Hiện nay chức năng kiểm tra, giám sát của NHNN đối với hoạt động tín dụng tại các NHTM chưa thật sự hiệu quả, chưa đưa ra được những cảnh báo cần thiết và kịp thời giúp cho các NHTM họat động tốt hơn, an toàn hơn. Hiện nay, việc kiểm tra, giám sát của NHNN trên địa bàn vẫn còn mang tính hành chính, kiểm tra theo chu kỳ mang tính cục bộ và thông thường là khi có xảy ra sự cố thì mới tiến hành kiểm tra mà chưa có những cảnh báo mang tính định hướng chung nhằm hạn chế rủi ro trong họat động tín dụng cho hệ thống NHTM như cảnh báo về thị trường, về sự thay đổi của cơ chế chính sách, các thủ thuật âm mưu lừa đảo của khách hàng... hoặc là đưa ra cảnh báo cho các ngân hàng nào có tốc độ tăng trưởng dư nợ quá nóng hay có sự cạnh tranh vượt ngưỡng an toàn giữa các ngân hàng trên địa bàn với nhau. Bên cạnh đó, NHNN còn cần phải yêu cầu các NHTM quan tâm đến việc xây dựng hệ thống quản trị rủi ro của mình, đồng thời bên cạnh việc thanh tra và giám sát thông thường thì NHNN cũng phải kiểm tra việc thực hiện quản trị rủi ro của các NHTM như thế nào, từ đó có thể đưa ra các cảnh báo cho các NHTM về những rủi ro tiềm ẩn trong hệ thống của các NHTM. Có như vậy thì công tác thanh tra và giám sát của NHNN mới thật sự có hiệu quả.
cao chất lượng thanh tra bằng cách nắm bắt kịp thời các nghiệp vụ kinh doanh, dịch vụ NH hiện đại, áp dụng công nghệ mới nhằm giám sát liên tục các NHTM dưới hai hình thức là thanh tra tại chỗ và giám sát từ xa. Thanh tra tại chỗ sẽ nâng cao hiệu lực cho việc xử lý các vi phạm dựa trên các tài liệu chứng minh không tuân thủ các quy định pháp luật do nguyên nhân khách quan hay chủ quan làm cơ sở để áp dụng các chế tài cụ thể. Giám sát từ xa giúp cảnh báo kịp thời những sai phạm để các NHTM có biện pháp ngăn ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng. Triển khai thanh tra, giám sát một cách thống nhất, có trọng tâm, trọng điểm đối với các TCTD. Xử lý kiên quyết, kịp thời các sai phạm phát hiện qua thanh tra.
Nghiên cứu, xây dựng, ban hành các văn bản pháp lý liên quan đến hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng. Chương trình thanh tra cần được xây dựng chi tiết, khoa học, thông tin được thu thập cần phân tích kỹ lưỡng, tránh mang tính hình thức; nội dung thanh tra phải cải tiến để đảm bảo kiểm soát được NHTM, thể hiện vai trò cảnh báo, ngăn chặn và phòng ngừa rủi ro, không gây ảnh hưởng đến các hoạt động của các NHTM.
Ổn định bộ máy tổ chức Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng. Tăng cường số lượng, chất lượng cán bộ làm công tác thanh tra, giám sát ngân hàng. Thực hiện có hiệu quả việc phân công cán bộ thanh tra theo dõi và chịu trách nhiệm an toàn của từng chi nhánh, đơn vị tổ chức tín dụng trên địa bàn. Đồng thời, cần hoán đổi cán bộ thanh tra giữa các chi nhánh NHNN để đảm bảo tính khách quan và tạo môi trường hoạt động đa dạng cho cán bộ thanh tra, kiểm tra trau dồi thêm nghiệp vụ, xử lý tình huống.
