Quan điểm, định hướng hoàn thiện thủ tụcHQĐT

Một phần của tài liệu Hoàn thiện thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất nhập khẩu thương mại tại cục hải quan tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (Trang 96)

7. Bố cục của đề tài

3.1. Quan điểm, định hướng hoàn thiện thủ tụcHQĐT

3.1.1. Quan điểm

Trong điều kiện của một quốc gia có nền kinh tế thị trường hoạt động theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Hải quan Việt Nam là những người lính gác cửa nền kinh tế đất nước. Theo quan điểm của Đảng và Nhà nước ta Hải quan Việt Nam là người mở cửa tạo thuận lợi cho những hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ thương mại đồng thời cũng là người bảo vệ lợi ích chủ quyền quốc gia. Hải quan Việt Nam luôn duy trì việc mở rộng quan hệ hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau với các nước trên thế giới cũng như các nước trong khu vực và tiếp tục tham gia tích cực vào các hoạt động của các tổ chức quốc tế trong các lĩnh vực liên quan đến hải quan.

Đứng trước yêu cầu đó, quan điểm để hoàn thiện thủ tục HQĐTcủa ngành Hải quan là:

- Hoàn thiện thủ tục HQĐTtrên cơ sở nỗ lực thúc đẩy cải cách hành chính, hội nhập kinh tế quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi để hiện đại hóa hải quan.

- Hoàn thiện trên cơ sở đảm bảo tốt mọi điều kiện cho các đơn vị thực hiện thông quan nhanh chóng, chính xác theo quy định. Tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu, tích hợp những dữ liệu thông tin đã có và phân tích xử lý thông tin về doanh nghiệp, về mặt hàng để phục vụ yêu cầu kiểm tra trong và sau thông quan làm cơ sở áp dụng phương pháp quản lý rủi ro trong quản lý nghiệp vụ hải quan.

- Hoàn thiện và mở rộng thông quan điện tử, cải tiến và hiện đại hóa công tác kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất nhập cảnh. Đảm bảo công tác kiểm tra thực tế đạt độ chính xác cao, nhanh chóng và thuận lợi.

- Hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trên cơ sở thực hiện các điều ước và công ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia, nhưng vẫn đảm bảo thực hiện tốt chính sách quản lý nhà nước về hải quan.

- Hoàn thiện thủ tục HQĐTnhằm đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước liên quan đến hoạt động quản lý nhà nước về Hải quan, đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước và yêu cầu cải cách nền hành chính quốc gia với mục tiêu hòa bình, phát triển, thúc đẩy quan hệ đa dạng với Hải quan các nước phát triển và các Tổ chức Hải quan Quốc tế nhằm tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư, xuất nhập khẩu và tăng cường hiệu quả công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại, góp phần đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.

3.1.2. Định hướng

Xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hóa thương mại đang là vấn đề nổi bật của nền kinh tế thế giới hiện nay. Chính đặc điểm này tạo ra liên kết và phụ thuộc lẫn nhau ngày càng cao giữa các nước và khu vực. Xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực hiện nay sẽ tạo ra sức ép buộc Việt Nam phải tiến hành tự do hóa, mở cửa để hội nhập mạnh hơn và nhanh hơn.

Cùng với kinh tế cả nước, trong xu hướng hội nhập kinh tế thế giới Hải quan Việt Nam cũng gặp không ít những khó khăn, thách thức mà chúng ta cần phải vượt qua. Yêu cầu đặt ra cho ngành Hải quan là phải quản lý lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất nhập cảnh ngày càng gia tăng, trong khi hoạt động buôn bán, vận chuyển các chất ma tuý, vũ khí, hàng cấm ngày càng gia tăng, xuất hiện nhiều hình thức buôn lậu, gian lận thương mại mới với phương thức và thủ đoạn ngày càng tinh vi, phức tạp. Đứng trước nhiệm vụ nặng nề đó, ngành hải quan cần phải xác định được định hướng để hoàn thiện thủ tục hải quan đáp ứng với yêu cầu hội nhập hiện nay, đó là:

- Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư, rà soát xây dựng quy trình quản lý hải quan hiện đại theo phương pháp quản lý rủi ro, mở rộng và từng bước chuyển dần sang thông quan điện tử.

- Đảm bảo tạo thuận lợi thông thoáng cho hoạt động xuất nhập khẩu, đầu tư, du lịch, dịch vụ…Tiếp tục thực hiện mạnh mẽ cải cách thủ tục hành chính, tạo thông thoáng cho hoạt động xuất nhập khẩu, góp phần phát triển thương mại, kêu

gọi vốn đầu tư; đẩy mạnh công tác hiện đại hóa hải quan. Hoàn chỉnh quy trình thủ tục hải quan đối với các loại hình xuất nhập khẩu theo quy định mới.

