Thực trạng nợ xấu của VNCB

Một phần của tài liệu Các giải pháp quản trị nợ xấu của ngân hàng thương mại cổ phần xây dựng Việt Nam (Trang 52)

Một trong những nút thắt lớn hiện nay của nền kinh tế hiện nay là vấn đề nợ xấu của hệ thống ngân hàng. Nhiều chuyên gia kinh tế gọi đó là “cục máu đông trong mạch máu” của nền kinh tế. Giải quyết được vấn đề nợ xấu cảu từng Ngân hàng, mới có thể giải quyết được nợ xấu ở tầm vĩ mô, từ đó mới có thể khai thông bế tắc cho nền kinh tế, giúp ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy sự phục hồi của tăng trưởng kinh tế.

Theo dữ liệu Ngân hàng Nhà nước vừa công bố, tính đến cuối tháng 9/2013, tổng nợ xấu nội bảng của toàn hệ thống ngân hàng chiếm 4,62% tổng dý nợ. Tỷ lệ trên giảm nhẹ so với mức 4,64% cuối tháng 8/2013, nhưng tăng 20,20% so với cuối năm 2012. Tốc độ tăng nợ xấu bình quân trong 9 tháng đầu năm 2013 đã giảm so với năm 2012 (2,2%/tháng so với mức 3,91%/tháng).

2.2.1. Diễn biến nợ xấu của VNCB giai đoạn 2008 – 2012:

Với mục tiêu tăng trưởng nhanh về mặt quy mô của hệ thống trong thời gian ngắn. Do đó trong giai đoạn từ 2008 đến 2012, VNCB đã không ngừng tăng trưởng về số dư huy động cũng như dư nợ tín dụng. Tính đến 31/12/2012 dư nợ tín dụng của toàn VNCB đã tăng hơn so với năm 2008 là 11.692 tỷ đồng, đây là con số đáng kể đối với một ngân hàng có quy mô nhỏ và được chuyển đổi từ ngân hàng nông thôn lên ngân hàng đô thị và khả năng quản trị rủi ro còn ở mức thấp. Trong quá trình tăng trưởng nóng như vậy, VNCB đã tập trung cho vay vốn vào một vài đối tượng chủ yếu với tổng dư nợ cho vay các đối tượng này chiếm khoảng 55% trên tổng dư nợ toàn ngân hàng. Việc tập trung tăng trưởng dư nợ chủ yếu vào một số đối tượng vay vốn kết hợp với khả năng quản trị rủi ro còn kém đã dẫn đến việc phát sinh nợ xấu với tỷ lệ cao là điều không thể tránh khỏi. Tính đến 31/12/2012 tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng đã chiếm khoảng 42%/tổng dư nợ tương đương với khoảng 5.592 tỷ đồng.

Bảng 2.3: Diễn biến nợ xấu của VNCB giai đoạn từ 2008 – 2012 ĐVT: tỷ đồng Năm 2008 2009 2010 2011 2012 Dư nợ 1.624 5.214 10.052 11.931 13.316 Nợ xấu 1,95 2,08 29,15 196,86 5.592 Tỷ lệ 0,12% 0,04% 0,29% 1,65% 42%

[Nguồn báo cáo nợ xấu VNCB 2008-2012]

2.2.2. Cơ cấu nợ xấu: 2.2.2.1. Theo nhóm nợ: 2.2.2.1. Theo nhóm nợ:

Theo quyết định 02/2013/TT-NHNN và các văn bản liên quan, nợ xấu bao gồm các khoản nợ được phân loại vào các nhóm nợ từ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn), nhóm 4 (nợ nghi ngờ) và nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn, cơ cấu nợ xấu theo nhóm nợ của VNCB như sau:

Hình 2.5.1: Cơ cấu các nhóm nợ theo tổng dư nợ tính đến 31/12/2012

[Nguồn báo cáo hoạt động kinh doanh VNCB 2012]