NHNN phải có cơ chế kiểm soát và biện pháp ngăn chặn những trường hợp cạnh tranh không lành mạnh giữa các NHTM với nhau đặc biệt là những thị trường lớn như TPHCM và Hà Nội. Cần có sự kiểm tra giám sát những NHTM có tốc độ tăng trưởng tín dụng quá nhanh, rà soát lại các văn bản chỉ đạo công tác tín dụng nội bộ của các NHTM xem có vượt những quy định của NHNN hay không.
3.3.3. Cải thiện và nâng cao vai trò của Trung tâm thông tin tín dụng NHNN (CIC)
Để đáp ứng được nhu cầu phát triển, các chuyên gia ngân hàng cho rằng, CIC cần phải xây dựng được một kho dữ liệu phong phú, đa dạng và chất lượng hơn; cần tích cực ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông tiên tiến, hiện đại, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm thu thập để nâng cao khả năng và tốc độ xử lý thông tin phục vụ công tác điều hành và cung cấp cho các khách hàng. Một số ý kiến cho rằng, CIC cần phát triển mô hình xếp hạng tín dụng doanh nghiệp, mô hình chấm điểm tín dụng thể nhân tại CIC; liên kết hệ thống xếp hạng, chấm điểm tín dụng của CIC với các tổ chức tín dụng; đa dạng các kênh cung cấp & dịch vụ thông tin đảm bảo an toàn, bảo mật, công khai; nâng cao độ chuẩn dữ liệu đạt chuẩn quốc tế để phục vụ tốt công tác quản lý điều hành của Ngân hàng Nhà nước và hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng.Bên cạnh những yêu cầu trên, trong thời gian tới, CIC cần chú trọng hơn đến độ chính xác của thông tin trong thu thập và xử lý; tăng tính kiểm soát và đẩy mạnh hợp tác công - tư để quản lý toàn diện thông tin về khách hàng vay; chú trọng đến tính đầy đủ khi bổ sung các loại thông tin có đủ phân tích xã hội, chấm điểm tín dụng đủ cơ sở tin cậy cho các tổ chức có thể quyết định cấp tín dụng.
Tóm tắt chương 3
Trong bối cảnh môi trường kinh doanh chưa có nhiều dấu hiệu phục hồi, VNCB cần phải chú trọng việc phòng ngừa nợ xấu phát sinh thông qua việc nâng cao hơn nữa công tác quản trị rủi ro nhằm hạn chế tối đa nợ xấu phát sinh.
Trong chương III, tác giả đã nêu ra các giải pháp để quản trị nợ xấu cho VNCB, bao gồm các giải pháp chung cho toàn ngân hàng như: giải pháp từ môi trường bên ngoài, đối với khách hàng và nhóm các giải pháp nội bộ nhằm nâng cao chất lượng quản trị nợ xấu. Bên cạnh đó, do bản thân VNCB cũng như các NHTM không thể tự mình giải quyết được vấn đề nợ xấu mà cần phải có sự phối hợp các giải pháp đồng bộ của Chính phủ và NHNN, do vậy người viết đồng thời cũng kiến nghị các giải pháp đối với Chính phủ và NHNN như: Nâng cao năng lực vốn đối với các NHTM, Tăng cường công tác thanh tra, giám sát hoạt động của các NHTM ….
KẾT LUẬN
Nợ xấu trong lĩnh vực kinh doanh ngân hàng là thực tế khách quan trong quá trình hoạt động của các NHTM, nhưng không vì thực tế khách quan này mà VNCB có thể lơ là trong quản trị nợ xấu. Ngăn ngừa và xử lý nợ xấu nhằm lành mạnh hóa tài chính của VNCB là một trong những trọng tâm lớn trong quá trình hoạt động kinh doanh, khãng định vị thế của riêng VNCB cũng như tiến trình tái cơ cấu NHTM hiện nay. Với mục tiêu đề tài đặt ra là nghiên cứu nhằm phân tích, đánh giá thực trạng nợ xấu và đề ra các giải pháp phòng ngừa, xử lý nợ xấu, kết quả nghiên cứu đề tài đã đạt được một số vấn đề cơ bản sau đây:
Luận văn đã làm rõ khái niệm nợ xấu, nguyên nhân phát sinh và tác động của nợ xấu đến bản thân NHTM, người đi vay và cả đối với nền kinh tế cả về mặt lý luận và thực tiễn
Luận văn đã tập trung phân tích, đánh giá thực trạng nợ xấu của VNCB từ 2008 –2012, đi sâu phân tích các nguyên nhân thực tế dẫn đến tỷ lệ nợ xấu cao như hiện nay của VNCB.
