Tóm tắt chương 1

Một phần của tài liệu Hoàn thiện thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất nhập khẩu thương mại tại cục hải quan tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (Trang 47)

7. Bố cục của đề tài

1.5.Tóm tắt chương 1

Thủ tục HQĐT là các công việc mà người khai HQ và công chức HQ phải thực hiện đối với hàng hóa XNK trong đó việc khai báo và gửi hồ sơ của người khai HQ và việc tiếp nhận, đăng ký hồ sơ HQ của công chức HQ được thực hiện thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của HQ.

Thủ tục HQĐT về cơ bản các nước giống nhau. Tuy nhiên, tùy theo tình hình mỗi nước việc áp dụng có khác nhau về quy mô, mức độ và hình thức. Đối với Việt Nam, việc thực hiện thủ tục HQĐT là việc làm rất cần thiết do yêu cầu thực hiện khối lượng công việc ngày càng tăng; yêu cầu phục vụ cho sự phát triển của thương mại điện tử; yêu cầu hội nhập và xu hướng phát triển của HQ thế giới; yêu cầu quản lý của Nhà nước, cộng đồng DN và yêu cầu nhiệm vụ của ngành HQ.

Mô hình thông quan điện tử các nước đều có điểm giống nhau là gồm có ít nhất 3 thành phần tham gia vào quy trình. Đó là cơ quan HQ, cơ quan truyền nhận dữ liệu (VAN) và DN. Đối với những nước phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, vai trò của đại lý HQ được chú trọng và phát triển đến mức độ chuyên nghiệp. Thông qua các đại lý HQ, cơ quan HQ có thể quản lý DN một cách hiệu quả. Điểm khác biệt giữa các nước là mức độ áp dụng thủ tục HQĐT. Đối với các nước có hạ tầng CNTT phát triển và Chính phủ điện tử phát triển thì thực hiện mô hình thông quan điện tử ở mức độ cao, sử dụng toàn bộ chứng từ điện tử (Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc), một số nước có hạ tầng CNTT trung bình và Chính phủ điện tử chưa phát triển thì áp dụng mô hình thông quan điện tử ở mức trung bình, kết hợp giữa chứng từ điện tử và chứng từ giấy, DN có trách nhiệm nộp chứng từ giấy sau khi hàng hóa thông quan. Số còn lại áp dụng mô hình ở mức thấp, vừa khai báo điện tử vừa nộp hồ sơ giấy trước khi hàng hóa thông quan.

Thực hiện thủ tục HQĐT sẽ mang lại nhiều lợi ích cho DN và cơ quan HQ. Để việc triển khai thành công, các nước cần có mục tiêu chiến lược cụ thể, xác định đúng mô hình thực hiện và có kế hoạch triển khai thực hiện theo từng giai đoạn, tùy theo điều kiện của từng quốc gia. Trong quá trình thực hiện cần phải đảm bảo đủ các điều kiện về cơ sở pháp lý, nguồn lực về tài chính, con người, cơ sở hạ tầng

CNTT, thiết bị, máy móc, phương tiện hỗ trợ và phương pháp quản lý hiệu quả, phải đánh giá đúng những thuận lợi và khó khăn trong thực hiện để có sự điều chỉnh phù hợp.

Trong chương 1 của Luận văn, tác giả đã nghiên cứu và đưa ra các khái niệm cơ bản có liên quan đến thủ tục hải quan, thủ tục hải quan điện tử; những hàng hóa nào được coi là hàng hóa XNK thương mại; nêu lên sự cần thiết của việc áp dụng thủ tục hải quan điện tử. Trong chương này, tác giả cũng nghiên cứu, so sách sự khác nhau giữa thủ tục hải quan truyền thống và thủ tục HQĐT; nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước trong khu vực và trên thế giới trong quá trình xây dựng quy trình thủ tục hải quan điện tử như: Hải quan Nhật Bản, Hải quan Hàn Quốc, Hải quan Singapore. Trên cơ sở kinh nghiệm của các nước này đúc rút ra được bài học kinh nghiệm cho Cục Hải quan Tỉnh BR – VT khi tiến hành xây dựng, hoàn thiện thủ tục hải quan điện tử cho phù hợp với xu thế phát triển hiện nay và phù hợp với các cam kết quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho hoạt động XNK nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu quản lý nhà nước về hải quan.

