Giải pháp cho khâu chế biến chè

Một phần của tài liệu Phát triển ngành chè ở tỉnh Thái Nguyên Luận văn ThS. Kinh tế (Trang 70)

3.2.2.1. Giải pháp về khâu sơ chế chè

Trong ngành sản xuất chè, việc đảm bảo độ tuổi của búp chè, rút ngắn đến mức độ thấp nhất thời gian từ thu hái đến chế biến có vai trò quan trọng, trực tiếp đến chất lượng sản phẩm sau đó. Vì vậy, sơ chế có vai trò rất quan trọng.

Đầu tiên là xử lý vấn đề vận chuyển chè búp tươi từ nơi thu hái về nơi chế biến. Tình trạng phổ biến trong vận chuyển chè búp tươi hiện nay là nguyên liệu chè bị dập nát, ngốt, bốc nóng... Vì vậy, cần tổ chức một hệ thống thu mua đến từng vùng nguyên liệu, từng hộ gia đình, hướng dẫn canh tác, thu hái, bảo quản và tổ chức thu mua, vận chuyển tại vùng nguyên liệu. Một biện pháp đơn giản và có hiệu quả cao là giảm thiểu việc vận chuyển bằng bao tải

thay thế bằng các sọt đạt tiêu chuẩn về thể tích, trọng lượng; củng cố lại các trạm thu mua chè.

Đối với cơ sở sản xuất, trong chính vụ, nếu nhà máy không đủ diện tích bảo quản thì tổ chức bảo quản ngay tại trạm và xác định hợp lý tỷ lệ héo chè đúng, tránh tình trạng nguyên liệu dồn ép vào từng thời điểm, tạo ra sự căng thẳng về mặt bằng bảo quản chè tươi tại các nhà máy trong chính vụ. Khắc phục ngay tình trạng bảo quản chè trên nền nhà bằng cách tổ chức làm máng, kệ, sàn bảo quản bằng phên, tre, nứa, lưới, giàn bảo quản... để chè không bị hấp hơi tạo ra mùi ôi chua trong sản phẩm.

Hiện đại hoá toàn bộ khâu héo chè nhằm tạo hương thơm cho chè thành phẩm, sử dụng nguyên tắc héo kết hợp với bảo quản chè tươi trong hộc héo, chế tạo và trang bị các băng tải héo chè đủ để rải chè theo công suất của nhà máy. Tuyệt đối không phơi nắng chè tươi làm cho nội chất không phải là chè đen. Hơn nữa, phải kết hợp bảo quản với khâu làm héo nguyên liệu. Có làm như vậy mới nâng cao được chất lượng nguyên liệu, tạo điều kiện tốt cho sản xuất, chế biến và nâng cao nội chất hương vị chè thành phẩm.

3.2.2.2. Giải pháp về khâu chế biến chè thành phẩm

Kiểm tra lại môi trường phòng vò và lên men về nhiệt độ, độ ẩm, độ thoáng... và đáp ứng ngay các yêu cầu để môi trường phòng vò và lên men tối ưu... Khâu sấy do sử dụng nhiệt độ cao nên thường gây ra hiện tượng khê, khét; do chạy theo sản lượng nên công nhân thường rải chè dày quá quy định, vì vậy mà phải sấy ở nhiệt độ cao, dẫn đến đa phần chè bị mắc khuyết tật cao lửa, không có mùi thơm đặc trưng. Vì vậy, cần kiên quyết chỉ đạo sấy chè đúng nhiệt độ, đúng kỹ thuật.

Tăng cường giám sát kỹ thuật công nghệ trên dây chuyền chế biến, đảm bảo các thông số kỹ thuật chế biến, có chế độ chế biến thích hợp với điều kiện thực tế từng địa phương trồng chè. Cán bộ kỹ thuật cần được tạo điều kiện để

sản phẩm cuối cùng. Cần tổ chức lại khâu hoàn thành sản phẩm, lưu ý khâu bốc mẫu và đấu trộn đúng mặt hàng theo tiêu chuẩn đã quy định, quan tâm hơn nữa đến vấn đề vệ sinh công nghiệp trong tất cả các khâu.

