Triển vọng kinh tế Việt Nam và Ngành Bất Động Sản:

Một phần của tài liệu Huy động vốn cho dự án bất động sản của công ty cổ phần Trùng Dương-Thái Sơn (Trang 46)

1.

1.5.2.2Triển vọng kinh tế Việt Nam và Ngành Bất Động Sản:

Kể từ khi chính phủ thực hiện chính sách đổi mới và gia nhập và tổ chức thương mại thế giới WTO năm 2006 thì kinh tế Việt Nam đã trở thành một trong những quốc gia phát triển nhanh nhất trong khu vực với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người hằng năm CAGR là 14.1% từ 2007 – 2011. Bên cạnh đó, Việt Nam với dân số khoảng 90 triệu dân, tốc độ đô thị hóa cao cùng dân số trẻ sẽ là nguồn cầu tiềm năng cho thị trường Bất Động Sản phát triển khi người dân có nhu cầu nhà ở để an cư lạc nghiệp.

Hình: 1.3. Tỷ lệ đô thị hóa

Hình 1.4. Tỷ lệ vốn đầu tư / GDP

Nguồn: Tạp chí Kinh tế và Phát triển

Tỷ lệ vốn đầu tư toàn xã hội (%) là một chỉ tiêu khá quan trọng quyết định đến tăng trưởng GDP. Trung Quốc tăng trưởng thần kì rồi trở thành cường quốc thứ 2 thế giới cũng nhờ vào việc duy trì tỷ lệ vốn đầu tư toàn xã hội ở mức trên 40%. Việt Nam cũng đã từng đạt được tăng trưởng GDP 8.46% năm 2007 khi tỷ lệ này ở mức 46.5%. Nhưng từ 2011 trở đi đã suy giảm mạnh mẽ và giờ chỉ còn 28.5% năm 2012 (GDP năm 2012 là 5.03%). Tỷ lệ đầu tư suy giảm mặc dù năm 2012, chính phủ đã đầu tư vốn ngân sách 195.000 tỷ đồng (tăng 8.4%) nhưng năm 2013, do cắt giảm ngân sách nên dự kiến đầu tư từ ngân sách chỉ còn 175.000 tỷ đồng, cho nên sẽ gây áp lực lên cho tăng trưởng GDP. Chính phủ sẽ phải nhờ cậy vào các nguồn lực tư nhân và vay nợ để có thể duy trì được mức tăng trưởng GDP hơn 5%.

Hình 1.5. GDP 2007 – 2011

Nguồn: Tạp chí Kinh tế và Phát triển

Kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế nhanh nhất ở Châu Á, những yếu tố minh chứng cho điều này đó là:

 68% trong tổng số 89 triệu dân của Việt Nam có độ tuổi dưới 40 nên sẽ cung cấp một lực lượng lao động dồi dào và đầy sức trẻ có khả năng cống hiến cao. Dự báo dân số Việt Nam sẽ tăng thêm 16 triệu người từ 2000 đến 2020.

 Việt Nam có tốc độ tăng trưởng GDP thực dự kiến cao nhất trong khu vực trong vòng 5 năm tới với mức tăng trưởng bình quân là 7%.

 Một trong những nước có niềm tin tiêu dùng rất cao với tăng trưởng bán lẻ năm 2011 là 24% và tiêu dùng khu vực tư nhân chiếm tới 68% GDP năm 2011.

 Việt Nam có mức độ đầu tư rất cao với việc tỷ lệ đầu tư chiếm tới 38% GDP năm 2011.

Tiếp tục thu hút được ngày càng nhiều vốn FDI giải ngân từ các nhà đầu tư trên thế giới vào Việt Nam.

Hình 1.6. Dòng vốn FDI

Nguồn: Cục thống kê

Nỗ lực tái cấu trúc của Việt Nam đã góp phần nâng cao môi trường đầu tư của quốc gia và được hỗ trợ phát triển từ đầu tư nước ngoài và đầu tư tư nhân.

Việt Nam có một nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng bao gồm: dầu mỏ, khoáng sản và đất sản xuất.

Chính trị ổn định cùng những chính sách chào đón đầu tư nước ngoài là những yếu tố tiên quyết giúp cho kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển.

Thủ tướng Chính phủ vừa có Quyết định số 2127/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Theo đó, diện tích nhà ở bình quân toàn quốc đạt khoảng 22m2 sàn/người (25m2 sàn/người năm 2020). Chính phủ sẽ đầu tư xây dựng tối thiểu khoảng 10 triệu m2 nhà ở xã hội để giải quyết chỗ ở cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị. Bên cạnh đó, đáp

ứng nhu cầu nhà ở cho 60% số sinh viên, học sinh và 50% công nhân lao động tại các khu công nghiệp. Hỗ trợ cho khoảng 400 nghìn hộ gia đình (theo chuẩn nghèo mới) tại khu vực nông thôn cải thiện nhà ở. Bên cạnh đó, tỷ lệ nhà ở chung cư trong các dự án phát triển nhà ở tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đạt trên 90%, đô thị từ loại I đến loại II đạt trên 60%, đô thị loại III đạt trên 40% tổng số đơn vị nhà ở xây dựng mới. Với những yếu tố như dân số cao và trẻ, thu nhập bình quân đầu người ngày càng được cải thiện thì nhu cầu về nhà ở sẽ không ngừng gia tăng.

Một phần của tài liệu Huy động vốn cho dự án bất động sản của công ty cổ phần Trùng Dương-Thái Sơn (Trang 46)