Chương 2: THỰC TRẠNGTÌNH HÌNH THỰC HIỆN THỦ TỤC HQĐT ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ XNK THƯƠNG MẠITẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH BÀ RỊA

VŨNG TÀU. 2.1. Giới thiệu chung về Cục hải quan Tỉnh BR-VT

Cục Hải quan Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu là cơ quan trực thuộc Tổng cục Hải quan. Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra, còn phải thực hiện chức năng giám sát Hải quan đối với hàng trăm lượt tàu quá cảnh đi Campuchia và hàng ngàn lượt tàu neo đậu tại khu vực phao số O để chờ vào các Cảng trong khu vực.Cùng với sự tăng trưởng kinh tế của đất nước, của Tỉnh, Cục Hải quan Tỉnh đã không ngừng lớn mạnh cả về số lượng cũng như chất lượng cán bộ, công chức. Cục Hải quan Tỉnh đã

và đang thực hiện kế hoạch xây dựng lực lượng hải quan trong sạch vững mạnh, tập trung vào việc nâng cao chất lượng công tác chính trị, tư tưởng, củng cố tổ chức, xây dựng đội ngũ cán bộ Hải quan có phẩn chất đạo đức trong sáng, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng đủ sức hoàn thành nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước giao phó. Phương châm “Chuyên nghiệp – Minh bạch – Hiệu quả” luôn được Cục Hải quan Tỉnh xác định là kim chỉ nam trong mọi hoạt động của đơn vị. Với sự cố gắng của tập thể cán bộ, công chức trong những năm qua, Cục Hải quan Tỉnh đã đạt được những thành tích đáng khích lệ trong công tác thu, nộp ngân sách, hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kế hoạch được giao, là một trong năm Cục Hải quan có số thu thuế cao nhất toàn ngành, kim ngạch xuất nhập khẩu qua địa bàn Tỉnh ngày càng tăng, năm sau cao hơn năm trước.

-Tầm nhìn: Xây dựng Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thành lực lượng chuyên nghiệp cao, có chuyên môn sâu và hiện đại, hoạt động minh bạch, liêm chính và có hiệu quả nhằm đáp ứng yêu cầu của tình hình và nhiệm vụ phát triển kinh tế đất nước.

-Phương châm hoạt động: Chuyên nghiệp - Minh bạch - Hiệu quả

-Tuyên ngôn:

+Quản lý có hiệu quả các hoạt động xuất nhập khẩu và giao lưu quốc tế, tạo điều kiện cho thương mại và sản xuất phát triển.

+Bảo vệ và góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nền kinh tế quốc gia.

+Bảo đảm nguồn thu cho ngân sách.

+Chống buôn lậu, gian lận thương mại, bảo vệ lợi ích người tiêu dùng. +Góp phần bảo vệ chủ quyền kinh tế, an ninh quốc gia và an toàn xã hội. +Phục vụ quản lý kinh tế xã hội.

-Mục tiêu:

+e-Clearance: Thông quan điện tử;

+e-Manifest: Tiếp nhận thông tin bản lược khai hàng hóa và các chứng từ liên quan, thực hiện thông quan phương tiện vận tải xuất nhập cảnh, tiến tới thông quan trước khi hàng đến;

+e-Permit: Quản lý và trao đổi thông tin giấy phép, C/O điện tử; +e-Payment: Thanh toán thuế điện tử;

+e-Office: Quản lý văn phòng điện tử.

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Sau khi thống nhất đất nước, về mặt Nhà nước, Chính Phủ lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam quyết định thành lập Cục Hải quan thuộc Nha Ngoại thương. Lúc đó, Chi cục Hải quan Đồng Nai đóng tại Thị xã Vũng Tàu được thành lập năm 1978 trực thuộc Cục Hải quan do đồng chí Vũ Như Khuê là cán bộ khung làm Chi cục trưởng có nhiệm vụ giám sát các tàu vào thăm dò dầu khí. Đội ngũ cán bộ bao

gồm 10 đồng chí là cán bộ khung được điều động về công tác từ các Chi cục Hải quan Hải Phòng, Hà Nội và trường trung cấp Ngoại thương.

Ngày 4/12/1979, Chi cục Hải quan Đồng Nai đổi tên thành Chi cục Hải quan Đặc khu Vũng Tàu Côn Đảo do đồng chí Vũ Như Khuê làm Chi cục trưởng. Quân số tăng lên khoảng 45 đồng chí chủ yếu là con em cách mạng và các ngành khác chuyển qua, được rèn luyện tại chỗ để chủ yếu làm thủ tục cho tàu qúa cảnh đi Campuchia và tàu thăm dò dầu khí.

