Kinh nghiệm của một số nước

Một phần của tài liệu Phát triển ngành chè ở tỉnh Thái Nguyên Luận văn ThS. Kinh tế (Trang 26)

1.2.1.1. Ấn Độ

Ấn Độ bắt đầu trồng chè vào khoảng những năm 1834 - 1840. Do có điều kiện thích hợp và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, cơ giới hoá ngành chè nên Ấn Độ đang là quốc gia sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu chè lớn nhất thế giới; chiếm tới 27% sản lượng chè sản xuất ra trên toàn thế giới. Chè Ấn Độ tập trung ở hai miền rõ rệt, vùng phía Bắc tập trung ở các bang Atxam, Kachar, Duvars, Dariling trong đó Atxam và Dariling là hai khu vực chè nổi tiếng trên thế giới. Vùng chè ở phía Nam tập trung ở hai bang Kerala và Madras.

Chè của Ấn Độ sản xuất ra không chỉ để xuất khẩu mà một bộ phận không nhỏ được sử dụng trong nước. Thị trường trong nước không chỉ được đánh giá cao về dung lượng mà còn cả mức độ khó tính và đa dạng. Ấn Độ cũng là một trong những quốc gia xuất khẩu chè lớn nhất thế giới với tỷ trọng khoảng 13-14% kim ngạch xuất khẩu toàn cầu [25, tr.82-83].

Để phát triển ngành chè, Chính phủ Ấn Độ rất quan tâm đến việc phát triển khoa học kỹ thuật; thành lập nhiều viện nghiên cứu về chè, tập trung ở Tocklai, Upasi. Ngoài ra, Ấn Độ còn thành lập các trung tâm đấu giá chè lớn trên toàn quốc, như Calcuta, Siliguri, Gruwahati... Chất lượng của sản phẩm chè Ấn Độ rất tốt, khẳng định được vị thế trên thế giới. Chính phủ Ấn Độ cũng rất chú trọng tới việc phát triển thị trường, bằng cách mở các văn phòng, cửa hàng phân phối trên toàn thế giới.

Trong tất cả những biện pháp mà Chính phủ Ấn Độ đã sử dụng để phát triển ngành chè, đáng chú ý là việc ban hành đạo luật chè năm 1953. Đạo luật này quy định hoạt động kiểm soát việc trồng chè ở Ấn Độ và thành lập một ủy ban chè (Tea Board), là một tổ chức phi lợi nhuận. Uỷ ban không trực tiếp

tham gia vào việc sản xuất bất kỳ một loại sản phẩm chè nào, nhưng có trách nhiệm như sau: điều tiết việc sản xuất và trồng chè; nâng cao chất lượng chè; thúc đẩy những nỗ lực hợp tác giữa người trồng và chế biến chè; thực hiện hỗ trợ và khuyến khích nghiên cứu kinh tế; khoa học và kỹ thuật trồng và chế biến chè; hỗ trợ kiểm soát các loại sâu bệnh có ảnh hưởng đến cây chè; điều tiết việc mua bán và xuất khẩu chè; đưa ra những tiêu chuẩn về sản phẩm chè; thúc đẩy việc tiêu thụ chè ở Ấn Độ và các nước khác.

1.2.1.2. Srilanka

Srilanka bắt đầu trồng chè vào khoảng những năm 1837-1840 nhưng thực sự phát triển mạnh từ những năm 1867-1873. Chè ở Srilanka tập trung ở các tỉnh miền Trung, miền Tây và Tây Bắc. Đến nay, ngành chè của Srilanka là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế nước này. Nó không chỉ đóng góp lớn vào GDP và ngân sách mà còn là khu vực thu hút nhiều lao động trực tiếp (khoảng trên 1 triệu lao động). Chè Ceylon của Srilanka nổi tiếng thế giới từ hơn 1 thế kỷ nay về chất lượng và hương vị. Ở Srilanca, ảnh hưởng của điều kiện khí hậu đã tạo nên một sự đa dạng về sản phẩm chè với nhiều hương vị khác nhau và đều có chất lượng cao.

Srilanka là nước sản xuất chè lớn thứ ba trên thế giới chiếm hơn 9% sản lượng toàn thế giới và là nước xuất khẩu chè lớn nhất. Diện tích đất canh tác chè của Srilanka vào khoảng 187.309 ha, phần lớn tập trung ở cao nguyên miền Trung và các đảo của nước này. Những khu vực trồng chè trải dài ở nhiều độ cao khác nhau, từ thấp (dưới 600m so với mực nước biển) đến trung bình (600-1200m) và cao (trên 1200m) [25, tr.90].

