Trồng và chăm sóc cây chè nguyên liệu

Một phần của tài liệu Phát triển ngành chè ở tỉnh Thái Nguyên Luận văn ThS. Kinh tế (Trang 45)

2.3.1.1. Địa bàn phân bố cây chè

Cây chè Thái Nguyên được trồng ở 9 huyê ̣n, thị xã và thành phố, nhưng tâ ̣p trung chủ yếu ở 8 huyê ̣n, thành phố, thị xã là Thành phố Thái Nguyên, Thị xã Sông Công, các huyện Đồng Hỷ , Phổ Yên, Đi ̣nh Hoá, Phú Lương, Đa ̣i Từ và Võ Nhai. Căn cứ vào điều kiê ̣n đất đai , khí hậu của từng địa phương , tỉnh

vùng chè nguyên liệu để chế biến chè xanh , bao gồm thành phố Thái Nguyên, Thị xã Sông Công , các huyện Đại Từ , Đồng Hỷ, Phổ Yên, Võ Nhai với diện tích hơn 11 nghìn ha, chiếm khoảng 73% diê ̣n tích chè của tỉnh . Trong đó, vùng chè xanh đặc sản có gần 4 nghìn ha với các địa danh nổi tiếng như Tân Cương, Phúc Xuân, Phúc Trìu (Thành phố Thái Nguyên), La Bằng, Khuôn Gà - Hùng Sơn (Đại Từ), Trại Cài - Minh Lâ ̣p , Sông Cầu (Đồng Hỷ) và Phúc Thuâ ̣n (Phổ Yên). Thứ hai là vùng chè nguyên liê ̣u để chế biến chè đen , bao gồm phần lớn diê ̣n tích chè của huyê ̣n Đi ̣nh Hoá , Phú Lương với diện tích 4 nghìn ha, chiếm khoảng 27% diê ̣n tích chè toàn tỉnh.

2.3.1.2. Diện tích, năng suất và sản lượng chè

Diện tích trồng chè: Trong những năm qua, thực hiện "Đề án phát triển ngành chè giai đoạn 2006-2010", diện tích chè của Thái Nguyên liên tục được mở rộng và tăng nhanh qua các năm. Điều này được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.1: Diện tích và sản lượng chè trên toàn tỉnh

Năm Diện tích Sản lƣợng

Giá trị (ha) Tốc độ (%) Giá trị (tấn) Tốc độ (%)

2006 16.366 4,66 129.193 7,95

2007 16.984 3,77 149.250 15,52

2008 17.102 0,69 151.103 1,24

2009 17.309 1,21 158.702 5,02

2010 17.539 1,32 160.602 1,19

Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Thái Nguyên

Qua bảng trên ta thấy, từ khi triển khai "Đề án phát triển chè của tỉnh giai đoạn 2006-2010", diện tích trồng chè đều tăng qua các năm. Năm 2006 diện tích chè là 16.366 ha đến năm 2010 là 17.539 ha. Có được điều đó là do Thái Nguyên đã xác định cây chè là cây kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Đó là cây công nghiệp truyền thống và có giá trị kinh tế cao của tỉnh. Đồng thời tỉnh đã

có những chủ trương chính sách giao đất cho người nông dân trồng chè, hỗ trợ về vốn thông qua việc sử dụng vốn vay của Ngân hàng phát triển Châu Á; hỗ trợ về kỹ thuật... tạo điều kiện thuận lợi giúp người trồng chè mở rộng diện tích, phục hồi diện tích chè cũ.

Sản lượng và năng suất chè: Theo bảng 2.1 ta thấy Thái Nguyên đã tạo một bước đột phá cả về sản lượng và năng suất. Sản lượng chè búp tươi của Thái Nguyên trong năm 2006 đạt 129.193 tấn, đến năm 2009 đã tăng lên 158.702 tấn và năm 2010 đạt 160.602 tấn.

Một điều dễ thấy là sản lượng chè búp tươi toàn tỉnh trong những năm qua tăng với tỷ lệ cao hơn so với diện tích trồng chè (giai đoạn 2006-2010 bình quân diện tích tăng 2,33%, bình quân sản lượng tăng 6,184%). Điều này đã chứng tỏ năng suất chè của tỉnh Thái Nguyên đã tăng lên. Năng suất chè búp tươi bình quân cả tỉnh thời kỳ 2006-2010 là 8,76 tấn/ha. Đó là sự tiến bộ vượt bậc của ngành chè tỉnh Thái Nguyên xuất phát từ đầu tư giống, vốn, kỹ thuật thâm canh, năng lực cán bộ công nhân viên, chất lượng chè...

Điều đó có được là nhờ mỗi năm tỉnh Thái Nguyên đầu tư gần 1 tỷ đồng để chuyển giao tiến bộ khoa học vào sản xuất, chăm sóc, thâm canh, cải tạo và bảo quản chè. Ngành nông nghiệp đã tổ chức tập huấn cho 3 vạn lượt nông dân kỹ thuật thâm canh chè giống mới, sản xuất chè trái vụ, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hợp lý, phòng trừ dịch hại tổng hợp IPM.

2.3.1.3. Giống chè ở Thái Nguyên

Thái Nguyên với diện tích trên 17.539 ha chè, phần lớn là giống chè Trung Du trồng bằng hạt nay đã già cỗi. Mặc dù, Trung Du là giống chè hợp đất Thái Nguyên, thích ứng rộng, nhưng đây là giống năng suất, chất lượng thấp; trước đây trồng bằng hạt nên giống phân ly mạnh, chất lượng ngày một kém. Đáng chú ý là trước đây, không ít người ngộ nhận cho rằng chè Trung Du chính là đặc sản chè Thái Nguyên, nên họ không muốn thay đổi.

