Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2008– 2012

Một phần của tài liệu Các giải pháp quản trị nợ xấu của ngân hàng thương mại cổ phần xây dựng Việt Nam (Trang 46)

2.1.4.1 Tăng trưởng huy động vốn

Số dư tiền gửi các tổ chức kinh tế và dân cư toàn hệ thống đến 31/12/2012 đạt 15.877 tỷ đồng, tăng 1.977 tỷ đồng (+14%) so với đầu năm , đạt 102% kế hoạch năm 2012. Trong năm 2012 tình hình trần lãi suất huy động VND liên tục giảm và canh tranh gay gắt về huy động vốn giữa các NHTM , Ngân Hàng đã thực hiện tốt công tác chăm sóc khách hàng, triển khai nhiều chương trình, sản phẩm, cải tiến phong cách, thái độ giao dịch đối với khách hàng . Với những cải tiến liên tục về chất lượng dịch vụ , tác phong và quy trình phục vụ khách hàng, tình hình huy động vốn đã có nhưng chuyển biến tích cực, góp phần ổn định nguồn vốn và thu hút vốn gửi mới từ dân cư.

ĐVT: tỷ đồng

Hình 2.2: Nguồn vốn huy động của VNCB từ 2008-2012

[Nguồn báo cáo hoạt động kinh doanh NHTMCP VNCB 2008-2012]

- Ngân hàng VNCB với chiến lược kinh doanh linh hoạt và nhạy bén, ngân hàng đã đưa ra nhiều giải pháp huy động vốn đồng bộ và kịp thời với khách hàng như: thường xuyên triển khai các sản phẩm mới nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu và lợi ích của khách hàng. Các chương trình này được thiết kế mang nhiều ưu đãi cho

khách hàng nên được đông đảo khách hàng đón nhận, mang lại lợi ích cao cho khách hàng và ngân hàng. Bên cạnh đó, chất lượng huy động vốn còn thể hiện ở chính sách lãi suất huy động cạnh tranh và linh hoạt cùa ngân hàng. Chính sách phục vụ và chăm sóc khách hàng được thực hiện tốt, các giao dịch được tiến hành nhanh gọn và đơn giản trong thời gian cho phép, tạo thiện cảm tốt từ khách hàng.

2.1.4.2 Tăng trưởng tín dụng

a. Quy trình cấp tín dụng của VNCB được diễn giải ngắn gọn bằng sơ đồ sau

Đầy đủ Chưa đầy đủ

Đồng ý Không đồng ý Hình 2.3: Quy trình tín dụng của VNCB

Tư vấn, hướng dẫn KH lập hồ sơ

Kiểm tra hồ sơ

Thẩm định và lập tờ trình tín dụng

Phê duyệt Kết thúc

Ký kết HĐ tín dụng, HĐ bảo đảm Giải ngân

Kiểm tra sử dụng vốn vay

Thu nợ gốc, lãi

Cơ cấu, chuyển nợ quá hạn

Thanh lý hợp đồng

Giải chấp tài sản Xử lý, thu hồi nợ

Lưu hồ sơ Kết thúc

Không đúng hạn Đúng hạn

b.Hiệu quả hoạt động

Trong những năm qua, VNCB đã đưa ra những sản phẩm tài trợ vốn vay với lãi suất ưu đãi và thời gian hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa nhu cầu vay vốn ổn định đời sống như vay tiêu dùng , vay mua nhà và cho vay hỗ trợ phát triển nông nghiệp-nông thôn , cho vay bổ sung vốn kinh doanh …. Sản phẩn tín dụng được phát triển dựa trên nhu cầu thực tế của khách hàng nên đã thu hút được sự quan tâm và lựa chọn từ khách hàng . Tổng dư nợ đạt 13,316 tỷ, tăng 1,385 tỷ (+12%) so với đầu năm chiếm 76% tổng tài sản có sinh lời, chi tiết như sau:

- Theo kỳ hạn: dư nợ ngắn hạn đạt 12.957 tỷ, chiếm tỷ trọng 97%; dư nợ trung, dài hạn đạt 359 tỷ, chiếm tỷ trọng 3% trong tổng dư nợ.

- Theo loại hình doanh nghiệp: dư nợ cho vay cá nhân đạt 7.809 tỳ, chiếm tỷ trọng 59%, dư nợ cho vay doanh nghiệp đạt 5.507 tỳ, chiếm tỷ trọng 41% trong tổng dư nợ

Hình 2.4: Biểu đồ doanh số tín dụng tại VNCB từ 2008-2012

[ Nguồn: báo cáo hoạt động kinh doanh VNCB 2008-2012]

- Hoạt động tín dụng bán lẻ của VNCB đạt mức tăng trưởng tốt và là một trong những kênh quan trọng trong việc phát triển nguồn thu từ NHBL. Để đáp ứng

nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng, VNCB đã thường xuyên đổi mới các sản phẩm tín dụng với nhiều mục đích cho vay khác nhau và nhắm đến nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Bên cạnh các sản phẩm cho vay truyền thống cần tài sản đảm bảo, thì VNCB cũng đã mở rộng cho vay tín chấp cá nhân là cán bộ nhân viên của doanh nghiệp hay sản phẩm cho vay hỗ trợ tiêu dùng, cho vay du học, cấp hạn mức thấu chi… Với việc đang khẳng định thương hiệu bên cạnh thái độ phục vụ khách hàng nhiệt tình cùng khả năng xử lý nhanh hồ sơ, thủ tục giao dịch đơn giản, lãi suất, phí dịch vụ cạnh tranh, VNCB đã khẳng định được vị trí vững chắc của mình trên thị trường tài chính ngân hàng.

2.1.4.3 Các sản phẩm dịch vụ kháca. Thanh toán quốc tế a. Thanh toán quốc tế

- Trong tình hình khó khăn của toàn hệ thống ngân hàng, tốc độ tăng trưởng tín dụng được kiểm soát chặt chẽ, mạng lưới quan hệ đại lý còn hạn chế ..., năm 2012 Ngân hàng đã triển khai các sản phẩm, dịch vụ và tiếp tục mở rộng mạng lưới ngân hàng đại lý nhằm duy trì và tăng trưởng doanh số giao dịch. Đến 31/12/2012 đã phát triển quan hệ đại lý với 51 ngân hàng tại 14 quốc gia trên thế giới. Doanh số thanh toán quốc tế thực hiện năm 2012 như sau:

Bảng 2.2: Tổng hợp doanh số thanh toán quốc tế ĐVT: USD

Năm 2011 Năm 2012 % tăng hàng năm

Doanh số thanh toán quốc tế 11.193.404 13.400.280 20%

Thu phí thanh toán quốc tế 10.936 15.082 38%

[Nguồn báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh VNCB 2012]

b. Dịch vụ phát hành thẻ

- Trong năm 2012, Ngân hàng tiếp tục phát triển kinh doanh Thẻ, phát triển đại lý và điểm ưu đãi; Hoàn thành dự án phát hành thẻ Visa; Thực hiện dự án đạt tiêu chuẩn PCIDSS, dự án thanh toán thẻ Visa trên ATM và phát triển thẻ đồng thương hiệu. Tổng số thẻ phát hành trong năm 2012 trên toàn hệ thống 11.776 thẻ, nang7 tổng số thẻ đã phát hành đến 31/12/2012 lên 33.035 thẻ. Lắp đặt 05

máy ATM, phát triền 29 đại lý và 145 điểm ưu đãi thanh toán thẻ mới, nâng tổng số máy ATM đang hoạt động tính tới ngày 31/12/2012 là 44 máy , 125 máy POS, 40 đại lý, 163 điểm ưu đãi thanh toán thẻ. Doanh số thực hiện năm 2012 về công tác thẻ như sau:

+ Thanh toán bằng thẻ: 13 tỷ đồng ( 5.632 lượt) + Rút tiền mặt : 340 tỷ đồng (439.631 lượt) + Chuyển khoản : 59 tỷ đồng ( 12.488 lượt)

