Phân tích các yếu tố tác động đến huy động vốn của doanh

Một phần của tài liệu Huy động vốn cho dự án bất động sản của công ty cổ phần Trùng Dương-Thái Sơn (Trang 73)

1.

2.3.1.Phân tích các yếu tố tác động đến huy động vốn của doanh

2.3.1.1. Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp

Kinh tế thế giới từ năm 2009 đến 2012 luôn trên xu hướng giảm dần, với quy mô rộng khắc các khu vực kinh tế trên thế giới. Trong hoàn cảnh chung của thế giới kinh tế Việt Nam cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự, năm 2010 lạm phát 11,8%, năm 2011 là 18,1 % và đến năm 2012 lại giảm lại còn trên 7%.

Bảng 2.10. Lạm phát Việt Nam từ năm 2009 đến 2012

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012

Lạm phát 6.5 11.8 18.1 7*

Nguồn: Nhìn lại chính sách tiền tệ năm 2011 – 2012 (PGS. TS. Đào Hùng) Về hệ thống chính sách pháp luật của Chính phủ, trong thời gian từ năm 2010 đến 2012 phải kể đến Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 24/2/2011 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội đã đưa ra chủ trương “thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ…”. Trong quá trình thực hiện chủ trương này, bên cạnh những mặt tích cực, mặt trái của chính sách này là tình trạng khát vốn của nền kinh tế đã đẩy nhiều doanh nghiệp vào tình cảnh khó khăn.

Từ Nghị quyết 11/NQ –CP của chính phủ cũng đã điều chỉnh lãi suất trên thị trường tài chính. Chính phủ đã đưa ra mức lãi suất trần với các Ngân hàng huy động nguồn vốn từ người dân.

Trong nửa cuối năm 2012, chính sách thắt chặt tiền tệ bước đầu đã có kết quả tích cực. Kinh tế Việt Nam đã có dấu hiệu khởi sắc như chỉ số giá tiêu dùng (CPI) được kiềm chế, CPI cả năm 2012 chỉ tăng 6,81% so với tháng 12/2011 và tăng 9,21% so với bình quân 12 tháng năm 2011; cán cân thanh toán thặng dư cao… Tuy

nhiên, mặt trái của chính sách thắt chặt tiền tệ đã đưa nền kinh tế vào tình trạng khát vốn, đẩy hầu hết các doanh nghiệp (DN) vào tình trạng khó khăn. Cụ thể:

Một là, nhiều DN không tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng ngân hàng: Theo điều tra của Tổng cục Thống kê, đến đầu tháng 5/2012 có hơn 42% số DN không vay vốn trong hoạt động kinh doanh. Trong số 58% DN có vay vốn, thì hơn 50% trong số họ vay vốn từ ngân hàng thương mại nhà nước, gần 30% có vay vốn từ ngân hàng thương mại cổ phần, số còn lại phải vay vốn từ bạn bè, người thân...

Có khá nhiều rào cản đối với DN trong tiếp cận vốn vay ngân hàng. Đầu tiên và lớn nhất là lãi suất cao; gần 40% số DN gặp phải rào cản này. Tiếp sau là thủ tục phiền hà (28,5% DN), không có thế chấp (gần 19% DN), phải trả thêm phụ phí (gần 10% DN) và cuối cùng là không có vốn đối ứng (khoảng 7% DN).

Hình 2.2. Những rào cản Doanh nghiệp tiếp cận vốn năm 2012

Như vậy với tình hình chung của doanh nghiệp Việt Nam thì Trùng Dương – Thái Sơn cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi những biến động ở môi trường vĩ mô. Thế nhưng qua số liệu huy động vốn của Trùng Dương – Thái Sơn cho ta thấy công tuy ngày càng phát triển dù tình hình kinh tế bất ổn trong những năm qua.

