CÁC HÌNH THỨC HUY ĐỘNG VỐN CÔNG TY ĐANG SỬ

Một phần của tài liệu Huy động vốn cho dự án bất động sản của công ty cổ phần Trùng Dương-Thái Sơn (Trang 67)

1.

2.2. CÁC HÌNH THỨC HUY ĐỘNG VỐN CÔNG TY ĐANG SỬ

Cũng như các doanh nghiệp khác, để có nguồn lực tài chính đầu tư cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty cổ phần Trùng Dương – Thái Sơn phải tiến hành huy động vốn. Có nhiều cách khác nhau để huy động vốn, nhưng chung quy lại thì nguồn vốn của doanh nghiệp được tập hợp thành hai nguồn chính đó là: Vốn chủ sở hữu và Nợ phải trả.

2.2.1. Huy động vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu là nguồn vốn quan trọng, đánh giá mức độ lớn mạnh của Công ty, bước đầu được hình thành từ nguồn vốn điều lệ để Công ty đi vào hoạt động, và tăng dần từ các nguồn như tăng vốn điều lệ, thặng dư vốn cổ phần, lợi nhuận chưa phân phối và các quỹ trích lập.

Bảng 2.3. Vốn chủ sở hữu

Năm Vốn chủ sở hữu (Đồng) Năm sau so với năm trước

Số tuyệt đối (Đồng) Số tương đối (%)

2010 10.202.945.000

2011 21.391.101.000 11.188.156.000 109,7

2012 52.724.134.000 31.333.033.000 146,5

Nguồn: Phòng tài chính kế toán

Vốn chủ sở hữu năm 2011 tăng 109,7% so với năm 2010, tương đương 11.188.156.000 đồng. Tốc độ tăng vốn chủ sở hữu năm 2012 tăng vọt so với năm 2011 khoảng 146,5%, tương đương 31.333.033.000 đồng. Nhìn vào bảng số liệu vốn chủ sở hữu của Trùng Dương – Thái Sơn ta thấy rằng, vốn chủ sở hữu tăng qua các năm. Điều đặc biệt là cứ năm sau lượng vốn lại tăng hơn 100% so với năm trước, cụ thể như đã phân tích.

Điều này cho chúng ta biết Doanh nghiệp đang huy một nguồn vốn lớn từ chủ sở hữu và doanh nghiệp đang tăng vốn rất lớn cho toàn Công ty.

2.2.1.1. Vốn điều lệ

Là doanh nghiệp cổ phần, nên nguồn vốn góp ban đầu của Công ty là vốn do các tổ chức cá nhân góp cổ phần. Với khối lượng dự án ngày càng lớn, để có vốn đối ứng, Công ty đã liên tục tăng vốn điều lệ trong thời gian qua, từ 10 tỷ năm 2010 lên 50 tỷ năm 2012.

Bảng 2.4. Vốn điều lệ

Năm Vốn chủ sở hữu (Đồng) Năm sau so với năm trước

Số tuyệt đối (Đồng) Số tương đối (%)

2010 10.000.000.000

2011 20.000.000.000 10.000.000.000 100%

2012 50.000.000.000 30.000.000.000 150%

Nguồn: Phòng tài chính kế toán

Nhìn vào bảng 2.4, vốn chủ sở hữu năm 2011 tăng 100% so với năm 2010, tương đương 10.000.000.000 đồng. Tốc độ tăng vốn chủ sở hữu năm 2012 tăng cao

so với năm 2011 khoảng 150%, tương đương 30.000.000.000 đồng. Với bảng số liệu Vốn điều lệ trên chúng ta có thể thấy rằng nguồn vốn chủ sở hữu huy động chiếm tỷ trọng cao. Điều này cũng cho thấy rằng doanh nghiệp đang có những dự án lớn cần nguồn vốn lớn.

2.2.1.2. Các nguồn vốn chủ sở hữu khác

Ngoài vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu còn được hình thành từ nguồn thặng dư vốn cổ phần, trích lập các quỹ, lợi nhuận chưa phân phối.

