Nhóm giải pháp đối với nguyên nhân từ môi trường kinh doanh

Một phần của tài liệu Các giải pháp quản trị nợ xấu của ngân hàng thương mại cổ phần xây dựng Việt Nam (Trang 74)

Dựa trên kết quả khảo sát từ các chuyên gia trong ngành ngân hàng (phụ lục 1) + bảng khảo sát (phụ lục 3A), cho ra bảng kết quả (phụ lục 3B) – Bảng 1, dưới đây là các giải pháp đối với nhóm nguyên nhân từ môi trường kinh doanh:

Theo Thống đốc Nguyễn Văn Bình: Để xử lý nợ xấu, cần có sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị. Chính vì vậy, NHNN đã chủ động phối hợp với các bộ, ngành xây dựng, trình Bộ Chính trị thông qua và Chính phủ phê duyệt Đề án xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng. Đề án đã đưa ra 5 nhóm giải pháp tổng thể cần triển khai đến năm 2015, bao gồm: Nhóm giải pháp đối với TCTD; nhóm giải pháp đối với khách hàng của TCTD; nhóm giải pháp về cơ chế chính sách; nhóm giải pháp về thanh tra, giám sát và giải pháp thành lập Công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC).

Trước đó NHNN cũng đã chỉ đạo toàn ngành triển khai quyết liệt các giải pháp tự xử lý nợ xấu, như: Cơ cấu lại nợ, tích cực thu nợ, xử lý tài sản bảo đảm; bán nợ; sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý nợ; tiết giảm chi phí, tập trung trích lập dự phòng rủi ro... Các giải pháp này cùng với kết quả ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ thị trường của Chính phủ đã đem lại kết quả quan trọng bước đầu là nợ xấu được xử lý một bước, tốc độ gia tăng nợ xấu giảm dần từ cuối năm 2012.

Như vậy, giải pháp cơ cấu lại nợ không phải là giải pháp duy nhất để xử lý nợ xấu, nhưng đây là một trong các giải pháp quan trọng, phù hợp với điều kiện thực tế của thị trường và nền kinh tế nước ta. Đặc biệt, giải pháp này đã góp phần kiềm chế nợ xấu gia tăng và xử lý được một khối lượng nợ xấu rất lớn. Đồng thời cũng không làm hạn chế khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp. Nhất là, trong điều kiện nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, khả năng trả nợ của khách hàng vay bị suy giảm và việc huy động nguồn tài chính từ bên ngoài để xử lý nợ xấu không thuận lợi.

3.2.1.1. Cơ cấu lại nợ và phát triển thị trường mua bán nợ

Theo Thống đốc Nguyễn Văn Bình, thông qua biện pháp cơ cấu lại thời hạn trả nợ, một khối lượng lớn dư nợ tín dụng được giữ nguyên nhóm. Nhờ vậy, doanh nghiệp đã được hỗ trợ giảm bớt khó khăn tài chính do không phải trả lãi phạt và đảm bảo điều kiện tiếp tục có thể vay vốn ngân hàng.

Thực tế cho thấy, đến nay tổng số nợ các tổ chức tín dụng đã cơ cấu lại khoảng 300.000 tỷ đồng, chiếm 10% tổng dư nợ, trong đó khoảng 60% các khoản nợ nếu không được cơ cấu lại đã trở thành nợ xấu. Nếu không thực hiện giải pháp này thì nợ xấu đã tăng thêm trên 6%. Các biện pháp tự xử lý nợ xấu của TCTD, trong đó có biện pháp cơ cấu lại nợ đã mang lại những kết quả tích cực và thực sự có ý nghĩa đối với cả doanh nghiệp và ngân hàng. Tuy nhiên, các giải pháp này chưa bảo đảm nợ xấu của các TCTD được xử lý một cách vững chắc, triệt để. Cũng như chưa ngăn chặn được hoàn toàn nguy cơ nợ xấu gia tăng trở lại nếu các giải pháp khác về kinh tế vĩ mô, cơ cấu lại doanh nghiệp, xử lý hàng tồn kho, phát triển thị trường bất động sản… không được triển khai đồng bộ, có hiệu quả.