- Thủ tục hải quan ngày càng phải đảm bảo đơn giản, minh bạch, cung cấp thông tin nhanh chóng, công khai, đặc biệt là phải thông quan hàng hóa nhanh chóng, giảm thiểu chi phí cho doanh nghiệp, tạo môi trường thu hút đầu tư nước ngoài.

- Hoàn thành việc cải cách chuyển đổi các hoạt động nghiệp vụ hải quan theo chuẩn mực hải quan hiện đại, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế về hải quan, tạo tiền đề để tiếp tục thực hiện việc cải cách, hiện đại hóa hải quan theo mục tiêu chiến lược đến năm 2015.

- Bước đầu xây dựng hạ tầng cơ sở và trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin kết hợp với áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro trong một số hoạt động nghiệp vụ cũng như hoạt động quản lý.

- Phấn đấu trở thành Hải quan tiên tiến trong khu vực ASEAN. Hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế với phương châm của Hải quan Việt Nam là “Chuyên nghiệp – Minh bạch – Hiệu quả”. Tầm nhìn đến năm 2020 là quản lý hải quan hướng tới tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, đầu tư và du lịch, thực hiện hải quan điện tử, cơ quan Hải quan hoạt động có tính chuyên nghiệp, minh bạch và liêm chính.

3.1.3. Mục tiêu

- Mục tiêu tổng quát: Đến năm 2020, Hải quan Việt Nam phấn đấu bắt kịp với trình độ Hải quan các nước trong khu vực ASEAN, thể hiện: lực lượng hải quan chuyên nghiệp chuyên sâu; hệ thống thông quan phần lớn là tự động hóa, áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro; trang thiết bị kỹ thuật hiện đại.

Đứng trước những yêu cầu, đòi hỏi đó đồng thời đáp ứng yêu cầu hội nhập với thế giới và khu vực cùng với chủ trương và đường lối chung của Đảng và Nhà nước ngành Hải quan cần tích cực tự hoàn thiện mình, đồng thời nhanh chóng tiến hành cải cách, đổi mới thủ tục hải quan và những hoạt động nghiệp vụ khác liên quan đến công tác hải quan nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập

khẩu, xuất nhập cảnh và những hoạt động khác liên quan đến hoạt động hải quan. Trong đó yêu cầu về hiện đại hóa là vấn đề hết sức quan trọng và bức xúc trong thời điểm hiện nay. Chính vì thế, thủ tục hải quan đã được thay đổi trên cơ sở Hệ thống quản lý rủi ro. Quản lý hải quan bước đầu đã thực hiện theo phương pháp hiện đại: áp dụng quản lý rủi ro, chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm, mở rộng ứng dụng công nghệ thông tin trong các lĩnh vực hoạt động hải quan, đặc biệt trong quá trình thông quan hàng hóa. Mục tiêu của mà ngành Hải quan cần đạt được khi tiến hành các biện pháp nhằm hoàn thiện thủ tục HQĐTlà:

- Rút ngắn thời gian thông quan cho hàng hóa xuất nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất nhập cảnh, góp phần cải tiến các thủ tục hành chính, giảm thiểu giấy tờ. Tạo thông thoáng, thuận lợi cho quy trình thủ tục hải quan.

- Giảm “tiền kiểm” tăng cường “hậu kiểm”, chuyển dần từ phương pháp quản lý hải quan truyền thống sang phương pháp quản lý hải quan hiện đại trên cơ sở ứng dụng phương pháp quản lý rủi ro và ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực quản lý hải quan. Đổi mới phương thức quản lý hải quan hiện đại với quy trình, thủ tục hải quan được xử lý bằng phương tiện điện tử.

- Khuyến khích các doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật hải quan thông qua việc ưu tiên cho các doanh nghiệp này trong quá trình làm thủ tục hải quan.

- Giảm bớt yếu tố con người quyết định trong thủ tục hải quan nhằn giảm phiền hà, sách nhiễu, tiêu cực của cán bộ, công chức hải quan trong khi làm thủ tục hải quan.

- Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực hải quan.

- Tạo môi trường pháp lý kinh doanh bình đẳng, phù hợp với các chuẩn mực và các cam kết quốc tế.

