phát triển ngành chè tỉnh Thái Nguyên
3.2.4.1. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và quản lý ngành chè ở tỉnh Thái Nguyên
Cơ cấu tổ chức là một nhân tố quan trọng góp phần khẳng định hiệu quả sản xuất kinh doanh của một đơn vị kinh tế. Bởi vậy xét cho cùng thì việc tổ chức quản lý các yếu tố sản xuất chính là việc tổ chức quản lý con người. Do đó, hoàn thiện và đổi mới cơ cấu tổ chức quản lý luôn là vấn đề cần thiết hàng đầu đặt ra với ngành chè Thái Nguyên. Công tác tổ chức sẽ đưa tới hiệu quả kinh doanh cao, tạo uy tín trên thị trường là cơ sở mở rộng phát triển ngành chè.
Về tổ chức quản lý: Phải được quản lý theo từng vùng, ngành trên nguyên tắc làm hợp lý và tạo điều kiện thuận lợi đối với từng đối tượng quản lý. Đứng đầu là Tổng công ty chè Việt Nam sẽ quản lý các vấn đề về xuất nhập khẩu, dịch vụ và các dịch vụ tiếp cận thị trường. Còn ở các địa phương có chè thì sẽ quản lý toàn bộ về sản xuất hành chính xã hội đối với người lao động.
Về tổ chức tiêu thụ chè: Cần phải có mạng lưới các cơ sở như văn phòng đại diện bán và giới thiệu sản phẩm ở trong và ngoài nước, ngoài ra còn cần phải yêu cầu tất cả các đơn vị xuất khẩu chè ở mọi thành phần kinh tế phải có sự tự nguyện tham gia vào hiệp hội chè Thái Nguyên nhằm đảm bảo thống nhất thị trường về giá cả xuất nhập khẩu chè, tránh việc giảm giá chè để lấy khách và tranh mua trong nước để xuất khẩu.
Bên cạnh đó cần có sự phối hợp của cơ quan quản lý như Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên, của cơ quan chuyên môn như Công ty giám định hàng hoá xuất nhập khẩu thuộc Bộ thương mại, trung tâm kiểm tra chất lượng chè để ngăn chặn tình trạng chè kém chất lượng vẫn được xuất khẩu.
Tổ chức mạng lưới thông tin: Cần phải xây dựng được hệ thống thông tin quản lý hiện đại đó là việc xây dựng hệ thống máy vi tính được nối mạng cục bộ để truyền tải thông tin một cách nhanh nhất giúp cho các nhà lãnh đạo ra các quyết định nhanh chóng trên cơ sở phân tích, tổng hợp thông tin thị trường, giá cả, các yếu tố tác động đến ngành chè Thái Nguyên.
3.2.4.2. Hoàn thiện chính sách phát triển ngành chè
Để tạo điều kiện cho ngành chè phát triển thuận lợi thì việc hoàn thiện chính sách phát triển ngành là cần thiết. Cùng với các chính sách, tỉnh cần phải thực hiện các chính sách hỗ trợ cho sự phát triển ngành chè của tỉnh.
Hiện nay, chính sách hỗ trợ của tỉnh và Trung ương đang thực hiện trên địa bàn theo: Quyết định số 520/QĐ-UBND ngày 28/03/2006 của UBND tỉnh
2010; Quyết định số 126/QĐ-UBND ngày 17/1/2007 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc phê duyệt kế hoạch thực hiện đề án phát triển sản xuất chế biến tiêu thụ chè năm 2010. Bổ sung bằng chiến lược kinh tế - xã hội 2011- 2020 vừa thông qua.
Nội dung chủ yếu trong chính sách của tỉnh là:
- Về giống: Hỗ trợ 30% giá giống đối với phương pháp giâm cành. Hỗ trợ chương trình phục hồi chè trung du truyền thống 100% giá giống (tuyển chọn, nhân giống và trồng ra sản xuất).
- Về khoa học, kỹ thuật, công nghệ: Đào tạo, nâng cao kiến thức cho nông dân về kỹ thuật sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè. Xây dựng điểm trình diễn khuyến cáo: xây dựng các mô hình kinh tế kỹ thuật về trồng mới, thâm canh, sản xuất chè an toàn chất lượng cao; mô hình cải tạo chè xuống cấp; tổ chức thăm quan, học tập kinh nghiệm trong và ngoài nước; tổ chức các hội thi sản xuất, chế biến chè an toàn, chè đặc sản.
