0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (180 trang)

Cơ sở pháp lý áp dụng thủ tục hải quan điện tử tại Việt Nam

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU THƯƠNG MẠI TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU (Trang 30 -30 )

7. Bố cục của đề tài

1.1.3. Cơ sở pháp lý áp dụng thủ tục hải quan điện tử tại Việt Nam

Cơ sở pháp lý cho việc áp dụng thủ tục HQĐT ở Việt Nam được căn cứ vào các văn bản sau đây:

- Luật hải quan năm 2001 (Điều 8 và khoản 3 Điều 20) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật HQ ngày 14/06/2005 (điểm 4, điểm 9 và điểm 13 Điều 1, sửa đổi Điều 8, Điều 16, Điều 22);

- Nghị định 87/2012/NĐ-CP ngày 23/10/2012 quy định chi tiết một số điều của Luật hải quan về thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu thương mại;

- Nghị định số 57/2006/NĐ-CP ngày 09/06/2006 của CP về TM điện tử.

1.1.4. So sánh giữa thủ tục HQĐTvà thủ tục HQ truyền thống

Sau đây là một số so sánh được rút ra cho thấy được những ưu điểm của

(TTHQĐT) so với (TTHQTT):

Bảng 1.1: So sánh gữa

:

Nội dung Quy trình thủ tục hải quan truyền thống

Quy trình thủ tục hải quan điện tử Đăng ký tờ khai hải quan

Hồ sơ  Hồ sơ giấy  Hồ sơ điện tử. Riêng luồng vàng và luồng đỏ DN phải nộp, xuất trình thêm hồ sơ giấy ngoài hồ sơ điện tử đã gửi qua hệ thống.

Cách thức khai báo

 DN mang bộ hồ sơ giấy đến Chi cục HQ cửa khẩu nộp trực tiếp cho cơ quan HQ khi đăng ký tờ khai.

 Thực hiện tại cơ quan DN. DN tạo thông tin trên máy tính và gửi đến cơ quan HQ thông qua mạng Internet.

Nhập thông tin vào hệ thống

 Công chức đăng ký tiếp nhận hồ sơ nhập dữ liệu trực tiếp hoặc nhập từ đĩa mềm do DN cung cấp vào hệ thống. Hoặc khai báo qua mạng.

 Hệ thống tự động lưu trữ thông tin do DN tạo và gửi hồ sơ đến.

Phân luồng tờ khai

 Lãnh đạo Đội thủ tục phân luồng tờ khai và quyết định tỷ lệ kiểm tra.

 Công chức tiếp nhận đề

Hệ thống tự động phân luồng, công chức tiếp nhận đề xuất phân luồng,Lãnh đạo Chi cục duyệt phân

xuất phân luồng và Lãnh đạo Đội thông quan hoặc Chi cục duyệt phân luồng trên hệ thống. luồng trên hệ thống. Kiểm tra hàng hóa Phân công kiểm tra

 Việc phân công kiểm tra hàng hóa do Lãnh đạo Đội thủ tục tại các Chi cục HQ cửa khẩu (nơi có hàng hóa xuất, nhập) thực hiện.

Việc phân công kiểm tra hàng hoá được hệ thống thực hiện tự động. Thẩm quyền thuộc Lãnh đạo Chi cục.

Ghi kết quả kiểm tra

 Kết quả kiểm tra được công chức kiểm tra ghi trực tiếp vào tờ khai

 Kết quả kiểm tra được công chức kiểm tra nhập vào hệ thống và in ra từ hệ thống Phiếu ghi kết quả kiểm tra hàng hóa.

Duyệt thông quan hàng hóa

Đội trưởng Đội thủ tục ký duyệt thông quan trên tờ khai giấy. Lãnh đạo Chi cục HQ cửa khẩu ký duyệt thông quan trên tờ khai giấy.

