân hàng. Vậy đây chính là sự bất cân xứng về thông tin, mà nếu bên cho vay không nắm rõ được nguồn thông tin sẽ dẫn tới tiềm ẩn rủi ro đạo đức sau khi hợp đồng vay vốn được kí kết

2.3.3. Nguyên nhân từ nội bộ hệ thống VNCB

Dựa trên kết quả khảo sát từ các chuyên gia trong ngành ngân hàng (phụ lục 1) + bảng câu hỏi (phụ lục 2A), cho ra bảng kết quả (phụ lục 2B)– Bảng 2, dưới đây là các nguyên nhân chủ yếu từ nội bộ VNCB:

Những nguyên nhân chủ quan có vai trò đáng kể trong việc gia tăng nợ xấu.

(i) Tăng trưởng tín dụng nóng: hầu hết các TCTD theo đuổi "thành tích" tăng trưởng tín dụng nhanh để khẳng định vị thế, trong khi năng lực quản trị rủi ro lại hạn chế.VNCB không ngoại lệ, lại là NHTMCP chuyển đổi từ nông thôn nên việc chạy theo tăng trưởng càng khiến cho VNCB dễ rơi vào trạng thái nợ xấu tăng nhanh hơn so với một số Ngân hàng khác. Tốc độ tăng trưởng tín dụng của VNCB đáng kể trong năm 2009 (221%) và năm 2010 (97%), những năm sau mức tăng trưởng dư nợ chậm lại, chỉ còn dưới 20%/năm. Do đó nợ xấu ngày hôm nay đa phần xuất phát từ việc tăng trưởng trong năm 2009 và 2010, giai đoan vừa sau khủng hoảng kinh tế. Các doanh nghiệp cũng như Ngân hàng lúc đó đã tiên đoán rằng kinh tế sẽ phục hồi ngay sau suy thoái, tuy nhiên cho đến nay tình trạng suy thoái vẫn cón tiếp diễn và chưa có dấu hiện phục hồi. Các doanh nghiệp với những tiên đoán trước đây sau 2-3 năm “cầm cự” nay đã quá sức và hậu quả tất yếu là nợ xấu phát sinh và kéo dài.

(ii) Quản trị rủi ro kém

- Nhận thức về rủi ro tín dụng có hạn chế nhất định. Nguyên nhân của hạn chế này do nhiều yếu tố: (a) Nhận thức sai lầm trong mối quan hệ và tầm quan trọng giữa rủi ro, kinh doanh và nguồn vốn, xem xét chưa đầy đủ về những khả năng mất vốn do những rủi ro tiềm ẩn gây ra, chủ quan về mở rộng kinh

doanh, tăng trưởng cho vay phụ thuộc chủ yếu vào huy động tiền gửi, phát triển kinh doanh thiếu căn cứ; (b) Một số nhà quản lý ưa thích rủi ro, khi xem xét hồ sơ của khách hàng truyền thống chỉ dựa vào các tài liệu được cung cấp, như báo cáo bằng văn bản, báo cáo tài chính, không thực hiện đánh giá rủi ro một cách khách quan. Do đó làm mất đi sự chính xác và tính hiện thực khi xem xét hồ sơ vay vốn của khách hàng.

- Thiếu kinh nghiệm và hạn chế trong kỹ năng quản lý: thiếu biện pháp hiệu quả để xác định, định hướng và kiểm soát rủi ro trong từng khu vực, số liệu quá khứ không đầy đủ, hệ thống thông tin không cập nhật, kinh nghiệm cá nhân nhiều khi lạm dụng có thể để lại hậu quả cho hoạt động ngân hàng. Do đó, biện pháp quản lý yếu kém có nguy cơ tập trung và mang tính hệ thống.

- Quản lý rủi ro không diễn ra xuyên suốt cả quá trình:(a) Công tác thẩm định không kỹ lưỡng, nghiêm ngặt: trong quá trình thẩm định trước khi cho vay, có trường hợp quan hệ cá nhân có ảnh hưởng nhất định, vì vậy có hiện tượng

Một phần của tài liệu Các giải pháp quản trị nợ xấu của ngân hàng thương mại cổ phần xây dựng Việt Nam (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)