Luận văn đã tập trung đề xuất các giải pháp mang tính phòng ngừa và đặc biệt là các giải pháp nhằm xử lý nợ xấu dựa trên các nhóm nguyên nhân phát sinh thực tế. Đồng thời đưa ra kiến nghị đối với NHNN và Chính Phủ.
Với thời gian nghiên cứu có hạn mà phạm vi kiến thức khá rộng lớn, đề tài chắc không tránh khỏi một số quan điểm chủ quan cũng như kết quả nghiên cứu sẽ không tránh khỏi sự cục bộ khi chỉ bằng một số nghiên cứu trong phạm vi hẹp. Tác giả xin trân trọng đón nhận mọi ý kiến đóng góp và phê bình của các Thầy Cô để khắc phục hạn chế và hoàn thiện luận văn.
Tài liệu tham khảo
1. Lê Thị Tuyết Hoa, Tiền tệ Ngân hàng, 2011
2. Nguyễn Đăng Dờn (2010), Quản trị Ngân hàng thương mại hiện đại, NXB Phương Đông
3. Nguyễn Đăng Dờn (2011), Nghiệp vụ ngân hàng trung ương, NXB Đại học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh
4. Nguyễn Hữu Nghĩa (2012), Thực trạng nợ xấu của các tổ chức tín dụng Việt
Nam hiện nay, Ngân hàng Nhà nước
5. Nguyễn Thị Hoài Thương, 2011. Áp dụng những nguyên tắc của Basel trong quản lý nợ xấu NHTM. Tạp chí ngân hàng, số 5, trang 25-31
6. Nợ xấu Ngân hàng giải quyết bằng cách nào, NXB Thanh niên, 2012
7. Trần Huy Hoàng, Basel và tiến trình hội nhập vào hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam
8. Trần Huy Hoàng (2008), Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Lao động Xã hội
9. Trần Chí Chinh, 2012, Nguyên nhân dẫn đến nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay. Tạp chí Công nghệ ngân hàng, số 77, trang 32-39 10. Website Ngân hàng Nhà nước: http://www.sbv.gov.vn, các quyết định, thông tư
của NHNN
11. Website Tổng Cục Thống Kê: http://www.gso.gon.vn
12. Website VNCB: http://www.vncb.vn 13 . Website: http://www.vietcombank.com.vn/news/vcb.aspx?ID=3749 http://www.vcci.com.vn/dau-tu-tai-chinh/201303200838173/no-xau- ngan-hang-giai-phap-nao-la-kha-thi.htm http://vietbao.vn/Kinh-te/Nguyen-nhan-cua-van-de-no-xau-co-quy- mo-lon-o-Viet-Nam/20618415/90/ http://vneconomy.vn/20131112040459134P0C6/no-xau-ngan-hang-le- ra-da-gap-ba-hien-tai.htm
http://www.thoibaonganhang.vn/tin-tuc/2-xu-ly-no-xau--mot-nam- nhin-lai-8013.html http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi- VN/61/43/2/97/97/215467/Default.aspx http://www.tapchitaichinh.vn/Nghien-cuu-dieu-tra/Mot-so-van-de-ve- no-xau-cua-doanh-nghiep-nha-nuoc/16280.tctc http://dantri.com.vn/su-kien/no-xau-cao-do-ngan-hang-rot-tien-vao- linh-vuc-nhieu-rui-ro-632230.htm
