Về công cụ quảnlý hải quan

Một phần của tài liệu Hoàn thiện thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất nhập khẩu thương mại tại cục hải quan tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (Trang 89)

7. Bố cục của đề tài

2.4.2.5.Về công cụ quảnlý hải quan

Quản lý rủi ro

Một đặc điểm chung của Hải quan các nước trên thế giới hiện nay là phải xử lý ngày càng gia tăng khối lượng các giao dịch xuất nhập khẩu hàng hóa trong khi nguồn lực lại hạn chế. Thách thức đặt ra đối với cơ quan Hải quan là vừa phải tạo thuận lợi cho hành khách và hàng hóa hợp pháp vừa phải đảm bảo kiểm soát, phát hiện các trường hợp gian lận và vi phạm hải quan.

Kỹ thuật quản lý rủi ro là phương tiện hữu hiệu để đảm bảo cùng lúc thực hiện công tác kiểm soát hải quan và thuận lợi hóa thương mại. Nhờ có việc lựa chọn hàng hóa và hành khách trọng điểm để kiểm tra, quá trình thông quan và giải phóng hàng được diễn ra nhanh hơn.

Trong lĩnh vực hải quan, quản lý rủi ro được hiểu là áp dụng có hệ thống các thủ tục quản lý nhằm cung cấp cho cơ quan hải quan các thông tin cần thiết để xác

định các lô hàng có rủi ro. Việc xác định rủi ro giúp cơ quan hải quan có thể tập trung nguồn lực vào những lô hàng trọng tâm trọng điểm, không bị phân tán đồng thời tăng mức độ kiểm tra tuân thủ và tạo thuận lợi thương mại.

Một trong những điểm mới của thủ tục HQĐT là việc ứng dụng phương pháp QLRR trong việc làm thủ tục cho hàng hóa XNK của DN. Tuy nhiên, đối với thủ tục HQĐT nội dung này chưa thực sự được coi trọng và đầu tư đúng mức.

Nhìn chung, QLRR của ngành HQ mới chỉ ở giai đoạn đầuhình thành. Hệ thống thông tin QLRR mới được xây dựng, các thông tin vi phạm rất hạn chế và đôi khi không chính xác. Cụ thể là hệ thống XLDL ĐTHQ có xây dựng chức năng đưa ra chỉ dẫn cảnh báo, trong đó có thiết lập một số tiêu chí rủi ro như mặt hàng, thuế suất, giấy phép, C/O để cho công chức tại các bước kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng tham khảo trong quá trình thực hiện. Tuy nhiên, do thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan TCHQ như Cục GSQL, Cục KTTT, Cục KTSTQ, Cục Điều tra chống buôn lậu và Cục CNTT cho nên việc xây dựng, cập nhật các tiêu chí rủi ro cho đến nay vẫn chưa thực hiện đồng bộ, kịp thời. Các thông tin chỉ dẫn cảnh báo không đầy đủ và không chính xác nên công tác QLRR tại các Chi cục HQCK không đạt được hiệu quả cao. Ngoài ra, do các bộ ngành ban hành quá nhiều văn bản quản lý hàng hóa chuyên ngành và chưa tiến hành mã hóa các mặt hàngnày đồng bộ với Biểu thuế cho nên cơ quan HQ không thể đưa các thông tin này vào hệ thống XLDL ĐTHQ để thực hiện việc kiểm tra, quản lý mà phải sử dụng con người và kiểm tra thủ công để quản lý. Đây là một hạn chế cần phải khắc phục trong thời gian tới.

Do quản lý rủi ro là một kỹ thuật mới, để hiểu sâu và có thể xây dựng các biện pháp, kế hoạch để thực hiện, các công chức phải thường xuyên nghiên cứu, nắm bắt thực tế, gặp nhiều khó khăn, xuất hiện tâm lý trì trệ, không nhiệt huyết, chuyên tâm với công việc, làm cho chất lượng công tác quản lý rủi ro bị hạn chế rất nhiều.

Quản lý rủi ro là một phương pháp mới và khó, lần đầu tiên được áp dụng trong lĩnh vực Hải quan tại Việt Nam. Tuy đã có các tài liệu hướng dẫn của tổ chức

WCO, và tài liệu về công tác quản lý rủi ro tại một số quốc gia trên thế giới nhưng các tài liệu này chỉ mang tính chất hướng dẫn chung, việc áp dụng vào thực tế Việt Nam đòi hỏi phải có sự nghiên cứu sâu sắc, đầy đủ về thực trạng ngành Hải quan và các yếu tố thực tế trong và ngoài ngành tác động đến quy trình quản lý rủi ro.