Tỉnh cần có định hướng về phát triển công nghệ chế biến chè trong thời gian tới. Trên cơ sở đó hỗ trợ các doanh nghiệp chè đầu tư, đổi mới thiết bị công nghệ chế biến chè tiên tiến; từ chế biến chè thô nâng lên chế biến chè tinh để nâng cao giá trị sản phẩm chè. Tiến tới chấm dứt bán nguyên liệu chè thô ra nước ngoài. Các doanh nghiệp và người dân sản xuất nguyên liệu, đảm bảo có sự gắn bó lợi ích của cả hai bên, doanh nghiệp và người sản xuất nguyên liệu tồn tại và phát triển. Các doanh nghiệp cần nghiên cứu liên doanh với nước ngoài để chế biến sản phẩm chè cao cấp nhằm nâng giá trị sản phẩm chè xuất khẩu...

3.2.2.3. Nâng cao chất lượng sản phẩm chè, xây dựng hệ thống quản lý, kiểm tra giám sát, đánh giá chất lượng chè

Chất lượng sản phẩm chè do nhiều yếu tố tác động, như điều kiện tự nhiên, đất đai, khí hậu, thời tiết, giống chè, kỹ thuật canh tác, chăm sóc, thu hái, công nghệ chế biến, bảo quản, mẫu mã, bao gói, nhãn hiệu, các hoạt động xúc tiến hỗn hợp nhằm thúc đẩy tiêu thụ chè.

Hiện nay, tiêu chuẩn chè được công bố bao gồm tiêu chuẩn do sản xuất kinh doanh chè tự xây dựng; tiêu chuẩn ngành chè, các quy định kỹ thuật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; tiêu chuẩn Việt Nam; tiêu chuẩn Quốc tế hoặc khu vực; tiêu chuẩn nước ngoài được cơ sở sản xuất kinh doanh chấp nhận để áp dụng đối với sản phẩm hàng hoá chè của mình và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

Chất lượng sản phẩm (chu trình hình thành chất lượng sản phẩm của ISO 9004 và TCVN 5204) được chia thành hai phân hệ sản xuất và tiêu dùng như sau:

Phân hệ sản xuất: nghiên cứu nhu cầu thị trường về số lượng, yêu cầu về chất lượng, mục tiêu kinh tế cần được xây dựng, quy định chất lượng sản phẩm, xác định nguồn nguyên vật liệu, nơi tiêu thụ sản phẩm, nghiên cứu, triển khai công nghệ sản xuất, sản xuất thử, dự toán chi phí sản xuất, giá thành, giá bán, tiến hành sản xuất sản phẩm chè.

Phân hệ tiêu dùng: kiểm tra chất lượng sản phẩm chè, tìm biện pháp đảm bảo chất lượng quy định, bao gói, nhãn hiệu, tổ chức dự trữ, bảo quản, bán hàng, dịch vụ kỹ thuật, bảo hành, hướng dẫn sử dụng sản phẩm, trưng cầu ý kiến khách hàng về chất lượng, số lượng sản phẩm chè, lập kế hoạch cho sản xuất chè tiếp theo.

Các cơ sở sản xuất, chế biến để thực hiện các tiêu chuẩn và chu trình hình thành chất lượng sản phẩm để nâng cao chất lượng chè thành phẩm ở Thái Nguyên, cần thực hiện một số giải pháp như sau:

- Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu, đánh giá, quản lý chất lượng sản phẩm chè. - Lựa chọn cơ cấu, tỷ lệ các giống chè hợp lý, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ, đảm bảo cung cấp nguyên liệu, vật liệu đồng bộ và tăng cường kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu cho sản xuất. Quản lý việc sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu, việc thực hiện kỹ thuật sản xuất và quy trình công nghệ. Đầu tư đổi mới máy móc, thiết bị; đào tạo, bồi dưỡng người sản xuất chè có kỹ thuật, tay nghề và trình độ chuyên môn về chất lượng chè.

- Duy trì công tác quản lý, kiểm tra chất lượng chè. Áp dụng quản lý nhà nước về chất lượng theo chuẩn ISO, GMP. Xây dựng phương thức phối hợp hoạt động có hiệu quả giữa công tác kiểm tra, giám sát và thủ tục cấp giấy chứng nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn chất lượng cao. Từng bước xây dựng hệ thống quản lý chất lượng và tiêu thụ sản phẩm chè đặc sản ở Thái Nguyên.

Một phần của tài liệu Phát triển ngành chè ở tỉnh Thái Nguyên Luận văn ThS. Kinh tế (Trang 70)