CÔNG TÁC
1 Lê Gia Phát NHNN BRVT Chánh Thanh tra
2 Nguyễn Lợi NHNN BRVT Phó Giám đốc
3 Phạm anh Hùng ACB Giám đốc PGD Vũng Tàu
4 Phạm Anh Trung SHB Giám đốc chi nhánh Vũng Tàu
5 Phan Thành Trí OCB Giám đốc chi nhánh Vũng Tàu
6 Nguyễn Trung Quân TechcomBank Giám đốc chi nhánh Vũng Tàu
7 Huỳnh Công Lợi VietinBank Giám đốc chi nhánh Vũng Tàu
8 Nguyễn Xuân Cảnh VietcomBank Giám đốc chi nhánh Vũng Tàu 9 Trần Hiếu Nhân AgriBank Vũng Tàu Phó Giám đốc
10 Phạm Xuân Đỉnh SeaBank Giám đốc chi nhánh Vũng Tàu
11 Nguyễn Duy Khoa Citi Bank Chuyên viên thanh toán quốc tế
12 Hoàng Thị Trâm BIDV Chuyên viên tín dụng
13 Trần Chánh Thành ACB Trưởng phòng tín dụng cá nhân
14 Nguyễn Thị Trầm Hương HSBC Trưởng phòng tín dụng
15 Phan Ngọc Thu Vân Ngân hàng Sumitomo Trưởng Phòng Tài chính Doanh Nghiệp 16 Trương Thị Mai
Phương
Ngân hàng
Sumitomo Giám Đốc Quan Hệ Khách Hàng
17 Đỗ Cẩm Hà Ngân hàng
Chinatrust Giám Đốc Quan Hệ Khách Hàng
18 Lê Thái Bích Ngân hàng ANZ
VN Giám Đốc Quan Hệ Khách Hàng
19 Hoàng Thị Ân VCB Chuyên viên kiếm soát tín dụng
20 Bùi Trần Lê Vũ Ngân hàng ANZ VN Giám Đốc quan hệ khách hàng doanh nghiệp lớn
21 Phạm Quang Chánh VNCB Chuyên viên tín dụng
22 Phạm Quang Bình VNCB Chuyên viên tín dụng
23 Nguyễn Chí Thanh VNCB Giám đốc Chi nhánh Cà Mau
24 Ngô Trí Đức VNCB Phó Tổng Giám đốc
25 Đỗ Hoàng Linh VNCB Phó Tổng Giám đốc
26 Nguyễn Thị Xuân
Mai VNCB
Giám đốc Khối Kiểm tra – Giám sát
27 Nguyễn Thị Tâm VNCB Phó Tổng Giám đốc
28 Nguyễn Trùng Phương VNCB Giám đốc Chi nhánh Đà Nẵng
29 Nguyễn Thành Công VNCB Giám đốc Chi nhánh Đồng Nai
Tôi tên Điền Thanh Hải, là học viên của Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ Tp Hồ Chí Minh - HUTECH. Tôi đang tiến hành một chương trình khảo sát về Các
giải pháp Quản trị nợ xấu của Ngân hàng TMCP Xây Dựng Việt Nam - VNCB.
Trước khi đưa ra các giải pháp, cần phải xem xét các nguyên nhân phát sinh nợ xấu. Để có cơ sở đưa ra những nguyên nhân chủ yếu gây nên nợ xấu, tôi đánh giá tầm qua trọng của các nguyên nhân gây nên nợ xấu.
Bảng dưới đây liệt kê những yếu tố gây nên nợ xấu từ môi trường kinh doanh & từ phía khách hàng, quý vị công tác trong và ngoài VNCB cho ý kiến đánh giá về: Tầm quan trọng của các yếu tố bên ngoài chủ yếu, được cho điểm từ 1 – 5 bằng cách đánh ký hiệu √ vào các cột tương ứng với yếu tố được liệt kê.