Theo cơ cấu trên, trong tổng dư nợ của VNCB tính đến cuối năm 2012 là 13.316 tỷ đồng, trong đó 58% là nợ nhóm 1 và nhóm 2, 42% còn lại là nợ xấu thuộc các nhóm 3,4 và 5. Dưới đây là tỷ trọng từng nhóm nợ xấu trong toàn bộ nợ xấu của VNCB:

Hình 2.5.2: Cơ cấu nợ xấu theo nhóm nợ tính đến 31/12/2012

[Nguồn báo cáo hoạt động kinh doanh VNCB 2012]

Theo cơ cấu nhóm nợ trên ta thấy nợ xấu chủ yếu tập trung ở nhóm 4(59% t ổng nợ xấu), tiếp đến là nợ nhóm 5 với tỷ lệ tương ứng 22% tổng nợ xấu và sau cùng là nhóm 3 với tỷ lệ 19%. Trong nợ nhóm 4 thì nợ cho vay để đầu tư góp vốn kinh doanh, vay bất động sản và xây dựng, chiếm khoảng 90%.

2.2.2.2. Theo lĩnh vực cho vay

Theo thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 của Thống đốc NHNN quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD được sửa đổi bổ sung tại Thông tư số 19/2010/TT-NHNN ngày 27/09/2010, ngành phi sản xuất bao gồm ngành BĐS, kinh doanh chứng khoán và cho vay tiêu dùng. Các ngành này được xếp vào diện rủi ro 250%.

Theo dữ liệu mà Ngân hàng Nhà nước vừa công bố, tính đến cuối tháng 09/2012, tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng ở mức 2,56% so với 31/12/2011. Trong đó, tín dụng đối với tiêu dùng, chứng khoán, bất động sản chiếm tỷ trọng 15,16% trong tổng dư nợ, ước tính tương đương với hơn 400.000 tỷ đồng. Về dư nợ cho vay kinh doanh bất động sản, tính đến cuối tháng 5 là khoảng 197.000 tỉ đồng, chiếm tỉ lệ 7,5% tổng số dư nợ. Nợ xấu cho vay đầu tư kinh doanh bất động sản khoảng 12.000 tỉ đồng, tương đương 6,5% dư nợ tín dụng kinh doanh bất động sản. Số nợ xấu cho vay bất động sản chiếm tỉ lệ khoảng 10,3% trong tổng nợ xấu hệ thống ngân hàng.

Về cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán có xu hướng giảm, đến ngày 31-5 còn gần 12.000 tỉ đồng, nợ xấu 485 tỉ đồng, chiếm 4,1% tổng dư nợ cho vay chứng khoán.

Theo báo cáo của cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng, nợ xấu hiện nay chủ yếu rơi vào lĩnh vực sản xuất công nghiệp, xây dựng do thị trường bất động sản đóng băng quá dài. Tính đến tháng 10/2011, cả nước có 1.309 DNNN với 100% vốn Nhà nước phân chia theo lĩnh vực gồm có 248 doanh nghiệp công nghiệp; 114 doanh nghiệp xây dựng; 135 doanh nghiệp giao thông vận tải; 341 công ty nông lâm nghiệp, thủy lợi, thủy nông và 471 doanh nghiệp thương mại dịch vụ. Như vậy có khoảng 500 DNNN hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và giao thông vận tải chiếm khoảng 42% tổng dư nợ tương đương 1.100.000 tỷ đồng. Đây là hai nhóm ngành có tỉ lệ vay nợ cao nhất với tổng nợ phải trả gấp hơn 2 lần vốn chủ sở hữu. Với đặc điểm của các ngành này là nợ vay ngân hàng thường là nợ vay trung dài hạn, do vậy một khi nền kinh tế nói chung và thị trường bất động sản nói riêng chưa hồi phục thì hiệu quả của các dự án này sẽ bị ảnh hưởng, tác động dây chuyền và lan tỏa trong thời gian dài, và muốn khắc phục xử lý phải tốn rất nhiều thời gian. Hiện nợ xấu của 02 nhóm ngành này chiếm tỷ lệ khoảng 35% tổng nợ xấu.