3.2. Căn cứ của các giải pháp

3.2.1. Xu thế phát triển của thế giới và hội nhập của việt Nam

-Hiện nay, xu thế hội nhập của Việt Nam với khu vực và quốc tế là tất yếu khách quan. Trong thời gian qua, Việt Nam đã tham gia ký kết nhiều hiệp định, hiệp ước với các nước trong quan hệ quốc tế; xây dựng và hoàn thiện hệ thống luật

pháp để tham gia các tổ chức quốc tế; tham gia đàm phán, ký kết các hiệp định song phương và đa phương với nhiều quốc gia. HQ Việt Nam là một bộ phận không thể tách rời của bộ máy Nhà nước Việt Nam. Vì vậy, việc hội nhập của ngành HQ cũng là một xu thế tất yếu, khách quan.

-Xu thế phát triển của HQ quốc tế ngày nay là ứng dụng CNTT vào hoạt động quản lý một cách có hiệu quả. Việc ứng dụng thủ tục HQĐT là con đường phát triển của hầu hết các nước và là yêu cầu của HQ quốc tế trong xu hướng toàn cầu hóa.

-Việc thực hiện thủ tục HQĐT tại Việt Nam là bước đột phá trong các bộ ngành trong việc triển khai Chính phủ điện tử, là cuộc tổng diễn tập để ngành HQ tham gia vào tiến trình hội nhập chung với HQ các nước, nhất là các nước trong khu vực.

3.2.2. Điều kiện và khả năng của đơn vị, ngành HQ

Các giải pháp được xây dựng dựa trên điều kiện và khả năng của ngành HQ nói chung và đơn vị Cục Hải quan Tỉnh BR-VT nói riêng. Đó là cơ sở hạ tầng CNTT, hệ thống trang thiếtbị chuyên ngành, nguồn nhân lực, nguồn tài chính phục vụ cho mục tiêu,chiếnlược, kế hoạch hiện đại hóa ngành HQ.

3.2.3. Thực trạng thủ tục HQĐT

- Các giải pháp được xây dựng dựa trên thực tế triển khai thực hiện thủ tục HQĐT tại Cục Hải quan Tỉnh BR-VT trong thời gian qua.

- Căn cứ từ những bài học kinh nghiệm về sự thành công lẫn thất bại, những việc đã làm được, những việc chưa làm được cùng nguyên nhân của nó.

- Căn cứ vào những ưu điểm, những hạn chế, vướng mắc còn tồn tại chưa được khắc phục, những nhân tố tác động đến toàn bộ quá trình thực hiện. Cụ thể là 6hạn chế còn tồn tại trong quá trình thực hiện là:

+ Hệ thống quản lý (chương trình phần mềm của HQ, DN).

+ Hệ thống cơ sở hạ tầng CNTT (hệ thống mạng, hệ thống thiết bị). + Chính sách luật pháp.

+ Công cụ quản lý của HQ (QLRR, KTSTQ).

+ Các tồn tại khác (sử dụng chương trình, tổ chức thực hiện, trang thiết bị máy móc, dụng cụ hỗ trợ kiểm tra).

- Căn cứ kết quả điều tra nghiên cứu xã hội học từ cộng đồng DN và xã hội.

3.2.4. Cơ sở pháp lý quy định

Các giải pháp được xây dựng dựa trên các văn bản pháp lý quy định của Nhà nước về các lĩnh vực như Luật HQ, Luật thuế XNK, quy định về KTSTQ, QLRR, đại lý HQ, thương mại điện tử, thu thập, xử lý thông tin, thủ tục HQĐT, v.v...

3.3. Nội dung các giải pháp

Dựa trên mục đích và các căn cứ trên đây, để hoàn thiện thủ tục hải quan điện tử cho hàng hoá xuất nhập khẩu thương mại tại Cục Hải quan Tỉnh BR – VTnói riêng và tại Việt Nam nói chung, người viết xin đề xuất thực hiện một số giải pháp sau đây:

3.3.1. Hoàn thiện các hệ thống quản lý (chương trình phần mềm)

Xuất phát từ các hệ thống quản lý, chương trình phần mềm của cơ quan hải quan: hệ thống XLDL ĐTHQ, hệ thống giám sát,hệ thống quản lý nghiệp vụ và hệ thống khai báo điện tử của DNchưa đảm bảo yêu cầu thực hiện thủ tục HQĐT trong hiện tại và tương lai, người viết đề xuất các giải pháp hoàn thiện hệ thống quản lý trong thủ tục HQĐT như sau:

*Mục đích giải pháp:

-Nâng cao mức độ tự động hóa của quy trình.

-Bảo đảm hệ thống hoạt động liên tục, ổn định và an toàn.

-Tiếp nhận và xử lý dữ liệu một cách tốt nhất.

-Tạo điều kiện cho việc thực hiện và phát triển thủ tục HQĐT trong hiện tại và tương lai.