Ngày 30/8/1984, Hội đồng Nhà nước ra Nghị quyết 547/HĐBT phê chuẩn việc thành lập Tổng cục Hải quan – trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính Phủ). Khi đó hệ thống Hải quan trong cả nước bao gồm: Tổng cục hải quan, Hải quan Tỉnh/thành phố, Hải quan đặc khu trực thuộc trung ương… [12,tr.89]

Tính đến này, Cục Hải quan Tỉnh BR – VT được lãnh đạo bởi các đồng chí: - Từ năm 1978–1988: Đ/c Vũ Như Khuê là Chi cục trưởng phụ trách.

- Từ năm 1988 – 1989: Đ/c Nguyễn Văn Cầm – Phái viên của Tổng cục Hải quan tạm thời làm Chi cục trưởng phụ trách.

- Từ năm 1989 – 1993: Đ/c Phạm Văn Vi – Phái viên của Tổng cục Hải quan làm Giám đốc Hải quan Đặc khu Vũng Tàu Côn Đảo.

- Từ năm 1994: Đặc khu Vũng Tàu Côn Đảo được tách thành Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Lúc này, hình thành hệ thống Hải quan cấp tỉnh và Chi cục Hải quan Đặc khu Vũng tàu Côn Đảo đổi tên thành Cục Hải quan Tỉnh BR-VT do Đồng chí Nguyễn Văn Bốn là Cục trưởng phụ trách.

-Từ năm 1995– 2000: Đ/c Nguyễn Hữu Bát là Cục trưởng phụ trách. - Từ năm 2000 – 2004: Đ/c Cao Văn Môn là Cục trưởng phụ trách.

-Từ năm 2004 – tháng 03/2012: Đ/c Nguyễn Đức Nga là Cục trưởng phụ trách.

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và mối quan hệ công tác 2.1.2.1. Chức năng nhiệm vụ 2.1.2.1. Chức năng nhiệm vụ

- Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn và triển khai thực hiện các quy định của Nhà nước về Hải quan trên địa bàn hoạt động của Cục Hải quan.

- Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra các Chi cục Hải quan trong việc tổ chức triển khai nhiệm vụ được giao.

- Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về hải quan theo quy định của pháp luật.

- Xử lý vi phạm hành chính hoặc khởi tố đối với các vụ buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới theo quy định của pháp luật; giải quyết khiếu nại đối với các quyết định hành chính của các đơn vị trực thuộc và giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

- Kiến nghị những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung các quy định của Nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; các quy định của Tổng cục Hải quan về chuyên môn nghiệp vụ và quản lý nội bộ; báo cáo Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan những vướng mắc phát sinh, các vấn đề vượt quá thẩm quyền giải quyết của Cục Hải quan.

- Tổ chức triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và phương pháp quản lý hải quan hiện đại vào hoạt động của Cục Hải quan.

- Phối hợp với các đơn vị trên địa bàn, cơ quan nhà nước và các tổ chức có liên quan để thực hiện nhiệm vụ được giao.

- Tuyên truyền và hướng dẫn thực hiện chính sách, pháp luật về hải quan trên địa bàn.

- Hướng dẫn, giải thích các vấn đề thuộc phạm vi quản lý của Cục Hải quan theo quy định của pháp luật.

- Hợp tác quốc tế về hải quan theo quy định của pháp luật và theo phân công hoặc ủy quyền của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.

- Tổng kết, đánh giá tình hình và kết quả hoạt động của Cục Hải quan; thực hiện chế độ báo cáo theo chế độ quy định.

- Quản lý, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của Cục Hải quan theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý cán bộ của Bộ Tài chính.

- Quản lý, lưu giữ hồ sơ, tài liệu, ấn chỉ thuế; quản lý, sử dụng phương tiện, trang bị kỹ thuật và kinh phí hoạt động của Cục Hải quan theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan giao và theo quy định của pháp luật.

2.1.2.2. Mối quan hệ công tác

- Chịu sự lãnh đạo quản lý trực tiếp và toàn diện của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.

- Chịu sự lãnh đạo, kiểm tra của cấp ủy, chính quyền Tỉnh BR - VT về việc thực hiện đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các hoạt động khác có liên quan tại Tỉnh BR - VT về tình hình nhiệm vụ và kết quả thực hiện chức năng nhiệm vụ công tác Hải quan và những khó khăn,vướng mắc xin ý kiến chỉ đạo cũng như sự giúp đỡ của Lãnh đạo địa phương trên cơ sở tuân thủ pháp luật của Nhà nước.