Hỗ trợ trang thiết bị, công nghệ chế biến chè: khuyến khích các hộ áp dụng quy trình sản xuất chế biến chè an toàn bằng đầu tư công nghệ sinh học và sử dụng tôn sao INOX thay thế tôn sắt với mức hỗ trợ 50% (cho 100 sản phẩm đầu tiên).
Tăng cường hợp tác với các viện nghiên cứu, trường đại học, ứng dụng các mô hình thực nghiệm: giống mới, công nghệ sinh học trong phân bón, thiết bị máy móc, bao gói.
Xây dựng một số mô hình trang trại khép kín: sản xuất - chế biến - tiêu thụ (ứng dụng mô hình khuyến nông, khuyến công) để xây dựng và khai thác hết tiềm năng của những người giàu kinh nghiệm làm chè.
Xây dựng điểm tổng kết mở rộng mô hình quản lý chất lượng toàn diện từ khâu sản xuất - chế biến - tiêu thụ. Giám sát chất lượng đầu ra, bảo vệ uy tín chè Thái Nguyên, định hình hệ thống mua và bán hàng có sự liên kết của bốn nhà.
- Về thị trường: đối với thị trường trong nước hỗ trợ điều tra khảo sát thị hiếu tiêu dùng, trao đổi học hỏi kinh nghiệm sản xuất. Đối với thị trường nước ngoài, tổ chức nghiên cứu công thức sản xuất, tiêu thụ chè của Trung Quốc, Nhật Bản. Đây là các nước có điều kiện gần giống nước ta, như công tác giống, biện pháp canh tác và tập quán trồng chè.
- Về đào tạo nhân lực cho ngành chè. Trước hết, mở các lớp đào tạo nông dân trực tiếp sản xuất chè về các kỹ thuật trồng trọt, bảo quản, chế biến chè.
Đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý sản xuất - chế biến - thị trường (đối tượng là cán bộ khuyến nông, chủ nhiệm hợp tác xã, tổ, nhóm sản xuất...).
Đào tạo đội ngũ chuyên gia trong quản lý sản xuất ngành chè.
Tuyên truyền đạo đức kinh doanh, xây dựng thông tin các khách hàng... Khuyến khích thành lập nhóm tổ hợp tác, hợp tác xã, hiệp hội người làm chè liên kết với nhau để hỗ trợ trao đổi kinh nghiệm hoạt động sản xuất kinh doanh chè.
KẾT LUẬN
1. Kết luận
Chè là một trong những cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao được trồng ở nhiều nơi trên đất nước Việt Nam trong đó có tỉnh Thái Nguyên. Đặc biệt, ngày nay cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, các sản phẩm chè đã trở thành đồ uống phổ biến, thông dụng của người dân. Nhu cầu về chè trên thế giới và ở Việt Nam ngày một tăng và đòi hỏi khắt khe về chất lượng. Việc nghiên cứu thực trạng phát triển ngành chè ở tỉnh Thái Nguyên có ý nghĩa rất lớn đối với người sản xuất, với tỉnh và các ngành có liên quan.
Luận văn đã hệ thống hoá một số khái niệm về cây chè, ngành chè và chỉ ra những đặc điểm của ngành chè, khẳng định vai trò to lớn của ngành chè đối với mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Luận văn làm rõ được điều kiện và nội dung phát triển ngành chè và những bài học kinh nghiệm về phát triển ngành chè của một số quốc gia và một số tỉnh, qua đó rút ra những vấn đề cần được nghiên cứu giải quyết đối với sự phát triển ngành chè Thái Nguyên. Đây chính là cơ sở lý luận, giúp cho những người quan tâm có thể dễ dàng tiếp cận được những nội dung có liên quan đến việc phát triển ngành chè Thái Nguyên trong giai đoạn hiện nay.