 Sau khi hàng hóa đã được kiểm tra và đã qua khâu kiểm tra hồ sơ sau kiểm hóa, lãnh đạo Chi cục HQ điện tử (hoặc Đội trưởng Đội thủ tục) duyệt thông quan trên hệ thống. Kiểm tra xác định giá và tính thuế Kiểm tra, xác định giá Tất cả các luồng xanh, vàng , đỏ đều thực hiện kiểm tra, xác định giá trước khi thông quan.

 hàng luồng vàng, luồng đỏ thực hiện trước khi hàng thông quan;

 hàng luồng xanh thực hiện sau khi hàng hóa được thông quan.

Kiểm tra

tính thuế

 Tờ khai phải qua khâu kiểm tra, tính thuế thủ

 DN tự khai, tự chịu trách nhiệm về thông tin khai báo.

công. Hệ thống tự kiểm tra tính thuế.

Thông báo thuế

 Công chức HQ ra thông báo thuế, quyết định điều chỉnh thuế khi DN đăng ký tờ khai, tính thuế (nay theo quy định mới của Luật thuế, cơ quan HQ không ra thông báo thuế).

 Thông báo thuế được gửi kèm theo thông tin phản hồi cho DN khi duyệt phân luồng tờ khai. Nộp thuế và các khoản phải thu khác Nộp lệ phí  Nộp bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản theo từng tờ khai, nộp tại nơi làm thủ tục trước khi thông quan hàng hóa. Công chức HQ phải viết biên lai nộp lệ phí cho từng tờ khai.

 Nộp định kỳ hàng tháng từ ngày 5 đến ngày 10, tại kho bạc Nhà nước theo thông báo lệ phí của cơ quan HQ gửi qua mạng Internet (tháng sau nộp cho tháng trước, nộp cho toàn bộ các Tờ khai trong tháng)

Nộp thuế và các khoản

phải thu

khác

 Nộp qua Kho bạc hoặc nộp trực tiếp tại Chi cục HQ cửa khẩu, hoặc bảo lãnh của ngân hàng.

 Nộp qua Kho bạc Nhà nước hoặc bảo lãnh của Ngân hàng trên nguyên tắc người khai HQ được tự khai, tự nộp. Phúc tập, lưu trữ hồ Phúc tập  Do Đội tổng hợpphúc tập hồ sơ thực hiện sau khi hàng hóa được thông quan.

 Do Chi cục kiểm tra sau thông quan thực hiện sau khi hàng hóa được thông quan.

Lưu trữ hồ sơ

 Bộ hồ sơ (bản sao) khi làm thủ tục xong, cơ quan HQ lưu toàn bộ, chỉ trả lại DNmột tờ khai.

Cơ quan HQ chỉ lưu bộ hồ sơ kèm theo Tờ khai đối với hàng luồng vàng và luồng đỏ.

 Bộ hồ sơ bản chính DN giữ.

Hồ sơ do Đội tổng hợp - bộ phận phúc tập hồ sơ lưu.

 Đối với hàng luồng xanh: cơ quan HQ chỉ lưu một tờ khai, DN lưu một tờ khai kèm bộ hồ sơ và chỉ xuất trình khi cơ quan HQ yêu cầu. Hồ sơ do Đội tổng hợp - bộ phận phúc tập hồ sơ lưu.

1.2. Sự cần thiết của việc áp dụng thủ tục HQĐT

1.2.1. Do yêu cầu thực hiện khối lượng công việc tăng lên nhanh chóng

Trong những năm qua, khối lượng hàng hóa, dịch vụ XNK, phương tiện vận tải, hành khách xuất nhập cảnh ra vào nước ta, số lượng thương nhân tham gia hoạt động XNK và số lượng tờ khai XNK đều tăng theo hàng năm. Theo dự báo chiến lược xuất nhập khẩu hàng hoá thời kỳ 2011-2020, định hướng đến năm 2030 của Thủ tướng Chính phủ, trong những năm tới các chỉ tiêu này sẽ tiếp tục tăng. Cụ thể: -XK hàng hóa tăng trưởng bình quân 11-12%/năm trong thời kỳ 2011-2020. Trong đó giai đoạn 2011-2015 tăng trưởng bình quân 12%/năm; giai đoạn 2016- 2020 tăng trưởng bình quân 11/%/năm. Duy trì tốc độ tăng trưởng khoảng 10% thời kỳ 2021-2030 (nguồn Bộ Công Thương).