- Phối kết hợp với các lực lượng, ban ngành, đoàn thể và nhân dân trong Tỉnh để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

- Phối kết hợp với các Cục Hải quan Tỉnh, thành phố khác nhằm tạo thuận lợi trong công việc và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

2.1.3. Cơ cấu tổ chức, quản lý

Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu hiện nay gồm có 354 cán bộ, công chức và Hợp đồng lao đồng theo Nghị định 68/CP của Chính Phủ.

Cơ cấu tổ chức của Cục Hải quan Tỉnh BR – VT gồmBan Lãnh đạo Cục đứng đầu là đồng chí Cục trưởng và các Phó Cục trưởng, 08 phòng tham mưu, 05 Chi cục Hải quan và 03 đơn vị chức năng tương đương.Cơ cấu tổ chức của Cục Hải quan Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu được trình bày cụ thể tại hình 2.1 dưới đây:

Hình 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức Cục Hải quan Tỉnh BR-VT(Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ - Cục Hải quan Tỉnh BR – VT)

2.2. Thực trạng tình hình thực hiện thủ tục HQĐT đối vớihàng hóa xuất nhập khẩu thương mại tại Cục Hải quan Tỉnh BR-VT khẩu thương mại tại Cục Hải quan Tỉnh BR-VT

2.2.1. Quy trình thủ tục HQĐT áp dụng tại Cục Hải quan Tỉnh BR-VT

Về tổng quan, Quy trình thủ tục HQĐT áp dụng tại Cục Hải quan tỉnhBR- VTbao gồm 5 bước cơ bản là Tiếp nhận, kiểm tra, đăng ký, phân luồng tờ khai; Kiểm tra hồ sơ hải quan; Kiểm tra thực tế hàng hoá; Quản lý, hoàn chỉnh hồ sơ, xác nhận đã thông quan/giải phóng hàng/đưa hàng về bảo quản/hàng chuyển cửa khẩu, trao đổi thông tin với Chi cục hải quan cửa khẩu; Phúc tập hồ sơ.

Về cụ thể, Quy trình thủ tục HQĐT áp dụng tại Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa – Cục Hải quan Tỉnh

Các Phó trưởng

Các đơn vị chức năng tương đương Các Chi cục Hải

quan Các Phòng tham

mưu chức năng

-Chi cục HQ Côn Đảo. -Chi cục HQ cảng Cát Lở.

-Chi cục HQ cửa khẩu cảng Phú Mỹ.

-Chi cục HQ cửa khẩu cảng Cái Mép.

-Chi cục HQ CK cảng – sân bay Vũng Tàu.

-Chi cục kiểm tra sau thông quan. -Đội kiểm soát hải quan.

-Trung tâm Dữ liệu và Công nghệ thông tin. -Phòng Tổ chức cán bộ. -Phòng Thanh tra. -Văn phòng. -Phòng Tài vụ - Quản trị. -Phòng Giám sát quản lý. -Phòng Thuế xuất nhập khẩu.

-Phòng quản lý rủi ro. -Phòng Xử lý vi phạm.

Vũng Tàulà Quy trình thực hiện thủ tục HQĐT đối với hàng hóa XK, NK thương mại được ban hành theo Quyết định số 3046/QĐ-TCHQ ngày 27/12/2012 của Tổng cục Hải quan, gồm các bước và công việc chủ yếu sau:

Bước 1:Tiếp nhận, kiểm tra, đăng ký, phân luồng tờ khai:

Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan tự động tiếp nhận, kiểm tra, cấp số đăng ký, phân luồng tờ khai do doanh nghiệp khai báo truyền tới.

1. Trường hợp thông tin khai của người khai hải quan gửi đến chưa phù hợp (chuẩn dữ liệu, tỷ giá tính thuế ...), Hệ thống sẽ tự động phản hồi cho người khai hải quan “Thông báo từ chối tờ khai hải quan điện tử” trong đó hướng dẫn người khai hải quan những nội dung cần điều chỉnh, bổ sung hoặc từ chối đăng ký và nêu rõ lý do.

2. Trường hợp thông tin khai của người khai hải quan phù hợp, Hệ thống sẽ tự động phản hồi “Thông báo hướng dẫn làm thủ tục hải quan điện tử” cho người

Một phần của tài liệu Hoàn thiện thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất nhập khẩu thương mại tại cục hải quan tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (Trang 47)