CácTCTD nên tự nguyện bán nợ xấu cho VAMC: ngay sau khi Đề án xử lý nợ xấu được ban hành, NHNN đã chủ động đề nghị các cơ quan liên quan triển khai các nhiệm vụ đã được phân công. Đồng thời, ban hành và thực hiện kế hoạch hành động triển khai đề án xử lý nợ xấu; thành lập Công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC). Ngày 26/7/2013, VAMC đã chính thức đi vào hoạt động. Hành lang pháp lý liên quan đến xử lý nợ xấu qua VAMC đã cơ bản hoàn thành. Đồng thời, NHNN đã tích cực chỉ đạo các TCTD rà soát, lập danh sách các khoản nợ xấu

đủ điều kiện và hoàn chỉnh các hồ sơ đề nghị bán nợ cho VAMC. Tính đến ngày 31/10/2013, VAMC đã mua được tổng số nợ xấu của 14 ngân hàng với số dư nợ gốc 14.019 tỷ đồng và giá mua là 11.119 tỷ đồng. Dự kiến đến cuối năm 2013, VAMC sẽ mua được tối thiểu 30-35 nghìn tỷ đồng nợ xấu. Việc VAMC mua được nợ xấu và tiếp nhận ngày càng nhiều đề nghị bán nợ tự nguyện từ nhiều ngân hàng, trong số này có nhiều NHTM có tỷ lệ nợ xấu dưới 3%, chứng tỏ các TCTD đã sẵn sàng bán nợ xấu. Tâm lý e ngại của các TCTD trong việc bán nợ xấu đã được xóa bỏ đáng kể khi hiểu được rõ ràng hơn những lợi ích đem lại của việc tham gia xử lý nợ xấu qua VAMC.

3.2.1.2. Tăng cường vai trò điều tiết, quản lý, điều hành của Chính phủ với các NHTM

Theo kinh nghiệm nhiều nước, cần lập Ủy ban Nhà nước xử lý nợ, có sự tham gia của NHNN, Bộ Tài chính và các cơ quan giám sát khác nhau, tạo điều kiện cho Nhà nước chủ động can thiệp để hỗ trợ thị trường. Cần quan trọng nhất là công khai minh bạch quá trình xử lý này, với sự chỉ đạo thống nhất, tránh bị lợi dụng, từng bước đạt chuẩn nợ xấu theo thông lệ quốc tế.

- Chỉ đạo các ngân hàng sử dụng các công cụ dự phòng của mình, cũng như việc tái cơ cấu DN và ngân hàng để có tình trạng nợ xấu được lành mạnh hơn, vấn đề này có thể xử lý để giảm nhẹ một phần tình trạng nợ xấu; khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các ngân hàng thương mại nhỏ, yếu kém hợp nhất, sáp nhập với các ngân hàng lớn, sử dụng tiềm lực tài chính của các ngân hàng lớn để xử lý nợ xấu.

- Cần nắm chắc tình trạng nợ xấu với số liệu chính xác để xử lý đúng thực tế bằng các giải pháp kịp thời, sát thực (số liệu của hệ thống ngân hàng còn có sự khác biệt lớn giữa báo cáo của các DN, đánh giá của NHNN và đánh giá của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia và các chuyên gia, các tổ chức quốc tế).

- Tranh thủ sự ủng hộ của các định chế tài chính và tạo điều kiện cho nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia vào quá trình xử lý nợ xấu. Tham vấn kinh nghiệm của các định chế tài chính lớn (IMF, WB...) trong quá trình cải cách hệ thống tài chính, ngân hàng, đồng thời tranh thủ nguồn vốn của các tổ chức

nàynhưng không chấp nhận điều kiện ràng buộc để tránh sự tác động, can thiệp vào các quyết sách điều hành kinh tế; yêu cầu các ngân hàng thương mại công bố cụ thể nợ xấu và khuyến khích các nhà đầu tư tư nhân góp vốn hoặc tham gia đấu thầu, thanh lý tài sản đảm bảo của các ngân hàng yếu kém để thu hồi tiền mặt; cho phép ngân hàng thương mại bán trực tiếp các khoản nợ xấu cho nhà đầu tư nước ngoài:nới rộng giới hạn sở hữu cho các nhà đầu tư nước ngoài tại các ngân hàng trong khoảng thời gian nhất định (từ 10 đến 20 năm), nhưng yêu cầu phải giảm dần tỷ lệ sở hữu trong các năm tiếp theo thông qua việc bán lại cổ phần cho cổ đông trong nước.

