Nguồn tài trợ dài hạn

Một phần của tài liệu Huy động vốn cho dự án bất động sản của công ty cổ phần Trùng Dương-Thái Sơn (Trang 33)

1.

1.2.1.2 Nguồn tài trợ dài hạn

Nguồn ngân quỹ dài hạn là những khoản tiền có thời hạn sử dụng dài hơn một năm kể từ ngày đầu tiên khi nhận chúng. Nguồn ngân quỹ này thường được Công ty sử dụng để tài trợ cho việc mua máy móc, thiết bị hay xây dựng nhà xưởng và một phần nguyên vật liệu v.v ...

Công ty có thể huy động tín dụng dài hạn từ nhiều nguồn khác nhau. Các nguồn này bao gồm : Thuê mua trả góp, tín dụng thuê mua; Vay dài hạn định kỳ hay vay có kỳ hạn, phát hành trái phiếu và ký phiếu.

Thuê mua trả góp (Hire - Purehase Financing)

Một doanh nghiệp cần tiền để mua máy móc, thiết bị có thể sử dụng phương pháp huy động nguồn tín dụng trực tiếp bằng cách mua các loại tài sản đó dưới hình thức thuê mua trả góp. Khi mua tài sản theo hình thức này, Công ty tiến hành thiết lập một hợp đồng với chủ tài sản theo hình thức này, Công ty thiết lập một hợp đồng với chủ tài sản hay một định chế tài chính. Thoả thuận này cho phép Công ty trả ngay một phần giá trị tài sản và phần còn lại được thanh toán trong nhiều kỳ, vào những thời điểm được ấn định trước và mỗi lần trả một phần giá trị của tài sản cùng tiền lãi, nếu Công ty đồng ý tuân theo những điều khoản và điều kiện của hợp đồng thuê mua trả góp. Trong thời gian thi hành hợp đồng, quyền sở hữu tài sản do người bán - người cho thuê vào thời điểm hết hạn hợp đồng nếu người thuê hoàn thành tốt các nghĩa vụ theo quy định.

Tín dụng thuê mua (lease financing)

Thay vì mua tài sản theo hình thức thuê mua trả góp, doanh nghiệp có thể sử dụng hình thức thuê tài chính hay thuê vận hành (finance lease or operating lease) để thuê tài sản của Công ty thuê mua hay Công ty tài chính. Khi Công ty tiến hành thuê một tài sản, thì họ sẽ được quyền sử dụng tài sản đó (như máy photo copy, máy vi tính, xe ô tô) như thỏa thuận và phải thanh toán tiền thuê theo định kỳ cho người chủ tài sản. Hợp đồng được thiết lập giữa Công ty và chủ tài sản có thể quy định

rằng, Công ty không được quyền trả lại tài sản và cũng không được từ chối thanh toán tiền thuê trong thời hạn thuê mướn cơ bản. Đồng thời, nó cũng có thể cho phép Công ty được quyền lựa chọn trả lại tài sản sau khi đã thực hiện nghĩa vụ thông báo trước với chủ sở hữu theo quy định trong hợp đồng.

Những đặc điểm căn bản của thỏa thuận thuê mua được trình bày trong hình như sau:

Hình 1.2.Những đặc điểm căn bản của thoả thuận thuê mua

Người cho thuê

- Có tài sản, thiết bị sẵn sàng để cho thuê - Nhận tiền thuê do người thuê trả - Được hưởng giá trị còn lại của tài sản

Người thuê

- Trả tiền thuê cho người thuê - Có quyền sử dụng tài sản

- Có trách nhiệm bảo quản, bảo trì tài sản

Một số điểm thuận lợi và bất lợi thường hay được để cập nhật của giao dịch thuê mua đối với Công ty thuê tài sản.

Người cho thuê (chủ sở hữu)

Người thuê (người sử dụng)

Thuê mua thuần

Thuận lợi Bất lợi

- Thuê mua là một hình thức tăng vốn mà Công ty có thể sử dụng dễ dàng

- Chi phí thuê mua thường cao hơn chi phí vay vốn để Công ty từ đầu tư, vì Công ty thuê mua thu lợi nhuận của họ trên các giao dịch thuê mua.

- Thuê mua cho phép Công ty biến những nguồn tiền riêng thành tài sản có tỷ lệ hoàn vốn cao

- Công ty phải chịu tất cả mọi rủi ro liên quan đến hợp đồng và tài sản thuê.

