Công nghệ sản xuất

Một phần của tài liệu Phát triển ngành chè ở tỉnh Thái Nguyên Luận văn ThS. Kinh tế (Trang 40)

2.1.2.1. Kỹ thuật canh tác

Đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất, chất lượng cây chè. Nếu áp dụng khoa học kỹ thuật tốt sẽ tạo điều kiện tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm chè. Đã có nhiều công trình nghiên cứu và tổng kết từ thực tiễn kỹ thuật trồng chè. Để đảm bảo chống xói mòn, trồng được nhiều cây chè đồng đều, cho năng suất cao, chất lượng tốt và vườn chè thuận lợi cho việc đi lại "phải thực hiện một loạt các biện pháp như trồng theo kiểu nông - lâm kết hợp, trồng theo kiểu bình độ". Về phân bón, nhiều công trình nghiên cứu và thực nghiệm đã tiến hành, nhìn chung muốn đạt năng suất 5 tấn/ha chè búp tươi cần bón theo đúng cách. Ngoài phân chuồng, phải có phân xanh tăng cường. Nếu bón đạm với hàm lượng quá cao hoặc bón các loại phân theo tỷ lệ không hợp lý sẽ làm giảm chất tanin hòa tan của chè, làm tăng hợp chất nitơ dẫn tới giảm chất lượng chè.

Một yếu tố khác tác động đến chất lượng của ngành chè là kinh nghiệm trồng và hái chè của công nhân. Thái Nguyên có lịch sử phát triển ngành chè từ lâu, nhân dân đã có nhiều kinh nghiệm trong trồng và chế biến chè. Vì vậy,

Thái Nguyên có điều kiện để tiếp thu trồng các giống tốt, áp dụng các kỹ thuật canh tác tiên tiến, để nâng cao năng suất và chất lượng chè.

2.1.2.2. Hệ thống công nghệ chế biến và thiết bị chế biến

Đây là nhân tố có ý nghĩa quyết định đến chất lượng ngành chè ở tỉnh Thái Nguyên. Ngành chè đã phân bố hệ thống chế biến công nghiệp trên các vùng chè, đặc biệt là các vùng chuyên canh chè với các xã trọng điểm như xã Tân Cương, Phúc Xuân, Phúc Trìu… Hệ thống chế biến công nghiệp của các công ty lớn đã trở thành trung điểm thu hút chè búp tươi từ các bộ phận trồng chè. Hệ thống các nhà máy chế biến đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc kích thích và ổn định thị trường nguyên liệu, đa dạng hóa sản xuất và xuất khẩu. Vì thế mà hệ thống công nghệ chế biến rất quan trọng đã hỗ trợ người sản xuất trong việc chế biến hầu hết các loại chè có mặt trên thị trường quốc tế: Chè đen, OTD, CTC, chè xanh, chè hương, chè ướp hoa tươi… Điều này giúp thay đổi cơ cấu mặt hàng, thích ứng với nhu cầu tiêu thụ của thị trường.

Ngoài ra hệ thống công nghệ chế biến còn hỗ trợ định hướng thị trường xuất khẩu và thị trường tiêu thụ trong nước. Do đa dạng hóa công nghệ chế biến những năm gần đây (nhập thêm máy móc, công nghệ Đài Loan, Trung Quốc, Nhật Bản…) nên đã tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao và đảm bảo vững chắc các mục tiêu tăng trưởng.

Công nghệ chế biến ngày càng hiện đại đã và đang đem lại những sản phẩm mới, chất lượng cao, giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường của ngành chè ở tỉnh Thái Nguyên.

Một phần của tài liệu Phát triển ngành chè ở tỉnh Thái Nguyên Luận văn ThS. Kinh tế (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)