2.3.1.2. Các yếu tố bên trong doanh nghiệp

sản, ngoài ra Trùng Dương – Thái Sơn còn kinh doanh những ngành nghề như du lịch – khách sạn, sản phẩm yến… Với bề dày hoạt động hơn 7 năm nhưng doanh nghiệp đã đi vào lòng của khách hàng bằng sự uy tín của Doanh nghiệp và đội ngũ nhân viên nhiệt tình và có năng lực chuyên môn. Từ uy tín của doanh nghiệp, từ sự nhiệt tình năng nổ của các bộ nhân viên và vị trí phù hợp đã dẫn đến tình hình kinh doanh của DN ngày càng phát triển. Với hoạt động kinh doanh ngày càng phát triển nên có nhiều đối tác cũng như khách hàng gắn kết với doanh nghiệp. Đây là điều kiện thuận lợi cho sự huy động vốn bằng tín dụng thương mại.

Ngoài ra, nhìn vào các báo các tài chính của doanh nghiệp cũng thấy rằng doanh nghiệp có lượng vốn chủ sở hữu lớn, và lợi nhuận qua các năm. Đây là điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp huy động nguồn vốn từ Nợ và tín dụng thương mại cho doanh nghiệp.

2.3.2. Đánh giá hiệu quả huy động vốn của doanh nghiệp

2.3.2.1. Lượng vốn huy động tăng trưởng ổn định số lượng và thời gian

Phân tích các bảng cân đối kế toán, có thể thấy rằng lượng vốn mà Công ty sử dụng trong mấy năm qua liên tục tăng, thể hiện qua bảng 2.11.

Bảng 2.11. Tổng nguồn vốn của Trùng Dương – Thái Sơn

Năm Tổng vốn huy động Năm sau so với năm trước

Số tuyệt đối (Đồng) Số tương đối (%)

2010 27.163.171.000

2011 37.086.129.000 10.922.958.000 37,2

2012 70.465.861.000 33.379.732.000 89

Nguồn: Phòng tài chính kế toán

Tổng số vốn năm 2011 tăng 37,2% so với năm 2010, nhưng tốc độ tăng vốn năm 2012 so với năm 2011 đã vọt lên tới 89%, như vậy cho thấy doanh nghiệp huy động vốn đạt về số lượng. Nhìn vào số liệu từ các báo cáo tài chính chúng ta có thể thấy rằng nguồn vốn doanh nghiệp huy động chiếm tỷ trọng cao là nguồn vốn chủ sở hữu. Điều này cho thấy đây là nguồn vốn tăng qua các năm rất ổn định.

Nguồn: Phân tích số liệu từ báo cáo tài chính

Hình 2.3. Cơ cấu giữa vốn chủ sở hữu và nợ

Qua bảng 2.11, và nhưng phân tích từng nguồn vốn ở trên của Trung Dương – Thái Sơn cho thấy Doanh nghiệp chú tâm vào vốn của chủ sở hữu mà chưa tận dụng được các nguồn vốn bên ngoài như vốn tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại. Tuy qua phân tích đã cho thấy doanh nghiệp càng ngày đã tận dụng được nguồn vốn tín dụng thương mại từ năm 2010 ở mức 2 tỷ nhưng đến năm 2012 đã nhanh chóng vượt lên 8 tỷ đồng.

2.3.2.2. Vốn huy động có đáp ứng được hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nghiệp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Do nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh, mở rộng lĩnh vực hoạt động, trong mấy năm qua, vốn chủ sở hữu của Công ty liên tục tăng, với tỷ lệ rất cao, chủ

yếu là do tăng vốn chủ sở hữu. Nếu như năm 2010 vốn chủ sở hữu của Công ty chỉ chiếm 37,5% tổng nguồn vốn thì năm 2012 con số này đã là 74,8%. Việc tăng vốn chủ yếu dựa vào tăng vốn chủ sở hữu đã giúp cho Công ty giảm được áp lực huy động vốn vay, đồng thời đảm bảo an toàn tín dụng.

Trong nguồn vốn chủ sở hữu thì phần lớn được tài trợ bởi sự tăng lên của vốn điều lệ, tỷ trọng vốn điều lệ trong vốn chủ sở hữu luôn chiếm trên 90% tổng vốn chủ sở hữu, điều đó chứng tỏ Công ty đang rất thành công trong việc huy động tăng vốn từ các cổ đông.

