1.
1.1.2 Các nguyên tắc huy động vốn
Việc huy động vốn phải đảm bảo tính kịp thời. Thông thường, khi có nhu cầu về vốn bổ sung, doanh nghiệp phải tìm nguồn vốn để giải quyết nhu cầu đó, tuy nhiên, nếu việc cung ứng vốn không đúng thời điểm, thời cơ đầu tư thì nguồn vốn đó sẽ mất ý nghĩa, hoặc làm giảm khả năng thu lợi ích từ các hoạt động đầu tư kinh doanh. Vì vậy, cải tiến các thủ tục hành chính phức tạp trong các quy trình giao dịch về vốn là mong muốn của các doanh nghiệp. Nhiều khi, một số doanh nghiệp phải chấp nhận một tỷ lệ lãi suất cao hơn rất nhiều trên thị trường tại chính phi chính thức để có được nguồn vốn kịp thời vì nếu không vay kịp vốn thì nguồn vốn rẻ trên trở nên đắt, có thể làm cho các kết quả dự tính trong các phương án kinh doanh giảm đi và doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc trả nợ.
1.1.2.2 Nguyên tắc hiệu quả
Cần lựa chọn bảo đảm hiệu quả huy động vốn cao nhất trong những điều kiện nhất định. Như trên đã trình bày, trong điều kiện thị trường tài chính càng phát triển thì doanh nghiệp càng có nhiều cơ hội tiếp cận với các nguồn vốn khác nhau để phục vụ cho sản xuất kinh doanh, do đó cần lựa chọn nguồn vốn thích hợp nhằm mang lại hiệu quả cao nhất trong việc huy động vốn. Hiệu quả của việc sử dụng các hình thức huy động vốn không chỉ thể hiện ở hiệu quả đầu tư mà nguồn vốn mang lại, mà còn thể hiện ở khả năng dễ dàng tiếp cận và huy động các nguồn vốn, ở lợi ích của chủ doanh nghiệp khi sử dụng nguồn vốn đó, như khả năng làm tăng lợi nhuận ròng của doanh nghiệp và lợi nhuận tích luỹ.
1.1.2.3 Nguyên tắc số lượng và thời gian
Việc huy động vốn cần bảo đảm đáp ứng nhu cầu về số lượng và thời gian: một ý đồ đầu tư, kinh doanh sẽ không thể thực hiện được nếu không có đủ một lượng vốn nhất định theo nhu cầu được tính toán, do đó, khi huy động phải bảo đảm đủ về số lượng và tính tương thích về thời gian. Thực tế, hiện nay một số doanh nghiệp thường phải nâng mức nhu cầu ghi trong các yêu cầu huy động vốn để có thể có đủ số vốn cần thiết khi dự án được phê chuẩn, điều đó làm cho các dự án không còn chặt chẽ. Ngoài ra, rất nhiều trường hợp cách tính toán thời gian cho vay của các ngân hàng thường quá cứng nhắc nên các doanh nghiệp không bảo đảm hạn trả tiền, phải chịu lãi suất quá hạn, chi phí cao.
1.1.2.4 Nguyên tắc giảm thiểu chi phí giao dịch
Huy động vốn cần bảo đảm giảm thiểu chi phí giao dịch: Một nguồn vốn với lãi suất thấp đôi khi có thể trở nên quá đắt do chi phí liên quan đến giao dịch về vốn quá cao. Nguyên nhân chi phí giao dịch cao có thể là: thủ tục hành chính phức tạp, quy trình giải ngân phiền toái, chi phí tư vấn cao hoặc đôi khi do quy mô không thích hợp. Vì vậy, các doanh nghiệp cần tùy theo lượng vốn cần vay để chọn nguồn vốn phù hợp, vì những nguồn vốn phức tạp sẽ làm cho chi phí giao dịch trên một đồng vốn huy động cao hơn nếu lượng vốn huy động nhỏ. Ngược lại, những dự án
lớn có thể có lợi về chi phí cho vốn nếu tìm đến những nguồn vốn có thủ tục phức tạp hơn nhưng lại phải chịu lãi suất thấp hơn.
1.2CÁC HÌNH THỨC HUY ĐỘNG VỐN ĐANG ĐƯỢC SỬ DỤNG PHỔ BIẾN BIẾN
Doanh nghiệp có thể huy động vốn từ nhiều nguồn để tài trợ cho dự án. Có thể phân thành: Nguồn vốn chủ sở hữu và Nguồn vốn nợ phải trả. Nguồn vốn tự có được huy động từ các nguồn: quỹ khấu hao cơ bản, quỹ tích lũy đầu tư hoặc điều chỉnh cơ cấu tài sản nợ. Nguồn vốn từ bên ngoài được huy động từ nguồn ngắn hạn hoặc dài hạn.
Hình 1.1. Sơ đồ nguồn vốn
Những khác biệt chủ yếu giữa Nợ phải trả và Nguồn vốn chủ sở hữu (trong đó chủ yếu là vốn cổ phần) được trình bày ở bảng dưới đây:
Bảng 1.1. Những đặc điểm của Nợ phải trả và Vốn cổ phần
Nợ phải trả Vốn cổ phần
1- Doanh nghiệp nhận được chúng từ những thành phần không phải là chủ sở hữu của nó
1- Do các chủ sở hữu của doanh nghiệp tài trợ
2- Phải trả lãi cho những khoản tiền đã vay
2- Không trả lãi cho vốn cổ phần đã huy động được mà sẻ chia lợi tức cổ phần cho các chủ sở hữu nếu Công ty làm ra được lợi nhuận
3- Mức lãi suất phải trả cho các khoản nợ vay thường theo một mức ổn định được thỏa thuận khi vay
3- Lợi tức cổ phần chia cho các cổ đông tuỳ thuộc vào quyết định của Đại hội đồng cổ đông và nó thay đổi theo mức lợi nhuận mà Công ty thu được
4- Doanh nghiệp phải hoàn trả nợ vay cho chủ nợ vào một thời điểm nào đó trong tương lai ngoại trừ trường hợp nguồn huy động là trái phiếu tuần hoàn
4- Doanh nghiệp không phải trả những khoản tiền vốn đã nhận được cho chủ sở hữu trừ khi doanh nghiệp đóng cửa và các loại tài sản được chia cho chủ sở hữu. Trường hợp này không áp dụng đối với cổ phần ưu đãi có thời hạn đáo hạn cố định
5- Công ty có thể phải thế chấp bằng các loại tài sản như hàng hóa các loại tài sản cố định, quyền sở hữu tài sản, cổ phiếu hay sử dụng biện pháp bảo lãnh để được vay
5- Doanh nghiệp không phải thế chấp tài sản hay nhờ bảo lãnh bởi vốn huy động là của các chủ sở hữu.
Trong hoạt động kinh doanh, người quản trị cần tìm cách huy động các nguồn tín dụng từ bên ngoài doanh nghiệp để tài trợ cho hoạt động doanh nghiệp.
Các nguồn vốn nợ phải trả được chia thành nguồn Nợ ngắn hạn và nguồn Nợ dài hạn. Bảng 1.2 nêu lên đặc điểm của nguồn tín dụng này.
Bảng 1.2. Những khác biệt chủ yếu giữa nguồn Nợ ngắn hạn và dài hạn
Nợ ngắn hạn Nợ dài hạn
1- Thời hạn trả chúng trong vòng 1 năm 1- Thời gian đáo hạn dài hơn 1 năm 2- Không phải trả lãi cho những nguồn
tài trợ ngắn được các nhà cung cấp tài trợ bằng hình thức tín dụng thương mại
2- Phải trả lãi cho tất cả các loại tài trợ dài hạn mà doanh nghiệp nhận được
3- Lãi suất của các nguồn tài trợ ngắn hạn thường thấp hơn nợ vay dài hạn
3- Lãi suất tài trợ dài hạn thường cao hơn so với lãi suất của nguồn tài trợ ngắn hạn
1.2.1 Huy động vốn Nợ phải trả 1.2.1.1 Nguồn tài trợ ngắn hạn 1.2.1.1 Nguồn tài trợ ngắn hạn
Nguồn tài trợ ngắn hạn là những khoản tiền mà Công ty phải hoàn trả trong vòng một năm kể từ ngày nhận được chúng. Nguồn tài trợ này bao gồm các khoản Tín dụng thương mại mà Công ty nhận được từ các nhà cung cấp khi mua các loại hàng hóa dưới hình thức mua chịu, mua bằng tiền quỹ (deposits). Ngoài ra, nó còn bảo gồm tiền đặt cọc của khách hàng để mua hàng hóa hay dịch vụ theo hợp đồng và những khoản tiền vay ngắn hạn do các ngân hàng, Công ty tài chính, Công ty mua nợ, Công ty bảo hiểm tài trợ. Đồng thời, nó cũng bao gồm các khoản nợ tích lũy gồm có nợ các loại tiền lương của công nhân mà Công ty chưa trả, nợ tiền thuế những chưa trả cho Chính phủ, và lợi tức của phần theo sổ sách mà chưa phải trả cho cổ đông. Các ngồn tài chính ngắn hạn có thể được phân thành 3 nhóm chính: nguồn tài trợ ngắn hạn không cho vay mượn, nguồn tài trợ ngắn hạn không có đảm bảo và nguồn tài trợ ngắn hạn có đảm bảo.