- Để nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ ngày càng tốt hơn, VNCB đã áp dụng công nghệ chip bảo mật đối với tất cả thẻ thanh toán do VNCB phát hành nhằm tăng tính an toàn và bảo mật cao cho các loại thẻ, góp phần hạn chế rủi ro khi giao dịch của chủ thẻ. Sử dụng các loại thẻ của VNCB, khách hàng có thể tham gia các chương trình khuyến mãi như tích điểm thưởng dành cho chủ thẻ, tặng quà khi doanh số thanh toán thẻ của khách hàng đạt đủ điều kiện, giảm giá mua hàng tại các đơn vị liên kết khi sử dụng các loại thẻ tích hợp đồng thương hiệu; tăng thêm các tiện ích gia tăng qua thẻ.

c. Các sản phẩm, dịch vụ khác: Bảo lãnh, dịch vụ thu chi hộ, chuyển tiền trong và ngoài nước, dịch vụ ngân hàng điện tử…

VNCB định hướng trở thành một trong những Ngân hàng thương mại cổ phần đô thị phát triển, có nghiệp vụ đa dạng, chất lượng phục vụ cao, công nghệ ngân hàng hiện đại, mạng lưới kênh phân phối rộng dựa trên nền tảng mô hình tổ chức và quản lý theo chuẩn mực quốc tế, công nghệ thông tin hiện đại, công nghệ ngân hàng tiên tiến, từng bước đưa VNCB trở thành một thương hiệu ngân hàng bán lẻ có uy tín trên thị trường tài chính trong nước và quốc tế. Do vậy, VNCB không ngừng nâng cấp chất lượng dịch vụ hiện có, tạo điều kiện hỗ trợ cho các nghiệp vụ khác phát triển, liên kết với các Ngân hàng bạn để phát triển các dịch vụ Ngân hàng nhằm phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn. Bên cạnh đó, việc hiện đại hóa công nghệ Ngân hàng là một trong những định hướng quan trọng của Ngân hàng, nhằm phục vụ ngày càng tốt hơn công tác quản trị, điều hành, đồng thời là nền tảng cho việc phát triển các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng hiện đại.

2.2. Thực trạng nợ xấu của VNCB

Một trong những nút thắt lớn hiện nay của nền kinh tế hiện nay là vấn đề nợ xấu của hệ thống ngân hàng. Nhiều chuyên gia kinh tế gọi đó là “cục máu đông trong mạch máu” của nền kinh tế. Giải quyết được vấn đề nợ xấu cảu từng Ngân hàng, mới có thể giải quyết được nợ xấu ở tầm vĩ mô, từ đó mới có thể khai thông bế tắc cho nền kinh tế, giúp ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy sự phục hồi của tăng trưởng kinh tế.

Theo dữ liệu Ngân hàng Nhà nước vừa công bố, tính đến cuối tháng 9/2013, tổng nợ xấu nội bảng của toàn hệ thống ngân hàng chiếm 4,62% tổng dý nợ. Tỷ lệ trên giảm nhẹ so với mức 4,64% cuối tháng 8/2013, nhưng tăng 20,20% so với cuối năm 2012. Tốc độ tăng nợ xấu bình quân trong 9 tháng đầu năm 2013 đã giảm so với năm 2012 (2,2%/tháng so với mức 3,91%/tháng).

2.2.1. Diễn biến nợ xấu của VNCB giai đoạn 2008 – 2012:

Với mục tiêu tăng trưởng nhanh về mặt quy mô của hệ thống trong thời gian ngắn. Do đó trong giai đoạn từ 2008 đến 2012, VNCB đã không ngừng tăng trưởng về số dư huy động cũng như dư nợ tín dụng. Tính đến 31/12/2012 dư nợ tín dụng của toàn VNCB đã tăng hơn so với năm 2008 là 11.692 tỷ đồng, đây là con số đáng kể đối với một ngân hàng có quy mô nhỏ và được chuyển đổi từ ngân hàng nông thôn lên ngân hàng đô thị và khả năng quản trị rủi ro còn ở mức thấp. Trong quá trình tăng trưởng nóng như vậy, VNCB đã tập trung cho vay vốn vào một vài đối tượng chủ yếu với tổng dư nợ cho vay các đối tượng này chiếm khoảng 55% trên tổng dư nợ toàn ngân hàng. Việc tập trung tăng trưởng dư nợ chủ yếu vào một số đối tượng vay vốn kết hợp với khả năng quản trị rủi ro còn kém đã dẫn đến việc phát sinh nợ xấu với tỷ lệ cao là điều không thể tránh khỏi. Tính đến 31/12/2012 tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng đã chiếm khoảng 42%/tổng dư nợ tương đương với khoảng 5.592 tỷ đồng.