Luận văn đã đi sâu phân tích thực trạng phát triển của ngành chè ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay. Về trồng và chăm sóc cây chè nguyên liệu, tác giả đã khảo sát cây chè ở Thái Nguyên được trồng rộng rãi ở 9 huyện, thị xã và thành phố qua các số liệu cho thấy. Năng suất, sản lượng và diện tích chè tăng lên qua các năm. Cơ cấu giống chè đã có sự chuyển biến để giúp nâng cao hiệu quả kinh tế của cây chè. Trong lĩnh vực chế biến chè, Công nghệ chế biến chè ở tỉnh Thái Nguyên đã có sự phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu. Chủng loại sản phẩm chế biến chè ngày càng đa dạng và phong phú, chất lượng được nâng cao hơn. Tuy nhiên, nhìn chung công nghệ chế biến chè ở
tỉnh Thái Nguyên vẫn còn phân tán, chế biến thủ công vẫn còn nhiều, vì vậy chất lượng sản phẩm không đồng đều. Về thị trường tiêu thụ, địa bàn tiêu thụ chè Thái Nguyên ngày càng mở rộng. Tuy nhiên ngành chè Thái Nguyên không chủ động được thị trường tiêu thụ. Chợ nông thôn là nơi tiêu thụ số lượng lớn sản phẩm chè được sản xuất ra.
Qua đánh giá, phân tích thực trạng phát triển ngành chè ở tỉnh Thái Nguyên, luận văn đã đưa ra bối cảnh và một số quan điểm, định hướng và mục tiêu phát triển ngành chè đến năm 2020 của tỉnh Thái Nguyên. Quan điểm cơ bản nhất của phát triển ngành chè là: phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá; phát triển ngành chè trong sự phát triển nông nghiệp toàn diện, bền vững; phát triển ngành chè trong điều kiện khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ; phát huy tối đa lợi thế của các địa phương trong vùng sản xuất chè. Mục tiêu đến năm 2020, Thái Nguyên trở thành một trung tâm sản xuất chef lớn, hiện đại và có giá trị hàng hoá cao trong nước, chè Thái Nguyên là thương hiệu nổi tiếng trong nước và trên thế giới.
Để đạt được mục tiêu này cần phải thực hiện các giải pháp: về quy hoạch; vốn; nhân và đưa nhanh các giống có năng suất cao, chất lượng tốt vào vườn chè; tăng cường đầu tư đào tạo cán bộ kỹ thuật và tập huấn khuyến nông cho người trồng chè; chọn vùng nguyên liệu phù hợp, đảm bảo các yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất an toàn, chất lượng; nâng cao chất lượng sản phẩm chè, bằng xây dựng hệ thống quản lý, kiểm tra, giám sát, đánh giá chất lượng chè; củng cố phát triển thị trường cũ, tìm kiếm thị trường đầu ra, hướng tới ổn định thị trường tiêu thụ; xây dựng thương hiệu cho ngành chè Thái Nguyên; tăng cường hoạt động thông tin thị trường và xúc tiến thương mại để tiêu thụ sản phẩm chè...
2. Kiến nghị
Một là, tăng cường sự hợp tác đồng bộ giữa các bên liên quan, phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp, người trồng, chế biến chè
Hai là, Uỷ ban nhân dân tỉnh sớm hoàn thành việc giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ nông dân trồng chè yên tâm đầu tư mở rộng sản xuất. Đồng thời tăng cường hệ thống tín dụng nông thôn để tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ nông dân vay vốn phát triển sản xuất.
Ba là, cần ban hành quy định hạn chế việc sử dụng nguồn thuốc trừ sâu, khuyến khích các hình thức bảo vệ sinh học giúp hạn chế chi phí vật chất, giảm nhẹ ô nhiễm môi trường. Đảm bảo sức khoẻ cho người lao động, đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm.
Bốn là, tổ chức lễ hội chè hàng năm vừa phát triển văn hoá chè, vừa quảng bá sản phẩm chè Thái Nguyên.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hoàng Thị Minh Anh (2008), Nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, Luận văn Thạc sỹ Kinh tế, Trường ĐH Kinh tế và QTKD Thái Nguyên, Thái Nguyên. 2. Lê Hữu Anh (1995), Đổi mới tổ chức sản xuất - chế biến chè trong các
vùng nguyên liệu tập trung ở miền núi - trung du Bắc bộ, Luận án Phó tiến sĩ Khoa học Kinh tế, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
3. Lê Lâm Bằng (2008), Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất chè của hộ nông dân trên địa bàn Văn Chấn - Yên Bái, Luận văn Thạc sỹ Kinh tế, Trường ĐH Kinh tế và QTKD Thái Nguyên, Thái Nguyên.
4. Hứa Thanh Bình (2004), Phát triển kinh tế tư bản Nhà nước ở Thái Nguyên, Luận án Thạc sỹ Kinh tế, Trung tâm Đào tạo, Bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị, Hà Nội.
