Bài học kinh nghiệm đối với Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Phát triển ngành chè ở tỉnh Thái Nguyên Luận văn ThS. Kinh tế (Trang 34)

1.2.3.1. Xây dựng thương hiệu chè Thái Nguyên

Từ lâu, danh tiếng chè Thái Nguyên đã được luu truyền trong dân gian. Và ngày nay, trong thời kinh tế thị trường, cạnh tranh khốc liệt, sản phẩm chè Thái đã có một thương hiệu chính thống, được Nhà nước bảo hộ. Tuy nhiên, việc tạo dựng chỗ đứng vững chắc cho thương hiệu chè Thái trên thị trường trong nước và xuất khẩu đang là vấn đề không nhỏ đặt ra với ngành sản xuất, chế biến chè của Thái Nguyên.

Một số doanh nghiệp chè Thái Nguyên hiện nay đã bước đầu có những bước đi nhằm xây dựng và phát triển nhãn hiệu chè. Tuy nhiên, chất lượng sản phẩm chè phụ thuộc nhiều vào điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng. Chính vì thế, nên việc xây dựng một thương hiệu chung cho tất cả các sản phẩm chè xuất xứ từ Thái Nguyên giống như Ceylon của Srilanca, Darjeeling của Ấn Độ, chè Lâm Đồng là cần thiết. Thương hiệu chè của tỉnh không chỉ là một bằng chứng cho chất lượng của sản phẩm mà còn là một cách để quảng bá sản phẩm chè Thái Nguyên. Các doanh nghiệp chè sẽ sử dụng thương hiệu chè này song song với nhãn hiệu riêng của bản thân doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, vấn đề cũng cần được chú ý đến là phát triển và bảo hộ thương hiệu đó. Để làm được điều này cần có một tổ chức đứng ra làm chủ sở hữu và đăng ký bảo hộ thương hiệu ở các nước trên thế giới.

1.2.3.2. Đẩy mạnh, hỗ trợ nghiên cứu khoa học

Bài học kinh nghiệm của các nước xuất khẩu chè trên thế giới, như: Trung Quốc, Srilanca, Ấn Độ... đều có những trung tâm nghiên cứu khoa học trong ngành chè ở tầm quốc gia. Hoạt động nghiên cứu khoa học không chỉ giới hạn trong việc tạo ra giống chè có năng suất cao, chất lượng tốt mà còn được mở rộng sang công nghệ chế biến, đóng gói để tạo ra những sản phẩm có giá trị gia tăng cao như chè uống liền, chè có hương vị.

Thái Nguyên cần coi cây chè là cây có tiềm năng, do đó cần có những trung tâm nghiên cứu chè chuyên nghiên cứu về giống chè, phát triển công nghệ đóng gói và đa dạng hoá sản phẩm, khả năng phát triển thị trường chè với thiết bị hiện đại và có phương pháp tiếp cận tiên tiến để đưa ra một số vấn đề có liên quan đến lợi ích. Đó là:

- Phát triển trồng chè; - Cơ khí hoá sản xuất; - Cải tiến về đóng gói chè;

- Cải thiện các chỉ số về thu hái chè.

1.2.3.3. Thành lập cơ quan quản lý chất lượng

Theo quy luật chung của nền kinh tế tri thức, hơn nữa chè là một sản phẩm đồ uống nên càng phải đảm bảo các tiêu chuẩn về chất lượng. Ở Thái Nguyên chưa có cơ quan nào chịu trách nhiệm về sản phẩm chè mà chủ yếu hoạt động quản lý chất lượng được thực hiện ở các doanh nghiệp. Hiện nay, các doanh nghiệp ở Thái Nguyên cũng đã bắt đầu chú ý đến hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO hay HACCP… nhưng để có thể áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng này vào các doanh nghiệp trong ngành, cần phải có sự đầu tư cả về công sức và tiền bạc mà không phải doanh nghiệp nào cũng có thể thực hiện được. Chính vì thế, một cơ quan quản lý chất lượng của ngành sẽ là giải pháp cho các doanh nghiệp sản xuất và chế biến chè với quy mô vừa và nhỏ của Thái Nguyên. Cơ quan này sẽ tập trung vào việc áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng trong ngành chè thông qua việc hỗ trợ về tài chính, về đào tạo cho các doanh nghiệp trong ngành.

1.2.3.4. Phát triển du lịch sinh thái từ các khu vực trồng và sản xuất chè

Kinh nghiệm của Srilanka trong việc xây dựng bảo tàng chè rất đáng để cho Thái Nguyên học tập. Bảo tàng này được xây dựng năm 1925 tại nhà máy chè Hantane đã bỏ trống hơn một thập kỷ. Mục tiêu của bảo tàng không chỉ là thu hút khách du lịch đến thăm quan mà còn là một cách hữu hiệu để tuyên truyền, phổ biến những thông tin, những lợi ích của cây chè.

