Hồ Chí Minh đã tiếp thu những nội dung tư tưởng cơ bản đạo đức chủ nghĩa Mác-Lênin, nhưngNgười đã vận dụng một cách sáng tạo và quan trọng là Người đã cải tạo nó thànhnhững quan niệm đạo
Trang 1A: PHẦN MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài:
Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội ra đời rất sớm cùng với sự xuất hiện củaloài người
Khi đó con người đã là những cá nhân, những tập đoàn sản xuất, trong đó các tưliệu sản xuất thuộc về tập thể và dựa trên nguyên tắc phân phối đều nhau, ngay từ trênnhững quan hệ còn giản đơn của buổi bình minh lịch sử này, quy luật tất yếu là phải cónhững quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp giữa những con người với nhau, để họ có thểsinh tồn và phát triển
Từ những quan hệ ban đầu đó, cùng với sự phát triển của xã hội thì quan hệgiữa người với người ngày càng phức tạp hơn Đặc biệt là khi tư hữu xuất hiện, chínhđiều đó đòi hỏi mỗi cá nhân phải lựa chọn cách giao tiếp, ứng xử, điều chỉnh thái độ,hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích của bản thân, của cộng đồng và xã hội
Chính thế, đạo đức bao giờ cũng mang tính thời đại và giai cấp, một mặt nó gắnliền với con người cụ thể, mặt khác nó cũng gắn với mỗi giai cấp, mỗi tập đoàn, mỗinghề nghiệp, với xã hội và dân tộc tạo nên nền tảng đạo đức của mỗi xã hội nhất định
Đạo đức là một trong những lĩnh vực được chủ nghĩa Mác-Lênin đặc biệt quantâm Nội dung đạo đức được các nhà kinh điển bàn đến ở hầu hết trong tất cả nhữngbài viết, lời nói của họ
Hồ Chí Minh đã tiếp thu nền tảng đạo đức Mác-Lênin, trên cơ sở nền tảngnhững chuẩn mực đạo đức dân tộc truyền thống và thời đại mà tạo ra hệ thống nhữngquan điểm về đạo đức mới của mình, nhằm phục vụ sự nghiệp cách mạng đưa ViệtNam lên ngang tầm thời đại
Hồ Chí Minh là một trong số hiếm các nguyên thủ quốc gia trên thế giới đãquan tâm đến vấn đề đạo đức một cách toàn diện và quy định cụ thể các chuẩn mựcđạo đức cách mạng đúng với từng đối tượng người, ngành nghề, giới tính
Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, Việt Nam đạt rất nhiều thành tựu to lớn,nhưng cũng đang đứng trước một thách thức xuống cấp về đạo đức Nền kinh tế thịtrường và sự mở cửa, giao lưu hội nhập mạnh mẽ với văn minh nhân loại, đã làm thayđổi diện mạo đời sống đất nước theo cả hai xu hướng tích cực và tiêu cực
Sự mở cửa mang đến cho sinh viên lối sống phương Tây không chỉ các yếu tốtích cực, mà chủ yếu lẫn nhiều tiêu cực Trong đó nhiều yếu tố, giá trị đạo đức khôngphù hợp với đạo đức truyền thống dân tộc, làm băng hoại đạo lý truyền thống tốt đẹpcủa dân tộc Có không ít sinh viên tỏ ra giao động, mất phương hướng, lệch lạc về lýtưởng đạo đức cách mạng, thậm chí suy đồi về đạo đức
Chính vì điều đó, trong các trường Đại Học và Cao Đẳng, sinh viên không chỉhọc tập nghiên cứu chuyên môn, mà còn phải học tập và rèn luyện mình theo chủnghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là một tất yếu tối cần thiết Đặc biệt là rènluyện theo tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh
Trang 2Đề tài “Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh với việc giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên” là sự góp phần tích cực cho tính cấp thiết ấy.
2 Tình hình nghiên cứu đề tài:
Bàn về giáo dục đạo đức đã có nhiều công trình nghiên cứu của nhiều nhà khoahọc nổi tiếng trong nước như sau:
- Nguyễn trọng Chuẩn, Nguyễn văn Phúc: "Những vấn đề đạo đức trong điềukiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay" Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội -2003
- Phạm Quốc Thành với “Tư tưởng Hồ Chí Minh về rèn luyện đạo đức cho cán
bộ đảng viên“ Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội -2004
GS.La Quốc Kiệt với “Tu dưỡng đạo đức tư tưởng” Nxb.CTQG, Hà Nội
-2003
- Trần minh Đoàn: "Giáo dục đạo đức cho Thanh niên hoc sinh theo tưởng HồChí Minh ở nước ta hiện nay" Luận án tiến sĩ, học viện chính trị quốc gia Hồ ChíMinh, 2002
- Nguyễn chí Mỳ: "Sự biển đổi của thang giá trị đạo đức trong nền kinh tế thịtrường với việc xây dựng đạo đức mới cho cán bộ quán lý ở nước ta hiện nay".Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội -1999
Nói chung vấn đề giáo dục đạo đức cách mạng hiện đã và đang được Đảng,Nhà nước và toàn xã hội ta quan tâm Nhưng mỗi đề tài đề cập đến những khía cạnhkhác nhau và là những vấn đề chung về đạo đức, chưa có đề tài nào nghiên cứu riêng
cho mảng giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên Đề tài “Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh với việc giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên” là sự cố gắng dũng
cảm đi vào lĩnh vực riêng ấy
3 Mục đích và nhiệm vụ của đề tài.
- Mục đích của đề tài là nêu được một cách khái quát những quan điểm cơ bảncủa chủ nghĩa Mác-Lênin về đạo đức
Nêu đựơc một cách khái quát những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về đạođức
Đề xuất những biện pháp và giải pháp vận dụng tư tưởng đạo đức của Hồ ChíMinh vào giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên
- Nhiệm vụ của đề tài là từ những bài nói và viết và hoạt động chỉ đạo củaNgười có liên quan đến đạo đức mà chỉ ra những tình cảm và tư tưởng chỉ đạo củaNgười đối với việc giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên
Xác định nội dung giáo dục đạo đức cách mạng để đưa ra phương pháp giáodục thích hợp cho sinh viên
4 Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu:
Đề tài dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng
Hồ Chí Minh mà phân tích, tổng hợp, khái quát các tài liệu của Người có liên quan đếnđạo đức
Trang 3Đề tài cũng vận dụng kết quả của một số đề tài của các nhà khoa học lớn củaViệt Nam về lĩnh vực đạo đức mà làm rõ mục đích đề tài nêu ra.
5 Ý nghĩa của đề tài:
Đề tài thực hiện thành công sẽ là một tài liệu tham khảo tốt cho sinh viên vànhững ai quan tâm đến lĩnh vực này Đồng thời đề tài sẽ còn được phát triển thànhluận văn tốt nghiệp Đại Học sau này
6 Kết cấu của đề tài:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài có kết cấuthành hai chương, 4 tiết
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ NHỮNG QUAN ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN VÀ HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC.
1.1 Một số quan điểm của Mác-Lênin về đạo đức.
1 2 Một số quan điểm của Hồ Chí Minh về đạo đức.
Chương 2: VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH
VÀO VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG CHO SINH VIÊN.
2.1 Quan niệm của Hồ Chí Minh về các chuẩn mực và nguyên tắc rèn luyện đạo đức cách mạng
2.2 Giáo dục về đạo đức cách mạng cho sinh viên Việt Nam trong thời kỳ đổi mới.
B PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ NHỮNG QUAN ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN VÀ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC 1.1 Một số quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về đạo đức.
1.1.1 Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin và sự hình thành đạo đức.