- NK hàng hóa sẽ tiếp tục tăng trưởng với tốc độ bình quân 10-11%/năm trong thời kỳ 2011-2020. Trong đó giai đoạn 2011-2015 tăng trưởng bình quân dưới 11%/năm; giai đoạn 2016-2020 tăng trưởng bình quân dưới 10/%/năm (nguồn Bộ Công Thương).

- Số lượng hành khách XNC bằng đường hàng không, đường bộ và đường biển theo chỉ tiêu phát triển ngành Du lịch:Năm 2015 thu hút 7,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế; tăng trưởng khách quốc tế 8,4%/năm.Năm 2020 thu hút 10,5 triệu lượt khách quốc tế; tăng trưởng khách quốc tế là 7%/năm. Năm 2025 thu hút 14 triệu lượt khách quốc tế, tăng trưởng tương ứng 6%. Năm 2030 thu hút 18 triệu lượt

khách quốc tế, tăng trưởng tương ứng 5,2%(nguồn Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030).

- Số lượng, chủng loại phương tiện vận tải XNC: theo dự báo đến năm 2015 sẽ vào khoảng 900.000 lượt, tăng trung bình 10% năm. (Nguồn Cục CNTT và Thống kê HQ)

- Số lượng doanh nghiệp tham gia hoạt động XNK: Theo dự báo, đến năm 2015, số lượng doanh nghiệp sẽ vào khoảng 100.000 doanh nghiệp và đến năm 2020 sẽ là 150.000 doanh nghiệp. (Nguồn Cục CNTT và Thống kê HQ)

- Số lượng TK hàng hóa XNK: Theo dự báo, đến hết năm 2015, tổng số TK hàng hóa XNK sẽ vào khoảng 2,5 triệu tờ khai (trong đó: XK khoảng 1,2 triệu TK và NK khoảng 1,3 triệu TK). (Nguồn Cục CNTT và Thống kê HQ)

- Ngày 28/12/2011,Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2471/2011/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 – 2020, định hướng đến năm 2030. Với mục tiêu tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá đến năm 2020 tăng gấp trên 3 lần năm 2010, bình quân đầu người đạt trên 2.000 USD, cán cân thương mại được cân bằng.

- Chiến lược đã đề ra ba nhóm mục tiêu cụ thể, gồm:

- Một là, phấn đấu tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa bình quân 11 - 12%/năm trong thời kỳ 2011 - 2020, trong đó giai đoạn 2011 - 2015 tăng trưởng bình quân 12%/năm; giai đoạn 2016 - 2020 tăng trưởng bình quân 11%/năm. Duy trì tốc độ tăng trưởng khoảng 10% thời kỳ 2021-2030.

- Hai là, phấn đấu tốc độ tăng trưởng nhập khẩu thấp hơn tăng trưởng xuất khẩu; tốc độ tăng trưởng nhập khẩu hàng hoá bình quân 10 – 11%/năm trong thời kỳ 2011 – 2020, trong đó giai đoạn 2011 – 2015 tăng trưởng bình quân dưới 11%/năm; giai đoạn 2016 – 2020 tăng trưởng bình quân dưới 10%/năm.

- Ba là, phấn đấu giảm dần thâm hụt thương mại, kiểm soát nhập siêu ở mức dưới 10% kim ngạch xuất khẩu vào năm 2015 và tiến tới cân bằng cán cân thương mại vào năm 2020; thặng dư thương mại thời kỳ 2021 – 2030.