Mọi chuyện bắt đầu thay đổi khi các nhà khoa học NOMAFSI đưa các giống chè mới vào đất Thái Nguyên. Các giống chè mới, như LDP1, Phúc Vân Tiên, Kim Tuyên, PH8, PH9 không những năng suất cao hơn mà chất lượng tốt hơn chè Trung Du nhiều; giá bán cao hơn hẳn, gấp đôi, gấp ba, thậm chí gấp mười, tuỳ giống và cách chế biến. Giống mới trồng bằng phương pháp giâm cành cho độ thuần rất cao, và chỉ sau trồng vài năm là đã bắt đầu được thu hoạch.

Bảng 2.2. Năng suất trung bình của một số giống chè

Giống Năng suất trung bình (tấn búp tƣơi/ha) Nguồn gốc Sản phẩm chế biến

LDP1 10-15 Việt Nam Cả chè đen và chè xanh LDP2 10-15 Việt Nam Cả chè đen và chè xanh

PH1 10 Việt Nam chè đen

Trung Du 5-6 Việt Nam Cả chè đen và chè xanh TRI777 8 Việt Nam Cả chè đen và chè xanh Kim Tuyên 7-8 Trung Quốc Chè xanh

Phúc Vân Tiên 7-8 Trung Quốc Chè xanh

PH8 17 Việt Nam Chè xanh và chè Ô long PH9 15 Việt Nam Chè xanh và chè Ô long

Shan 10-15 Việt Nam Chè đặc sản

Nguồn: Điều tra thực địa và phỏng vấn chuyên gia Viện nghiên cứu chè

Trong "Đề án phát triển chè" giai đoạn 2006-2010, phương huớng chính là nâng cao chất lượng. Do vậy, tỉnh không phát triển thêm diện tích chè, mà chủ yếu là trồng thay thế, trồng lại bằng giống mới. Hiện nay, cơ cấu

giống mới đạt trên 20% diện tích; mỗi năm trồng mới 600 ha, trong đó có 400 ha là trồng giống mới. Cơ cấu giống chè cũng được quy hoạch theo từng vùng. Năm 2007: giống chè Trung Du chiếm 79,3%, giống chè mới được chọn lọc và lai tạo trong nước chiếm 18% và các giống chè mới nhập về từ Trung Quốc, Đài Loan chiếm khoảng 2,7%; đa số các giống chè này được trồng bằng giâm cành. Qua số liệu trên ta thấy, đã có sự chuyển dịch về cơ cấu giống chè, tuy nhiên tỉ lệ thay đổi là không cao. Nguyên nhân là do tâm lý người trồng chè vẫn giữ phương cách trồng chè bằng hạt, vì nếu chuyển sang trồng mới bằng cành thì phải chi phí đầu tư gấp bốn lần so với cách trồng cũ, và trồng chè bằng cành đòi hỏi phải tuân theo một quy trình kỹ thuật nghiêm ngặt hơn.

2.3.1.3. Những biện pháp kỹ thuật thâm canh chủ yếu

Đa số các hộ trồng chè ở Thái Nguyên đã và đang áp dụng quy trình và tài liệu kỹ thuật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thái Nguyên ban hành, kết hợp với kinh nghiệm sản xuất truyền thống.

Sử dụng phân bón là một trong những biện pháp làm tăng sản lượng và chất lượng búp chè. Khi bón phân vô cơ và hữu cơ đầy đủ và cân đối cho nương chè sẽ nâng cao sản lượng nguyên liệu chè từ 5-6 lần, đồng thời nâng cao chất lượng của nó. Tuy nhiên, hiện nay còn một số hộ nông dân ở tỉnh Thái Nguyên sử dụng phân bón không cân đối và lạm dụng quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu. Nhiều vườn chè đã và đang xuống cấp do bón phân không đúng cách, thiếu phân lót, chỉ có đạm thuần tuý. Hậu quả là độ màu mỡ của đất giảm nghiêm trọng, độ mùn kém, đất chai cứng, chua, các chỉ số dinh dưỡng đều dưới mức cho phép.

Chăm sóc vụ Đông Xuân: Đông Xuân không phải là mùa thu hoạch chè, nhưng là thời gian phục hồi, tích luỹ năng lượng nuôi dưỡng cây. Các

của cây chè, đồng thời ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng cả năm. Các công việc của chăm sóc vụ đông bao gồm: Tưới nước, bón phân, đốn và phun thuốc cho chè. Biện pháp chăm sóc vụ đông xuân rất được chú trọng ở các công ty chè Thái Nguyên.

Phòng trừ sâu bệnh: Sâu bệnh hại chè chủ yếu là nhện đỏ, rầy xanh, rầy nâu, sâu cuốn lá, rệp, bệnh thối đen, thối nâu. Các loại thuốc trong danh mục được sử dụng cho chè gồm: Seleczon, Bassa, Coromite, Padar... Biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM) còn ít được áp dụng đa phần khi phát hiện ra sâu bệnh thì dùng thuốc. Thời gian cách ly cho đến khi thu hoạch chè cũng không được đảm bảo nghiêm túc (dưới 10-15 ngày). Kết quả việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng cách đã dẫn đến dư lượng thuốc trên chè, ảnh hưởng đến chất lượng, gây tâm lý lo ngại cho người sử dụng chè.

Một phần của tài liệu Phát triển ngành chè ở tỉnh Thái Nguyên Luận văn ThS. Kinh tế (Trang 45)