3.2.1.1. Hoàn thiện công tác quy hoạch
Nguồn nguyên liệu chè ổn định và phong phú là tiền đề quan trọng cho việc phát triển ngành chè. Khi có quy hoạch tổng thể vùng nguyên liệu, công tác thu mua bảo quản sẽ diễn ra nhanh hơn, thuận lợi, hiệu quả hơn, giảm bớt được các chi phí trung gian.
Để phát triển ngành chè, các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh phải có quy hoạch và xác định rõ vùng sản xuất chè. Từ đó, có những chính sách cụ thể về tổ chức, quản lý sản xuất cũng như các chính sách về hỗ trợ đầu tư phát triển ngành chè theo hướng chuyên môn hoá. Phải xác định rõ mục tiêu phát triển sản xuất chè có chất lượng cao theo quy hoạch của tỉnh. Tăng giá trị sản phẩm chè trên 1 ha bằng cách tăng nhanh về chất lượng và từ đó tăng giá bán chứ không chỉ chú trọng đến tăng sản lượng và năng suất.
Để thực hiện quy hoạch công việc trước tiên là phải điều tra xác định diện tích đất trồng mới, trồng thay thế và cải tạo các nương chè cũ. Quy hoạch phải đảm bảo các yếu tố: Quy hoạch theo từng loại giống ở từng vùng, sao cho phù hợp với nhu cầu, thị hiếu tiêu thụ của từng thị trường (Đài Loan thường dùng chè Ô long, các nước phương Tây dùng chè đen…); đảm bảo về diện tích, vị trí địa lý, chất đất, môi trường. Trong quy hoạch cần tính đến
việc cách ly vùng chè với khu dân cư để tiến tới những vùng chè khép kín, đảm bảo quy trình kỹ thuật từ vườn ươm, cây giống đến chăm sóc...
Quy hoạch vùng chè xanh đặc sản chế biến thủ công phục vụ nội tiêu và xuất khẩu, khoảng 5.100 ha, gồm 5 xã phía Tây thành phố Thái Nguyên, xã Minh Lập, Khe Mơ, Hoá Trung huyện Đồng Hỷ, thị xã Sông Công, các xã phía Tây huyện Phổ Yên, xã La Bằng, Hùng Sơn huyện Đại Từ. Tạo vùng sản xuất chè cao cấp gồm chè sạch, chè hữu cơ gắn với phát triển du lịch sinh thái và làng nghề, văn hoá chè.
Vùng sản xuất chè xanh chế biến công nghiệp khoảng 7.000 ha bao gồm các xã còn lại của huyện Đại Từ, Đồng Hỷ, Phổ Yên, Võ Nhai, Nam Phú Lương. Vùng chè nguyên liệu phục vụ chế biến chè đen xuất khẩu khoảng 4.000 ha gồm huyện Định Hoá, các xã phía Tây huyện Phú Lương, phía Tây huyện Đại Từ.
3.2.1.2. Giải pháp về vốn đầu tư
Ngành chè Thái Nguyên cần phải thu hút vốn từ các nguồn:
Thứ nhất: vốn đầu tư ngân sách nhà nước nhằm hỗ trợ xây dựng các công trình thuỷ lợi, nghiên cứu khoa học và công nghệ, chuyển giao kỹ thuật công nghiệp mới về cây chè. Cho phép Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên sử dụng nguồn vốn cho sự nghiệp, khuyến nông của Sở nhập các giống chè có năng suất, chất lượng cao, hỗ trợ cho việc chế tạo sản xuất máy móc, công cụ cơ khí phục vụ cho việc trồng trọt và chế biến chè. Thứ hai: vốn đầu tư theo kế hoạch của tỉnh, đầu tư dự án cải tạo đổi mới công nghệ, thiết bị cho các cơ sở chế biến chè.
Thứ ba: vốn ADB và tín dụng ngân hàng cho dự án phát triển chè và cây ăn quả. Vốn nước ngoài bằng các hình thức liên doanh, liên kết ODA.
Thứ tư: ngoài ra cũng cần huy động thêm vốn tự có của người làm chè. Đối với Thái Nguyên, chính sách thu hút vốn đầu tư trong nước và
nghiệp trong nước đặc biệt là ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đầu tư vào sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè, liên doanh liên kết các khâu để tăng thêm nguồn vốn đầu tư.
3.2.1.3. Nhân và đưa nhanh các giống có năng suất cao, chất lượng tốt vào các vườn chè
Giống chè là yếu tố tiên quyết trong việc nâng cao chất lượng chè. Nhiều nhà nghiên cứu về chè lâu năm đã đánh giá rằng: đối với chất lượng sản phẩm chè thì yếu tố giống chiếm 50%, yếu tố độ cao, chăm sóc chiếm 30%, yếu tố công nghệ chế biến thiết bị chỉ chiếm 20%. Do đó, ngành chè Thái Nguyên muốn nâng cao chất lượng phải quan tâm đến vấn đề giống. Cần lấy Viện nghiên cứu chè làm nòng cốt, chuyên xúc tiến việc khu vực hoá về giống, nhân giống và đưa nhanh các giống có năng suất cao, chất lượng tốt vào các vườn chè. Cần mở rộng việc áp dụng các biện pháp hiện đại mà thế giới đã làm, như kỹ thuật gien, nuôi cấy mô với nhân giống trồng mới, phương pháp nhân vô tính (giâm cành và nuôi cấy mô).