- Chiến lược cũng nêu định hướng xuất khẩu chung gồm: Phát triển xuất khẩu theo mô hình tăng trưởng bền vững và hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa mở rộng quy mô xuất khẩu, vừa chú trọng nâng cao giá trị gia tăng xuất khẩu; Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu một cách hợp lý theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tập trung nâng nhanh tỷ trọng các sản phẩm xuất khẩu có giá trị gia tăng cao, sản phẩm chế biến sâu, sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, sản phẩm thân thiện với môi trường trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu.

* Định hướng phát triển ngành hàng:

- Nhóm hàng nhiên liệu, khoáng sản (là nhóm hàng có lợi thế về tài nguyên nhưng bị giới hạn nguồn cung): Có lộ trình giảm dần xuất khẩu khoáng sản thô; đầu tư công nghệ để tăng xuất khẩu sản phẩm chế biến, tận dụng các cơ hội thuận lợi về thị trường và giá cả để tăng giá trị xuất khẩu.

- Nhóm hàng nông, lâm, thủy sản (là nhóm hàng có lợi thế và năng lực cạnh tranh dài hạn nhưng giá trị gia tăng còn thấp): Nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng; chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu hướng mạnh vào chế biến sâu, phát triển sản phẩm xuất khẩu có ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến.

- Nhóm hàng công nghiệp chế biến, chế tạo (là nhóm hàng có tiềm năng phát triển và thị trường thế giới có nhu cầu): Phát triển sản phẩm có hàm lượng công nghệ và chất xám cao; phát triển công nghiệp hỗ trợ, nâng cao tỷ lệ giá trị trong nước, giảm phụ thuộc vào nguyên phụ liệu nhập khẩu.

- Nhóm hàng mới (nằm trong nhóm hàng hóa khác): Rà soát các mặt hàng mới có kim ngạch hiện nay còn thấp nhưng có tiềm năng tăng trưởng cao trong thời gian tới để có các chính sách khuyến khích phát triển, tạo sự đột phá trong xuất khẩu.

* Định hướng phát triển thị trường:

- Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu; củng cố và mở rộng thị phần hàng hóa Việt Nam tại thị trường truyền thống; tạo bước đột phá mở rộng các thị trường xuất khẩu mới có tiềm năng.

- Phát huy vai trò, vị thế của Việt Nam trong các tổ chức quốc tế, khu vực và tăng cường hoạt động ngoại giao kinh tế để mở rộng thị trường xuất khẩu; phát triển hệ thống cơ quan xúc tiến thương mại tại các khu vực thị trường lớn và tiềm năng; tăng cường bảo vệ hàng hóa và doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường khu vực và thế giới.

- Tận dụng tốt các cơ hội mở cửa thị trường của nước ngoài và lộ trình cắt giảm thuế quan để đẩy mạnh xuất khẩu và nâng cao hiệu quả xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang các thị trường đã ký FTA.

- Tổ chức xây dựng và từng bước phát triển hệ thống phân phối hàng Việt Nam tại thị trường nước ngoài.

- Định hướng về cơ cấu thị trường đến năm 2020: châu Á chiếm tỷ trọng khoảng 46%, châu Âu khoảng 20%, châu Mỹ khoảng 25%, châu Đại Dương khoảng 4% và châu Phi khoảng 5%.

* Định hướng nhập khẩu

- Chủ động điều chỉnh nhịp độ tăng trưởng nhập khẩu hàng hóa, đồng thời phát triển sản xuất nguyên, nhiên, phụ liệu phục vụ các ngành hàng xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu trong nước và phát triển công nghiệp hỗ trợ, kiểm soát chặt việc nhập khẩu các mặt hàng không khuyến khích nhập khẩu, góp phần giảm nhập siêu trong dài hạn.