5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2007), Báo cáo tổng quan chè Việt Nam, Hà Nội.
6. Bùi Thế Đạt - Nguyễn Khắc Nhượng (1997), Kỹ thuật gieo trồng, chế biến chè và cà phê, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.
7. Bùi Thế Đạt, Vũ Khắc Nhượng (2000), Kỹ thuật gieo trồng chế biến chè và cà phê, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.
8. Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên (2008), Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 2007, Thái Nguyên.
9. Đường Hồng Dật (2004), Cây chè các biện pháp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm”, Nxb. Lao động Xã hội, Hà Nội.
10. Đường Hồng Dật (2008), Kỹ thuật trồng chè, Nxb. Văn hoá Dân tộc, Hà Nội.
11. Phạm Thị Ngọc Diệp (2009), Xuất khẩu chè của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập WTO, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Trường ĐH Kinh tế - ĐHQG Hà Nội.
12. Đảng cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
13. Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
14. Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
15. Hoàng Văn Gia (1995), Đổi mới mô hình tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh ở xí nghiệp nông công nghiệp chè Văn Hưng - Yên Bái, Luận án Phó tiến sĩ Khoa học Kinh tế, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. 16. Phạm Văn Việt Hà (2007), Thực trạng và những giải pháp chủ yếu
nhằm phát triển sản xuất chè tại Thành phố Thái Nguyên, Luận văn Thạc sỹ kinh tế - ĐH Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Thái Nguyên. 17. Hiệp hội chè Việt Nam (2005), Thực trạng và giải pháp phát triển
ngành chè, Hà Nội.
18. Hiệp hội chè Việt Nam (2006), Báo cáo tình hình trong nước và thế giới, Hà Nội.
19. Hiệp hội chè Việt Nam (2007), Hiện đại hoá thiết bị và công nghiệp chế biến chè, Hà Nội.
20. Võ Ngọc Hoài (1998), Phát triển chè đến năm 2000 và 2010, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.
21. Trần Quang Huy (2008), “Ảnh hưởng của các mối quan hệ hợp tác tới thu nhập của hộ nông dân sản xuất chè ở Thái Nguyên”, Nghiên cứu kinh tế, (6/361), tr.51-60.
22. Bùi Thị Quỳnh Hương (1998), Phát triển công nghiệp chế biến ở Thành phố Hồ Chí Minh, Luận án Thạc sĩ kinh tế, Trường Đa ̣i ho ̣c Kinh tế - Đa ̣i ho ̣c Quốc gia Hà Nội.
23. Nguyễn Văn Khoa (2007), Thực trạng và một số giải pháp nhằm phát triển sản xuất - chế biến, tiêu thụ chè ở huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên, Luận văn Thạc sỹ Kinh tế, Trường ĐH Kinh tế và QTKD Thái Nguyên, Thái Nguyên.
24. Nguyễn Hữu Khải (2005), “Sự cần thiết nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng chè xuất khẩu của Việt Nam”, Nghiên cứu Châu Âu, (1/61), tr.75-81.
25. Nguyễn Hữu Khải (2005), Cây chè Việt Nam: năng lực cạnh tranh xuất khẩu và phát triển, Nxb. Lao động Xã hội, Hà Nội.
26. Đặng Hạnh Khôi (1993), Chè và công dụng của chè, Nxb. Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.
27. Nguyễn Võ Linh (2006), Kỹ thuật phát triển cà phê chè đạt hiệu quả kinh tế cao, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.
28. Phạm Thị Lý (2000), Những vấn đề kinh tế phát triển cây chè ở Thái Nguyên, Luận án TS Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
29. Phạm Thị Lý (2004), Hiệu quả kinh tế của một số tiến bộ khoa học kỹ thuật áp dụng vào sản xuất chè đặc sản Thành phố Thái Nguyên, Thái Nguyên.
30. K.M. Djemukhatze; Nguyễn Ngọc Kính dịch (1981), Cây chè miền Bắc Việt Nam, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.
31. Nguyễn Thị Thu Nga (2007), Phát triển ngành chè Việt Nam trong quá trình hội nhập Kinh tế quốc tế”, Luận văn Thạc sỹ Kinh tế, ĐHQG Hà Nội.
32. Nguyễn Bá Ngọc, Hà Duyên Tư (2007), “So sánh quá trình biến đổi thành phần hóa học và chất lượng chè đen lên men liên tục và gián đoạn”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, (45/3), tr.123-130.