Lao động là kết quả của sự phát triển của trí tuệ, nhưng chính trí tuệ lại pháttriển trong quá trình lao động Ở đây những yếu tố xuất phát là thực tiễn và kinhnghiệm được tích luỹ trên cơ sở trí nhớ và năng lực tập trung chú ý
Sự loé sáng đầu tiên của tư duy trong ý thức con người là kết quả của việc nóphát hiện được rằng hòn đá nhọn làm cho con thú bị thương nặng hơn là hòn đá tầy Vìvậy, nó đi tìm những viên đá nhọn, sau đó tự nó đánh nhọn và đi săn thì những hìnhthức tư duy bắt đầu phát triển Dần dần con người không những làm được những công
cụ bằng đá, mà nó còn chế tạo được những công cụ khác Với sự mở rộng hoạt độnglao động của con người, trí tuệ cuả nó phát triển Với trình độ này của sự phát triển,con người khác với loài vật ở năng lực tư duy và hoạt động lao động có suy nghĩ.Nhưng ở đây, chỉ mới là trình độ của tư duy thực hành
Với thời gian, trong hoàn cảnh sống chung với nhau, ở con người năng lực traođổi tư tưởng phát triển - đó là ngôn ngữ Với trình độ này của sự phát triển, con ngườikhác ở con vật không những ở lao động có suy nghĩ, nó còn khác ở hành động có mụcđích và được suy tính trước
Trang 4Sự phát triển của tư duy và ngôn ngữ có ảnh hưởng tới cuộc sống chung củanhững con người, tới quan hệ qua lại giữa họ với nhau Chẳng những họ biết điều gìlàm họ vui mừng hoặc điều gì làm họ buồn phiền, họ còn truyền cho nhau những sựvui buồn, tương quan này lại càng làm cho họ đoàn kết với nhau hơn trong đấu tranh
để sinh tồn
Con người hành động có ý thức, nếu con người tự nguyện tự giác phục tùng cái
gì đó như là nguyên nhân thì nguyên nhân này không chỉ là nguyên nhân, nó còn làmục đích và hành động Như vậy, không chỉ có tính chất tất yếu, nó còn là hành độngđược con người mong muốn Hành động có mục đích và được mong muốn không bịquy định bởi bản năng xã hội, nó còn được định bởi tình cảm xã hội
Thực tiễn, kinh nghiệm rút ra được trong cuộc sống chung, trong đấu tranh vàlao động thuyết phục có hệ thống những con ngừơi về ưu thế của sự tương trợ, sự đồngcảm và tinh thần đoàn kết Tình cảm xã hội này khác về nguyên tắc với bản năng xãhội của loài vật, và tình cảm đặc thù của con người, đó là tình cảm đạo đức, là tínhngười
Ngọn nguồn và cơ sở xã hội của đạo đức là lao động, tư duy và ngôn ngữ pháttriển trong quá trình lao động Ngôn ngữ đã làm cho con người gần gũi với nhau, làmcho bản năng xã hội mạnh hơn lên, còn tư duy thì đem lại cho những bản năng nàytính chất tự giác, con ngừơi càng ngày càng thấy đựơc sự cần thiết của tương trợ tựnguyện được gọi là tự nguyện tình cảm đạo đức Đặc trưng của tính người là sự khácbiệt của đời sống con người với sự tồn tại của loại vật ở chỗ này
1.1.2 Quan niệm của chủ nghĩa Mác-LêNin về bản chất của đạo đức
Có thể coi nhận thức về một hiện tượng là thoả đáng nếu nó xác định vị trí củahiện tượng này trong hệ thống khái quát các đối tượng, xác lập được bản chất của đặcthù của nó, nghiên cứu những quy luật phát sinh và phát triển của nó Sự nhận thứcyêu cầu một sự nghiên cứu toàn diện, ta chỉ có thể đạt tới dần dần chân lý tuyệt đốibằng quá trình tích luỹ vô cùng vô tận những chân lý cụ thể và tương đối
Để làm rõ bản chất đạo đức nhất thiết phải sơ bộ nhất trí với nhau về ý nghĩacủa những thuật ngữ: ”đạo đức”, “vô đạo đức”, “phi đạo đức”, hoặc “luân lý”, Những thuật ngữ này là những vị ngữ có thể đem gắn cho người, hành vi của conngười và động cơ hành vi Nếu như động cơ hành vi của con người là xu hướng đemlại lợi ích cho xã hội thì chúng ta nói rằng động cơ này là một động cơ có đạo đức vàchủ thể của hành vi này là người có đạo đức Nếu như động cơ của hành vi là xuhướng cho xã hội hoặc một người nào đó, thì động cơ này, hành vi tương ứng và bảnthân chủ thể của nó bị coi là vô đạo đức Còn nếu những hành vi không làm lợi vàcũng không làm hại cho ai thì động cơ hành vi đó chẳng mang giá trị đạo đức nào
Trong ngôn ngữ hàng ngày từ “phi đạo đức“ thường được đồng nhất với từ “vôđạo đức” Khi nhận định về một người nào đó người ta nói rằng nó “cử xử phi đạođức” hoặc “không cư xử theo đạo đức”, thì đa số trường hợp người ta muốn nói rằng
Trang 5nó cư xử vô đạo đức, tồi tệ Nói đến giá trị đạo đức theo đúng nghĩa của nó thì nó chỉ
có thể tích cực, hoặc tiêu cực mà không có giá trị đạo đức trung hoà
Những hành động đơn nhất, riêng biệt một con người cũng như toàn bộ bảnchất, tính cách cá nhân của nó có thể có đạo đức và vô đạo đức Thường vẫn có nhữngtrường hợp: có người bản chất vô đạo đức hoặc trong lĩnh vực nhất định nào đó baogiờ cũng những lẻ tẻ làm những hành động cư xử có đạo đức, và ngược lại, có ngườibản chất là có đạo đức nhưng lại làm hành đông vô đạo đức hoặc một trong những lĩnhvực nhất định bào giờ cũng cư xử vô đạo đức
Bản chất đạo đức theo Kant, đó là sự việc khác biệt giữa “tính luân lý “ và “tínhhợp pháp”
Hêghen có sự phân biệt rất rõ hai thuật ngữ “luân lý “ và thuật ngữ “đạo đức“.Hêghen gọi “luân lý” là phương tiện chủ quan của đạo đức, còn đạo đức là phươngdiện khách quan của luân lý Khái niệm luân lý là thái độ bên trong của ý chí đối vớichính nó, tức là quan niệm chủ quan về điều thiện và đều ác Đạo đức, đó là nội dungkhách quan của cái thiện và cái ác được tạo thành trong gia đình, xã hội và quốc gia.Hêghen cũng cho rằng “luân lý’’ và “đạo đức” thường được dùng với ý nghĩa nhưnhau và có từ nguyên chung, nhưng ông vẫn thấy rằng có thể sử dụng hai từ này để chỉnhững bậc “hoàn toàn khách nhau” trong sự phát triển của tư tưởng pháp lý
Có thể nói nhìn nhận luân lý là phương diện khách quan của hành vi, đạo đức làphương diện chủ quan hành vi của Hêghen đều không đúng những thuật ngữ “hợp luânlý”, “phi luân lý” và “vô luân lý” hoàn toàn tương ứng với “đạo đức”, “phi đạo đức”
và “vô đạo đức”
Vậy đạo đức là gì?
Theo quan niệm đạo đức học Mác-xít, đạo đức là hệ thống những chuẩn mựcbiểu hiện sự quan tâm tự nguyện tự giác của những con người trong quan hệ với nhau
và trong quan hệ của xã hội nói chung
Bản chất của đạo đức là sự quan tâm tự giác của con người đến lợi ích củanhau, với lợi ích của xã hội
1.2 Một số quan niệm của Hồ Chí Minh về đạo đức.
1.2.1 Nguồn gốc và quá trình hình thành tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nhà Nho nghèo, yêu nước, Hồ Chí Minhsớm tiếp thu được những giá trị đạo đức truyền thống quan trọng, thôi thúc Hồ ChíMinh ra đi tìm đướng cứu nước, cứu dân
Hồ Chí Minh là một trong những lãnh tụ tiêu biểu của nhân loại quan tâm mộtcách toàn diện đến vấn đề đạo đức và nêu cao tấm gương đạo đức
Người không để lại tác phẩm đạo đức lớn, nhưng những tư tưởng lớn củaNgừơi về đạo đức đã nằm trong những bài nói, bài viết ngắn gọn, diễn đạt rất cô động,theo phong cách Phương Đông, rất quen thuộc với con người Việt Nam Bản thân
Trang 6Người lại thực hiện trước nhất và nhiều nhất những tư tưởng ấy, thực hiện nhiều hơn
cả những điều Người đã nói, đã viết về đạo đức
Khi bàn về nguồn gốc và quá trình hình thành tư tưởng đạo đức của Hồ ChíMinh, thường có những ý kiến khác nhau Có người cho rằng đạo đức Hồ Chí Minh đãxuất phát từ chủ nghĩa Mác-Lênin
Điều đó là không sai, nhưng hình như không hoàn toàn như thế Hồ Chí Minh
đã tiếp thu những nội dung tư tưởng cơ bản đạo đức chủ nghĩa Mác-Lênin, nhưngNgười đã vận dụng một cách sáng tạo và quan trọng là Người đã cải tạo nó thànhnhững quan niệm đạo đức có sắc thái riêng phù hợp với yêu cầu cách mạng Việt Namtrong thời đại mới
Có người chỉ căn cứ vào những phạm trù đạo đức Nho giáo mà Hồ Chí Minh đã
sử dụng để nói rằng tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh bắt nguồn từ Nho giáo, có nguồngốc từ Nho giáo Rõ ràng điều đó là không đúng
Có thể nói, quá trình hình thành nội dung tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cũngphản ánh phương pháp tư duy mới rất biện chứng về sự tiếp nhận các nguồn giá trị vănhoá của dân tộc và nhân loại, bất kể đó là thuộc nguồn gốc nào, là Nho giáo, Lão giáo,Phật giáo hay Thiên chúa giáo, là chủ nghĩa Mác-Lênin hay truyền thống văn hóa đạođức dân tộc
Hồ Chí Minh đã từng nói: ”Học thuyết Khổng Tử có ưu điểm của nó là sự tudưỡng đạo đức cá nhân Tôn giáo của Giê-su có ưu điểm của nó là lòng nhân ái cao cả.Chủ nghĩa Mác có ưu điểm là phương pháp làm việc biện chứng, chủ nghĩa Tôn DậtTiên có ưu điểm là chính sách của nó thích hợp với điều kiện nước ta Khổng Tử, Giê-
su, Các Mác, Tôn Dật Tiên chẳng có ưu điểm chung đó sao? Họ điều muốn mưu cầuhạnh phúc cho loài người, mưu cầu phúc lợi cho xã hội Nếu hôm nay họ còn sống trênđời này, nếu họ hợp lại một chỗ, tôi tin rằng họ nhất định sống chung với nhau rấthoàn mỹ như những người bạn thân thiết Tôi cố gắng làm người học trò nhỏ của các
vị ấy“[1] Câu nói nổi tiếng này của Hồ Chí Minh chẳng những phản ảnh rõ thái độ củaNgười đối với các giá trị đạo đức truyền thống và tinh hoa đạo đức nhân loại, mà cònthể hiện một quan điểm bao dung trân trọng đối với những di sản văn hoá đạo đức cónguồn gốc và khuynh hướng tư tưởng khác nhau
Tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh được hình thành trên cơ sở tiếp thu, pháttriển nhiều nguồn tư tưởng đạo đức, chủ yếu là tư tưởng đạo đức của chủ nghĩa Mác-Lênin, nhưng đối với Người nền đạo đức truyền thống, đặt biệt là các hệ tư tưởng đạođức của Nho giáo, Phật giáo, Lão giáo đã được dân tộc hoá cũng có vị trí hết sức quantrọng
Trong quá trình chuyển hoá tư tưởng đạo đức cũ thành đạo đức mới, Hồ ChíMinh đã vận dụng một cách nhuần nhuyễn tư duy biện chứng khi nhìn nhận các mặtđối lập trong xã hội, trong mỗi người và trong các phạm trù đạo đức, để gạt bỏ đinhững mặt cần gạt bỏ, cải tạo lại những gì có thể cải tạo được và nhất là thấy rõ vị trícủa mỗi mặt