Như vậy, với nhu cầu mở rộng kinh doanh của Trùng Dương – Thái Sơn ra những lĩnh vực mới, mở rộng thêm quy mô nhưng Công ty vẫn đáp ứng đủ nguồn vốn hoạt động với lượng lớn từ chủ sở hữu.

Đvt: đồng Năm/ Khoản mục 2010 (tỷ trọng %) 2011 (tỷ trọng %) 2012 (tỷ trọng %) 10,000,000 20,000,000 50,000,000 98.01 93.50 94.83 140,522 296,522 764,522 1.38 1.39 1.45 62,423 49,478 829,605 0.61 0.23 1.57 1,045,000 1,130,007 - 4.89 2.14 Tổng vốn chủ sở hữu 10,202,945 21,391,000 52,724,134 Bảng 2.12. Cơ cấu vốn chủ sở hữu

Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán

Vốn điều lệ

Thặng dư vốn cổ phần

Các quỹ

Lợi nhuận chưa phân phối

2.3.2.3. Chi phí vốn huy động

Như ta đã thấy ở hình 2.3 nguồn vốn Nợ phải trả đóng góp qua các năm là 37,56% năm 2010, 42,61% năm 2011, năm 2012 là 25,18% một lượng tương đối trong nguồn vốn kinh doanh của Công ty. Trong nguồn vốn Nợ phải trả thì khoản mục Nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ lệ khoảng trên 20%, Công ty huy động nợ ngắn hạn chủ yếu để tài trợ cho các tài sản ngắn hạn như mua nguyên vật liệu, trả lương công nhân… Tỷ lệ Nợ dài hạn có xu hướng giảm xuống trong mấy năm gần đây, từ

42,15% năm 2010 giảm xuống còn 8,97% năm 2012. Trước đây Công ty huy động nợ dài hạn để mua sắm máy móc, thiết bị, nay Công ty sử dụng khấu hao và vốn điều lệ để trả nợ dài hạn.

Tỷ lệ tín dụng thương mại trong khoản mục nợ phải trả: phải trả người bán, người mua trả tiền trước cũng tăng dần trong mấy năm qua, tỷ trọng phải trả người bán tăng từ 13,73% năm 2010 lên 17,24% năm 2012; tỷ trọng người mua trả tiền trước tăng từ 0,01% lên 23,2%. Việc huy động tín dụng thương mại tăng giúp cho Công ty tiết kiệm được một khoản lớn chi phí lãi vay, tăng cường quan hệ và tạo được sự tin cậy với các đối tác cả trong và ngoài nước. Cơ cấu nợ phải trả được thể hiện qua bảng 2.13.

Bảng 2.13: Cơ cấu nợ phải trả của Trùng Dương – Thái Sơn

Đơn vị: Ngàn đồng

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Vốn đóng góp Tỷ trọng (%) Vốn đóng góp Tỷ trọng (%) Vốn đóng góp Tỷ trọng (%) Nợ ngắn hạn 3,994,035 23.55 3,374,069 21.24 4,665,599 26.30 Nợ dài hạn 7,148,296 42.15 4,698,105 29.58 1,590,815 8.97 Phải trả người bán 2,328,310 13.73 2,433,347 15.32 3,058,189 17.24 Người mua trả tiền trước 2,000 0.01 126,434 0.80 4,115,210 23.20 Phải trả, phải nộp khác 3,487,585 20.56 5,252,073 33.07 4,311,918 24.30 Tổng nợ phải trả 16,960,226 100 15,884,028 100 17,741,731 100

Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán

Bảng 2.12. cho thấy doanh nghiệp dùng nguồn lớn vốn chủ sở hữu, chính vì thế chi phí cho vốn vay không đáng kể, như vậy doanh nghiệp đang huy động vốn với chi phí thấp.

Chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp thấp còn được chứng minh ở chỗ từ năm 2010 – 2012 vốn chủ sở hữu tăng nhanh và lợi nhuận mang lại hầu hết không chia. Bên cạnh Trùng Dương Thái Sơn còn huy động một nguồn vốn ngắn hạn từ tín dụng thương mại với chi phí 0%. Doanh nghiệp này chỉ trả chi phí lãi vay ngân

hàng với lãi suất bình quân cho năm 2010 – 2012 là 17% và tổng vốn vay từ Ngân hàng theo các năm là 65,5%, 50,6%, 35,1% cho các năm 2010, 2011, 2012. Như vậy chi phí vốn cho những năm qua là 11,13%, 8,6%, 6%.

2.3.2.4. Độ rủi ro của nguồn vốn huy động

Phân tích rủi ro do nguồn vốn huy động mang lại là phân tích những chỉ số tác động lên mức độ rủi ro của doanh nghiệp. Ở đây ta đi phân tích ba hệ số tủi ro chính như sau:

Khả năng thanh toán ngắn hạn

Khả năng thanh toán ngắn hạn là năng lực đáp ứng các nghĩa vụ thanh toán trong thời gian ngắn của doanh nghiệp. Các chỉ số thanh toán ngắn hạng xác định năng lực đáp ứng các nghĩa vụ tài chính đến hạn của doanh nghiệp. Với dòng tiền đủ lớn, doanh nghiệp có thể trang trải cho các nghĩa vụ tài chính, nhờ đó mà không lâm vào tình cảnh vỡ nợ hay kiệt quệ tài chính.

Khả năng thanh toán ngắn hạn được tính bằng cách lấy Tài sản ngắn hạn chia cho Nợ ngắn hạn, đây là thước đo khả năng thanh toán hiện hành của Công ty, nó cho biết mức độ các khoản nợ của các chủ nợ ngắn hạn được trang trải bằng các tài sản có thể chuyển thành tiền trong một giai đoạn tương đương với thời hạn của các khoản nợ đó. Khả năng thanh toán hiện hành của Công ty mấy năm qua được thể hiện trong bảng 2.14

Năm 2010 2011 2012

Tài sản ngắn hạn ( đồng) ########### 18,245,416,000 ###########

Nợ ngắn hạn ( đồng) ########### 11,185,922,000 ########### (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khả năng thanh toán

ngắn hạn ( lần) 1.00 1.63 1.13

Bảng 2.14 Khả năng thanh toán ngắn hạn

Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán

Từ bảng 2.14 ta thấy rằng, khả năng thanh toán ngắn hạn của Công ty khá tốt, chỉ số khả năng thành toán ngắn hạn luôn lớn hơn hoặc bằng một, trong đó năm 2011 tăng lên đến 1,63 lần, năm 2012 đạt 1,13 lần, điều đó chứng tỏ lượng tài sản

lưu động của Công ty luôn vượt khả năng trả các khoản nợ ngắn hạn. Để thấy rõ hơn khả năng chủ động trong việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, ta sẽ phân tích khả năng thanh toán nhanh của Công ty.

Khả năng thanh toán nhanh

Khả năng thanh toán nhanh được hiểu là khả năng doanh nghiệp dùng tiền hoặc tài sản có thể chuyển đổi thành tiền để trả nợ ngay khi đến hạn và quá hạn. Tiền ở đây có thể là tiền gửi, tiền mặt, tiền đang chuyển; tài sản là các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn (cổ phiếu, trái phiếu). Nợ đến hạn và quá hạn phải trả là nợ ngắn hạn, nợ dài hạn, nợ khác kể cả những khoản trong thời hạn cam kết doanh nghiệp còn được nợ. Khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp được tính theo công thức:

Khả năng thanh toán nhanh = (Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn - Hàng tồn

kho) / Nợ ngắn hạn (2.1)

Theo công thức này, hàng tồn kho ở đây là hàng hóa, thành phẩm, hàng gửi bán, vật tư chưa thể bán nhanh, hoặc khấu trừ, đối lưu ngay được, nên chưa thể chuyển thành tiền ngay được. Và khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp cao hay thấp, tình hình tài chính được đánh giá tốt hay xấu tùy thuộc vào lượng tiền và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn lớn hay bé, nợ ngắn hạn nhỏ hay lớn.