Ngoài ra, việc thực hiện thí điểm thủ tục HQĐT trong tiến trình hiện đại hóa hải quan, sử dụng phương pháp quản lý hải quan hiện đại làm cho công chức thực hiện công tác quản lý rủi ro còn gặp nhiều bỡ ngỡ, khó khăn. Mặt khác, do cơ chế luân chuyển cán bộ của ngành Hải quan, nên chưa xây dựng được một đội ngũ cán bộ thực hiện công tác quản lý rủi ro một các chuyên sâu, cơ bản, dẫn đến việc thực hiện công tác này chưa đảm bảo hiệu quả do chất lượng của cán bộ thực hiện.

Kiểm tra sau thông quan

KTSTQ được thực hiện thông qua việc kiểm tra hồ sơ HQ, các chứng từ kế toán, sổ kế toán, báo cáo tài chính và các chứng từ có liên quan đến hàng hoá XK, NK; trong trường hợp cần thiết và đủ điều kiện thì kiểm tra hàng hoá NK đã được thông quan của các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

Trong thủ tục HQĐT thì công tác kiểm tra sau thông quan đặc biệt quan trọng vì nó thẩm định tính chính xác, trung thực của việc khai HQ đối với hàng hoá XK, NK đã được thông quan,chống thất thu thuế, gian lận thương mại và đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật của người khai HQ làm cơ sở xem xét mức độ ưu tiên trong việc làm thủ tục HQ, kiểm tra, giám sát HQ và xử lý vi phạm (nếu có).

Để thực hiện có hiệu quả Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật HQ năm 2005, BTC đã có Quyết định số 34/2006/QĐ-BTC ngày 06/06/2006 về việc thành lập Chi cục KTSTQ trực thuộc các Cục HQ tỉnh, liên tỉnh, thành phố. Căn cứ vào Quyết định này, Cục Hải quan Tỉnh BR-VT đã thành lập Chi cục KTSTQ với biên chế hiện nay là 17 người và chia thành 02 đội.

Tuy công tác kiểm tra sau thông quan đã được Cục Hải quan Tỉnh BR-VT quan tâm nhưng vẫn chưa được coi trọng và đầu tư đúng mức, cụ thể:

- Việc kiểm tra sau thông quan đối với hàng hoá được thông quan theo quy trình thủ tục HQĐT còn ít, chưa tập trung vào những doanh nghiệp trọng điểm có

khả năng gian lận cao. Bảng 2.13cho thấy số vụ kiểm tra sau thông quan đối với hàng hoá được thông quan theo thủ tục HQĐT chiếm tỷ lệ nhỏ so với hàng hoá được thông quan theo thủ tục truyền thống. Hơn nữa tỷ lệ kiểm tra có xu hướng giảm trên quy mô ngày càng gia tăng số lượng doanh nghiệp thực hiện TTHQĐT.

Bảng 2.14: Tình hình kiểm tra sau thông quan đối hàng hoá được thông quan theo quy trình thủ tục HQĐT tạiCục Hải quan Tỉnh BR-VT từ năm 2010-2013

Đơn vị tính: lần

Năm Số lần kiểm tra

sau thông quan

Số lần KTSTQDN thực hiện TTHQĐT Tỷ lệ (%) 2010 12 3 25% 2011 23 10 43,49% 2012 29 18 62,07% 6 tháng 2013 17 12 70,59%

Nguồn: Chi cục Kiểm tra sau thông quan – Cục Hải quan Tỉnh BR-VT

- Số lượng doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu qua địa bàn ngày càng tăng (đến nay đã hơn 700 doanh nghiệp) dẫn đến số lượng doanh nghiệp cần kiểm tra sau thông quan nhiều nhưng số lượng công chức hải quan của Chi cục kiểm tra sau thông quan không tương xứng (17 người) và không đồng đều về chuyên môn, đa số còn trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm.

- Khả năng thu thập, tổng hợp, phân tích và xử lý thông tin của CBCC làm công tác kiểm tra sau thông quan còn yếu, chưa được đào tạo về nghiệp vụ kiểm toán và những kỹ năng nghiệp vụ liên quan.

- Cục Hải quan Tỉnh BR-VT chưaxây dựng kế hoạch kiểm tra sau thông quan hàng năm: kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất và kiểm tra chuyên đề.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất nhập khẩu thương mại tại cục hải quan tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (Trang 89)