Tín dụng thương mại
Một Công ty có thể dựa vào nguồn tín dụng mở rộng do mua hàng hóa của các nhà cung cấp dựa trên “tài khoản mở” như là một nguồn tài trợ ngắn hạn. Hình thức tín dụng này được gọi là hình thức “tín dụng thương mại” và hoàn toàn khác so với các hình thức tín dụng ngắn hạn khác vì nó không phải do các định chế tài chính tài trợ.
Tín dụng thương mại thường luôn sẵn sàng để phục vụ các Công ty vì nó không do các định chế tài chính tài trợ, do đó có thể nói nó là nguồn tài trợ không do vay mượn. Tổng giá trị khoản tiền nợ do mua hàng hóa của nhà cung cấp được đưa vào tài khoản “nợ phải trả” (Accounts Payable) của Công ty.
Nguồn tài trợ ngắn hạn không có bảo đảm.
Bên cạnh nguồn tài trợ ngắn hạn của các nhà cung cấp, Công ty còn có thể dựa vào các định chế tài chính để nhận được những khoản tiền vay ngắn hạn không bảo đảm. Những khoản cho vay này là những khoản vay do các ngân hàng tài trợ cho Công ty mà không đòi hỏi bất cứ sự bảo đảm nào. Các hình thức cho vay ngắn hạn không có bảo đảm chủ yếu là: Hạn mức tín dụng hay Thấu chi, Hợp đồng tín dụng tuần hoàn, Tín dụng thư, Cho vay theo hợp đồng.
Tài trợ ngắn hạn có bảo đảm
Một Công ty không dễ dàng gì nhận được nguồn tài trợ ngắn hạn của một ngân hàng hay các nguồn khác khi không có bảo đảm, vì các hình thức tài trợ đó đem lại rất nhiều rủi ro cho người cho vay. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp cung cấp đủ sự bảo đảm đối với khoản tiền vay theo yêu cầu, thì họ sẽ dễ dàng nhận được khoản tín dụng cần thiết từ một nhà tài trợ nào đó.
Việc bảo đảm an toàn nhằm đảm bảo thanh toán cả tiền vốn gốc và lãi của khoản cho vay là hình thức “thế chấp” (collateral). Tài sản thế chấp để bảo đảm cho các hình thức vay ngắn hạn thường bao gồm khỏan phải thu, giấy hẹn nợ, các loại hàng hóa, các loại chứng khoán. Chúng có thể là các loại cổ phần, những giấy tờ có giá có khả năng chuyển đổi nhanh, những khoản ký quỹ đình kỳ, quyền sở hữu máy móc, thiết bị, hoặc chỉ là sự bảo lãnh của cá nhân cá cổ đông chính của doanh nghiệp.
Những khoản vay ngắn hạn được thế chấp bằng những khoản phải thu như các loại thương phiếu, hối phiếu được gọi là vay có thể chấp bằng khoản phải thu. Đồng thời Công ty cũng có thể đem bán lại các chứng từ này thay vì đem chúng đi thế chấp để vay tiền.
Việc bán những khoản phải thu này cho một ngân hàng, một Công ty tài chính hay Công ty mua nợ để gia tăng nguồn vốn ngắn hạn được gọi là “Mua nợ” (factoring). Còn các khoản nợ vay được do bảo đảm bằng hàng hóa, tài sản được gọi là “vay có thế chấp bằng hàng hóa” (invertory financing).
Vay có thế chấp bằng khoản phải thu
Một Công ty muốn nhận được một khoản vay ngắn hạn có thể tiếp xúc với ngân hàng hay Công ty tài chính và đề nghị sử dụng các hóa đơn thu tiền làm vật bảo đảm cho khoản vay. Nếu ngân hàng quan tâm và đồng ý tài trợ cho Công ty, họ sẽ đánh giá chất lượng của các loại hóa đơn thu tiền được dùng làm vật thế chấp và sau đó, xác định giá trị khoản cho vay tương xứng với giá trị của khoản phải thu. Giá trị của khoản cho vay tùy thuộc vào mức độ rủi ro và có thể giao động trong khoảng 20% đến 90% giá trị danh nghĩa của khoản phải thu.
Mua nợ
Các định chế tài chính có thể phải mua những khoản phải thu để gia tăng nguồn tín dụng ngắn hạn của doanh nghiệp. Các tổ chức mua nợ thường là một ngân hàng, một Công ty tài chính hay Công ty mua nợ. Sau khi việc mua bán hoàn tất bên mua nợ có trách nhiệm thu hồi các khoản nợ theo các chứng từ đã mua và chịu mọi rủi ro khi gặp những món nợ khó đòi (mua nợ được áp dụng cho cả bán hàng trong nước và xuất khẩu).