Trang 7Chẳng hạn khi nói đến đức và tài, Người luôn luôn coi trọng tài và có thể nóikhông ai quan tâm đến việc đi tìm người tài hơn Hồ Chí Minh, nhưng đồng thời Ngườicoi đức vẫn là cái gốc Cũng như vậy, khi nói đến đạo đức cũ và đạo đức mới, đến cánhân và tập thể, Người không tuyệt đối hoá mặt này hay mặt khác, mà bao giờ cũng
có sự nhìn nhận đúng mực, đúng độ Do đó có thể nói, tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minhchẳng những đã đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc vàchắc chắn còn là nền tảng của việc xây dựng nền đạo đức xã hội mới
Do hệ thống những vấn đề đạo đức khá rộng, bao quát gần như toàn bộ tư tưởngđạo đức truyền thống của dân tộc và nhân loại, cả Cổ, Kim, Đông, Tây, cho nên nhữngnội dung tư tưởng đạo đức có liên quan đến việc hình thành tư tưởng đạo đức Hồ ChíMinh thật bao la, phong phú và cũng rất đa dạng, phức tạp Nhưng có thể thấy quátrình hình thành hệ thống tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là xuất phát tư ba nguồn cơbản sau đây
a, Nền tảng đạo đức truyền thống dân tộc, kể cả đạo đức Nho giáo, Phật giáo,Lão giáo đã được dân tộc hoá Trong nền tảng đạo đức truyền thống của dân tộc, trướchết phải nói đến chủ nghĩa yêu nước và lòng nhân ái là đặc trưng bản chất đạo đứccách mạng đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam Chính nó là nguồn động lực thôi thúc
Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân và sẵn sàng chịu đựng mọi gian khổnhằm dành bằng đựơc độc lập cho dân tộc, thống nhất cho tổ quốc, tự do hạnh phúccho đồng bào mình Cũng chính từ chủ nghĩa yêu nước truyền thống và lòng nhân áibao la của dân tộc, Hồ Chí Minh đã đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, tiếp nhận họcthuyết khoa học và cách mạng cũng như tinh thần đạo đức vô sản nhằm cải tạo nềnđạo đức cũ, xây dựng nên đạo đức mới
b, Những nội dung cơ bản của tư tưởng đạo đức chủ nghĩa Mác-Lênin tuykhông phải là cội nguồn mở đầu cho việc hình thành tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh,nhưng lại có giá trị định hướng cho sự phát triển tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh theomục tiêu xã hội chủ nghĩa, được xem là hạt nhân của tư tưởng đạo đức cách mạng HồChí Minh Cho nên thật khó nói giữa hai cội nguồn đạo đức truyền thống và đạo đứcchủ nghĩa Mác-Lênin mặt nào quan trọng hơn mặt nào Cả hai đều có vị trí quan trọngngang nhau, bổ sung cho nhau, tạo nên nền tảng đạo đức cách mạng theo tư tưởng HồChí Minh
c, Ngoài hai nguồn gốc đạo đức cơ bản trên, phải nói đến những tinh hoa đạođức thế giới mà nhân loại đạt được từ xưa cho đến thế kỷ XX, trong đó có di sản đạođức mang ý thức hệ tư sản, những quan niệm chân chính về tự do, bình đẳng, bác ái,dân chủ, nhân quyền nhân đạo Đây là một nguồn gốc tuy không giữ vai trò quyếtđịnh như hai nguồn gốc đạo đức nêu trên nhưng lại hết sức quan trọng ở chỗ: Nó giúp
Hồ Chí Minh động lực sáng tạo cái mới, tìm thấy mặt hợp lý cũng như các giá trị nhânđạo, tinh thần dân chủ trong những di sản đạo đức hình thành trong thời đại cách mạng
tư sản, nhằm bổ sung đồng thời phát triển hệ tư tưởng đạo đức mới
Trang 8Cũng như các nhà kinh điển Mác-xít, Hồ Chí Minh không chỉ tiếp nhận nhữngtinh hoa đạo đức hình thành trong thời đại cách mạng tư sản, mà Người còn vận dụng
nó rất sáng tạo trong điều kiện và trong hoàn cảnh cách mạng nước ta Nếu chú ý đến ýnghĩa và tính chất kết hợp giữa dân tộc và quốc tế, giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa
xã hội, giữa truyền thống và hiện đại, chúng ta sẽ thấy rất rõ tinh thần sáng tạo của
Hồ Chí Minh trên nhiều lĩnh vực trong đó có lĩnh vực đạo đức Hồ Chí Minh khôngchỉ tiếp nhận các khái niệm tự do, bình đăng, bác ái vốn là khẩu hiệu của giai cấp tưsản trong thời đại cách mạng tư sản đang phát triển, mà Người còn tìm cách giữ lại,đồng thời phát triển nội dung các phạm trù cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tưtrong hệ thống đạo đức truyền thống
Tất cả những hiện tượng nói lên rằng nguồn gốc tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
là kết quả hội tụ của rất nhiều nguồn, nhiều học thuyết đạo đức cổ kim, Đông Tây củaViệt Nam và Thế Giới, nhưng nổi bật nhất vẫn là phương pháp làm việc biện chứngcủa chủ nghĩa Mác mà Hồ Chí Minh tránh được những giáo điều trong nhận thức vàhành vi đạo đức, đồng thời phát triển và sáng tạo những giá trị tư tưởng đạo đức mới,tạo cho mình một hệ thống tư tưởng đạo đức phù hợp với điều kiện cách mạng ViệtNam
1.2.2 Những chuẩn mực đạo đức cơ bản của Hồ Chí Minh.
Nghiên cứu tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, nhất là qua các tác phẩm, bài viếtbài nói của người trong thời kỳ 1945 -1954, chúng ta thấy Người đề ra những chuẩnmục đạo đức cụ thể đối với từng đối tượng: cán bộ, đảng viên, công nhân, nông dân,phụ nữ, thanh niên đó là những lời khen ngợi, biểu dương hay phê bình nhắc nhở, hay
đó là những lời khuyên nên tránh hay nên làm, cần xây hay cần chống Bao giờ Ngườicũng phân biệt mặt tốt với mặt xấu, cái thiện với cái ác trong động cơ cũng như tronghành động của mỗi con người, trong mối quan hệ xã hội vô cùng đa dạng, để làm rõnhững vấn đề đạo đức cần phải xây dựng Người làm công việc ấy rất thường xuyên,gần như một ngừơi làm vườn cần mẫn, hàng ngày bắt sâu, nhặt cỏ, tỉa lá cắt cành, vunxới cho những mầm cây
Những phẩm chất cần tu dưỡng, những định hướng để vươn tới cái chân, cáithiện, cái mỹ của cuộc sống con người - Đó là những vấn đề đạo đức Người rút ra từcuộc đời thực của con người và xã hội Việt Nam, khái quát thành tư tưởng, lí luận đạođức, từ đó trở lại cải tạo con người, làm biến đổi hiện thực xã hội Có thể nêu nhữngchuẩn mực đạo đức cơ bản sau đây:
a Trung với nước - hiếu với dân:
Từ xưa đến nay ở Việt Nam, trong quan hệ văn hoá - đạo đức, thì mối quan hệgiữa dân và nước, giữa nhân dân và tổ quốc là mối quan hệ lớn nhất, có vai trò chiphối mọi quan hệ khác Do đó, trung với nước, hiếu với dân là phẩm chất đạo đứchàng đầu Trung - hiếu là những khái niệm đã có trong đạo đức truyền thống Trướckia, đạo đức Phong kiến dạy người ta phải ”trung với Vua, hiếu với Cha Mẹ” Đó làhai điều lớn trong đạo ngũ luân, mà điều lớn nhất là trung với Vua
Trang 9Trên cơ sở kế thừa, phát triển chủ nghĩa yêu nước truyền thống Việt Nam, HồChí Minh nói: trung với nước, hiếu với dân Ở đây, Hồ Chí Minh không chỉ dùng từ
“trung - hiếu” với ý nghĩa một trách nhiệm, bổn phận của con người, mà với khái niệmmang tính truyền thống lịch sử, Người đã đưa vào đó một nội dung, mang tính cáchmạng, phản ánh đạo đức cao rộng hơn Người viết: “Đạo đức, ngày trước thì trung vớiVua, hiếu với cha mẹ Ngày nay, thời đại mới, đạo đức cũng phải mới Phải trung vớinước, phải hiếu với toàn dân, với đồng bào”[2] Như vậy, theo Hồ Chí Minh, trung làtrung với nước, với đảng, với lý tưởng cách mạng, còn hiếu không chỉ đối với cha mẹ
mà còn bao hàm một nội dung sâu rộng hơn là hiếu với dân, với đồng bào
Đây là cuộc cách mạng trong quan niệm đạo đức Người viết: ”Đạo đức cũ nhưngười đầu ngược xuống đất, chân chống lên trời Đạo đức mới như người hai chânđứng vững được dưới đất, đầu ngửng lên trời”[3] Theo Hồ Chí Minh, ”trung vớinước” thể hiện mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng, xã hội, thể hiện trách nhiệmđối với sự nghiệp dựng nước và giữ nước, với con đường đi lên của đất nước Ở đây,nước là của nhân dân và nhân dân là chủ nhân của đất nước
Theo Hồ Chí Minh, hiếu với dân nghĩa là bao nhiêu lợi ích đều vì dân, baonhiêu quyền hạn đều của dân, công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân, sựnghiệp kháng chiến kiến quốc là công việc của dân; chính quyền từ xã đến chính phủTrung Ương do dân cử ra: “Đoàn thể từ Trung Ương đến xã do dân tổ chức nên Nóitóm lại, quyền hành và lực lượng của dân rất to, việc dân vận rất quan trọng Dân vậnkém việc gì cũng kém Dân vận khéo việc gì cũng thành công”[4] Từ đó, Người luônnhắc nhở cán bộ, đảng viên: ”phải nhớ rằng dân là chủ Dân như nước, khi sắp tới dânmong, khi đi dân tiếc, chớ vác mặt làm quan cách mạng cho dân ghét, dân khinh, dânkhông ủng hộ”[5]
Mặt khác, ở Hồ Chí Minh, hiếu với dân không chỉ thể hiện ở chỗ thương dân,
mà chủ yếu là ở chỗ tin dân dựa vào dân, giúp đỡ dân, lo cho cuộc sống của nhân dânngày càng tốt hơn Ngừơi khuyên cán bộ, đảng viên phải gắn bó với dân, phải gần dân,thân dân, lấy trí tuệ ở dân, học hỏi dân, bởi có biết làm học trò dân, mới làm được thầyhọc dân Người xác định, cán bộ các cấp đều là công bộc của dân, nghĩa là để gánhviệc chung cho dân Cán bộ phải cùng nhau bàn tính kỹ càng, cùng nhau chia côngviệc rõ rệt, cùng nhau đi giải thích cho dân hiểu, cổ động dân, giúp dân đạt kế hoạch tổchức nhân công, sắp xếp việc làm, khuyến khích theo dõi, giúp đỡ dân giải quyếtnhững khó khăn
Cán bộ phải đi sát với dân, thiết thực bày vẽ cho dân: “việc gì lợi cho dân, taphải hết sức làm Việc gì hại đến dân ta phải hết sức tránh”[6] Trong bài 6 điều khôngnên và 6 điều nên làm, chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “nước lấy dân làm gốc, gốc cóvững cây mới bền Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân”[7] Đó là một sự tổng kếtmang tính chân lý về mối quan hệ giữa nước với dân
Trung với nước, hiếu với dân là hạt nhân cơ bản nhất của tư tưởng đạo đức HồChí Minh, là tiêu chuẩn quan trọng nhất đối với mọi thế hệ
Trang 10b Lòng yêu thương đối với con người.
