Hệ thống tiêu thụ chè ở Thái Nguyên được thực hiện dưới những hình thức sau:
2.3.3.1. Thị trường chợ nông thôn trên địa bàn
Do thiên nhiên ưu đãi, chè được trồng tập trung trên tất cả 9 huyện, thành, thị và cho thu hái quanh năm. Sau khi được chế biến thành chè thành phẩm (trừ số do các nhà máy, doanh nghiệp lớn trực tiếp chế biến) đa phần được đưa đến các chợ đầu mối, bán phục vụ khách chuyên kinh doanh chè trong, ngoài tỉnh. Theo các phòng công thương, kinh tế cho biết: đến nay,
toàn tỉnh có 105 chợ nông thôn, trong đó có 17 chợ đầu mối lớn về chè. Điển hình như chợ Yên Lạc, Phú Đô, Tức Tranh, Giang Tiên (Phú Lương); Phú Sơn, Điềm Mặc, Bình Yên, Quán Vượng, Bình Thành, Chợ Chu, Tân Lập (Định Hoá); Minh Lập, Hoà Bình, Văn Hán, Nam Hoà, Sông Cầu (Đồng Hỷ); Long Thành, Bắc Sơn, Phúc Thuận (Phổ Yên); Bình Sơn, Mỏ Chè (Sông Công)... Mỗi năm, mỗi chợ cung cấp từ 40 - 200 tấn. Với sản lượng lớn, chất lượng cao, chủng loại đa dạng và được tổ chức từng đợt theo phiên ổn định, nên khách hàng gần xa gần như họ đã quen. Chỉ ở chợ chè Thái Nguyên mới sôi động, sầm uất và thuận lợi trong giao thưong mua bán như vậy. Nhiều khách hàng lớn trong và ngoài tỉnh đã giàu có lên nhờ các chợ chè này. Trong 185.700 tấn búp tươi tương đương với 32.000 tấn chè thành phẩm/năm, có khoảng 80% bán tại chợ nông thôn với giá bán bình quân 60 triệu đồng/ tấn cho doanh thu khoảng 19.200 tỷ đồng, góp phần đáng kể về thu nhập của người làm chè trong tỉnh.
2.3.3.2. Thị trường nội tiêu
Đã từ lâu trên khắp các tỉnh thành của cả nước, các biển hiệu "Chè Thái Nguyên", "Chè đặc sản Thái Nguyên", không chỉ với các hộ kinh doanh nhỏ lẻ mà đã xuất hiện ở hầu hết các siêu thị, các điểm thăm quan, du lịch, các khách sạn, nhà hàng của cả nước. Do nhu cầu, tập quán, sở thích của người tiêu dùng "dân nghiện chè Thái" đã tạo ra sức cuốn hút và sự đón nhận thiện tình của thị trường nội địa. Với nhiều hình thức vận chuyển, Chè Thái đã hành trình về đến mọi nhà, đến với mọi người để có chén trà "làm đầu câu chuyện". Để đáp ứng sở thích của khách hàng, chè nội tiêu có nhiều chủng loại: trà mạn, móc câu, ướp hương hoa tự nhiên; Ô long, chè hoa nghệ thuật, túi lọc, đóng trong bao bì hấp dẫn với hàng nghìn chủng loại đa dạng và sử dụng nguyên liệu đúng của Thái Nguyên. Mỗi năm Thái Nguyên cấp cho thị trường nội tiêu khoảng 22.000 tấn chè hàng hoá. Giá bán có khác nhau, có loại như
đ/ kg. Bình quân từ 120.000-150.000 đ/kg, doanh thu đạt hơn 2.860 tỷ đồng/ năm, lợi nhuận về cho doanh nghiệp sẽ là con số không nhỏ.
2.3.3.3. Thị trường xuất khẩu
Trước đây thị trường xuất khẩu chính của chè Thái Nguyên là Liên Xô và các nước Đông Âu. Gần đây được chuyển hướng ra các khu vực bạn hàng mới, như vùng Vịnh, Ấn Độ, Pakistan, Anh, Mỹ, Nhật.
Số lượng các doanh nghiệp và sản lượng xuất khẩu chè những năm gần đây tăng lên đều đặn qua các năm:
- Năm 2006: Có 6 doanh nghiệp với sản lượng xuất 6.096,5 tấn; kim ngạch 6.173.700 USD gồm 7 thị trường: Pakistan: 2.435,2 tấn; Đài Loan: 1.675 tấn; Trung Quốc: 1.311 tấn; Hà Lan: 136,8 tấn; Srilanka: 106 tấn; Ấn Độ: 45 tấn và Anh: 22 tấn.
- Năm 2007: Có 11 doanh nghiệp xuất khẩu với sản lượng 6.841 tấn, kim ngạch đạt 7.943.000 USD, với 4 thị trường chủ yếu: Pakistan: 2.637 tấn; Đài Loan: 2.392 tấn; Trung Quốc: 1.718 tấn; Đức: 94 tấn.
- Năm 2008: Có 12 doanh nghiệp xuất khẩu với sản lượng 5.030 tấn, kim ngạch đạt 6.484.000 USD, với 4 thị trường chủ yếu: Pakistan: 2.451 tấn; Đài Loan: 1.919 tấn; Trung Quốc: 522 tấn; Đức: 108 tấn.
- Năm 2009: Có 12 doanh nghiệp xuất khẩu chè với sản lượng 5.980 tấn tập trung vào các thị trường: Trung Quốc, Pakistan, Đài Loan, Nga, Ấn Độ, Nhật Bản, Mỹ...
- Sáu tháng đầu năm 2010: Trên địa bàn tỉnh hiện có 13 doanh nghiệp xuất khẩu chè trực tiếp như Công ty TTHH Xuất nhập khẩu Trung Nguyên, Công ty cổ phần chế biến nông sản chè Thái Nguyên, Công ty Xuất nhập khẩu Thái Nguyên, Công ty chè Vạn Tài, Công ty cổ phần Quang Lan... Các thị trường nhập chè của Thái Nguyên chủ yếu là các nước Nga, Pakistan, Trung Quốc, Đài Loan, Anh, Cộng hòa Séc…
Trong 6 tháng qua, tổng sản lượng chè xuất khẩu của tỉnh đạt thấp, mới chỉ đạt 1.879 tấn, trị giá kim ngạch xuất khẩu 2 triệu 248 nghìn USD. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của hậu suy thoái kinh tế thế giới, giá các nguyên liệu đầu vào giữ ở mức cao, trong khi nhiều doanh nghiệp của tỉnh vẫn chỉ xuất khẩu chè ở dạng nguyên liệu thô, nên giá trị thấp và hay bị bạn hàng ép giá, nguồn nguyên liệu chưa chủ động cùng như chất lượng chè chưa đồng đều, ổn định. Có doanh nghiệp thậm chí dành 70% sản lượng cho thị trường trong nước, 30% còn lại duy trì cho xuất khẩu do giá bán chè trong nước cao hơn. Có doanh nghiệp trong 6 tháng qua đã không xuất khẩu một tấn chè nào, như Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Tín Đạt, công ty THHH Phát triển Nông sản Nghĩa Đức Sơn…