1.
2.3.2.5. Lợi ích của nguồn vốn huy động mang lại
Với lượng vốn huy động được, Công ty đã đầu tư cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, chủ yếu là trong lĩnh vực xây lắp, lĩnh vực bất động sản do đang ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư, nên chi phí phần lớn là cho nhân lực, các chi phí về xây dựng, đất đai, tư vấn… sẽ được giải ngân từ năm 2013, khi các dự án bước vào giai đoạn đầu tư. Các phân tích dưới đây sẽ phản ánh tổng hợp hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Hệ số thu nhập trên tài sản ( Return on Assets - ROA)
Đây là một chỉ số thể hiện tương quan giữa mức sinh lợi của một Công ty so với tài sản của nó. ROA sẽ cho ta biết hiệu quả của Công ty trong việc sử dụng tài sản để kiếm lời. ROA được tính bằng cách chia thu nhập hàng năm cho tổng tài sản, thể hiện bằng con số phần trăm. Chỉ tiêu này được xác định bằng Công thức tính như sau:
ROA = Thu nhập sau thuế/ Tổng tài sản (2.2) Tính ROA theo công thức (1) ta được Bảng 2.17
Năm TNTT&L ( đồng) Tổng tài sản ( đồng) ROA (%) 2010 157,086,000 27,163,172,000 0.58 2011 1,059,692,000 37,275,129,000 2.84 2012 2,249,789,000 70,465,866,000 3.19
Bảng 2.17 Hệ số thu nhập trên tài sản
Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán
Chỉ tiêu ROA của Công ty ngày càng được cải thiện, nếu như năm 2010 ROA là 0,58 %, 2011 là 2,84% thì năm 2012 tăng lên 3,19%, tức là cứ sử dụng 100 đồng tài sản thì Công ty thu được 3,19 đồng thu nhập trước thuế và lãi. Mặc dù có ROA đang tăng dần qua các năm, nhưng chỉ số này vẫn đang nằm ở mức khá thấp, ROA hiện đang thấp hơn lãi vay ngân hàng (lãi vay thời kỳ 2010 – 2012 khoảng 12%/ năm (trung bình 3 năm), nên chi phí lãi vay đang làm giảm lợi nhuận của Công ty. Do Công ty đang trong thời kỳ đầu tư và tích luỹ, nên lợi nhuận chưa phải là vấn đề đặt ra hàng đầu, nhưng xét về lâu dài, nếu chỉ tiêu ROA không được nâng
cao, ít nhất bằng lãi vay ngân hàng, thì Công ty phải xem xét lại hoạt động của mình. Để hiểu rõ hơn nguyên nhân làm cho ROA thấp, ta sẽ tiến hành tách chỉ tiêu này.
ROA = TNTT&L/TTS = (TNTT&L/DT)*(DT/TTS) = PM*AU (2.3) Trong đó:
TNTT&L : Thu nhập trước thuế và lãi TTS : Tổng tài sản
DT : Doanh thu thuần
PM : Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm
AU : Hiệu suất sử dụng tài sản của doanh nghiệp
Như vậy, ROA phụ thuộc vào doanh lợi tiêu thụ sản phẩm và hiệu suất sử dụng tài sản. Ta sẽ lần lượt phân tích từng chỉ tiêu này.
Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm - PM
Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm = TNTT&L/DT
Chỉ tiêu này cho biết mức lợi nhuận thu được trong 100 đồng doanh thu, cụ thể phản ánh trong bảng 2.18. Năm TNTT&L ( đồng) Doanh thu ( đồng) PM (%) 2010 157,086,000 4,395,156,000 3.57 2011 1,059,692,000 18,254,041,000 5.81 2012 2,249,789,000 29,149,855,000 7.72
Bảng 2.18 Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm
Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán
Ta thấy, Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm có xu hướng tăng, điều này có được do Công ty cải thiện được giá bán hàng hóa, dịch vụ và giảm được chi phí sản xuất, làm cho lợi nhuận thu được từ 100 đồng doanh thu tăng lên. Đây là nhân tố chủ yếu tác động đến sự tăng lên của ROA.
Hiệu suất sử dụng tài sản của doanh nghiệp - AU
Chỉ tiêu này cho biết lượng doanh thu thu được trên 100 đồng tài sản, cụ thể được phản ánh trong bảng 2.19
Năm Doanh thu
( đồng) Tổng tài sản ( đồng) AU (%) 2010 4,395,156,000 27,163,172,000 16.18 2011 18,254,041,000 37,275,129,000 48.97 2012 29,149,855,000 70,465,866,000 41.37
Bảng 2.19 Hiệu suất sử dụng tài sản của doanh nghiệp
Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán
Hiệu suất sử dụng tài sản của Công ty đang dần được cải thiện, cứ 100 đồng tài sản thì năm 2011 tạo ra được 48,97 đồng doanh thu, năm 2012 tạo ra được 41,37 đồng doanh thu. Năm 2012 chỉ tiêu này có giảm đi một chút, nhưng do tài sản năm 2012 được đầu tư tăng khá lớn so với năm 2011, trong khi doanh thu không thể tăng tương ứng được. Hiệu suất sử dụng tài sản mặc dù đang được cải thiện nhưng vẫn còn ở mức thấp, do đó trong những năm tới Công ty cần phải cải thiện được chỉ tiêu này, tức là phải đưa được nhiều sản phẩm ra thị trường, tăng doanh thu, góp phần cải thiện chỉ tiêu ROA.