Hình 2.6: Cơ cấu nợ xấu theo lĩnh vực cho vay tính đến 31/12/2012 của VNCB

[Nguồn báo cáo hoạt động kinh doanh VNCB 2012]

Tính đến cuối năm 2012, nợ xấu của VNCB tập trung chủ yếu trong lĩnh vực cho vay góp vốn, đầu tư kinh doanh BĐS. Tỷ lệ cho vay đối với ngành này chiếm trên 92% tổng nợ xấu toàn VNCB, tiếp đến là ngành cho vay vốn kinh doanh với tỷ lệ hơn 5% và sau cùng là các ngành xây dựng sửa chữa, tiêu dùng, đầu tư dự án tài sản

có định chưa đến 3%. Qua đây chúng ta thấy đa dạng hoá ngành nghề, lĩnh vực cho vay, nghiên cứu cho vay theo đối tượng ngành nên là một điều kiện chính yếu mà chính sách cho vay của VNCB cần tập trung.

2.2.2.3. Theo đối tượng khách hàng

Hình 2.7:Cơ cấu nợ xấu theo đối tượng cho vay tính đến 31/12/2012

[Nguồn báo cáo hoạt động kinh doanh VNCB 2012]

Cơ cấu nợ xấu theo đối tượng cho vay của VNCB chủ yếu là cá nhân (56%), công ty (41%), còn đối tượng DNTN và hộ kinh doanh chỉ chiếm khoảng 3% trong tổng nợ xấu.

Nguyên nhân chính khiến cho nợ xấu nhiều là do:

- Đối tượng DNNN được hưởng những ưu đãi về tín dụng nên các DNNN có xu hướng sử dụng đòn bẩy tài chính nhiều hơn các doanh nghiệp khu vực khác. Bên cạnh đó một số NHTM thường coi các DNNN là đối tượng “có tóc”, nên việc thẩm định dự án, hồ sơ vay vốn thiếu chặt chẽ. Trong khi các DNNN biết mình có lợi thế đi vay vốn, nên họ sử dụng đồng vốn thiếu chặt chẽ, kém hiệu quả. Việc xử lý nợ xấu tại khu vực kinh tế này sẽ rất khó giải quyết vì dư nợ vay phần lớn là không có tài sản đảm bảo và nếu có thì cũng rất khó bán tài sản hoặc cổ phần nhà nước theo giá thị trường trong giai đoạn kinh tế suy thoái như hiện nay

- Các các nhân, doanh nghiệp thuộc “sân sau” của Ngân hàng, bằng việc thành lập các doanh nghiệp có mối quan hệ lẫn nhau, dòng tiền được sử dụng một cách luẩn quẩn, đến lúc gặp khó khăn, một DN khốn đốn kéo theo một nhóm

doanh nghiệp liên quan gặp khó khăn theo, tạo ra một khối nợ xấu lớn cho Ngân hàng.

2.2.3. Quy trình xử lý nợ xấu

Các bước tiến hành trong quy trình xử lý nợ xấu:

Khi phát sinh nợ quá hạn Cán bộ tín dụng (CBTD)/ Chuyên Viên Xử Lý nợ (CVXLN) phải nhanh chóng thực hiện những công việc sau Kiểm tra lại hồ sơ nợ quá hạn:

1) Kiểm tra, định giá lại tài sản bảo đảm; 2) Tiếp xúc, làm việc với Bên nợ;

3) Đánh giá thực trạng khoản nợ quá hạn;

4) Đề xuất biện pháp xử lý nợ quá hạn với Ban Giám đốc Sở Giao dịch/Chi nhánh.

Bước 1: Kiểm tra lại hồ sơ nợ quá hạn

Ngay khi phát sinh nnhánh.quá hạn với Ban Giám / Chuyên Viên Xử Lý nợ (CVXLN) phải nhanh chóng thực hiện

1) Kiểm tra hồ sơ vay vốn có đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ và được cập nhật thường xuyên không?

2) Kiểm tra tính pháp lý của khách hàng, của bên bảo đảm, của khoản vay đã giải ngân, của tài sản bảo đảm đã chặt chẽ theo quy định pháp luật và quy định của Ngân hàng không? Có những thiếu sót, nhầm lẫn, sơ hở nào có thể gây phương hại đến quyền, lợi ích của VNCB?

