Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Phát triển ngành chè ở tỉnh Thái Nguyên Luận văn ThS. Kinh tế (Trang 58)

2.4.2.1. Những hạn chế

- Quy mô hộ sản xuất chè nguyên liệu còn nhỏ, bình quân từ 2-17 sào/hộ. Ứng dụng công nghệ sinh học mới và giống chè mới còn đạt thấp. Một số địa phương vẫn duy trì trồng chè hạt. Việc thực hiện quy trình kỹ thuật và tiêu chuẩn ngành trong sản xuất chè vẫn chưa được các địa phương thực hiện nghiêm túc.

- Công nghệ chế biến chè Thái Nguyên vẫn còn lạc hậu, phân tán, chế biến thủ công vẫn còn nhiều, do vậy chất lượng không đồng đều. Các nhà máy chế biến công nghiệp chưa khai thác hết công suất do thiếu nguyên liệu, trong khí chế biến chè vẫn còn tập trung chủ yếu dựa vào hình thức hộ gia đình, thủ công, nửa cơ giới. Đa số các doanh nghiệp chế biến chè chưa có vùng nguyên liệu (trừ nhà máy chè Sông Cầu, Quân Chu, gần đây có doanh nghiệp chè Vạn Tài... ) chưa có hợp đồng thu mua nguyên liệu hợp lý và chặt chẽ với nông dân, do đó không chủ động nguồn nguyên liệu cho chế biến với công suất dây chuyền đã trang bị. Hộ nông dân tự canh tác, thu hái và chế biến vẫn mang tính phổ biến, nhất là những vùng sâu, và ngay cả ở vùng chè đặc sản.

- Việc tiêu thụ sản phẩm chè vẫn không chủ động được thị trường bên ngoài. Hiện tại, sản phẩm chè của Thái Nguyên cả nội tiêu và xuất khẩu không chủ động được thị trường: giá bán thấp, chưa mang lại hiệu quả cao tương xứng với vị thế của chè Thái Nguyên. Quản lý thương hiệu chè Thái

Nguyên chưa được áp dụng nghiêm ngặt và thực sự chưa được quan tâm đúng mức. Hợp tác giữa các doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước, Hiệp hội chè chưa thực sự gắn bó hỗ trợ lẫn nhau; từ cung cấp thông tin, đề xuất, kiến nghị, tuyên truyền, quảng bá, v.v...

- Các vấn đề bao bì, mẫu mã, sản phẩm hàng hóa chất lượng cao, hợp thị hiếu, sản phẩm sạch, v.v... đã được đề cập nhiều, song chưa có những giải pháp ứng dụng mang tính đột phá.

2.4.2.2. Nguyên nhân

- Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa Nhà nước, các doanh nghệp chế biến, tiêu thụ và người làm chè.

- Việc áp dụng các giải pháp khoa học công nghệ tiên tiến từ sản xuất, chế biến... mới chỉ thực hiện được theo mô hình, chưa được xây dựng thành dự án để triển khai.

- Chưa đầu tư cho công tác khảo sát, tiếp thị, quảng bá sản phẩm hàng hoá chè.

- Hệ thống chợ nông thôn, điểm thu mua hàng còn tự phát, chưa quy hoạch thành điểm tập trung.

- Thể chế trong quản lý ngành chè còn nhiều bất cập, chưa có hiệu quả. Thủ tục trình duyệt còn phức tạp mất nhiều thời gian; cơ chế chính sách chồng chéo.

Một phần của tài liệu Phát triển ngành chè ở tỉnh Thái Nguyên Luận văn ThS. Kinh tế (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)