Các Mác đã từng nhấn mạnh rằng: người hạnh phúc nhất là người đem lại hạnhphúc cho nhiều người nhất
Hồ Chí Minh kế thừa truyền thống nhân nghĩa của dân tộc, kết hợp với chủnghĩa nhân đạo cộng sản, tiếp thu tinh thần nhân văn của nhân loại qua nhiều thế kỷ,cùng với việc thể hiện của chính bản thân mình qua thực tiễn hoạt động cách mạng, HồChí Minh đã xác định tình yêu thương con người là một trong những phẩm chất caođẹp nhất
1 Đạo đức cộng sản chủ nghĩa yêu cầu phải thông cảm với mỗi người lao độnglương thiện, cái gắn bó ta với người này là thái độ yêu lao động, thiện tâm và tìnhngười Thái độ tốt và tình yêu với con người - đó là chủ nghĩa nhân đạo
Chủ nghĩa Mác hiểu chủ nghĩa nhân đạo là tình yêu thương, đây là tình yêu đốivới người lao động, đối với người lương thiện và chân chính Chủ nghĩa nhân đạo xãhội chủ nghĩa có căn cứ ở sự lương thiện, sự công bằng và lương tâm Nó yêu cầu quítrọng ở con người tất cả những gì tốt đẹp và lên án tất cả những gì xấu ở con người
Tình yêu với con người là tiêu chuẩn cuối cùng là bản chất của đạo đức Tất cả
vì con người, vì sự no ấm và hạnh phúc của nó, đây là phương châm được nêu lêntrong cương lĩnh đảng cộng sản Liên Xô
Nếu như mục đích và ý nghĩa cao nhất của cuộc sống con người là đấu tranhcho hạnh phúc của con người, thì điều này không thể thực hiện bằng những biện pháprời rạc, lẽ tẻ, bằng con đường của chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa ích kỷ, phải tổ chứcbằng sự tổ chức hợp lý, thống nhất và có kế hoạch, bằng con đường của chủ nghĩa tậpthể
Con người phải yêu những con người - Kalinin nói - nếu nó yêu những conngười thì nó sẽ sống tốt hơn, cuộc đời phải vui hơn, vì không có kẻ nào trên đời này lạisống khốn khổ như kẻ yếm thế, kẻ có tư tưởng thù ghét con người
2 Tình yêu thương đó là tình cảm rộng lớn Trước hết dành cho những ngườicùng khổ, những người lao động bị áp bức bóc lột Tình yêu thương đó đã được thểhiện ở Hồ Chí Minh bằng ham muốn tột bậc là làm cho nước được độc lập, dân được
tự do, mọi người ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành
Khi thực hiện nghĩa vụ của mình đối với mọi người, đối với xã hội mà conngười cảm thấy thoải mái yên ổn trong lòng chính là lúc bản thân họ cảm thấy hạnhphúc, thấy sự thanh thản của lương tâm Bao giờ cũng vậy, việc hoàn thành nghĩa vụđạo đức không những đem lại hạnh phúc cho chính chủ thể hành động Chính điều nàycàng thôi thúc con người hành động tốt hơn, hướng đến điều thiện nhiều hơn và mongmuốn đem lại hạnh phúc cho người nhiều hơn
Một nhà văn Nga đã từng nói: “người ta nghiêng mình trước tài năng, nhưngngười ta bái phục trước thánh thiện” (Gornốp) Bởi lương tâm trong sạch khiến người
ta ý thức được nhân phẩm của mình, cảm thấy sự khoan khoái trong tâm hồn và làm
Trang 11cho tình cảm đạo đức càng trở nên mãnh liệt hơn Sự phát triển đó là chỉ bảo xác nhậnđức hạnh, góp phần hình thành tình cảm nhân cách ở mỗi con người.
- Tình yêu thương con người còn được thể hiện trong mối quan hệ bạn bè, đồngchí với mọi người bình thường, trong quan hệ hàng ngày, nó đòi hỏi mọi người phảiluôn luôn chặt chẽ nghiêm khắc với mình, rộng rãi độ lượng với người khác Nó đòihỏi thái độ tôn trọng con ngừơi phải biết cách nâng con người lên, chứ không phải hạthấp, càng không vùi dập con người Điều này đặc biệt quan trọng đối với nhữngngười ở cương vị lãnh đạo, bất cứ ở cấp nào
- Trong hai cuộc kháng chiến thần thánh ở thế kỷ XX, các thế hệ người ViệtNam đã thể hiện mãnh liệt nhất tình cảm của mình đối với nghĩa vụ, đối với trách nhiệmcủa một người dân mất nước Cả dân tộc đã từng “nếm mật, nằm gai”, đã từng phải
“khoét núi, ngủ hầm”, đã từng chịu đựng ”mưa dầm, cơm vắt”, đến nỗi ”máu trộn bùnnon” Nhưng kỳ lạ thay ”gan không núng, chí không mòn” Với tinh thần đó, với tìnhcảm thiêng liêng giành cho Tổ quốc, cả dân tộc Việt Nam đã vượt lên, đã chiến thắngtất cả mọi kẻ thù và đã không cảm thấy hổ thẹn với truyền thống chống giặc của chaông
- Tình yêu thương con người, còn được thể hiện đối với những người có sai lầmkhuyết điểm, nhưng đã nhận rõ những khuyết điểm và sai lầm, cố gắng sữa chữa, kể cảnhững người lầm đường lạc lối đã hối cải, kể cả đối với những kẻ thù đã bị thương, bịbắt hoặc đã chịu quỳ hàng Chính tình yêu thương rộng lớn đó mà Hồ Chí Minh đãđánh thức những gì tốt đẹp trong mỗi người, và Người tin rằng ai cũng đều có, cũngtheo
- Trong Di chúc, Người căn dặn Đảng phải có tình đồng chí thương yêu lẫnnhau Đây chính là điều nhắc nhở cán bộ đảng viên phải luôn luôn chú ý đến phẩmchất yêu thương con người Đây là tình yêu trên nguyên tắc tự phê bình một cách chânthành, nghiêm túc giữa con ngừơi cùng lý tưởng, cùng phấn đấu cho một sự nghiệpchung Nó hoàn toàn xa lạ với thái độ dĩ hoà vi quý, bao che sai lầm khuyết điểm chonhau, càng xa lạ với thái độ yêu nên tốt, ghét nên xấu, bè cánh có thể đưa đến nhữngtổn thất lớn cho Đảng, cho cách mạng
c Cần kiên liêm chính, chí công vô tư.
Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư là nét đặc trưng của đạo đức theo quanniệm của Hồ Chí Minh Đó là phẩm chất trung tâm của đạo đức cách mạng, việc tudưỡng, rèn luyện nó diễn ra hàng ngày, hàng giờ, trong công tác, sinh hoạt gia đình, xãhội, ở mọi không gian, thời gian, và nhìn chung là lấy chính bản thân mình làm đốitượng Phẩm chất này là một biểu hiện cụ thể của phẩm chất “trung với nước, hiếu vớidân”, bởi vì ”cần kiệm liêm chính, chí công vô tư” sẽ tạo khả năng giữ vững độc lập,xây dựng đất nước
Đây cũng là những khái niệm đạo đức truyền thống được Hồ Chí Minh vậndụng, đưa vào những nội dung và yêu cầu mới, Người viết ”bọn phong kiến ngày xưanêu ra cần, kiệm, liêm, chính nhưng không bao giờ làm, mà lại bắt nhân dân phải tuân
Trang 12theo để phụng sự quyền lợi cho chúng Ngày nay chúng ta đề ra cần, kiệm, liêm, chínhcho cán bộ thực hiện làm gương cho nhân dân theo để lợi cho nước cho dân”[8]
Ngay trong tác phẩm “Đường kách mệnh” viết năm 1927, ”cần kiệm” đã được
Hồ Chí Minh nhắc tới và coi như là yêu cầu số 1 của tư cách một ngừơi cách mạng.Ngừơi mong mỏi tha thiết mỗi người Việt Nam, nhất là cán bộ, đảng viên phải lấy
”cần kiệm liêm chính” là phương châm sống trong cuộc sống mới
Đại Tướng Võ Nguyên Giáp kể lại: Trong dịp lễ sinh nhật của Người (19 - 1946), các đại biểu trong ban vận động đời sống mới đến chúc thọ Người và đề nghịNgười như trong cuộc vận động, hãy ra một khẩu hiệu
5-Hồ Chí Minh nói các chú muốn có khẩu hiệu thì Bác cho khẩu hiệu: Cần, kiệm,liêm, chính, chí công, vô tư
Khẩu hiệu đó - một đại biểu thưa với Bác - khẩu hiệu này đã quá quen thuộc,xin Bác phải nêu khẩu hiệu mới để phù hợp cuộc sống vận động đời sồng mới
Bác cười và nói: ”hàng ngày ta phải ăn cơm, uống nước, phải thở khí trời đểsống Những việc đó ngày xưa ông cha ta làm, bây giờ chúng ta phải làm, con cháu tasau này cũng phải làm Vậy ăn cơm thở khí trời để đem lại cuộc sống cho con ngườithì đó là những việc không bao giờ cũ cả Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư đối vớiđời sống đó cũng vậy”[9]
Đến tháng 3- 1947, do nhu cầu cuả cuộc sống kháng chiến kiến quốc, ChủTịch Hồ Chí Minh kêu gọi thi đua xây dựng ”đời sống mới, cần, kiệm, liêm, chính”.Người giải thích cần, kiệm, liêm, chính một cách thiết thực và dễ hiểu:
- Cần: làm việc phải đến đúng giờ, chớ đến trễ và về sớm Làm cho chóng, chochu đáo Việc ngày nào nên làm trong ngày ấy, chớ để chờ ngày mai
Cần trong lao động là cần cù, siêng năng lao động có kế hoạch, tự lực cánhsinh, sáng tạo, có năng suất cao, lao động có tinh thần trách nhiệm Người nói:
Người siêng năng thì mau tiến bộ
Cả nhà siêng năng thì chắc ấm no
Cả nhà siêng năng thì là phồn vinh
Cả nước siêng năng thì nước giàu mạnh
Cần là luôn luôn cố gắng, luôn luôn chăm chỉ, cả năm cả đời Nhưng khôngphải quá trớn Phải biết nuôi dưỡng tinh thần và lực lượng của mình, để làm việc cholâu dài
- Nói về kiệm, Người nói: kiệm là tiết kiệm, không xa xỉ, không hoang phí,không bừa bãi Cần với kiệm phải đi đôi với nhau như hai chân của con người
Hồ Chí Minh nói kiệm đối với cán bộ: giấy bút vật liệu đều tốn tiền của chínhphủ, tất là của dân; tức là ta cần phải tiết kiệm Nếu một miếng giấy nhỏ đủ viết thì chớdùng một tờ to Một cái phong bì có thể dùng hai, ba lần Mỗi ngày, công sở cả nướcdùng hàng mấy vạn tờ giấy và phong bì Nơi nào cũng tiết kiệm một chút thì trong mộtnăm đỡ được hàng vạn tấn giấy, tức là hàng triệu đồng bạc
Trang 13- Liêm: tức là ”luôn luôn tôn trọng giữ gìn của công và của dân” và ”không xâmphạm một đồng xu, hạt thóc cuả nhà nước, của dân”, phải ”trong sạch, không thamlam” và không tham địa vị, không tham tiền tài, không ham sung sướng Không hamngười tâng bốc mình Vì vậy mà phải quang minh chính đại, không bao giờ hủ hoá.Chỉ có một thứ ham là ham học, ham làm, ham tiến bộ
Người chỉ ra những hành vi trái với chữ liêm, như: ” cậy quyền thế mà đụckhoét dân, ăn của đút, họăc trộm của công làm của tư ”[10]
- Chính: Người viết: ”Một ngừơi phải cần kiệm, nhưng còn phải chính mới làngười hoàn toàn Trên quả đất có hàng muôn triệu người, trong số người ấy có thể chialàm hai hạng: người thiện và người ác Trong xã hội, tuy có trăm công nghìn việc.Trong những công việc ấy có thể chia làm hai thứ việc chính và việc tà”[11]
Như vậy chính “nghĩa là không tà, thẳng thắn, đúng đắn” Với mình Không tựcao, tự đại, luôn chịu khó học tập cầu tiến bộ, luôn tự kiểm điểm để phát triển đều hay,sửa đổi điều dở của bản thân mình
Đối với người - không nịnh hót ngừơi trên, không xem khinh người dưới; luôngiữ thái độ chân thành, khiêm tốn, đoàn kết thật thà, không dối trá, lừa lọc
Đối với công việc - để việc công lên trên, lên trước việc tư Đối với việc dân,
đã phụ trách việc gì thì quyết làm cho bằng được, cho đến nơi đến chốn, không sợ khókhăn, nguy hiểm, việc thiện thì dù nhỏ mấy cũng làm, việc ác dù mấy nhỏ cũng vẫntránh Mỗi ngày càng làm một việc lợi cho nước, cho dân
- Chí công vô tư: Người nói: Đem lòng chí công vô tư mà đối với ngừơi vớiviệc Khi làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước, khi hưởng thụ mình nên
đi sau; phải lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ
Chí công vô tư, thực chất là nối tiếp cần, kiệm, liêm, chính Người giải thích:
”trước nhất là cán bộ các cơ quan, các đoàn thể, cấp cao thì quyền to, cấp thấp thìquyền nhỏ Dù to hay nhỏ, có quyền mà thiếu lương tâm là có dịp đục khoét, có dịp ăncủa đút, có dịp không chí công vô tư”[12]
- Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư có quan hệ mật thiết với nhau Cần màkhông kiệm thì chẳng khác nào ”gió vào nhà trống”, “ nước đổ vào chiếc thùng khôngđáy”, “làm chừng nào xài chừng ấy”, rốt cuộc ”không lại hoàn không” Còn kiệm màkhông cần thì sản xuất được ít, không đủ dùng, không có tăng thêm, không có pháttriển Ngừơi coi cần, kiệm, liêm, chính là bốn đức chủ yếu của một con người, như bốnmùa của trời (xuân, hạ, thu, đông), như bốn phương của đất (đông, tây, nam, bắc) vàkết luận: Thiếu một mùa thì không thành trời, thiếu một phương thì không thành đất,thiếu một đức thì không thành người
Hồ Chí Minh còn chỉ ra mối quan hệ giữa bốn điều đó rằng: cần, kiệm, liêm làgốc rễ của chính Nhưng một cây cần có gốc rễ, lại cần có ngành, lá, hoa, quả mới làhoàn toàn
- Mặc dù mỗi đức tính có những nội dung riêng, nhưng chúng lại liên quan mậtthiết với nhau và tạo thành một chính thể, là thước đo văn minh tiến bộ của dân tộc
Trang 14Chủ Tịch Hồ Chí Minh nói: Một dân tộc biết cần, kiệm, biết liêm, chính là một dân tộcgiàu về vật chất, mạnh về tinh thần, là một dân tộc văn minh tiến bộ Ngoài ra, nó còn
là một đặc điểm của một xã hội hưng thịnh và những điều đó trái lại là những đặc điểmcủa một xã hội suy vong
Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư là cái cần để ”làm việc, làm người, làmcán bộ phụng sự đoàn thể, giai cấp và nhân dân, tổ quốc và nhân loại”
d Có tinh thần quốc tế vô sản.
Đạo đức cộng sản chủ nghĩa không những yêu cầu tôn trọng dân tộc mình, vănhóa và truyền thống của nhân dân mình, mà đối với những dân tộc khác, đối với mọinhân dân nói chung, nó cũng đặt ra yêu cầu ấy
Cương lĩnh của đảng đề xướng nguyên tắc đoàn kết anh em với những ngườilao động của mọi nứơc, với nhân dân của mọi nước Nguyên tắc này dựa trên quy luậtphát triển lịch sử hợp tự nhiên của nhân loại, quy luật phát triển lịch sử của văn hoá vàvăn minh nhân loại
Người nào muốn tổ quốc mình có nhiều người bạn, có nhiều người thân thiết cóthiện chí, người ấy phải có tinh thần quốc tế Như vậy, tinh thần quốc tế, không những
tự nó là một điều hay, điều tốt, như là sự biểu hiện những xu hướng tự nhiên của conngười, đồng thời nó là còn một phương tiện biểu hiện lòng yêu nước Người nào yêu tổquốc thì người ấy phải cố gắng tranh thủ thật nhiều bạn cho nhân dân mình Người nàokhông tìm bạn cho mình thì người ấy thù địch với bản thân mình
Tinh thần quốc tế vô sản đó là tinh thần đoàn kết quốc tế vô sản, mà Hồ ChíMinh đã nêu lên bằng mệnh đề “Bốn phương vô sản đều là anh em” Đó là tinh thầnđoàn kết các dân tộc bị áp bức, với nhân dân lao động mà Hồ Chí Minh đã dày côngvun đắp bằng hoạt động cách mạng thực tiễn của bản thân mình và bằng sự nghiệpcách mạng của cả dân tộc
Đó là tinh thần đoàn kết của nhân dân Việt Nam với tất cả những người tiến bộtrên thế giới vì hoà bình, công lý và tiến bộ xã hội Sự đoàn kết ấy là nhằm những mụctiêu lớn của thời đại là hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, là độc lậpdân tộc và chủ nghĩa xã hội, là hợp tác và hữu nghị với tất cả các nước, các dân tộc.Tinh thần quốc tế ấy vẫn được gọi là chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân
Theo Hồ Chí Minh, chủ nghĩa quốc tế vô sản gắn liền với chủ nghĩa yêu nước,hơn nữa phải là chủ nghĩa yêu nước chân chính là chủ nghĩa quốc tế vô sản trong sáng.Nếu tinh thần yêu nước không chân chính và tinh thần quốc tế không trong sáng thì cóthể dẫn đến chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, so sánh biệt lập, kỳ thị chủng tộc, hoặc chủnghĩa bành trướng bá quyền, như thế giới thường nói hiện nay Tất cả những khuynhhướng lệch lạc ấy có thể dẫn đến chỗ phá vỡ cả một quốc gia dân tộc hay một liênbang đa quốc gia dân tộc, phá vỡ tình đoàn kết quốc tế trong cuộc đấu tranh chung,thậm chí có thể đưa đến tình trạng đối đầu, đối địch
Hồ Chí Minh viết: Quan san muôn dặm một nhà, bốn phương vô sản đều là anh
em Chỗ khác Hồ Chí Minh dạy “họ là thân thích ruột rà, cộng đồng thế giới là đều
Trang 15anh em” Hồ Chí Minh lại viết rằng: ”tứ hải giai huynh đệ” - tức là bốn biển đều là anh
em Quan điểm của Người về chính sách đối ngoại của nhà nước Việt Nam dân chủcộng hoà năm 1946 - 1947: “ nước Việt Nam sẵn sàng làm bạn với các nước dân chủ,không gây thù oán với một ai” Tuỳ vào những hoàn cảnh và điều kiện cụ thể mà đề ranhững chính sách phù hợp
Tinh thần quốc tế trong sáng là phẩm chất đạo đức, là yêu cầu đạo đức nhằmvào mối quan hệ rộng lớn, vượt qua khuôn khổ quốc gia, dân tộc Không phải đối vớibất cứ ai, vào bất cứ lúc nào cũng thấy được tinh thần quốc tế có hay không, trongsáng hay không trong sáng, nhưng việc giáo dục của Đảng và việc rèn luyện của cánhân mỗi người về tinh thần quốc tế lại không thể coi nhẹ Trong thời kỳ đổi mới việcđoàn kết quốc tế là một việc làm rất cần thiết để vừa học hỏi kinh nghiệm của cácnước trên thế giới vừa hợp tác và cạnh tranh lạnh mạnh và tích cực