Hệ số thu nhập trên vốn chủ sở hữu - ROE
Hệ số thu nhập trên vốn chủ sở hữu (ROE) phản ánh mức thu nhập ròng trên vốn cổ phần của cổ đông (hay trên giá trị tài sản ròng hữu hình).
ROE= Lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu (2.4)
Trị giá ROE được tính bằng cách lấy lợi nhuận sau thuế theo niên độ kế toán sau khi đã trả cổ tức cho cổ phần ưu đãi nhưng trước khi trả cổ tức cho cổ phần thường, chia cho toàn bộ vốn chủ sở hữu (hay vốn cổ phần) vào lúc đầu niên độ kế toán. Chỉ số này là thước đo chính xác nhất để đánh giá một đồng vốn bỏ ra và tích lũy được tạo ra bao nhiêu đồng lời. Hệ số này thường được các nhà đầu tư phân tích để so sánh với các cổ phiếu cùng ngành trên thị trường, từ đó tham khảo khi quyết định mua cổ phiếu của Công ty nào. Tỷ lệ ROE càng cao càng chứng tỏ Công ty sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông, có nghĩa là Công ty đã cân đối một cách hài hòa giữa vốn cổ đông với vốn đi vay để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình
trong quá trình huy động vốn, mở rộng quy mô. Cho nên hệ số ROE càng cao thì các cổ phiếu càng hấp dẫn các nhà đầu tư hơn.
Chỉ tiêu ROE của Công ty mấy năm qua được thể hiện tại bảng 2.20.
Năm Lợi nhuận sau thuế ( đồng) Vốn chủ sở hữu ( đồng) ROE (%) 2010 27,004,000 ############ 0.27 2011 1,045,364,000 ############ 4.89 2012 1,651,406,000 ############ 3.13
Bảng 2.20 Hệ số thu nhập trên vốn chủ sở hữu
Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán
Chỉ tiêu ROE của Công ty mấy năm qua khá thấp, chỉ đạt 4,89% năm 2011 và 3,13% năm 2012. Chỉ tiêu trên thấp hơn rất nhiều so với lãi suất ngân hàng, tức là nếu các cổ đông đem lượng vốn gửi vào ngân hàng thì lợi nhuận mang lại sẽ cao hơn khoảng 8% – 10 % tùy theo lãi suất ngân hàng. Để tìm hiểu các nguyên nhân ảnh hưởng đến ROE, ta sẽ tiến hành phân tích các yếu tố sau:
ROE = TNST/ VCSH = (TNST/TTS)*(TTS/VCSH) = ROA*EM (2.5) Trong đó:
TNST : Thu nhập sau thuế VCSH : Vốn chủ sở hữu TTS : Tổng tài sản EM : Số nhân vốn
Như đã phân tích ở trên, chỉ tiêu ROA đang có xu hướng tăng, do đó nó cũng tác động làm cho ROE tăng, ngoài ra ROE còn chịu tác động bởi một nhân tố nữa, đó là chỉ tiêu số nhân vốn - EM, ta tính được EM các năm qua, tại bảng 2.21.
Chỉ tiêu EM cho thấy, tốc độ tăng tài sản không theo kịp tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu, làm cho số nhân vốn của Công ty đã thấp, lại càng có xu hướng thấp hơn, việc EM giảm đã làm cho ROE giảm, để đạt chỉ tiêu ROE cao, quan trọng nhất là cải thiện chỉ tiêu ROA, bên cạnh đó cần phải tăng hợp lý chỉ tiêu EM.
Năm Tổng tài sản ( đồng) Vốn chủ sở hữu ( đồng) EM (lần) 2010 27,163,172,000 ############ 2.67 2011 37,275,129,000 ############ 1.75 2012 70,465,866,000 ############ 1.34 Bảng 2.21 Số nhân vốn
Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán
Nếu kết quả trong dài hạn của ROE vẫn như trên thì có lẽ Công ty nên xem xét lại sự tồn tại của mình, tuy nhiên, xét trong bối cảnh doanh nghiệp đang trong quá trình đầu tư, thì chỉ tiêu trên có thể tạm chấp nhận được, để hy vọng vào kết quả tốt đẹp của quá trình đầu tư thu được trong những năm tới đây.