1.
3.2.2.6 Giải pháp huy động vốn trên thị trường chứng khoán
Đây là hình thức huy động vốn phổ biến trên thị trường tài chính quốc tế, và đang dần trở nên quen thuộc với thị trường Việt Nam. Huy động vốn trên thị trường chứng khoán là mục tiêu của hầu hết các doanh nghiệp đang hoạt động, và đó cũng là mục tiêu hướng tới của Công ty cổ phần Trùng Dương – Thái Sơn. Tuy nhiên, để được tiến hành IPO và niêm yết cổ phiếu trên Sở giao dịch, Công ty cần phải cải thiện rất nhiều các chỉ tiêu trong báo cáo tài chính, có các chiến lược và kế hoạch kinh doanh cụ thể, đáp ứng được các điều kiện niêm yết… Công ty đang phấn đấu đến năm 2015 sẽ IPO và niêm yết cổ phiếu trên Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh.
KẾT LUẬN
Với đề tài “Huy động vốn cho dự án bất động sản của Công ty cổ phần Trùng Dương – Thái Sơn” trong tình hình kinh tế hiện nay là rất cần. Với lý do là sẽ giúp doanh nghiệp huy động vốn từ những nguồn phù hợp với một chi phí vốn chấp nhận và để doanh nghiệp sử dụng hiệu quả hơn nguồn vốn huy động.
Đề tài có cấu trúc 3 chương, chương một giới thiệu về lý thuyết tổng quan về huy động vốn với những nội dung cơ bản sau: các nguyên tắc huy động vốn, hình thức huy động vốn, nguồn vốn và các nhân tố tác động đến huy động vốn; chương hai tìm hiểu thực trạng huy động vốn của doanh nghiệp và đánh giá cách huy động vốn của doanh nghiệp và sau đó xem xét các điểm mạnh và điểm yếu của Công ty; chương ba đưa ra những giải pháp huy động vốn cho các dự án BĐS lớn của doanh nghiệp.
Sau khi phân tích chương 2 và phân tích nhu cầu vốn của 3 dự án của Trùng Dương – Thái Sơn như: Dự án Khu Biệt Thự The Regal, dự án khu nhà ở The Gardens và dự án khu Trung tâm Thương mại Trùng Dương – Lotte thì thấy rằng nguồn vốn hiện tại của chủ sở hữu chưa thức sự tương sứng với vốn cần huy động cho 3 dự án. Nhưng với 3 dự án của Trùng Dương – Thái Sơn thì đã có đến 2 dự án là Khu Biệt Thự The Regal và Khu nhà ở The Gardens dễ dàng cho việc huy động nguồn vốn từ khách hàng, điều này đã thuận lợi cho Công ty trong công tác Huy động vốn.
Từ nghiên cứu lý thuyết chương 1, phân tích thực trạng Công ty ở chương 2, chương 3 tác giả cũng đã đưa được một số giải pháp huy động vốn, đây là điều mấu chốt của đề tài. Những giải phải huy động vốn được đưa ra là: Huy động vốn từ khách hàng mua nhà và Biệt thự, huy động vốn từ chủ sở hữu bằng cách phát hành thêm cổ phiếu, huy động vốn bằng tín dụng thương mại từ những doanh nghiệp khác có mối quan hệ trong xây dựng với Trùng Dương – Thái Sơn, huy động vốn từ ngân hàng, huy động vốn bằng phát hàng trái phiếu và cuối cùng là huy động vốn trên thị trường chứng khoán bằng cách niêm yết trên thị trường chứng khoán.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vũ Duy Hào và Đàm Văn Huệ (2009), Quản trị tài chính doanh nghiệp, Nhà Xuất Bản Giao Thông Vận Tải.
2. Nguyễn Văn Dung (2010), Quản trị dự án hiện đại, Nhà Xuất Bản Tài Chính.
3. Phạm Văn Dược, Huỳnh Đức Lộng và Lê Thị Minh Tuyết (2011), Phân tích hoạt động kinh doanh, Nhà Xuất Bản Lao Động.
4. Nguyễn Văn Thuận (2008), Quản trị tài chính, Nhà Xuất Bản Thống Kê.
5. Trương Tuấn Anh (2008), Huy động vốn cho các dự án bất động sản của Công ty Cổ Phần Thanh Bình Hà Hội. Luận văn thạc sĩ, Khoa Quản Trị Kinh Doanh, Đại học Kinh Tế Quốc Dân.
6. Thái Thị Tố Trinh (2012), Giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Bình Định. Luận văn thạc sĩ, Khoa Quản Trị Kinh Doanh, Đại học Đà Nẵng.
7. Trần Ngọc Thơ, Tài chính doanh nghiệp hiện đại, Nhà xuất bản thống kê năm 2003.
8. Trần Thị Minh Thư & Trần Quốc Khánh (2013). ‘Các chỉ số đánh giá thị trường bất động sản và khả năng áp dụng tại Việt Nam’, Kinh tế và phát triển, số 196, trang 55 – 66.
9. Lê Quốc Hội (2013). ‘Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào bất động sản và bất ổn kinh tế vĩ mô ở Việt Nam’, Kinh tế và phát triển, số 194, trang 10 – 16.
10.Báo cáo tài chính các năm từ 2010-2012, Phòng Tài chính kế toán, Công ty Cổ Phần Trùng Dương – Thái Sơn.