Điểm 1 Điểm 2 Điểm 3 Điểm 4 Điểm 5
Quan trọng ít Quan trọng Khá quan trọng Rất quan trọng Vô cùng quan trọng
Bảng 1: Các yếu tố bên ngoài chủ yếu
Mức độ quan trọng
1 2 3 4 5
TT Các yếu tố bên ngoài chủ yếu Quan trọng ít Quan trọng Khá quan trọng Rất quan trọng Vô cùng quan trọng Yếu tố từ môi trường kinh doanh
1 Khủng hoảng kinh tế 2 Chính sách nới lỏng tiền tệ 3 Tăng trưởng kinh tế chậm
4 Tình hình tài chính của khách hàng vay suy giảm 5 Tình trạng sở hữu chéo giữa các Ngân
hàng
6 Bất cập trong các quy định về xử lý tài sản đảm bảo
Yếu tố từ phía khách hàng vay
7 Hoạt động kinh doanh kém hiệu quả, quản lý yếu
8 Sử dụng vốn sai mục đích 9 Thông tin bất cân xứng
10 Đạo đức uy tín của khách hàng vay
Tiếp theo là bảng liệt kê những yếu tố gây nên nợ xấu từ môi trường nội bộ của VNCB, xin quý vị công tác tại VNCB cho ý kiến đánh giá về:
Tầm quan trọng của các yếu tố nội bộ chủ yếu, được cho điểm từ 1 – 5 bằng cách đánh ký hiệu √ vào các cột tương ứng với yếu tố được liệt kê. Quý vị công tác ngoài hệ thống
1 2 3 4 5 TT Các yếu tố từ môi trường nội bộ chủ yếu Quan
trọng ít Quan trọng Khá quan trọng Rất quan trọng Vô cùng quan trọng 1 Tăng trưởng tín dụng nóng 2 Quản trị rủi ro kém
3 Quy trình cho vay lỏng lẻo
4 Chưa xây dựng được hệ thống cảnh báo nợ xấu
5 Không đa dạng hoá ngành nghề, lĩnh vực và đối tượng cho vay
6 Mô hình, chiến lược kinh doanh của Ngân hàng
7 Năng lực của đội ngũ cán bộ tín dụng còn nhiều hạn chế
8 Sự lỏng lẻo trong công tác kiểm soát nội bộ Ngân hàng
9 Lãi suất cho vay 10 Tình trạng "sân sau"
Họ tên người được phỏng vấn: ……….
Chức vụ công tác: ………
Công ty:……….
Địa chỉ:………..
Email:……… Trong quá trình đánh giá, nếu có thắc mắc, xin liên hệ điện thoại hoặc email: thanhhaivt196@yahoo.com.vn;. Hoặc ghi vào phiếu thăm dò để tác giá có thể giải thích và trao đổi kỹ hơn.
Tôi tên Điền Thanh Hải, là học viên của Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ Tp Hồ Chí Minh - HUTECH. Tôi đang tiến hành một chương trình khảo sát về Các
giải pháp Quản trị nợ xấu của Ngân hàng TMCP Xây Dựng Việt Nam - VNCB.
Dựa trên kết quả kháo sát các nguyên nhân gây nên nợ xấu, tôi xin đưa ra những giải pháp quản trị nợ xấu. Việc đưa ra các giải pháp quản trị nợ xấu không theo từng nguyên nhân gây nên nợ xấu, mà tôi xin đề xuất một nhóm giải pháp cho một nhóm nguyên nhân, vì giải pháp này có thể vừa cho nguyên nhân này vừa cho nguyên nhân khác, hoặc cần hơn một giải pháp cho một nguyên nhân.
Bảng dưới đây liệt kê những giải pháp cho các nhóm nguyên nhân gây nên nợ xấu từ môi trường kinh doanh & từ phía khách hàng, quý vị công tác trong và ngoài