- Các khoản tiền thuê làm giảm thuế lợi tức, do đó đem lại cho Công ty phần lợi nhuận do hoàn thuế

- Nếu tài sản được chuyển trả người cho thuê ở thời điểm kết thức hợp đồng thuê mua thì Công ty không được hưởng giá trị còn lại của tài sản

- Các khoản tiền khấu hao nhanh làm giảm thuế lợi tức, do đó nếu thuế suất của Công ty cao hơn thuế suất của người cho thuê, thì sẽ thu được lợi nhuận.

- Công ty không được những khoản tiền khấu hao trên mức thuế suất của người cho thuê.

- Thuê mua giúp Công ty tránh được sự lạc hậu về công nghệ, vì thông qua nó Công ty có thể thay thế những thiết bị lạc hậu bằng những thiết bị hiện đại.

Do đó, bằng việc chấp thuận một thỏa thuận thuê tài chính, Công ty có thể có được tài sản để sử dụng mà không phải mua nó. Đây là một hình thức tài trợ rất hay được sử dụng để có tài sản, bởi nếu nguồn này không có sẵn, Công ty sẽ phải tìm nguồn tài trợ bằng hình thức khác để mua thiết bị.

Ngoài ra, bên cạnh việc Công ty sẵn sàng để sở hữu một thiết bị đắt tiền bằng cách thuê mua một tài sản, thì Công ty còn có thể nhận được nguồn tài trợ bằng

cách bán tài sản của họ cho một định chế tài chính để lấy tiền mặt, để rồi sau đó thuê mua lại chính tài sản đó từ định chế tài chính vừa mua của họ. Hình thức tăng vốn này được gọi là hình thức bán và tái thuê và nó là một hình thức huy động vốn trung hạn rất thông dụng.

Các khoản vay có định kỳ hay có kỳ hạn.

Một doanh nghiệp có thể tăng ngân sách thông qua hình thức đi vay với thời gian đáo hạn hơn một năm, bằng cách thế chấp một số tài sản của họ như một hình thức bảo đảm cho khoản tiền vay. Các ngân hàng thương mại và Công ty tài chính thường chấp nhận những loại tài sản sau là tài sản thế chấp như: quyền sử dụng đất đai, các loại máy móc, các loại bất động sản, những khoản ký quỹ có thời hạn, ngoại tệ các loại, các loại chứng khoán và cổ phiếu của các Công ty cổ phần đại chung, khoản vay này thường được gọi là vay định kỳ hay vay có kỳ hạn.

Đặc điểm riêng của vay định kỳ (hay vay có kỳ hạn) là trong mỗi kỳ hạn - hàng tháng, quý hay năm - người vay phải trả cho chủ nợ một khoảng tiền nhất đinh bao gồm một phần vốn gốc và lãi. Nó khác với hình thức thấu chi (hay rút vượt overdraft) là thấu chi thường trả cả vốn gốc và lãi vào cuối kỳ, còn nó trả dần thành nhiều đợt. Sở dĩ người vay phải làm như vậy là để đảm bảo cho nợ gốc và lãi không vượt quá hạn mức tín dụng đã được dành cho họ và vị thế tín dụng của Công ty không bị ngày càng xấu hơn.

Phát hành trái phiếu và kỳ phiếu.

Một doanh nghiệp cũng có thể mượn tiền của công chúng bằng cách phát hành trái phiếu và kỳ phiếu. Những công cụ này là giấy hẹn nợ được cấp để chứng minh khoản nợ của Công ty đối với người giữ chúng.

Sự khác biệt chủ yếu giữa trái phiếu và kỳ phiếu là ở quyền lưu giữ tài sản. Kỳ phiếu là những khoản vay có bảo đảm bằng quyền lưu giữa đối với một số tài sản của Công ty, còn sau này chúng là những khoản vay không có bảo đảm hay còn gọi là trái phiếu tín dụng thường. Tuy nhiên về thực chất, “trái phiếu” và “kỳ phiếu” thường được sử dụng rất tùy tiện để đề cập đến cùng một công cụ nợ.

1.2.2 Huy động vốn chủ sở hữu 1.2.2.1 Tăng vốn điều lệ

Một phần của tài liệu Huy động vốn cho dự án bất động sản của công ty cổ phần Trùng Dương-Thái Sơn (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)