Bảng 2.3: Diễn biến nợ xấu của VNCB giai đoạn từ 2008 – 2012 ĐVT: tỷ đồng Năm 2008 2009 2010 2011 2012 Dư nợ 1.624 5.214 10.052 11.931 13.316 Nợ xấu 1,95 2,08 29,15 196,86 5.592 Tỷ lệ 0,12% 0,04% 0,29% 1,65% 42%

[Nguồn báo cáo nợ xấu VNCB 2008-2012]

2.2.2. Cơ cấu nợ xấu: 2.2.2.1. Theo nhóm nợ: 2.2.2.1. Theo nhóm nợ:

Theo quyết định 02/2013/TT-NHNN và các văn bản liên quan, nợ xấu bao gồm các khoản nợ được phân loại vào các nhóm nợ từ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn), nhóm 4 (nợ nghi ngờ) và nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn, cơ cấu nợ xấu theo nhóm nợ của VNCB như sau:

Hình 2.5.1: Cơ cấu các nhóm nợ theo tổng dư nợ tính đến 31/12/2012

[Nguồn báo cáo hoạt động kinh doanh VNCB 2012]

Theo cơ cấu trên, trong tổng dư nợ của VNCB tính đến cuối năm 2012 là 13.316 tỷ đồng, trong đó 58% là nợ nhóm 1 và nhóm 2, 42% còn lại là nợ xấu thuộc các nhóm 3,4 và 5. Dưới đây là tỷ trọng từng nhóm nợ xấu trong toàn bộ nợ xấu của VNCB:

Hình 2.5.2: Cơ cấu nợ xấu theo nhóm nợ tính đến 31/12/2012

[Nguồn báo cáo hoạt động kinh doanh VNCB 2012]

Theo cơ cấu nhóm nợ trên ta thấy nợ xấu chủ yếu tập trung ở nhóm 4(59% t ổng nợ xấu), tiếp đến là nợ nhóm 5 với tỷ lệ tương ứng 22% tổng nợ xấu và sau cùng là nhóm 3 với tỷ lệ 19%. Trong nợ nhóm 4 thì nợ cho vay để đầu tư góp vốn kinh doanh, vay bất động sản và xây dựng, chiếm khoảng 90%.

2.2.2.2. Theo lĩnh vực cho vay

Theo thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 của Thống đốc NHNN quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD được sửa đổi bổ sung tại Thông tư số 19/2010/TT-NHNN ngày 27/09/2010, ngành phi sản xuất bao gồm ngành BĐS, kinh doanh chứng khoán và cho vay tiêu dùng. Các ngành này được xếp vào diện rủi ro 250%.

Theo dữ liệu mà Ngân hàng Nhà nước vừa công bố, tính đến cuối tháng 09/2012, tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng ở mức 2,56% so với 31/12/2011. Trong đó, tín dụng đối với tiêu dùng, chứng khoán, bất động sản chiếm tỷ trọng 15,16% trong tổng dư nợ, ước tính tương đương với hơn 400.000 tỷ đồng. Về dư nợ cho vay kinh doanh bất động sản, tính đến cuối tháng 5 là khoảng 197.000 tỉ đồng, chiếm tỉ lệ 7,5% tổng số dư nợ. Nợ xấu cho vay đầu tư kinh doanh bất động sản khoảng 12.000 tỉ đồng, tương đương 6,5% dư nợ tín dụng kinh doanh bất động sản. Số nợ xấu cho vay bất động sản chiếm tỉ lệ khoảng 10,3% trong tổng nợ xấu hệ thống ngân hàng.

Về cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán có xu hướng giảm, đến ngày 31-5 còn gần 12.000 tỉ đồng, nợ xấu 485 tỉ đồng, chiếm 4,1% tổng dư nợ cho vay chứng khoán.