Tuy rằng ở Thái Nguyên không có đựơc những cơ sở chế biến chè lâu đời nhưng cảnh quan vùng trồng chè ở Thái Nguyên cũng được biết đến như vùng chè Tân Cương (Thành phố Thái Nguyên), vùng chè Trại Cài (Đồng Hỷ), vùng chè Tức Tranh, Vô Tranh, Phú Đô (Phú Lương)... Nếu chúng ta có thể kết hợp những cảnh quan này với những điểm du lịch, những trung tâm giới thiệu văn hoá chè thì sản phẩm chè ở tỉnh Thái Nguyên sẽ được quảng bá rộng rãi, qua đó góp phần thúc đẩy ngành chè Thái Nguyên phát triển. Không

những thế, với việc thu hút khách du lịch vào thăm những vườn chè và trung tâm giới thiệu văn hoá chè ở tỉnh, thu nhập của người dân trồng chè ngày càng được nâng cao, đời sống ngày càng được cải thiện.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH CHÈ Ở TỈNH THÁI NGUYÊN

2.1. Các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển ngành chè ở tỉnh Thái Nguyên

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng rất lớn đến phát triển sản xuất chè, các yếu tố như lượng mưa, khí hậu, nhiệt độ, đất đai là các yêú tố quan trọng có tác động đến ngành chè ở tỉnh Thái Nguyên. Trên cơ sở phân tích các chỉ tiêu về khí hậu đất đai, địa hình, nguồn nước của tỉnh cho thấy khả năng thích nghi như sau:

2.1.1.1. Khí hậu

Thái Nguyên có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, được chia làm hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Theo số liệu của Tổng cục Khí hậu Thủy văn, lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1500 đến 2500mm, cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1. Nhiệt độ trung bình chênh lệch giữa tháng nóng nhất (28,90C - tháng 6) với tháng lạnh nhất (15,20C - tháng 1) là 13,70C. Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1300 - 1750 giờ và phân phối thời gian đồng đều cho các tháng trong năm. Lượng mưa trung bình khá lớn, từ 1500 -2500 mm, tổng lượng nước mưa tự nhiên của tỉnh Thái Nguyên dự tính lên tới 6,4 tỷ m3/năm. Tuy nhiên, lượng mưa phân bố không đều theo không gian và thời gian. Theo không gian, lượng mưa tập trung nhiều ở thành phố Thái Nguyên, huyện Đại Từ. Trong khi đó tại huyện Võ Nhai, Phú Lương lượng mưa tập trung ít hơn. Còn theo thời gian, lượng mưa tập trung khoảng 87% vào mùa mưa, trong đó tháng 8 chiếm gần 30% tổng lượng mưa cả năm. Vì vậy, ở Thái Nguyên hay xảy ra những trận lũ lớn vào mùa mưa, và hạn vào mùa khô đặc biệt vào tháng 12, khi lượng mưa trong tháng chỉ bằng 0,5% tổng lượng mưa cả năm.

Cây chè sinh trưởng ở vùng có lượng mưa hàng năm từ 1000-4000 mm, nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng từ 22 - 280C. Như vậy, nói chung khí hậu ở Thái Nguyên rất thích hợp cho sự sinh trưởng của cây chè, đó là điều kiện để thúc đẩy sự phát triển của ngành chè.

2.1.1.2. Địa hình

Thái Nguyên có nhiều dãy núi cao chạy theo hướng Bắc - Nam, thấp dần xuống phía Nam. Dãy Tam Đảo với điểm cao nhất là 1590m, các vách núi dựng đứng và kéo dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam; dãy núi Ngân Sơn bắt đầu từ Bắc Kạn chạy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam đến huyện Võ Nhai; dãy núi Bắc Sơn chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Cả ba dãy núi trên đều là dãy núi cao che chắn gió mùa Đông Bắc, vì vậy Thái Nguyên ít chịu ảnh hưởng lớn của gió mùa này. Thái Nguyên có địa hình đặc trưng là đồi núi, xen kẽ với ruộng thấp, chủ yếu là núi đá vôi và đồi dạng bát úp. Là một tỉnh trung du miền núi nhưng địa hình tỉnh Thái Nguyên không phức tạp lắm so với các tỉnh trung du miền núi khác. Đây là một thuận lợi của Thái Nguyên cho canh tác nông lâm nghiệp và đặc biệt là cho sự phát triển của cây chè.