Bảng 2.5. Nguồn vốn khác của chủ sở hữu

Năm Vốn khác (Đồng) Năm sau so với năm trước

Số tuyệt đối (Đồng)

2010 202.945.000

2011 1.391.101.000 1.188.156.000

2012 2.724.134.000 1.333.033.000

Nguồn: Phòng tài chính kế toán

Nguồn vốn khác của vốn chủ sở hữu năm 2011 tăng 1.188.156.000 đồng so với năm 2010, năm 2012 tăng 1.333.033.000 đồng so với năm 2011. Với bảng số trên ta có thể thấy rằng nguồn vốn khác của vốn chủ sở hữu tăng không đáng kể.

Từ dữ liệu bảng 2.5, ta thấy rằng nguồn vốn từ lợi nhuận giữ lại rất ít. Điều này chứng tỏ rằng doanh nghiệp không có lợi nhuận nhiều. Vì theo chính sách ta thấy từ bảng 2.4 vốn chủ sở hữa huy động rất lớn, nếu lợi nhuận thì có thể giữ toàn bộ và không cần phải góp từ túi chủ sở hữu.

2.2.2. Huy động vốn từ nợ phải trả

Công ty cổ phần Trùng Dương – Thái Sơn là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thi công xây dựng, phát triển dự án, kinh doanh khách sạn - du lịch, chim yến, đang tập trung phát triển lĩnh vực bất động sản và đầu tư tài chính nên nhu cầu vốn rất lớn. Nguồn vốn chủ sở hữu còn nhỏ, và phần lớn được dùng để đầu tư tài sản cố định. Để đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh, Công ty đã tiến

hành huy động vốn nợ phải trả, hiện nay vốn nợ phải trả của Công ty được tài trợ bởi các nguồn sau: Tín dụng ngân hàng, tín dụng thương mại và một số khoản khác.

Bảng 2.6. Vốn từ nợ phải trả Năm Vốn từ nợ phải trả

(Đồng)

Năm sau so với năm trước

Số tuyệt đối (Đồng) Số tương đối (%)

2010 16.960.226.000

2011 15.884.028.000 - 1.076.198.000 -6,3%

2012 17.741.731.000 1.857.703.000 11,7%

Nguồn: Phòng tài chính kế toán

Nhìn vào bảng 2.6, vốn từ nợ phải trả năm 2011 giảm 6,3% so với năm 2010, Năm 2012 vốn từ nợ chủ sở hữu tăng 11,7% so với năm 2011, tương đương 1.857.703.000 đồng.

Qua số liệu bảng 2.6, cho thấy rằng Doanh nghiệp có tận dụng từ nguồn vốn từ bên ngoài như vốn vay và vốn tín dụng thương mại. Đặc biệt là ngành BĐS chúng ta có thể huy động rất lớn nguồn vốn từ tín dụng thương mại. Bởi lẽ, Công ty phải tận dùng điều này bằng cách sử dụng vốn từ khách hàng. Như Công ty công bố các dự án và từ đó thu hút nguồn vốn từ khách hàng trả trước, điều này sẽ huy động một lượng vốn rất lớn và chi phí cho nguồn vốn thấp.

2.2.2.1. Tín dụng ngân hàng

Đối với mọi nền kinh tế, dù thị trường chứng khoán có phát triển ở mức độ rất cao, thì nguồn vốn chủ yếu của doanh nghiệp được tài trợ từ ngân hàng. Là doanh nghiệp chưa thực hiện IPO để trở thành Công ty đại chúng, nên đối với Công ty cổ phần Trùng Dương – Thái Sơn, tín dụng ngân hàng là nguồn tài trợ rất quan trọng, điều đó thể hiện qua bảng 2.7. Những năm gần đây, tỷ trọng tín dụng ngân hàng trong nợ phải trả đang có xu hướng giảm rõ rệt, trong khi lượng nợ phải trả lại tăng lên, điều đó khiến cho tình hình tài chính của Công ty trở nên lành mạnh hơn, cơ hội huy động tín dụng ngân hàng được mở rộng, giúp cho Công ty chủ động trong việc huy động vốn phục vụ sản xuất kinh doanh.

Nhưng điều này cho thấy Doanh nghiệp không tận dụng được nguồn vốn tín dụng Ngân hàng, và Công ty chưa tận dụng được nguồn vốn này để tăng lợi nhuận cho Công ty.