Để thúc đẩy sự phát triển của ngành chè, cũng giống như Ấn Độ, Uỷ ban chè của Srilanka (Srilanka Board) cũng được thành lập từ 1/1/1976, trực thuộc Bộ Nông nghiệp (Ministry of Plantation Industiries). Đây là cơ quan cao nhất chịu trách nhiệm thúc đẩy và phát triển ngành chè của Srilanka.

trở thành người dẫn đầu trong ngành công nghiệp đồ uống quốc tế”. Nhiệm vụ đó đã được cụ thể hoá trong kế hoạch của Uỷ ban Chè: “Chúng tôi cam kết nỗ lực vì sự phát triển bền vững của chè Ceylon và để thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng toàn cầu, đồng thời đảm bảo lợi ích của các bên liên quan”.

Uỷ ban Chè thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ cho những người trồng, xuất khẩu và sản xuất chè của Srilanka. Những dịch vụ chính mà mỗi bộ phận của Uỷ ban Chè thực hiện là:

- Bộ phận xúc tiến chè (Tea Promotion Division), có nhiệm vụ: Cung cấp thông tin thị trường cập nhật, xuất bản các bản tin 2 tháng/lần, hoạt động như một trung tâm xử lý các loại hàng thương mại, cung cấp các tài liệu xúc tiến, sách quảng cáo… về chè Ceylon...

- Phòng thí nghiệm phân tích (Analytical Laboratory): duy trì tiêu chuẩn tối thiểu ISO tại tất cả các điểm bán chè, cấp chứng nhận ISO 3720 đối với sản phẩm chè.

- Kế hoạch “biểu tượng Sư tử” (Lion Logo), tổ chức các buổi đào tạo về phương pháp thử và pha chè cho các nhân viên khách sạn, giám sát các vụ bán đấu giá chè, phê chuẩn giá của các hợp đồng chè kỳ hạn, cấp chứng nhận chất lượng đối với chè xuất khẩu sang Nga, bảo hộ và phát triển thương hiệu chè Srilanca, thu hút khách du lịch từ ngành chè bằng việc xây dựng một bảo tàng về chè ở Hantane, Kandy.

1.2.1.3. Trung Quốc

Nghề trồng chè của Trung Quốc đã có một lịch sử lâu đời. Cây chè được phân bố trên một phạm vi địa lý rất rộng: từ 18 đến 35 độ vĩ bắc, từ 99 đến 122 độ kinh đông. Chè được trồng chủ yếu ở 15 tỉnh: Chiết Giang, An Huy, Hồ Nam, Đài Loan, Tứ Xuyên, Vân Nam, Phúc Kiến, Hồ Bắc, Giang Tây, Quý Châu, Quảng Đông, Quảng Tây, Giang Tô, Thiểm Tây, Hà Nam. Điều kiện tự nhiên và khí hậu Trung Quốc thích hợp cho việc trồng chè. Độ nhiệt trung bình hàng năm của đại bộ phận vùng chè Trung Quốc là 15 - 180

Lượng mưa hàng năm trên 1000 mm, tập trung vào thời kỳ chè sinh trưởng. Chè được trồng chủ yếu trên các loại đất thục phát triển trên các loại đá mẹ phiến thạch, sa thạch, granit, phiến thạch mica, nai, với độ chua pH = 4,5 đến 6,5. Các vườn chè được trồng phần lớn trên đất dốc đến 30 độ. Diện tích trồng chè của Trung Quốc năm 1974 là 337.000 ha. Trung Quốc có rất nhiều giống chè, trong đó chủ yếu là giống chè Trung Quốc lá to và lá trung bình.

Nhờ có những ưu thế đó mà Chính phủ Trung Quốc đã rất quan tâm đến việc xây dựng cơ sở nghiên cứu chè, xây dựng các nhà máy chế biến chè có năng suất, chất lượng cao. Ngoài ra, Chính phủ cho xuất bản các tạp chí, sách tham khảo và phổ biến những tài liệu khoa học kỹ thuật trồng và chế biến chè đến tận tay người nông dân. Đặc biệt, Trung Quốc rất chú trọng phát triển văn hoá trà, tổ chức các lễ hội văn hoá trà. Điều này thu hút được rất nhiều các du khách trong và ngoài nước, qua đó nâng cao vị thế của chè Trung Quốc trên thị trường thế giới. Ngoài ra, ở Trung Quốc còn đào tạo được đội ngũ nhân viên tiếp thị thành thạo. Họ đã mở các văn phòng đại diện ở các nước và các vùng; đồng thời dành một khoảng chi phí rất lớn cho việc quảng cáo và tìm kiếm thị trường.

Một phần của tài liệu Phát triển ngành chè ở tỉnh Thái Nguyên Luận văn ThS. Kinh tế (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)