2.1.1.3. Đất đai

Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 354.104,39 ha, trong đó đất núi chiếm 43,83% có độ cao trên 200 m, hình thành do sự phân hóa trên các đá macma, đá biến chất và đá trầm tích; đất đồi chiếm 24,57%; đất ruộng chiếm 12,11% nhưng phần lớn có độ phì thấp. Đất chưa sử dụng chiếm 15,11%, khoảng 53.533,6 ha.

Được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu và đất đai, Thái Nguyên có nhiều khả năng để phát triển nông, lâm, công nghiệp, du lịch và các loại hình dịch vụ khác. Diện tích rừng tự nhiên của tỉnh là 102.190 ha; diện tích rừng trồng khoảng 44.450 ha. Đây là một lợi thế to lớn cho việc phát triển rừng nguyên liệu phục vụ chế biến gỗ nhân tạo, chế biến làm nguyên liệu giấy. Diện tích

thực, tỉnh còn có diện tích tương đối lớn để quy hoạch các đồng cỏ, phát triển mạnh chăn nuôi đại gia súc, chăn nuôi bò sữa.

Do có những điều kiện tự nhiên thuận lợi, nên tỉnh Thái Nguyên là vùng đất phát triển của cây chè. Chè Thái Nguyên, đặc biệt là chè Tân Cương, là đặc sản từ lâu nổi tiếng trong và ngoài nước. Toàn tỉnh hiện có 15.000 ha chè (đứng thứ 2 cả nước, sau Lâm Đồng), trong đó có trên 12.000 ha chè kinh doanh; hàng năm cho sản lượng khoảng trên 70.000 tấn chè búp tươi. Tỉnh đã có quy hoạch phát triển cây chè lên 15.000 đến 20.000 ha với sản lượng khoảng 105.000 tấn chè búp tươi/năm. Cây ăn quả của tỉnh hiện có trên 10.000 ha, đến năm 2010 đưa lên 15.000 ha, có thể phát triển các loại cây như vải, mơ, nhãn, cam, quýt…

2.1.2. Công nghệ sản xuất

2.1.2.1. Kỹ thuật canh tác

Đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất, chất lượng cây chè. Nếu áp dụng khoa học kỹ thuật tốt sẽ tạo điều kiện tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm chè. Đã có nhiều công trình nghiên cứu và tổng kết từ thực tiễn kỹ thuật trồng chè. Để đảm bảo chống xói mòn, trồng được nhiều cây chè đồng đều, cho năng suất cao, chất lượng tốt và vườn chè thuận lợi cho việc đi lại "phải thực hiện một loạt các biện pháp như trồng theo kiểu nông - lâm kết hợp, trồng theo kiểu bình độ". Về phân bón, nhiều công trình nghiên cứu và thực nghiệm đã tiến hành, nhìn chung muốn đạt năng suất 5 tấn/ha chè búp tươi cần bón theo đúng cách. Ngoài phân chuồng, phải có phân xanh tăng cường. Nếu bón đạm với hàm lượng quá cao hoặc bón các loại phân theo tỷ lệ không hợp lý sẽ làm giảm chất tanin hòa tan của chè, làm tăng hợp chất nitơ dẫn tới giảm chất lượng chè.

Một yếu tố khác tác động đến chất lượng của ngành chè là kinh nghiệm trồng và hái chè của công nhân. Thái Nguyên có lịch sử phát triển ngành chè từ lâu, nhân dân đã có nhiều kinh nghiệm trong trồng và chế biến chè. Vì vậy,

Thái Nguyên có điều kiện để tiếp thu trồng các giống tốt, áp dụng các kỹ thuật canh tác tiên tiến, để nâng cao năng suất và chất lượng chè.

2.1.2.2. Hệ thống công nghệ chế biến và thiết bị chế biến

Đây là nhân tố có ý nghĩa quyết định đến chất lượng ngành chè ở tỉnh Thái Nguyên. Ngành chè đã phân bố hệ thống chế biến công nghiệp trên các vùng chè, đặc biệt là các vùng chuyên canh chè với các xã trọng điểm như xã Tân Cương, Phúc Xuân, Phúc Trìu… Hệ thống chế biến công nghiệp của các công ty lớn đã trở thành trung điểm thu hút chè búp tươi từ các bộ phận trồng chè. Hệ thống các nhà máy chế biến đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc kích thích và ổn định thị trường nguyên liệu, đa dạng hóa sản xuất và xuất khẩu. Vì thế mà hệ thống công nghệ chế biến rất quan trọng đã hỗ trợ người sản xuất trong việc chế biến hầu hết các loại chè có mặt trên thị trường quốc tế: Chè đen, OTD, CTC, chè xanh, chè hương, chè ướp hoa tươi… Điều này giúp thay đổi cơ cấu mặt hàng, thích ứng với nhu cầu tiêu thụ của thị trường.