Vay thế chấp bằng hàng hóa
Bên cạnh các chứng từ bán hàng, các loại hàng hóa, tài sản cũng thường được sử dụng để thế chấp cho các khoản vay ngắn hạn,. Trị giá của khoản vay thuộc loại thế chấp này tùy thuộc vào mức độ rủi ro, khả năng chuyển đổi nhanh, và tính ổn định về giá cả của các loại hàng hóa thế chấp. Nếu những hàng hóa, tài sản này không có rủi ro, có thể bán nhanh trên thị trường và có giá cả ổn định thì khoản tiền vay mượn sẽ chiếm một tỷ lệ khá cao so với giá trị ghi trên chứng từ.
Những Công ty có hàng hóa, tài sản mà cần một số vốn ngắn hạn có thể dựa vào nguồn tài trợ này. Vay thế chấp bằng hàng hóa gồm có các hình thức sau: Vay ký thác, vay thế chấp bằng ký hóa phiếu hàng di chuyển được, vay thế chấp bằng ký hóa phiếu hàng hóa cồng kềnh, để đương.
Vay ký thác bằng hàng hóa (Trust Receipt Loan)
Vay ký thác là khoản vay do ngân hàng tài trợ trên cơ sở những hàng hóa đặc biệt đang thuộc quyền sở hữu của Công ty nó còn được gọi là vay bắc cầu (Brirging Loan) Hay tiền cho vay trên hàng hóa. đặc trưng của vay ký thác là nó chỉ được chấp nhận khi Công ty đi vay có những hàng hóa thuộc loại có thể dẽ dàng nhận diện và mỗi món hàng này phải có giá trị lớn trên thị trường. Ví dụ như xe hơi các loại, máy truyền hình, và các thiết bị âm thanh nổi.
Theo thỏa thuận cho vay ký thác, người đi vay phải ký nộ văn bản ủy thác chỉ rõ những hàng hóa đang thuộc quyền sở hữ của họ được giao cho ngân hàng quản lý. Đổi lại, Công ty nhận được một hối phiếu có thời hạn để được rút tiền trong một khoảng thời gian nhất định nhằm trang trải cho toàn bộ chi phí của giao dịch cho hàng hóa. Sau đó cũng theo thỏa thuận này, ngân hàng ký phát những chứng từ thích hợp cho phép Công ty nhận lại quyền sở hữu hàng hóa và kết toán tài khoản khi chúng được bán xong.
Vay thế chấp bằng ký hóa phiếu hàng di chuyển được
Đối với những loại hàng hóa dễ dàng vận chuyển như xi măng hay bột mỳ chẳng hạn thì thỏa thuận cho vay đem lại nhiều rủi ro cho ngân hàng, bởi những hàng hóa đó có thể bị Công ty vay tiền đem bán xong mà ngân hàng không hay biết cho tới khi đã quá trễ. Do đó ngân hàng cho vay có thể yêu cầu Công ty chuyển những hàng hóa của họ gửi vào một kho chứa hàng công cộng trước khi chấp nhận cho vay.
Vay ký thác bằng chứng từ lưu kho hàng cồng kềnh.
Loại thỏa thuận này tương tự như thỏa thuận vay có thế chấp bằng ký hóa phiếu hàng di chuyển được, chỉ khác là những tài sản trên Công ty vay tiền được thay thế bằng một hóa đơn lưu kho nội bộ của Công ty. Thông thường ngân hàng chỉ chấp thuận loại cho vay này đối với những hàng hóa quá cồng kềnh, không
thuận tiện khi chuyển vào kho công cộng. Những loại hàng hóa này có thể là gỗ chưa xẻ, ván ép, hay sắt thép vv...
1.2.1.2 Nguồn tài trợ dài hạn
Nguồn ngân quỹ dài hạn là những khoản tiền có thời hạn sử dụng dài hơn một năm kể từ ngày đầu tiên khi nhận chúng. Nguồn ngân quỹ này thường được Công ty sử dụng để tài trợ cho việc mua máy móc, thiết bị hay xây dựng nhà xưởng và một phần nguyên vật liệu v.v ...
Công ty có thể huy động tín dụng dài hạn từ nhiều nguồn khác nhau. Các nguồn này bao gồm : Thuê mua trả góp, tín dụng thuê mua; Vay dài hạn định kỳ hay vay có kỳ hạn, phát hành trái phiếu và ký phiếu.
Thuê mua trả góp (Hire - Purehase Financing)
Một doanh nghiệp cần tiền để mua máy móc, thiết bị có thể sử dụng phương pháp huy động nguồn tín dụng trực tiếp bằng cách mua các loại tài sản đó dưới hình