3.1.2.1. Quan điểm
Căn cứ quan điểm, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn tới và khả năng phát triển ngành chè có thể xác định quan điểm phát triển của ngành chè ở Thái Nguyên như sau:
Một là: phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá.
Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XVIII năm 2010 đã chỉ rõ: "Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của toàn Đảng bộ, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh; phát huy dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; phát triển kinh tế nhanh và bền vững, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo tiền đề vững chắc để Thái Nguyên trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại trước năm 2020 và là một trong những trung tâm kinh tế, văn hoá, y tế, đào tạo của cả nước".
Việc định hướng phát triển chè ở tỉnh Thái Nguyên đã được khẳng định: Tập trung mọi nguồn lực để khai thác có hiệu quả, bền vững tiềm năng và lợi thế của cây chè Thái Nguyên trên cơ sở phát triển đồng bộ sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè gắn với việc áp dụng công nghệ cao, kỹ thuật tiên tiến, sản phẩm đa dạng, an toàn và chất lượng đưa sản phẩm chè Thái Nguyên có vị thế trên thị trường trong nước và thế giới.
Hai là: Phát triển ngành chè trong sự phát triển nông nghiệp toàn diện, bền vững.
Trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá, hội nhập quốc tế với bối cảnh toàn cầu hoá, việc phát triển nông nghiệp bền vững là một xu hướng tất yếu của một nền nông nghiệp hiện đại. Đề đáp ứng xu hướng đó, phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè cũng phải đảm bảo tính
ngành trở thành tự giác của người làm chè; phải gắn kết việc đầu tư thâm canh, cải tạo đi đôi với khai thác, thu hái sản phẩm. Đồng thời, đặt sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè gắn liền với môi trường sống của nhân dân.
Ba là: phát triển ngành chè trong điều kiện khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ.
Trên thế giới hiện nay, khoa học công nghệ phát triển như vũ bão đòi hỏi sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè phải đáp ứng được những yêu cầu về công nghệ trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ. Điều đó phải được khẳng định trong việc ứng dụng công nghệ sinh học về giống chè, công nghệ về phân bón vi sinh, công nghệ về đầu tư thâm canh; công nghệ chế biến chè hữu cơ, chè tan, chè chất lượng cao. Đặc biệt là ứng dụng công nghệ marketing tiêu thụ sản phẩm mới đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế thị trường.
Bốn là: phát huy tối đa lợi thế của các địa phương trong vùng sản xuất chè. Phát huy các lợi thế về điều kiện tự nhiên, đất đai, khí hậu, thuỷ văn cũng như các nguồn lực về lao động, trình độ thâm canh và mối liên hệ vùng nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè. Có kế hoạch đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng vùng chè, như điện cho sản xuất và đời sống, về đường giao thông. Tạo điệu kiện thuận lợi cho ngành chè phát triển.
Phát triển sản xuất chè trên cơ sở phát huy cao nội lực, thu hút nguồn vốn trong dân đi đôi với tạo điều kiện từ các chương trình tài trợ, chương trình cho vay, giải quyết việc làm.
3.1.2.1. Định hướng
Tập trung mọi nguồn lực để khai thác có hiệu quả, bến vững tiềm năng và lợi thế cây chè tỉnh Thái Nguyên, trên cơ sở phát triển đồng bộ sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè gắn với việc áp dụng công nghệ cao, kỹ thuật tiên tiến, sản phẩm đa dạng, an toàn và chất lượng cao. Nâng cao đời sống người làm chè, cải thiện và bảo vệ môi trường. Nâng cao vị thế, giữ vững và quảng bá thưong hiệu chè Thái Nguyên ở thị trường trong nước và trên thế giới.
3.1.2.3. Mục tiêu phát triển ngành chè
Căn cứ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên, trên cơ sở khai thác mọi nguồn lực, mọi cơ hội và lợi thế, phấn đấu đẩy nhanh tốc độ phát triển ngành chè với mục tiêu đến năm 2020 là:
- Đến năm 2020, diện tích chè toàn tỉnh đạt trên 19.000 ha. Trong đó, diện tích chè kinh doanh đạt 17.900 ha (giống mới chiếm 60%); năng suất bình quân đạt 14 tấn búp tươi/ha, sản lượng đạt 250 nghìn tấn búp tươi; giá trị thu nhập trên 80 triệu đồng/ha. Diện tích chè ở các địa phương (tính đến năm 2020) được phân bố như sau: Thành phố Thái Nguyên 1.500 ha; thị xã Sông Công 650 ha; Định Hoá 2.800 ha; Võ Nhai 550 ha; Phú Lương 3.900 ha; Đồng Hỷ 2.700 ha; Đại Từ 5.600 ha; Phú Bình 150 ha; Phổ Yên 1.300 ha. Sẽ quy hoạch các vùng sản xuất tập trung gồm: Diện tích vùng chè đen dự kiến 15%, chủ yếu ở các huyện: Định Hoá, Phú Lương; diện tích vùng chè xanh 55%, chủ yếu ở thành phố Thái Nguyên, Đồng Hỷ, Đại Từ, Võ Nhai, Sông Công; diện tích vùng sản xuất chè cao cấp và đặc sản chiếm 25%, tập trung ở thành phố Thái Nguyên, Đại Từ, Đồng Hỷ, Phổ Yên, Phú Lương.
- Quy hoạch la ̣i vùng chè nguyên liê ̣u theo hướng sản xuất chè xanh chất lượng cao phu ̣c vu ̣ nô ̣i tiêu là chính và mô ̣t phần xuất khẩu . Có kế hoạch đưa dần các giống chè mới thay thế các giống chè cũ trên diê ̣n tích chè đã trồng lâu năm theo các vùng đã quy hoa ̣ch . Quy hoa ̣ch la ̣i các khu , nhà máy chế biến chè theo hướng gắn với vùng nguyên liê ̣u và thực hiê ̣n tiêu thu ̣ sản phẩm chè cho nông dân theo hình thức hợp đồng.
- Xây dựng hê ̣ thống quản lý chất lượng chè từ tỉn h đến cơ sở để giám sát và kiểm soát chất lượng sản phẩm chè t rên thi ̣ trường , đảm bảo cho chè Thái Nguyên phát triển bền vững.
- Thiết lập ma ̣ng lưới thông tin thi ̣ trường chè từ tỉnh đến huyê ̣n, xã. Lâ ̣p những "đi ̣a chỉ xanh" tại các cụm, xã trọng điểm trồng chè để hàng ngày thu
- Xây dựng thương hiê ̣u chè Thái Nguyên , thiết lâ ̣p ma ̣ng lưới tiêu th ụ chè trong tỉnh và mở đại lý bán chè Thái tại các thành phố lớn ; xây dựng chợ đầu mối , điểm giao di ̣ch cho thi ̣ trường chè , trung tâm giới thiê ̣u sản phẩm chè tại tỉnh; hàng năm mở các cuộc hội chợ , triển lãm, thi chất lượng chè ta ̣i tỉnh để quảng bá sản phẩm chè Thái.
- Tạo môi trường thuận lợ i để thu hú t đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực chế biến và tiêu thu ̣ chè Thái Nguyên.