- Đáp ứng yêu cầu nhập khẩu nhóm hàng máy móc thiết bị và công nghệ cao phù hợp với nguồn lực, trình độ sản xuất trong nước và tiết kiệm năng lượng, vật tư; định hướng nhập khẩu ổn định cho các ngành sản xuất sử dụng các nguyên, nhiên, vật liệu mà khai thác, sản xuất trong nước kém hiệu quả hoặc có tác động xấu đến môi trường.

- Đa dạng hóa thị trường nhập khẩu, cải thiện thâm hụt thương mại với các thị trường Việt Nam nhập siêu.

Nhằm đạt được những mục tiêu nói trên, Chiến lược cũng đã vạch ra các giải pháp chủ yếu để thực hiện gồm:

- Phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế: gồm Phát triển sản xuất công nghiệp và phát triển sản xuất nông nghiệp.

- Phát triển thị trường;

- Chính sách tài chính, tín dụng và đầu tư phát triển sản xuất hàng xuất khẩu; - Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao nhận kho vận và đẩy nhanh xã hội hoá hoạt động dịch vụ logistics;

- Đào tạo phát triển nguồn nhân lực; - Kiểm soát nhập khẩu;

- Nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp và vai trò của hiệp hội ngành hàng.

1.2.2. Do yêu cầu quản lý của Nhà nước và của cộng đồng doanh nghiệp

Trước yêu cầu phát triển đất nước, đòi hỏi ngành HQ phải nâng cao năng lực quản lý để bảo đảm thực hiện có hiệu quả chính sách kinh tế của Nhà nước, chống buôn lậu, gian lận thương mại, ngăn chặn việc buôn bán, vận chuyển hàng cấm qua biên giới, ngăn chặn các giao dịch thương mại bất hợp pháp, đảm bảo nguồn thu cho ngân sách, góp phần bảo vệ trật tự an toàn xã hội, lợi ích người tiêu dùng, an ninh quốc gia, bảo vệ môi trường.

Hoạt động quản lý Nhà nước về HQ phải đảm bảo thuận lợi, thông thoáng cho hoạt động XNK, đầu tư, du lịch, dịch vụ v.v... Cụ thể: thủ tục HQ phải đơn giản, công khai, minh bạch; thông quan nhanh, giảm thiểu chi phí cho DN; cung cấp thông tin nhanh chóng, công khai; cân bằng giữa quản lý và phục vụ.

1.2.3. Do yêu cầu hội nhập và xu hướng phát triển của Hải quan quốc tế

Trong giai đoạn hiện nay, với xu thế hội nhập với nền kinh tế thế giới đặc biệt là việc gia nhập sâu, rộng vào tổ chức WTO, Việt Nam cần phải thực hiện các yêu cầu, các cam kết với các nước, các tổ chức đã tham gia, ký kết như APEC, ASEAN, WTOv.v... Những công việc mà ngành HQ phải thực hiện là đơn giản hóa thủ tục HQ theo công ước Kyoto sửa đổi, thực hiện việc xác định trị giá hải quan theo Hiệp định trị giá GATT, thực hiện Công ước hệ thống mô tả hài hòa và mã hóa hàng hóa (công ước HS), thực hiện cam kết liên quan đến bảo vệ quyền sở hữu

trí tuệ đối với hàng hóa (Hiệp định TRIPs), đảm bảo hệ thống pháp luật về hải quan đầy đủ, thống nhất, rõ ràng và công khai, phù hợp với các cam kết quốc tế, thực hiện nghiêm chỉnh, bình đẳng cho mọi đối tượng. Việc thực hiện thủ tục HQĐT chứng tỏ thiện chí, nỗ lực tích cực của Nhà nước Việt Nam trong việc tham gia thực hiện các mục tiêu của các tổ chức này, vì lợi ích quốc gia và quốc tế.

Xu thế phát triển của hải quan quốc tế ngày nay là ứng dụng CNTT vào hoạt động quản lý một cách có hiệu quả. Việc ứng dụng thủ tục HQĐT là con đường

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU THƯƠNG MẠI TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU (Trang 30 -30 )

×