3) Những văn bản có giá trị chứng cứ khi khởi kiện bên nợ ra Tòa án để thu hồi nợ, đặc biệt là những Biên bản kiểm tra sử dụng vốn vay, các chứng từ ghi nhận sự làm việc, sự thỏa thuận giữa VNCB với Bên nợ, các bản cam kết, tường trình, đơn xin miễn, giảm lãi của Bên nợ... có được lưu giữ đầy đủ trong hồ sơ vay vốn không?

4) Tất cả những giấy tờ có liên quan đến tài sản bảo đảm có hoàn chỉnh, đầy đủ, đúng thủ tục không? Kiểm tra việc công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm, xác nhận của tổ chức phát hành chứng từ có giá như cổ phiếu, sổ tiết kiệm…; Tính phù hợp giữa Hợp đồng tín dụng, Hợp đồng bảo đảm và các

chứng từ có liên quan; Tính hợp pháp của tài sản bảo đảm; Giá trị tài sản bảo đảm so với thời điểm nhận thế chấp/cầm cố; Khả năng chuyển nhượng; Những tranh chấp về tài sản với các bên liên quan (nếu có). Có cần định giá lại giá trị tài sản bảo đảm không? Có cần bổ sung tài sản bảo đảm không? Các thiếu sót, nhầm lẫn phải được bổ sung, chỉnh sửa kịp thời.

Bước 2: Kiểm tra, định giá lại tài sản bảo đảm

1) Cùng Bên nợ kiểm tra lại thực trạng tài sản bảo đảm, còn hay không? Có bị chuyển dịnh, thay đổi, biến dạng, xâm lấn, tranh chấp... không?

2) Định giá lại giá trị tài sản bảo đảm, có đủ bảo đảm cho khoản vay theo quy định của VNCB không?

3) Đánh giá về khả năng phát mãi tài sản bảo đảm để thu hồi nợ.

Bước 3: Tiếp xúc, làm việc với Bên nợ

- Sau khi kiểm tra hồ sơ nợ vay có vấn đề, Ban Giám đốc Sở giao dịch/Chi nhánh hoặc Trưởng phòng, Phó trưởng phòng kinh doanh hoặc Giám đốc Phòng giao dịch, Tổ trưởng tín dụng cùng CBTD/CVXLN tiếp xúc, gặp gỡ Bên nợ nhằm thực hiện những yêu cầu sau:

1) Làm rõ nguyên nhân phát sinh nợ quá hạn. Đánh giá khả năng tài chính của Bên nợ. Đánh giá bản chất vấn đề đang xem xét có thực sự ảnh hưởng đến sự an toàn của VNCB không? Mức độ rủi ro như thế nào?;

2) Ghi nhận những giải trình, đề xuất, giải pháp xử lý vấn đề phát sinh và nguyện vọng của Bên nợ;

3) Tư vấn giúp đỡ Bên nợ tháo dỡ khó khăn;

4) Đặt yêu cầu sự hợp tác, phối hợp, yêu cầu cần thực hiện, thời hạn giải quyết vấn đề đối với Bên nợ (định giá lại hoặc bổ sung tài sản bảo đảm, bổ sung chứng từ chứng minh sử dụng vốn vay...);

5) Củng cố, bổ sung hồ sơ vay vốn;

6) Kiểm tra thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh; Kiểm tra hiện trạng tài sản bảo đảm.

Việc tiếp xúc, làm việc phải có Biên bản làm việc với khách hàng theo mẫu. Ngoài thông tin trực tiếp từ Bên nợ phải mở rộng thu thập thông tin liên quan từ nhiều nguồn khác nhau (cơ quan quản lý, chính quyền, bạn hàng, đối tác...);

- Sau khi tiếp xúc, làm việc CBTD/CVXLN phải tiếp tục theo dõi sát tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của Bên nợ, việc thực hiện những yêu cầu của VNCB và có báo cáo thường xuyên tình hình cho Ban Giám đốc Sở Giao dịch/Chi nhánh.