Ngoài ra hệ thống công nghệ chế biến còn hỗ trợ định hướng thị trường xuất khẩu và thị trường tiêu thụ trong nước. Do đa dạng hóa công nghệ chế biến những năm gần đây (nhập thêm máy móc, công nghệ Đài Loan, Trung Quốc, Nhật Bản…) nên đã tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao và đảm bảo vững chắc các mục tiêu tăng trưởng.

Công nghệ chế biến ngày càng hiện đại đã và đang đem lại những sản phẩm mới, chất lượng cao, giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường của ngành chè ở tỉnh Thái Nguyên.

2.1.3. Hệ thống chính sách hỗ trợ

Ngành chè nói chung và ở Thái Nguyên nói riêng muốn mở rộng quy mô và chất lượng trong sản xuất, kinh doanh, nhất thiết phải có chính sách kinh tế thích hợp nhằm tạo dựng mối quan hệ hữu cơ giữa các nhân tố với nhau, tạo hiệu quả kinh doanh cao nhất. Các chính sách tác động trực tiếp

hoặc gián tiếp đến sự phát triển của ngành chè ở Thái Nguyên, có thể kể đến là: Chính sách ruộng đất, chính sách thuế, chính sách huy động vốn...

Chính sách ruộng đất: Ở nông thôn, sau Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị năm 1988, hộ nông dân đã được giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài (10-20 năm). Đây là yếu tố quan trọng làm cho người dân yên tâm sản xuất. Các đơn vị quốc doanh cũng đã chia đất, khoán vườn chè cho gia đình công nhân. Đối với Thái Nguyên, tỉnh đã tạo điều kiện để thực hiện việc giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người trồng chè, khuyến khích phát triển sản xuất, chế biến chè tập trung. Chuyển đổi đất vườn tạp sang đất trồng chè.

Chính sách thuế: Thực hiện miễn thuế đất nông nghiệp theo chính sách hiện hành. Tuy nhiên, hiện nay các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm chè thường phải chịu sự điều chỉnh trực tiếp của các loại thuế, như: Thuế sử dụng đất nông nghiệp; thuế giá trị gia tăng; thuế thu nhập doanh nghiệp; thuế xuất khẩu, nhập khẩu. Điều đó có ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển và hiệu quả kinh doanh của ngành chè.

Chính sách huy động vốn: có ảnh hưởng rất lớn đối với ngành chè ở Thái Nguyên. Ở Thái Nguyên, tỉnh đã thực hiện đa dạng hoá nguồn vốn đầu tư, đồng thời đã thực hiện những chính sách cho vay ưu đãi và linh hoạt. Vốn đầu tư vào ngành chè được kêu gọi từ nhiều nguồn khác nhau: vốn từ ngân sách nhà nước và tỉnh, vốn tín dụng của các ngân hàng và các tổ chức tín dụng nhân dân, vốn góp từ cổ đông đối với các công ty cổ phần...

2.1.4. Các nhân tố khác

2.1.4.1. Ảnh hưởng của giống chè

Chè là loại cây trồng có chu kỳ sản xuất dài, nên chọn giống chè có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với người sản xuất. Việc nghiên cứu chọn, tạo và sử dụng giống tốt phù hợp cho từng vùng sản xuất được các nhà khoa học và người sản xuất quan tâm từ rất sớm.

Giống chè ảnh hưởng tới năng suất, số lượng búp, chất lượng nguyên liệu do đó cũng ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm chè, đến hiệu quả sản xuất kinh doanh và cạnh tranh trên thị truờng. Ở tỉnh Thái Nguyên, giống chè chủ yếu vẫn là giống chè Trung Du truyền thống; các giống mới có năng suất cao có được sử dụng, nhưng tỷ lệ không cao. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất, chất lượng sản phẩm của chè Thái Nguyên. Đó là một trong những nguyên nhân làm cho ngành chè Thái Nguyên hiện nay phát triển chưa tương xứng với tiềm năng hiện có.

2.1.4.2. Quy trình canh tác cây chè

Quy trình canh tác từ tưới nước cho chè, mật độ trồng chè, đốn chè, bón phân ở tỉnh Thái Nguyên có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của

Một phần của tài liệu Phát triển ngành chè ở tỉnh Thái Nguyên Luận văn ThS. Kinh tế (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)