1.2.3 Những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới của Hồ Chí Minh.
Nghiên cứu các tác phẩm cuả Hồ Chí Minh để lại, chúng ta thấy Người khôngchỉ nêu ra những chuẩn mực cơ bản về đạo đức, mà còn chỉ ra những nguyên tắc đểrèn luyện, tu dưỡng đạo đức cách mạng cho tốt Những nguyên tắc xây dựng đạo đứcmới đó là:
a, Nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức: Có thể nói lý luận đi liền với
thực tiễn, lời nói đi đôi với việc làm Điều này được Hồ Chí Minh nói rất nhiều, trongsuốt cuộc đời của mình, Người đã giáo dục mọi người và chính bản thân Người thựchiện điều đó có một cách nghiêm túc và đầy đủ nhất Hơn nữa chúng ta còn thấyNgười nói ít nhưng làm nhiều, có những vấn đề đạo đức Người làm mà không nói.Phải đi sâu vào hành vi đạo đức của Người, chúng ta mới khám phá ra được từng bảnchất sâu xa của những tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
Đối với mỗi người, lời nói phải đi đôi với việc làm thì mới đem lại hiệu quảthiết thưc cho bản thân mình, có tác dụng đối với người khác Nếu nói nhiều làm ít, nói
mà không làm, hơn nữa nói một đàng, làm một nẻo thì chỉ đem lại những hậu quả phảntác dụng “Hãy làm theo tôi nói, đừng làm theo tôi làm”, thói đạo đức giả ấy là đặctrưng đạo đức của các giai cấp bóc lột đã từng tồn tại trong lịch sử xã hội loài người,trong mỗi quốc gia dân tộc; nó hoàn toàn xa lạ với đạo đức cách mạng, với nền đạođức mới mà chúng ta cần xây dựng Chúng ta cần phấn đấu để làm sao trong xã hội takhông còn những kẻ đạo đức giả, càng không cho phép những kẻ đạo đức giả vẫn đidạy dỗ người khác về đạo đức Lòng tin của nhân dân đối với Đảng, với chủ nghĩa xãhội một phần quan trọng phụ thuộc vào vấn đề này
Từ đó chúng ta thấy rằng không ở lĩnh vực nào mà vấn đề nêu gương lại đượcđặt ra như trong lĩnh vực đạo đức Trong gia đình thì đó là tấm gương của bố mẹ đốivới con cái, của anh chị đối với những người em; Trong nhà trường thì là tấm gươngcủa thầy cô giáo đối với học sinh; Trong tổ chức, tập thể Đảng, nhà nước là tấm gươngcủa những người phụ trách, lãnh đạo của cấp trên đối với cấp dưới; Trong xã hôị đó là
Trang 16tấm gương của người này đối với người khác, những “gương người tốt việc tốt” mà HồChí Minh đã phát hiện để mọi người học tập và noi theo.
Nêu gương đạo đức là một nguyên tắc cơ bản trong giáo dục đạo đức mới Đạođức cách mạng Điều này đã được Hồ Chí Minh đề cập từ rất sớm Từ giữa thế kỷ XX,ngay trên trang nhất của tác phẩm “Đường kách mệnh”, Hồ Chí Minh đã nêu 23 điềucủa tư cách một người cách mạng
Một trăm bài diễn văn hay không bằng một tấm gương sáng - điều mà Hồ ChíMinh nói về Lênin, đã đặt ra cho việc xây dựng đạo đức mới một nguyên tắc rất cơbản là sự nêu gương về đạo đức trong sáng, tuyệt vời với một cuộc đời trọn vẹn
Trong xã hội, tấm gương của các thế hệ trước đối với các thế hệ sau là đặc biệtquan trọng Mỗi thế hệ đều có trách nhiệm của mình, nhưng thế hệ trước bao giờ cũng
có trách nhiệm rất nặng nề đối với thế hệ sau trong việc giáo dưỡng, nhất là trong việcbồi dưỡng, về đạo đức Đương nhiên, trong cuộc sống không phải bao giờ cũng chỉdiễn ra một chiều ảnh hưởng, tác động như vậy Do đó, Hồ Chí Minh cũng đã nói đếnviệc người già có thể học tập người trẻ không ngừng hoàn thiện đạo đức của minh.Người lấy gương quần chúng giáo dục quần chúng là phương châm rất sinh động và cósức thuyết phục rất lớn
Đặt biệt, Hồ Chí Minh đã tự nêu tấm gương đạo đức trong sáng tuyệt với, tiêubiểu cho tinh hoa và khí phách dân tộc, được toàn dân tin yêu theo, thế giới ngưỡng
mộ Đó là tấm gương suốt đời hy sinh phấn đấu cho lý tưởng cứu nước, cứu dân; hếtlòng thương yêu nhân dân theo tinh thần “nước lấy dân làm gốc”, suốt đời khôngngừng học tập và rèn luyện, thực hiện cần, kiêm, liêm, chính, chí công, vô tư, sốnggiản dị, khiêm tốn, thanh cao
Đối với cán bộ, đảng viên, Hồ Chí Minh đã nêu ra một luận điểm quan trọng:
“trước mặt quần chúng, không phải ta cứ viết lên trán chữ ”Cộng sản” mà ta được họyêu mến Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách, đạo đức Muốn hướng dẫnnhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước”[13] Luận điểm ấy đãkhăng định rất rõ vấn đề noi gương có tầm quan trọng đặc biệt trong đời sống đạo đức,nhất là đối với trách nhiệm của cán bộ, Đảng viên
Sau cách mạng tháng 8 năm 1945, với cương vị chủ tịch nước, Hồ Chí Minhkêu gọi đồng bào sẻ cơm nhường áo Chính Người gương mẫu thực hiện nghĩa cử caođẹp đó Người nói “từ tháng giêng đến tháng 7 năm nay, ở Bắc bộ đã có hai triệungười chết đói, kề đó lại bị nước lụt, nạn đói lại càng tăng thêm, nhân dân càng khốnkhổ, chúng ta không khỏi động lòng Vậy tôi xin đề nghị với đồng bào cả nước, và tôixin thực hành trước: Cứ 10 ngày nhịn ăn một bữa, mỗi tháng nhịn 3 bữa Đem gạo đó
để cứu dân nghèo ”[14]
Tấm gương đạo đức của Bác Hồ là tấm gương chung cả dân tộc, cho các thế hệngười Việt Nam mãi mãi về sau Nhưng còn nhiều tấm gương của những người tiêubiểu trong từng ngành, từng tập thể, những tấm gương ”người tốt việc tốt” rất gần gũitrong đời thường, Hồ Chí Minh đã từng nói: “từng giọt nước nhỏ thấm vào lòng đất,
Trang 17chảy về một hướng mới thành suối, thành sông Biết bao nhiêu giọt nước nhỏ hợp lạimới thành biển cả Một pho tượng một lầu đài cũng phải có cái nền rất vững chắc mớiđứng vững được Nhưng người ta dễ nhin thấy pho tượng và lâu đài mà không chú ýđến cái nền Như thế là chỉ thấy cái ngọn mà quên mất cái gốc.
Người tốt việc tốt nhiều lắm Ơ đâu cũng có Ngành giới nào, địa phương nào,lứa tuổi nào cũng có”[15]
Những tấm gương đạo đức đã được hiểu theo một nghĩa rộng Có những tấmgương chung và riêng, lớn và nhỏ, xa và gần, một nền đạo đức mới chỉ được xây dựngtrên một cái nền rộng lớn, vững chắc, khi những phẩm chất đạo đức, những chuẩn mựcđạo đức đã trở thành hành vi đạo đức ngày càng phổ biến trong toàn xã hội, mà nhữngtấm gương đạo đức của những người tiêu biểu, những người tốt việc tốt có ý nghĩathúc đẩy cho quá trình đó
b, Xây đi đối với chống.