3.2.1.3. Minh bạch hoá và chi tiết hệ thống thông tin

Các thông tin cần được minh bạch hoá để đề án xử lý nợ xấu đi sát với thực tế, mang lại hiệu quả đích thực và tiết kiệm đươc thời gian.

- Trong cuộc họp ngày 18/12 với lãnh đạo thành phố HCM, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết, tổng số nợ xấu của Việt Nam năm 2012 khoảng 400.000 tỷ đồng, trong đó nợ xấu từ bất động sản chiếm 70%, tương đương 140.000 tỷ đồng. Tuy được người đứng đầu Chính phủ khẳng định con số, nhưng thống kê nợ xấu được công bố từ các nguồn lại rất khác nhau. Chẳng hạn, Ngân hàng Nhà nước cho rằng số nợ xấu chiếm 4,9% GDP, cơ quan giám sát nói là hơn 8,8%, trong khi đó thống đốc ngân hàng đưa ra 10%, còn các nhà phân tích công bố tỷ lệ này cao hơn mức 10%.

- Trong khi đó, ông Deepak Mishra, chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới (WB,) trong cuộc họp báo trước Hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ hồi đầu tháng 12 xác nhận, do không biết chính xác số nợ xấu của Việt Nam là bao nhiêu, vì thế sẽ không xác định được giải pháp. Ông nhấn mạnh 1% GDP của Việt Nam tương đương hơn 1 tỷ đô la, do đó sự chênh lệch giữa các con số không phải nhỏ chút nào.

Thủ thuật chồng chéo

- Theo cách phân nhóm nợ xấu của các ngân hàng thương mại (NHTM) được quy định năm 2007, nợ được chia thành 5 nhóm: nhóm 1 là nợ đủ tiêu chuẩn (thời gian quá hạn dưới 10 ngày), nhóm 2 là nợ cần chú ý (thời gian quá hạn từ

10 đến 90 ngày) và tăng dần lên nhóm 5, là nợ có khả năng mất vốn (quá hạn trên 360 ngày). Tuy nhiên, theo cách phân loại như vậy, các ngân hàng thương mại thường sử dụng các “thủ thuật” hạch toán qua các phương pháp “làm đẹp” báo cáo tài chính và “gồng mình” để đảm bảo thời gian quá hạn các khoản nợ vẫn nằm trong phạm vi cho phép là 1 và 2. Sự nguy hiểm là khi những nhóm nợ dạng “đủ tiêu chuẩn” hay “cần chú ý” kia trở nên xấu, thì được các ngân hàng “đẩy” thẳng lên nhóm 5 mà không qua các nhóm 3 hay 4. Trên nguyên tắc các NHTM phải trích lập dự phòng rủi ro tương ứng với nhóm nợ, nhưng các ngân hàng đã không làm như quy định.

- Bài báo Nợ xấu ngân hàng được giấu như thế nào đăng trên báo mạng Vietnamnet đã chỉ ra những thủ thuật của các ngân hàng, phổ biến nhất là các NHTM hỗ trợ giải ngân các khoản vay mới để trả nợ cũ, làm như vậy, khách hàng không bị chuyển nhóm nợ. Hơn nữa, NHTM không đánh giá kỹ khả năng trả nợ đầy đủ gốc và lãi đúng hạn, chỉ thực hiện giải quyết vấn đề khó khăn trả nợ trước mắt cho khách hàng và điều này làm gia tăng rủi ro cho hệ thống NHTM.

Một phần của tài liệu Các giải pháp quản trị nợ xấu của ngân hàng thương mại cổ phần xây dựng Việt Nam (Trang 74)