Theo báo cáo của cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng, nợ xấu hiện nay chủ yếu rơi vào lĩnh vực sản xuất công nghiệp, xây dựng do thị trường bất động sản đóng băng quá dài. Tính đến tháng 10/2011, cả nước có 1.309 DNNN với 100% vốn Nhà nước phân chia theo lĩnh vực gồm có 248 doanh nghiệp công nghiệp; 114 doanh nghiệp xây dựng; 135 doanh nghiệp giao thông vận tải; 341 công ty nông lâm nghiệp, thủy lợi, thủy nông và 471 doanh nghiệp thương mại dịch vụ. Như vậy có khoảng 500 DNNN hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và giao thông vận tải chiếm khoảng 42% tổng dư nợ tương đương 1.100.000 tỷ đồng. Đây là hai nhóm ngành có tỉ lệ vay nợ cao nhất với tổng nợ phải trả gấp hơn 2 lần vốn chủ sở hữu. Với đặc điểm của các ngành này là nợ vay ngân hàng thường là nợ vay trung dài hạn, do vậy một khi nền kinh tế nói chung và thị trường bất động sản nói riêng chưa hồi phục thì hiệu quả của các dự án này sẽ bị ảnh hưởng, tác động dây chuyền và lan tỏa trong thời gian dài, và muốn khắc phục xử lý phải tốn rất nhiều thời gian. Hiện nợ xấu của 02 nhóm ngành này chiếm tỷ lệ khoảng 35% tổng nợ xấu.

Hình 2.6: Cơ cấu nợ xấu theo lĩnh vực cho vay tính đến 31/12/2012 của VNCB

[Nguồn báo cáo hoạt động kinh doanh VNCB 2012]

Tính đến cuối năm 2012, nợ xấu của VNCB tập trung chủ yếu trong lĩnh vực cho vay góp vốn, đầu tư kinh doanh BĐS. Tỷ lệ cho vay đối với ngành này chiếm trên 92% tổng nợ xấu toàn VNCB, tiếp đến là ngành cho vay vốn kinh doanh với tỷ lệ hơn 5% và sau cùng là các ngành xây dựng sửa chữa, tiêu dùng, đầu tư dự án tài sản

có định chưa đến 3%. Qua đây chúng ta thấy đa dạng hoá ngành nghề, lĩnh vực cho vay, nghiên cứu cho vay theo đối tượng ngành nên là một điều kiện chính yếu mà chính sách cho vay của VNCB cần tập trung.

2.2.2.3. Theo đối tượng khách hàng

Hình 2.7:Cơ cấu nợ xấu theo đối tượng cho vay tính đến 31/12/2012

[Nguồn báo cáo hoạt động kinh doanh VNCB 2012]

Cơ cấu nợ xấu theo đối tượng cho vay của VNCB chủ yếu là cá nhân (56%), công ty (41%), còn đối tượng DNTN và hộ kinh doanh chỉ chiếm khoảng 3% trong tổng nợ xấu.

Nguyên nhân chính khiến cho nợ xấu nhiều là do:

- Đối tượng DNNN được hưởng những ưu đãi về tín dụng nên các DNNN có xu hướng sử dụng đòn bẩy tài chính nhiều hơn các doanh nghiệp khu vực khác. Bên cạnh đó một số NHTM thường coi các DNNN là đối tượng “có tóc”, nên việc thẩm định dự án, hồ sơ vay vốn thiếu chặt chẽ. Trong khi các DNNN biết mình có lợi thế đi vay vốn, nên họ sử dụng đồng vốn thiếu chặt chẽ, kém hiệu quả. Việc xử lý nợ xấu tại khu vực kinh tế này sẽ rất khó giải quyết vì dư nợ vay phần lớn là không có tài sản đảm bảo và nếu có thì cũng rất khó bán tài sản hoặc cổ phần nhà nước theo giá thị trường trong giai đoạn kinh tế suy thoái như

Một phần của tài liệu Các giải pháp quản trị nợ xấu của ngân hàng thương mại cổ phần xây dựng Việt Nam (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)