Xã hội mới Việt Nam thoát thai từ một xã hội thuộc địa nửa phong kiến, do vậynhiều tàn dư của văn hoá nô dịch thực dân vẫn còn ăn sâu, bén rễ trong xã hội Vả lại,trong mỗi con người, vì những lý do khác nhau, không phải người nào cũng tốt, ngườinào cũng hay Mỗi người đều có cái thiện, cái ác trong lòng Hồ Chí Minh khẳngđịnh:” tất cả chúng ta đều sinh trưởng trong xã hội cũ, dưới sự thống trị của đế quốcphong kiến Mọi người chúng ta dù muốn hay không muốn đều bị thói xấu của đếquốc phong kiến truyền vào người”[16]
Vì vậy, một trong những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới theo quan điểm củaNgười là phải kết hợp xây đi đôi với chồng Điều đó có nghĩa là, một mặt, phải khôngngừng trau dồi, xây đắp, phát triển đạo đức mới Đạo đức cách mạng, tăng cường cáiđúng, cái tốt Cái tốt được tăng cường, phát triển thì cái xấu thì bị đẩy lùi Măt khác,cũng với việc xây cái thiện phải đấu tranh chống lại cái ác, cái xấu trong bản thân mỗicon người
Việc xây dựng đạo đức mới trước hết phải được tiến hành bằng việc giáo dụcnhững phẩm chất, những chuẩn mực đạo đức mới từ trong gia đình đến nhà trừơng vàngoài xã hội, nhất là trong những tập thể - nơi mà phần lớn thời gian cuộc đời mỗingười gắn bó bằng hoặt động thực tiễn của mình Những phẩm chất chung nhất, cơbản nhất lại được cụ thể hoá cho sát hợp với từng giai tầng, từng lớp đối tượng kháchnhau Đó là điều Hồ Chí Minh đã làm công việc giáo dục đạo đức cho cán bộ, Đảngviên, cho công nhân, nông dân, phụ nữ, tri thức, sau khi dành được chính quyền,trong quá trình hình thành cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân, chuẩn bị điều kiệntiền đề đi lên chủ nghĩa xã hội
Hồ Chí Minh đã nhận thấy và chỉ ra những suy thoái, những bệnh đã nảy sinh
ra và xuất hiện trong cán bộ, Đảng viên Người coi những suy thoái, những bệnh ấy là
“giặc ở trong lòng”, “giặc nội xâm”, là ”đồng minh của thực dân phong kiến, là “tộiác” đối với độc lập dân tộc của chủ nghĩa xã hội Những kẻ địch ấy rất nguy hiểmđối với cách mạng, bởi vì “việc tranh đấu với kẻ địch ở tiền tuyến bằng súng, bằn
Trang 18gươm còn dễ, nhưng việc tranh đấu với kẻ địch ở trong con người, trong nội bộ, trongtinh thần, là một khó khăn, đau xót”[17]
Vấn đề quan trọng trong việc giáo dục đạo đức là phải khơi dậy ý thức đạo đứclành mạnh ở mỗi người Mọi người tự giác nhận thức được tránh nhiệm đạo đức củamình đã nói, cảm nhận thật sâu sắc việc trau dồi đạo đức cách mạng là việc làm “sungsướng vẻ vang nhất trên đời này”
Tiếp nhận sự giáo dục đạo đức là vấn đề cấp thiết không thể thiếu được, nhưng
sự tự giác giáo dục, tự trau dồi đạo đức ở mỗi người còn quan trọng hơn nhiều Sứcmạnh của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là khơi dậy sự tự giác của mỗingười nhằm đấu tranh tự loại bỏ cái thấp hèn để vươn tới caí cao đẹp, loại bỏ caí ác,cái phi đạo đức để vươn tới cái thiện, cái đạo đức
Trong khi xây dựng, bồi dưỡng những phẩm chất đạo đức mới, phải đồng thờichống lại cái xấu, cái sai, cái vô đạo đức vẫn thường diễn ra Điều quan trọng là phảiphát hiện sớm, hướng mọi người vào cuộc đấu tranh cho sự trong sạch lành mạnh vềđạo đức Hơn nữa còn phải thấy trước những gì có thể xảy ra để đề phòng, ngăn chặn.Đối với những cán bộ, đảng viên
Người đã dẫn lời Khổng tử để giải thích rõ hơn luận điểm này: ”Khổng tử nói:
”mình phải chính tâm tu thân” là việc gì cũng phải làm kiểu mẫu; có thế mới “trị quốcbình thiên hạ“ được Trị quốc bình thiên hạ đây tức là ta kháng chiến đánh Pháp, kiếnquốc xây dựng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ hoà bình thế giới Muốn cải tạo xã hội thì lòngmình phải cải tạo Nếu lòng mình còn tham ô, lãng phí, muốn cải tạo xã hội làm saođược Người đã trích dẫn khá dài những ý kiến rất quyết liệt của Lênin về vấn đề này:
”Cần phải nêu những đồng chí đã ăn hối lộ ra để cho dư luận quở trách và cần phảiđuổi họ ra khỏi Đảng Phải lập tức đề nghị một đạo luật để trừng trị những vụ hối lộ
Ít nhất cũng phải phạt 10 năm giam cầm và 10 năm khổ sai”[18]
Người đã vạch rõ nguồn gốc của mọi thứ tệ nạn, đó là chủ nghĩa cá nhân Chủnghĩa cá nhân đẻ ra trăm thứ tệ nạn Muốn xây dựng đạo đức mới, chung quy lại làphải chống cho được chủ nghĩa cá nhân
Để xây và chống có kết quả, phải tạo thành phong trào quần chúng rộng rãi HồChí Minh đã phát động nhiều phong trào mới như: phong trào vận động “nâng cao ýthức trách nhiệm, tăng cường quản lý kinh tế tài chính, cải tiến kỹ thuật”, gọi tắt làcuộc vận động “3 xây, 3 chống” Có phong trào, có cuộc vận động chung cho toànĐảng, toàn dân Có phong trào, có cuộc vận động riêng cho từng ngành, từng giới.Qua đó lôi cuốn mọi người vào cuộc đấu tranh nhằm xây dựng, xây gì, chống gì rất cụthể, rõ ràng, thôi thúc trách nhiệm đạo đức cá nhân, để mọi người phấn đấu tự bồidưỡng nâng cao phẩm chất đạo đức cách mạng
c, Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời:
Hồ Chí Minh đã nhiều lần chỉ rõ: Mỗi người phải thường xuyên chăm lo tudưỡng đạo đức như việc rửa mặt hàng ngày Đây cũng là công việc phải làm kiên trìbền bỉ suốt đời, không người nào có thể chủ quan tự mãn
Trang 19Người thường nhắc lại luận điểm ”chính tâm, tu thân ” của Khổng tử, từ đó rút
ra ý nghĩa tích cực để vận dụng vào việc rèn luyện, tu dưỡng đạo đức cách mạng củamỗi người Người cũng thường nêu lại tấm gương của người xưa, mỗi tối đều tự kiểmđiểm để bỏ đỗ đen, độ trắng vào hai cái lọ, để cứ nhìn vào đó để biết mình tốt xấu rasao
Người đưa ra lời khuyên rất dễ hiểu: “Đạo đức cách mạng không phải trên trời
sa xuống, nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố Cũngnhư ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”[19] Do không chú ý điềunày, nên: Có những người trong lúc tranh đấu thì hăng hái trung thành, không sự nguyhiểm, không sự cực khổ, không sợ thù địch, nghĩa là có công với cách mạng, song đếnkhi có ít quyền hạn trong tay thì đâm ra kiêu ngạo, xa xỉ, phạm vào tham ô, lãng phíquan liêu, không tự giác mà biến thành người xấu Người ngày hôm qua là vĩ đại, cósức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến
và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân Cho nêntrong khi ta kiên trì và đẩy mạnh cuộc chiến đấu chống Mỹ, cứu nước, làm cho vănminh chiến thắng bạo tàn thì đồng thời phải loại trừ những cái xấu xa do chế độ cũ đểlại trong xã hội và trong mỗi con người”[20]
Đó là điều chúng ta vẫn thấy diễn ra trong cuộc sống hàng ngày Có nhữngngười phấn đấu gần hết cuộc đời, có nhiều công lao, nhưng cuối đời lại không giữđược tấm lòng trong sáng, nên sự nghiệp đã đỗ vỡ Kết luận của Hồ Chí Minh cũngđúng với sự đổ vỡ của một số Đảng ở cuối thế kỷ XX Điều này cũng đúng như Lênintrước kia đã nhận định: Cái chết về đạo đức nhất định sẽ dẫn tới cái chết về chính trị
Theo Hồ Chí Minh: “tu dưỡng đạo đức cách mạng phải trên tinh thần tự giác, tựnguyện, dựa vào lương tâm của mỗi người và dư luận của quần chúng Đã là người thì
ai cũng có chỗ hay chỗ dở, chỗ xấu chỗ tốt, ai cũng có thiện, có ác ở trong bản thânmình Vấn đề là giám nhìn thẳng vào con người mình, không tự lừa dối, thấy rõ cáihay, caí tốt, cái thiện để phát huy và thấy rõ cái dở, cái xấu, cái ác để khắc phục
Nhất là đối với cán bộ, Đảng viên, việc phải luôn luôn học tập, tu dưỡng đểhoàn thiện bản thân là việc làm thường xuyên, nó không phải là vấn đề một sớm mộtchiều mà làm được Do đó, tu dưỡng đạo đức phải gắn với thực tiễn bền bỉ mọi lúc,mọi nơi, trong mọi hoàn cảnh, vì đá đi lâu cũng mòn, sắt mài lâu cũng sắc Ta cố gắngsửa chữa thì khuyết điểm ngày càng bớt, ưu điểm ngày càng thêm Đảng viên và cán
bộ ngày càng trở nên người chân chính cách mạng Đảng ngày càng phát triển.
Như vậy, rèn luyện đạo đức theo quan điểm của Hồ Chí Minh không giống như
sự “tu thân dưỡng tính” trong Nho giáo hay Phật giáo Theo Hồ Chí Minh, biện pháprèn luyện là dựa vào nhận thức khoa học, chứ không phải dựa vào niềm tin mù quáng;
là phải trao dồi thử thách trong mọi quan hệ và công tác hàng ngày, phải rèn luyện bền
bỉ, thường xuyên
Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, đạo đức bao giờ cũng mang tính thờiđại và giai cấp Những quan điểm về đạo đức của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng
Trang 20Hồ Chí Minh là nhằm xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa, mang bản chất giaicấp công nhân, vì sự thắng lợi của CNXH trên phạm vi toàn cầu Những chuẩn mựcđạo đức và những nguyên tắc rèn luyện đạo đức mà Người đưa ra - yêu thương conngười, trung với nước, hiếu với dân, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, có tinh thầnquốc tế trong sáng, lời nói đi đôi với việc làm, xây đi đôi với chống, tu dưỡng rènluyện đạo đức suốt đời - có ý nghĩa rất to lớn và đúng cho mọi đối tượng
Chương 2 VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC CỦA HỒ CHÍ MINH VÀO VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG
CHO SINH VIÊN VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI.