Đưa các giống chè mới thay thế các giống chè cũ trên diện tích chè lâu năm theo các vùng đã quy hoạch. Bên cạnh việc chọn các giống chè có năng suất cao, phẩm chất tốt, thích nghi với các điều kiện của tỉnh, cần nhập các giống chè có chất lượng cao, giá trị hàng hoá lớn về để trồng hoặc lai tạo giống mới, như giống chè nhập từ Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, các giống chè lai, Shan, LDP1, LDP2, TH3, PH1, TRI777; tiếp tục hỗ trợ giá giống chè mới.
Xây dựng quy trình kỹ thuật canh tác phù hợp với từng giống chè, từng vùng sinh thái, ứng dụng công nghệ mới, vật liệu mới, vật tư mới vào sản xuất chè. Thay đổi dần tập quán bón phân vô cơ sang bón phân hữu cơ, quản lý dịch hại tổng hợp, mở rộng diện tích và thực hiện quy trình chè đặc sản, chè an toàn, chè hữu cơ. Thực hiện kỹ thuật thu hái phù hợp với từng giống chè, từng mùa vụ; chú trọng khâu vận chuyển và bảo quản. Phương hương hướng
chủ đạo thâm canh chè là sản xuất chè an toàn, chất lượng cao, chuyển giao công nghệ chế biến, khuyến khích các doanh nghiệp thu mua sản phẩm và chế biến chè cho dân.
Tỉnh hỗ trợ công tác chỉ đạo phát triển vùng chè cao sản để nhanh chóng phát triển các vùng này.
3.2.1.4. Tăng đầu tư cho công tác đào tạo cán bộ kỹ thuật, tập huấn khuyến nông cho người trồng chè
Cũng như các ngành sản xuất khác, yếu tố con người có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng sản phẩm. Do đó, muốn nâng cao được chất lượng sản phẩm để tăng được khả năng cạnh tranh của sản phẩm chè trên thị trường, việc đầu tiên cần làm là phải chú trọng đầu tư vào con người.
Ngành chè Thái Nguyên cần tổ chức đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ kỹ thuật tại cơ sở. Do hiện tại lực lượng cán bộ kỹ thuật còn thiếu, trình độ còn yếu kém, tay nghề chưa cao, ngành chè Thái Nguyên cần đưa ra những biện pháp đào tạo hợp lý:
- Về chế biến cần mở các lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý ngắn hạn cho lãnh đạo của các nhà máy.
- Tổ chức các lớp đào tạo công nhân kỹ thuật do các trường công nhân kỹ thuật của Bộ đào tạo, liên kết giữa các doanh nghiệp chè với các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề trên địa bàn Thái Nguyên để thực hiện.
- Mở các lớp tập huấn kỹ thuật cho người trồng chè và chế biến chè theo chương trình khuyến nông và khuyến công. Phát huy vai trò của đội ngũ thợ khuyến nông, khuyến lâm cho ngành chè.
Ngoài ra cần thường xuyên tổ chức thi thợ giỏi, thi nâng bậc, ca sản xuất có chất lượng, nâng cao trình độ kỹ thuật, tay nghề thợ bậc cao trong lĩnh vực sản xuất, chế biến chè nhằm ổn định và nâng cao kỹ thuật sử dụng thiết bị và kỹ thuật chế biến chè tại cơ sở.
3.2.1.5. Giải pháp về quy trình kỹ thuật công nghệ sản xuất chè
Chè có khâu trồng, chăm sóc, chế biến chè đều có vấn đề trong đảm bảo quy trình kỹ thuật. Kiên quyết uốn nắn theo quy trình, phát hiện được kịp thời các khuyết tật và sự cố xảy ra. Công nhân tay nghề cao còn ít, làm việc chưa tuân thủ kỹ thuật cũng như tiêu chuẩn chất lượng, chạy theo sản lượng là chính chứ chưa đặt chất lượng là mục tiêu hàng đầu trong sản xuất.
Phải kiểm soát một cách chặt chẽ các yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất, như đẩy mạnh quá trình hữu cơ hoá phân bón, sinh học hoá thuốc trừ sâu bệnh. Các kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch chè phải tuân thủ theo một quy trình nghiêm ngặt, quản lý chặt các yếu tố đầu vào để đảm bảo không để lại dư lượng, các độc tố, đồng thời bảo vệ cùng với tạo hệ môi trường sinh thái vùng chè sạch và bền vững. Giảm đến mức thấp nhất các loại phân bón hoá học và thuốc trừ sâu hoá học, các thiết bị bảo quản, chế biến theo một quy trình nghiêm ngặt để không có độc tố trong sản phẩm. Sử dụng các loại phân bón vi sinh giàu dinh dưỡng và vi lượng cung cấp cho cây đầy đủ và cân đối, sử dụng các loại thuốc trừ sâu sinh học thay thế cho thuốc trừ sâu hoá học...