- Trường hợp Bên nợ là tổ chức, doanh nghiệp bị giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật thì phải liên hệ với các cơ quan quản lý nhà nước để thu thập tài liệu về việc giải thể, phá sản như: Quyết định giải thể, Quyết định phê duyệt phương án giải thể của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, Báo cáo quyết toán tài chính về giải thể doanh nghiệp của Hội đồng giải thể; Quyết định đình chỉ thủ tục thanh lý tài sản, Quyết định tuyên bố khách hàng bị phá sản của Tòa án. - Trường hợp Bên nợ là cá nhân bị chết, mất tích phải liên hệ cơ quan Công an,

chính quyền địa phương nơi cá nhân cư trú hoặc Tòa án nhân dân để thu thập tài liệu về việc cá nhân bị chết, mất tích: Giấy chứng tử, Quyết định tuyên bố một người là đã chết, mất tích của Tòa án, văn bản xác nhận của cơ quan Công an nơi quản lý hộ khẩu hoặc của chính quyền địa phương nơi cá nhân cư trú.

- Trường hợp Bên nợ là cá nhân bị mất năng lực hành vi dân sự phải liên hệ Tòa án nhân dân thu thập Quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.

Bước 4: Đánh giá thực trạng khoản nợ quá hạn

Sau khi làm việc trực tiếp với Bên nợ, CBTD/CVXLN có trách nhiệm đánh giá thực trạng khoản nợ vay có vấn đề theo các tiêu chí sau:

1) Nợ có khả năng thu: Là khoản nợ được đánh giá Bên nợ vẫn có khả năng

trả đầy đủ nợ gốc và lãi.

2) Nợ phải thu hồi trước hạn: Khi phát hiện Bên nợ cung cấp thông tin sai sự thật, vi phạm hợp đồng tín dụng.

3) Nợ khó thu: Gồm các khoản nợ mà tình hình hoạt động kinh doanh và tài chính của Bên nợ có dấu hiệu suy giảm rõ ràng ảnh hưởng đến khả năng trả nợ đầy đủ.

4) Nợ không có khả năng thu: Gồm các khoản nợ mà tình hình hoạt động kinh doanh và tài chính của Bên nợ có dấu hiệu suy giảm nghiêm trọng dẫn đến nguy cơ tổn thất cao, có đủ cơ sở để xác định không có khả năng thu hồi, không thể thu hồi toàn bộ nợ hoặc thu hồi không đáng kể.

Bước 5: Các biện pháp xử lý nợ quá hạn

Căn cứ vào kết quả đánh giá thực trạng của khoản nợ quá hạn

CBTDQHKH/CVXLN cần trình Ban Giám đốc Sở Giao dịch/Chi nhánh áp dụng ngay lập tức một hoặc đồng thời nhiều biện pháp xử lý sau đây:

1) Đẩy mạnh công tác đôn đốc trả nợ; 2) Cơ cấu lại thời hạn trả nợ;

3) Thu hồi nợ trước hạn;

4) Miễn, giảm lãi vốn vay; Giảm lãi suất vay vốn; 5) Xử lý tài sản bảo đảm;

6) Xử lý nợ quá hạn đối với các khoản vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn

7) Bán nợ; 8) Khởi kiện;

9) Đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự;

10)Các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật.

2.3. Những nguyên nhân phát sinh nợ xấu của VNCB2.3.1. Nguyên nhân từ môi trường kinh doanh 2.3.1. Nguyên nhân từ môi trường kinh doanh

Dựa trên kết quả khảo sát từ các chuyên gia trong ngành ngân hàng (phụ lục 1) + bảng câu hỏi (phụ lục 2A), cho ra bảng kết quả (phụ lục 2B) -Bảng 1, dưới đây là các nguyên nhân chủ yếu từ môi trường kinh doanh:

Một phần của tài liệu Các giải pháp quản trị nợ xấu của ngân hàng thương mại cổ phần xây dựng Việt Nam (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)