*Nội dung các giải pháp:

3.3.1.1.Hoàn thiện và nâng cấp hệ thống XLDL ĐTHQ

Hiện nay, hệ thống XLDL ĐTHQ chỉ phục vụ cho việc làm thủ tục đối với 11 loại hình XNK. Qua thực tế sử dụng, hệ thống này còn nhiều khiếm khuyết cần

phải sửa chữa, nâng cấp, bổ sung thêm nhiều chức năng cho hoàn thiện. Như đã đề cập ở phần những hạn chế của chương 2, hệ thống này chỉ đáp ứng trong giai đoạn thí điểm và giai đoạn đầu mở rộng với số DN nhỏ, số lượng tờ khai ít. Nếu không hoàn thiện và nâng cấp, hệ thống sẽ không đáp ứng cho việc phổ cập thủ tục HQĐT cho tất cả các loại hình, đối tượng trong thời gian tới. Để hoàn thiện và nâng cấp hệ thống này cần sửa chữa các lỗi và bổ sung thêm các chức năng sau đây:

-Sửa chữa các lỗi phát sinh: như sửa chữa tờ khai: thể hiện các nội dung sửa chữa tại hệ thống khi DN sửa chữa TK; chức năng lịch sử và ghi nhận: thể hiện đầy đủ và thống nhất các nội dung công việc đã thực hiện tại các bước; cập nhật thông tin kiểm tra hồ sơ sau kiểm hóa: lỗi trùng lắp nội dung do hệ thống tự động thêm vào; lỗi hệ thống; chức năng xử lý vi phạm và giám định: cho phép theo dõi được trường hợp xử lý vi phạm tại khâu giám sát và nhập máy các nội dung theo dõi vi phạm; lỗi kỹ thuật lập trình (tự động làm tròn số lẻ của đơn giá, thuế suất).

- Sửa chữa hệ thống sao cho tiện dụng cho người dùng: như duyệt phân luồng; thống nhất nội dung tờ khai sửa chữa và tờ khai ban đầu; chuẩn hóa các thông tin cảnh báo của hệ thống hỗ trợ cho việc phân luồng; cảnh báo trạng thái các tờ khai đặc biệt (hủy, chờ duyệt yêu cầu kiểm hóa, kiểm tra hồ sơ sau kiểm hóa, đang xác định giá, chờ kết quả giám định, xử lý vi phạm).

- Bổ sung thêm các chức năng:như chức năng tự động kiểm tra tình trạng nộp thuế của DN; chức năng xử lý cập nhật, trừ lùi giấy phép; chức năng báo cáo số liệu; chức năng trao đổi thông tin giữa cơ quan HQ và DN trên hệ thống; chức năng thông báo lý do, nội dung sửa chữa tờ khai của DN; chức năng kiểm tra tính thuế tự động; chức năng đồng bộ tự động giữa các hệ thống khi thay đổi nội dung hệ thống; chức năng kiểm tra, xác định giá và phúc tập hồ sơ; danh sách đơn vị tính, danh mục các nước xuất xứ, danh mục đơn vị; thông tin cảnh báo của khâu trước cho khâu sau.

- Cập nhật mới các thông tin trong hệ thống như: thời hạn nợ CO; các thông tin phục vụ cho việc QLRR và phân luồng tờ khai tự động, Biểu thuế XNK, biểu thuế VAT, Biểu thuế Tiêu thụ đặc biệt, Biểu thuế CEPT, danh mục hàng nộp thuế

ngay, hàng dán tem, hàng quản lý chuyên ngành, thông tin cưỡng chế DN.

- Bổ sung thêm một số loại hình khác vào hệ thống hoặc xây dựng các hệ thống quản lý riêng:đối với các loại hình như xuất nhập kho ngoại quan, phi mậu dịch, XNK tại chỗ, quá cảnh, trung chuyển, chuyển tiếp v.v...để các DN có thể tham gia thủ tục HQĐT đối với mọi loại hình.

3.3.1.2.Hoàn thiện và nâng cấp hệ thống khai báo điện tử của DN

Cũng giống như hệ thống XLDL ĐTHQ, hệ thống khai báo điện tử của DN hiện nay cũng chưa hoàn chỉnh và cần phải hoàn thiện, nâng cấp. Cụ thể hệ thống cần sửa chữa, bổ sung thêm một số chức năng sau:

- Sửa chữa các lỗi phát sinh:như lỗi cập nhật dữ liệu từ file excel vào phần

Một phần của tài liệu Hoàn thiện thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất nhập khẩu thương mại tại cục hải quan tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)