Giai đoạn từ năm 1975 đến nay

Một phần của tài liệu Phát triển ngành chè ở tỉnh Thái Nguyên Luận văn ThS. Kinh tế (Trang 44)

Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước, tỉnh Thái Nguyên tiếp tục quan tâm đầu tư phát triển ngành chè. Diện tích, năng suất, sản lượng chè không ngừng tăng lên. Giai đoạn này có hai thời kỳ khác nhau được tính theo mốc về sự thay đổi cơ chế quản lý kinh tế.

- Thời kỳ từ năm 1975 đến năm 1981: Là thời kỳ mà mọi việc từ quản lý đến tổ chức sản xuất đều được sắp đặt từ trên theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung. Nhà nước giao kế hoạch, hoạch định giá cả; lỗ lãi đã có Nhà nước chịu. Người trồng chè và cơ sở chế biến chè ở tỉnh Thái Nguyên chủ yếu tập trung vào việc giao nộp sản phẩm, do đó việc sản xuất chè cầm chừng, kém hiệu quả gây ách tắc, trì trệ trong sản xuất và lưu thông sản xuất chè. Diện tích và sản phẩm chè ở tỉnh Thái Nguyên vẫn tăng khá nhanh, nhưng năng suất thấp và tốc độ tăng chậm.

- Giai đoạn từ năm 1982 đến nay: Nổi bật trong thời kỳ này là việc đổi mới cơ chế quản lý nông nghiệp, bắt đầu từ Chỉ thị 100 của ban Bí thư TW Đảng năm 1981; sau đó là Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị năm 1988 và các chính sách đổi mới quản lý kinh tế theo hướng phát triển kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước sau đó. Cho đến nay, ngành chè ở tỉnh Thái Nguyên đã có một hệ thống liên kết trong toàn ngành. Diện tích chè đã đạt con số 17.500 ha, sản lượng chè năm 2009 đã đạt gần 160 nghìn tấn búp tươi. Gần 40 nhà máy, doanh nghiệp, hợp tác xã đã tham gia vào lĩnh vực sản xuất, chế biến chè, góp phần đưa cây chè trở thành cây kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Về giống chè, từ cách đây hàng trăm năm. Hơn chục năm gần đây, người làm chè Thái Nguyên đã mạnh dạn đưa các giống chè mới như chè cành LDP1, TRI 777, Bát vân tiên vào trồng, thay thế dần giống chè bản địa đã có.

Một phần của tài liệu Phát triển ngành chè ở tỉnh Thái Nguyên Luận văn ThS. Kinh tế (Trang 44)