1.
1.5.1 Bất động sản các khái niệm và văn bản pháp lý liên quan
Bất động sản
Theo cách phân loại tài sản trong Bộ Luật dân sự thì Bất động sản là các tài sản không di, dời được bao gồm:
- Đất đai;
- Nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà ở, công trình xây dựng đó;
- Các tài sản khác gắn liền với đất đai; - Các tài sản khác do pháp luật quy định.
Cũng như ở nhiều nước trên thế giới, ở nước ta bất động sản có thể được phân thành 3 nhóm chính gồm: Bất động sản có đầu tư xây dựng, bất động sản không đầu tư xây dựng và bất động sản đặc biệt.
Nhóm 1: Bất động sản có đầu tư xây dựng gồm: nhà ở, nhà xưởng sản xuất, công trình thương mại - dịch vụ, công trình hạ tầng (hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội), trụ sở làm việc… Trong đó nhóm bất động sản nhà đất (bao gồm đất đai gắn với các tài sản trên đất) là nhóm bất động sản chiếm tỷ trọng lớn cả về cơ cấu đầu tư và hoạt động giao dịch trên thị trường.
Nhóm 2: Bất động sản không đầu tư xây dựng: Bất động sản chủ yếu thuộc nhóm này là đất nông nghiệp, đất rừng, đất nuôi trồng thuỷ sản…
Nhóm 3: Bất động sản đặc biệt: Là những bất động sản như các công trình bảo tồn quốc gia, di sản văn hoá vật thể, nhà thờ, đình chùa… đặc điểm của nhóm bất động sản này là khả năng tham gia giao dịch trên thị trường rất thấp.
Hoạt động kinh doanh bất động sản
Hoạt động kinh doanh bất động sản bao gồm kinh doanh bất động sản và kinh doanh dịch vụ bất động sản.
Kinh doanh bất động sản là việc bỏ vốn đầu tư tạo lập, mua, nhận chuyển nhượng, thuê, thuê mua bất động sản để bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua nhằm mục đích sinh lợi.
Kinh doanh dịch vụ bất động sản là các hoạt động hỗ trợ kinh doanh bất động sản và thị trường bất động sản, bao gồm các dịch vụ môi giới bất động sản, định giá bất động sản, sàn giao dịch bất động sản, tư vấn bất động sản, đấu giá bất động sản, quảng cáo bất động sản, quản lý bất động sản.
Dự án đầu tư kinh doanh bất động sản
Dự án đầu tư kinh doanh bất động sản là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những bất động sản nhằm mục đích kinh doanh trong một thời gian nhất định.
Nội dung dự án đầu tư kinh doanh bất động sản, tuỳ thuộc vào tính chất có thể bao gồm một số mục chủ yếu:
- Sự cần thiết và mục tiêu đầu tư, đánh giá nhu cầu thị trường, tiêu thụ sản phẩm, hình thức đầu tư, địa điểm xây dựng, nhu cầu sử dụng đất...
- Mô tả quy mô, diện tích xây dựng công trình, các hạng mục công trình, phương án kỹ thuật, công nghệ và công suất...
- Các phương án, giải pháp thực hiện, phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư, phân đoạn thực hiện...
- Đánh giá tác động môi trường, giải pháp phòng chống cháy nổ, các yêu cầu về an toàn lao động, an ninh, quốc phòng...
- Tổng mức đầu tư của dự án, khả năng thu xếp vốn, nguồn vốn, phương án quản lý khai thác, kinh doanh, phương án hoàn trả vốn, các chỉ tiêu tài chính và phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội của dự án.
- Các bản vẽ thiết kế cơ sở (nếu là dự án cụ thể).
Dự án đầu tư kinh doanh bất động sản có thể là một dự án xây dựng hạ tầng khu đô thị mới, khu công nghiệp để kinh doanh hạ tầng; dự án xây dựng cao ốc văn phòng cho thuê; dự án xây dựng khách sạn; dự án xây dựng nhà ở để bán hoặc cho thuê… Tuỳ theo tính chất và quy mô tổng mức đầu tư, hiện nay dự án kinh danh bất
động sản được phân loại thành 3 nhóm chủ yếu: Dự án nhóm A, dự án nhóm B và dự án nhóm C.
1.5.2 Tổng quan về thị trường bất động sản Việt Nam 1.5.2.1 Đặc điểm ngành Bất Động Sản Việt Nam: