Hải quan Singapore

Một phần của tài liệu Hoàn thiện thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất nhập khẩu thương mại tại cục hải quan tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (Trang 44)

7. Bố cục của đề tài

1.3.3. Hải quan Singapore

Trong khu vực Asean, Singapore là quốc gia hàng đầu ứng dụng CNTT trong việc quản lý. Singapore có một Chính phủ điện tử rất mạnh. Vì vậy, HQ Singapore có điều kiện thuận lợi để áp dụng và phát triển thủ tục HQĐT.

Ở Singapore, TradeNet là hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử của quốc gia để xử lý và trao đổi các thông tin, chứng từ giữa các bên tham gia vào hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử. Những người tham gia vào TradeNet có thể thực hiện việc khai báo điện tử và nhận kết quả phản hồi từ cơ quan quản lý.

Hệ thống TradeNet được xây dựng từ tháng 12 năm 1986 và đến năm 1989 hệ thống chính thức đi vào hoạt động.

Mục đích chính của TradeNet là nhằm giảm giá thành, giảm thời gian cho việc chuẩn bị, trao đổi, xử lý các tài liệu thương mại; chia sẻ thông tin thương mại giữa các thành viên trong cộng đồng thương mại và các cơ quan Chính phủ. Ngoài ra, TradeNet còn cung cấp dịch vụ khai báo HQĐT, tăng tốc độ xử lý thông tin khai báo và giải phóng hàng, hạn chế việc xuất trình giấy tờ, cho phép DN nộp thuế HQ

bằng phương tiện điện tử (Electronic Funds Transfer), giảm bớt việc trao đổi các tài liệu thương mại.

Các bên tham gia vào hệ thống TradeNet gồm có: HQ, các cơ quan kiểm soát, Cảng vụ, Sân bay, các cơ quan vận tải đường biển, các cơ quan vận tải đường không, cơ quan vận tải giao nhận và các DN.

Các bên tham gia vào hệ thống trao đổi thông tin với nhau thông qua một cơ quan trung chuyển trung tâm (Central Clearing House - sau này do công ty Singapore Network Services Pte Ltd quản lý) sử dụng 3 chuẩn thông điệp riêng của Singapore đó là: SITSM, SITDED, SITDID.

Hệ thống tiếp nhận khai báo và xử lý thủ tục HQ của Singapore là một hệ thống tự động hóa hoàn chỉnh. Tờ khai được gửi tới hệ thống của cơ quan HQ trong hoặc ngoài Singapore thông qua EDI-Network (VAN) sau đó sẽ được kiểm tra, tính thuế, tự động thanh khoản thuế và gửi lại cho người khai HQ. Người khai HQ có thể in bản sao của giấy phép giải phóng hàng tại máy tính của mình để đi nhận hàng. Để thực hiện việc tự động hóa toàn phần như trên, hệ thống của HQ Singapore phải kết nối với các cơ quan có liên quan khác để trao đổi thông tin nhằm kiểm tra thông tin khai báo trên tờ khai của DN.

Để kết nối với mạng TradeNet, DN cần có máy tính cá nhân, máy in, modem, đường điện thoại và phần mềm khai báo tại đầu cuối. Phần mềm này do các công ty tư nhân xây dựng và phải được các cơ quan do HQ quản lý kiểm tra chất lượng mới được phép sử dụng.

Theo thống kê của HQ Singapore, thời gian từ khi khai báo đến khi nhận được giấy phép chỉ khoảng 10 phút. Hiện có khoảng 99,93% lưu lượng tờ khai được thực hiện qua hệ thống này, trong đó khoảng 98% các tờ khai thực hiện thanh toán điện tử.

1.4.Những bài học kinh nghiệm rút ra cho HQ Việt Nam:

Có thể thấy trong giai đoạn hiện nay, xu thế quản lý hải quan của các nước tiên tiến trên thế giới và trong khu vực là phải đẩy mạnh công tác ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hoá hải quan, giảm thiểu các giấy tờ phải nộp trong bộ hồ

sơ hải quan, giảm thiểu đến mức tối đa sự tiếp xúc giữa doanh nghiệp và cơ quan hải quan để tránh tham nhũng và hạn chế việc gây phiền hà sách nhiễu cho doanh nghiệp. Các Bộ, ngành phải có sự phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng, công khai hoá các quy định có liên quan. Qua nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước có thể rút ra bài học kinh nghiệm để hoàn thiện thủ tục HQĐT đối với Cục Hải quan tỉnh BR – VT cụ thể như sau:

- Hoàn thiện thủ tục HQĐT phải dựa trên cơ sở thúc đẩy cải cách hành chính, hội nhập kinh tế quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi để hiện đại hóa hải quan, tạo thuận lợi tối đa cho hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp góp phần thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

- Hoàn thiện trên cơ sở đảm bảo tốt mọi điều kiện cho đơn vị thực hiện thông quan nhanh chóng, chính xác theo quy định. Tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu, tích hợp những thông tin đã có và phân tích xử lý thông tin về doanh nghiệp, về mặt hàng để phục vụ yêu cầu kiểm tra trong và sau thông quan làm cơ sở áp dụng cho phương pháp quản lý rủi ro trong quá trình làm thủ tục hải quan.

- Hoàn thiện và mở rộng thông quan điện tử, cải tiến và hiện đại hóa công tác kiểm tra, giám sát hàng hóa nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất nhập cảnh. Đảm bảo công tác kiểm tra thực tế với độ chính xác cao, nhanh chóng và thuận lợi.

- Hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trên cơ sở thực hiện các điều ước và công ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia, nhưng vẫn đảm bảo thực hiện tốt chính sách quản lý nhà nước về hải quan.

- Hoàn thiện thủ tục HQĐT nhằm đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước liên quan đến hoạt động quản lý nhà nước về hải quan, đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước và yêu cầu cải cách hành chính quốc gia với mục tiêu hòa bình, phát triển, thúc đẩy quan hệ đa dạng với hải quan các nước và tổ chức hải quan quốc tế nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho môi trường đầu tư, xuất nhập khẩu và tăng cường hiệu quả công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại, góp phần đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất nhập khẩu thương mại tại cục hải quan tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)