Năm 2010 2011 2012 Tài sản ngắn hạn không có hàng tồn kho ( đồng) 6,253,609,000 ############ 12,136,241,000 Nợ ngắn hạn ( đồng) 9,811,929,000 ############ 16,150,915,000

Khả năng thanh toán

nhanh ( lần) 0.64 1.37 0.75 Bảng 2.15 Khả năng thanh toán nhanh

Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán

Ta thấy khả năng thanh toán nhanh của Công ty đang dần được cải thiện, đặc biệt trong năm 2011 chỉ số này đã lớn hơn 1. Tuy nhiên, năm 2012 lượng Nợ ngắn hạn tăng, trong khi lượng tài sản ngắn hạn gần như không đổi, nhưng lượng hàng tồn kho lại tăng mạnh dẫn đến chỉ số khả năng thanh toán nhanh giảm xuống chỉ

còn 0,75 lần. Khi chỉ số này nhỏ hơn một điều đó có nghĩa là Công ty sẽ không đủ khả năng thanh toán ngay lập tức các khoản nợ ngắn hạn, nếu bị đòi nợ Công ty buộc phải bán toàn bộ hàng tồn kho của mình, cho dù việc bán hàng tồn kho sẽ dẫn đến việc không đạt được mức giá như mong muốn và khả năng bị lỗ rất lớn. Trong thời gian tới, Công ty cần nỗ lực hạn chế khoản mục hàng tồn kho, tăng cường tính thanh khoản các khoản mục tài sản ngắn hạn để đưa chỉ số khả năng thanh toán nhanh về 1 là lý tưởng nhất.

Khả năng cân đối vốn

Trong những năm gần đây, hệ số nợ của Công ty liên tục được cải thiện, lượng Nợ phải trả chiếm một tỷ lệ khá khiêm tốn trong tổng nguồn vốn của Công ty. Nếu hệ số nợ của phần lớn các Công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng khác nằm ở khoảng 80% - 90%, thì hệ số nợ của Công ty cổ phần Trùng Dương – Thái Sơn chỉ là 25,18% vào năm 2012. Với hệ số nợ thấp, cho phép Công ty chủ động trong việc cân đối các nguồn vốn, việc Công ty có nâng hệ số nợ lên hay không phụ thuộc vào hiệu quả kinh doanh của mình. Nếu làm ăn có hiệu quả, Công ty sẽ huy động thêm vốn nợ, khi đó phần lãi phải trả sẽ được cộng vào chi phí để tính thu nhập chịu thuế, làm cho lợi ích Công ty thu được sẽ rất lớn. Nếu Công ty làm ăn không hiệu quả, việc sử dụng vốn tự có sẽ giúp Công ty thoát khỏi các khoản lãi, có thời gian điều chỉnh lại kế hoạch sản xuất kinh doanh, kiện toàn lại cơ cấu tổ chức để hoạt động hiệu quả hơn.

Năm 2010 2011 2012

Nợ phải trả ( đồng) 16,960,226,000 15,884,028,000 17,741,731,000

Tổng tài sản ( đồng) 27,163,172,000 37,275,129,000 70,465,866,000

Hệ số nơ (%) 62.44 42.61 25.18

Bảng 2.16 Hệ số nợ

Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán

Hệ số nợ thấp như hiện nay, tạo ra sự tin tưởng, giúp cho Công ty chủ động, thuận lợi trong việc huy động vốn thêm vốn từ các nhà đầu tư, các tổ chức tín dụng để đầu tư vào các dự án.

2.3.2.5. Lợi ích của nguồn vốn huy động mang lại

Một phần của tài liệu Huy động vốn cho dự án bất động sản của công ty cổ phần Trùng Dương-Thái Sơn (Trang 73)