Bảng 2.7. Lượng vốn vay ngân hàng trong mấy năm qua

Năm Tín dụng ngân hàng (đồng) Tín dụng ngân hàng / nợ phải trả (%)

2010 11.124.964.000 65,6

2011 8.039.359.000 50,6

2012 6.223.599.000 35,1

Nguồn: Phòng tài chính kế toán

Qua bảng 2.7 thể hiện lượng vốn vay ngân hàng có xu hướng giảm qua các năm từ 11.124.964.000 đồng năm 2010 giảm xuống 8.039.359.000 đồng vào năm 2011, làm cho tỷ lệ Tín dụng ngân hàng so với Nợ phải trả giảm theo từ 65,6% năm 2010 giảm còn 50,6% vào năm 2011. Năm 2012 giảm còn 6.223.599.000 đồng, làm cho tỷ lệ tín dụng ngân hàng so với Nợ phải trả giảm theo từ 50,6% năm 2011 giảm còn 35,1% vào năm 2012. Qua đó cho thấy tình hình tài chính của Công ty trở nên lành mạnh hơn, cơ hội huy động tín dụng ngân hàng được mở rộng, giúp cho Công ty chủ động trong việc huy động vốn phục vụ sản xuất kinh doanh.

2.2.2.2. Tín dụng thương mại

Tín dụng thương mại hay còn gọi là tín dụng của người cung cấp hoặc người mua, nguồn vốn này hình thành một cách tự nhiên trong quan hệ mua bán trả chậm, trả góp hay trả trước của người mua, tỷ lệ tín dụng có xu hướng tăng trong những năm gần đây, đặc biệt trong năm 2012 tín dụng thương mại chiếm tới 45,5% tổng nợ phải trả. Điều này chứng tỏ Công ty ngày càng tạo được uy tín với đối tác và khách hàng, kiến cho họ sẵn sàng ứng tiền trước hoặc cho nợ tiền. Tín dụng thương mại bên cạnh việc là nguồn cung cấp vốn rẻ, ngoài ra nó còn giúp cho mối quan hệ với đối tác và khách hàng ngày càng gắn bó chặt chẽ, liên kết hỗ trợ nhau trong kinh doanh.

Bảng 2.8. Tín dụng thương mại

Năm Tín dụng thương mại (đồng) Tín dụng thương mại/ Nợ phải trả (%)

2010 2.806.056.000 16.5

2011 5.686.757.000 35.8

2012 8.078.510.000 45.5

Nguồn: Phòng tài chính kế toán

Bảng 2.8 thể hiện tín dụng thương mại có xu hướng tăng qua các năm từ 2.806.056.000 đồng năm 2010 tăng lên 5.686.757.000 đồng vào năm 2011, làm cho tỷ lệ Tín dụng thương mại so với Nợ phải trả tăng theo từ 16,5% năm 2010 lên 35,8% vào năm 2011. Năm 2012 tăng lên 8.078.510.000 đồng, làm cho tỷ lệ tín dụng thương mại so với Nợ phải trả tăng theo từ 35,8% năm 2011 tăng lên 45,5% vào năm 2012. Điều này chứng tỏ Công ty ngày càng tạo được uy tín với đối tác và khách hàng, kiến cho họ sẵn sàng ứng tiền trước hoặc cho nợ tiền.

2.2.2.3. Các nguồn nợ phải trả khác

Ngoài hai nguồn huy động vốn chính cho vốn Nợ phải trả là tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại, còn một số khoản khác cũng đóng góp vào nguồn vốn nợ của Công ty, đó là Thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước, phải trả người lao động, các khoản phải trả, phải nộp khác. Các khoản này chiếm tỷ trọng tương đối lớn, nhưng Công ty không có ý định huy động vốn từ nguồn này, bởi đây là số tiền mà doanh nghiệp còn nợ nhà nước, hoặc nợ cán bộ công nhân viên.

Bảng 2.9. Các khoản nợ khác

Năm Nợ khác (đồng) Nợ khác/ Tổng nợ phải trả (%)

2010 3.026.206.000 17.8

2011 2.175.912.000 13.7

2012 3.439.622.000 19.4

Nguồn: Phòng tài chính kế toán

Qua bảng 2.9 ta thấy tỷ lệ Nợ khác so với Tổng nợ phải trả tương đối ổn định qua các năm và chiếm tỷ trọng ở mức cao. Đó là Thuế và các khoản phải nộp cho

nhà nước, phải trả người lao động, các khoản phải trả, phải nộp khác mà Công ty chưa thực hiện.

Một phần của tài liệu Huy động vốn cho dự án bất động sản của công ty cổ phần Trùng Dương-Thái Sơn (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)