Nguyên nhân từ phía kháchhàng

Một phần của tài liệu Các giải pháp quản trị nợ xấu của ngân hàng thương mại cổ phần xây dựng Việt Nam (Trang 27)

Tiềm lực tài chính yếu

Năng lực tài chính ảnh hưởng trực tiếp đến rủi ro tổng thể của khách hàng. Trong các giao dịch đều tiềm ẩn rủi ro, nhưng với các khách hàng có tiềm lực tài chính mạnh thì có khả năng chống chịu rủi ro rất tốt. Khi có tiềm lực tài chính mạnh họ đủ sức cầm cự, bù đắp tổn thất và tìm hướng kinh doanh để có thể tiếp tục trụ vững và phát triển. Còn nếu năng lực tài chính yếu, khách hàng rất dễ bị tổn thương khi gặp rủi ro và làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng.

Bên cạnh các doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh, hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Cũng còn có không ít các doanh nghiệp có tình hình tài chính không tốt, hoạt động kinh doanh kém hiệu quả, vay nợ chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn và khả năng dự báo thị trường yếu vẫn được ngân hàng cho vay, thậm chí được vay với số tiền rất lớn.

Tình hình tài chính doanh nghiệp yếu kém, thiếu minh bạch. Quy mô nguồn vốn chủ sở hữu nhỏ bé, cơ cấu tài chính thiếu cân đối là đặc điểm chung của hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam. Công tác quản lý tài chính kế toán còn tùy tiện, thiếu đồng

bộ, mang tính đối phó, làm cho thông tin ngân hàng có được không chính xác, chỉ mang tính chất hình thức. Do đó, khi cán bộ ngân hàng lập các bản phân tích tài chính của doanh nghiệp dựa trên số liệu do các doanh nghiệp cung cấp, thường thiếu tính thực tế và sai lệch quá nhiều, rủi ro xảy ra là lẽ đương nhiên.

Đạo đức, uy tín, năng lực quản trị, sản xuất kinh doanh và kinh nghiệm

của người vay

Đây là một trong những nhân tố quan trọng tác động đến khả năng hoàn trả nợ vay. Điều này liên quan đến việc sử dụng vốn vay, tổ chức quản lý phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả nhằm tạo nguồn trả nợ cho ngân hàng. Với những khách hàng thiếu thiện chí, trình độ, năng lực quản trị kém, kinh nghiệm non yếu dễ dẫn đến việc sử dụng vốn sai mục đích, gây thất thoát vốn và thường dây dưa trong việc trả nợ cho ngân hàng.

Đa số các doanh nghiệp khi vay vốn ngân hàng đều có các phương án kinh doanh cụ thể, khả thi, nếu không kiểm tra, phân tích xem, có thể bị rủi ro. Số lượng doanh nghiệp sử dụng vốn sai mục đích, cố ý lừa đảo ngân hàng để chiếm đoạt tài sản không nhiều, nhưng không phải không có, thậm chí có những vụ việc phát sinh hết sức nặng nề và nghiêm trọng, liên quan đến uy tín của các cán bộ, làm ảnh hưởng xấu đến các doanh nghiệp khác.

Năng lực quản lý kinh doanh yếu kém cũng là lý do phát sinh rủi ro. Nhiều doanh nghiệp đầu tư vào nhiều lĩnh vực vượt quá khả năng quản lý. Quy mô kinh doanh phình ra quá to so với tư duy quản lý, là nguyên nhân dẫn đến sự phá sản của các phương án kinh doanh đầy khả thi mà lẽ ra nó phải thành công trên thực tế.

Một phần của tài liệu Các giải pháp quản trị nợ xấu của ngân hàng thương mại cổ phần xây dựng Việt Nam (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)