2.1 Quan niệm của Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng.
Hồ Chí Minh cho rằng đạo đức cách mạng trước hết đòi hỏi mỗi người chúng taphải có lòng yêu nước nồng nàn, tuyệt đối trung thành với tổ quốc với giai cấp; phảicăm thù sâu sắc lũ giắc cướp nước và bè lũ phản động bán nước; phải quyết tâm phấnđấu vì sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và của dân tộc, đặt lợi ích của Đảng vàcủa dân tộc lên trên hết, trước hết
Hồ Chí Minh đã từng nói học tập đạo đức cách mạng đó mọi lúc mọi nơi,không chỉ phải tại trường, có lên lớp mới học tập, tu dưỡng rèn luyện, mà tự cải tạo.Thời kỳ hoạt động bí mật, thời kỳ khởi nghĩa, thời kỳ kháng chiến và ngày nay côngviệc xây dựng miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất nước nhàđều là những trường học rất tốt cho chúng ta rèn luỵện đạo đức cách mạng
Có đạo đức cách mạng thì gặp khó khăn, gian khổ, thất bại cũng không sợ sệt,rụt rè, lùi bước Vì lợi ích chung của Đảng, của cách mạng, của giai cấp, của dân tộc
và của loài người mà không ngần ngại hy sinh tất cả lợi ích riêng của cá nhân mình.Khi cần thì sẵn sàng hy sinh cả tính mạng của minh cũng không tiếc Đó là biểu hiệnrất rõ rệt, rất cao quý của đạo đức cách mạng
Khi gặp thuận lợi và thành công cũng như khi gặp khó khăn, thất bại đều luôngiữ vững tinh thần kiên định, chất phát, khiêm tốn ”lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”,
lo hoàn thành nhiệm vụ cho tốt, chứ không còn kèn cựa về mặt hưởng thụ Khôngcông thần, không quan liêu, không kiêu ngạo, không hủ hoá Đó cũng là biểu hiện củađạo đức cách mạng
Trang 21- Đặt lợi ích của Đảng, nhân dân lao động lên trên, lên trước lợi ích riêng của cánhân mình Hết lòng hết sức phục vụ nhân dân Vì Đảng vì dân và đấu tranh quênmình, gương mẫu trong mọi việc.
- Ra sức học tập chủ nghĩa Mác-Lênin, luôn luôn dùng tự phê bình và phê bình
để nâng cao tư tưởng và cái tiến công tác của mình và cùng đồng chí mình tiến bộ
Đạo đức cách mạng là tuyệt đối trung thành với Đảng, với nhân dân Ngoài lợiích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, chúng ta không có lợi ích gì khác Vìvậy, mục đích trước mắt của Đảng là đấu tranh để đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xãhội và thực hiện thống nhất nước nhà
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã đấu tranh anh dũng, đánh đổ áchthống trị của thực dân và phong kiến, giải phóng hoàn toàn miền Bắc nước ta Đó làmột thắng lợi to lớn Nhưng cách mạng chưa phải đã thành công hoàn toàn, vì mụctiêu hiện nay của Đảng ta là đấu tranh thống nhất thống nước nhà, để thực hiện nướcViệt Nam hoà bình, thống nhất độc lập, dân chủ và giàu mạnh, làm cho cả nước khôngcòn ai bị bóc lột, xây dựng một hệ thống mới, trong đó mọi người được sung sướng ấmno
Đạo đức cách mạng là ra sức phấn đấu để thực hiện mục tiêu của Đảng, hết sứctrung thành phục vụ giai cấp công nhân và nhân dân lao động, tuyệt đối không thểlưng chừng
Ngừơi nói: Số đông đảng viên, đoàn viên và cán bộ ta làm đúng như thế, nhưngcũng có một số không làm đúng, do đó mà để chủ nghĩa cá nhân chớm nở, họ yêu cầuhưởng thụ, nghỉ ngơi, họ muốn chọn công tác theo ý thích của cá nhân mình, khôngmuốn làm công tác mà đoàn thể giao phó cho họ Họ muốn địa vị cao, nhưng lại sợtrách nhiệm nặng Dần dần tinh thần đấu tranh và tính tích cực của họ bị kém sút Chíkhí anh dũng và phẩm chất tốt đẹp của người cách mạng là quyết tâm suốt đời đấutranh cho Đảng, cho cách mạng Những thắng lợi mà chúng ta đã đạt được mới chỉ làbước đầu trên đường đi muôn dặm Vì vậy, đạo đức cách mạng là trong hoàn cảnh nào,cũng quyết tâm đấu tranh, chống mọi kẻ địch, luôn luôn cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu,quyết không chịu khuất phục, không chịu cúi đầu, có như thế mới thực hiện đượcnhiệm vụ cách mạng
Sỡ dĩ Đảng ta có thể lãnh đạo giai cấp công nhân và toàn dân tiến lên chủ nghĩa
xã hội, là vì Đảng ta có chính sách đúng đắn và lãnh đạo thống nhất Nếu đảng viên tưtưởng và hành động không nhất trí, thì khác nào một mớ cắt rời,”trống đồng xuôi, kènthối ngược” Như vậy thì không thể lãnh đạo quần chúng, không thể làm cách mạng
Những chính sách và nghị quyết của Đảng đều vì lợi ích của nhân dân, vì vậy,đạo đức cách mạng của người đảng viên là cực kỳ khó
2.2 Giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên Việt Nam trong thời kỳ đổi mới:
Hồ Chí Minh luôn coi thanh niên sinh viên là lực lượng nòng cốt của đất nước,tương lai của dân tộc và hạnh phúc của mỗi gia đình Mỗi lần nói, viết về thanh niên -
Trang 22sinh viên, Người thường nói và viết rất ngắn ngọn, đơn giản, nhưng rất sâu sắc; mụcđích là làm cho mọi ngừơi đều có thể hiểu và thấy được trách nhiệm của mình để thamgia vào công cuộc xây dựng đất nước.
Hồ Chí Minh cho rằng thanh niên là lớp người trẻ tuổi có hoài bão, ước mơ,giàu nghị lực và rất khát khao với lý tưởng cao đẹp, có đức xả thân vì nghĩa lớn vàlòng vị tha sâu sắc Đó là lứa tuổi đang ở thời kỳ sung sức, vươn lên và đón nhận hamhiểu biết, khám phá, tự thể nghiệm mình, có khả năng tiềm ẩn trong công việc thựchiện lý tưởng, niềm tin và mục tiêu cao quý của xã hội Đó là lứa tuổi có tính nhạycảm nhanh với cái mới, cái đẹp và cái tiến bộ, mà ít chịu ảnh hưởng của những tiêucực và thành kiến của quá khứ Do vậy, nếu được giáo dục tốt , phù hợp với tính cách
và tâm lý, một sự giáo dục tiến hành trên cơ sở tạo ra những điều kiện vật chất, tinhthần cho sự phát triển tính cách, tâm lý đó, và biết định hướng, động viên đúng mực,thanh niên sẽ say sưa với lý tưởng sống cao đẹp, phát huy tài năng, tính sáng tạo, sẵnsàng hy sinh vì đại nghĩa
Hồ Chí Minh đã nói một năm khởi đầu từ mùa xuân Một đời khởi đầu từ tuổitrẻ, tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội Ơ đây, Ngừơi đã chỉ ra tuổi thanh niên là thời kỳđẹp nhất, sống động nhất, như mùa xuân trăm hoa đua nở, tràn đầy nhựa sống Đó làhình ảnh và xã hội luôn kỳ vọng, tin yêu
Hơn nữa, sinh viên là lớp người trẻ tuổi, có sức khoẻ, năng động, sáng tạo,nhưng còn thiếu kinh nghiệm do chưa từng trải, cần phải được xã hội quan tâm chămsóc, vun trồng để họ trở thành ngừơi công dân hữu ích cho đất nước
Sinh viên là một lực lượng năng động, sáng tạo giàu nghị lực có lý tưởng caođẹp, có thể đảm trách và hoàn thành tốt các nhiệm vụ khó khăn, nặng nề khi cáchmạng giao phó
Đánh giá đúng vị trí vai trò và tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức cáchmạng cho sinh viên là rất quan trọng
Nhìn nhận và đánh giá đúng sinh viên trước hết phải xác định vị trí và vai tròcủa sinh viên trong tiến trình phát triển xã hội Đây là vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quantrọng có tác dụng chỉ đạo và định hướng cho công tác giáo dục và chuẩn bị hành trangcho sinh viên bước vào đời Khi đánh giá về vị trí vai trò của thanh niên cần khẳngđịnh họ là một bộ phận quan trọng của dân tộc, là người chủ tương lai của đất nước
Thực tiễn cho thấy, muốn giáo dục thanh niên thành lớp người kế thừa trungthành và xuất sắc sự nghiệp cách mạng của dân tộc, của đảng, trước tiên phải đánh giámột cách đúng đắn, khách quan, khoa học về họ
Các bậc tiền bối yêu nước ở Việt Nam cũng có sự quan tâm đến thanh niên.Song, do điều kiện lịch sử hạn chế, do lập trường giai cấp khác nhau nên cách đánh giá
và giải quyết vấn đề này đều có sự khác nhau
Đến đầu thế kỷ XX, đứng trên lập trường của giai cấp công nhân, kế thừa vàphát triển sáng tạo di sản tư tưởng tiến bộ của dân tộc và thời đại, với tầm nhìn chiến
Trang 23lược và phương pháp khoa học, Hồ Chí Minh đã đánh giá một cách đúng đắn, kháchquan toàn diện về thanh niên - sinh viên.
Thanh niên - sinh viên là lực lượng xung kích của cách mạng là cánh tay đắclực, đội hậu bị tin cậy của Đảng
Họ sẵn sàng chịu đựng mọi gian khổ hy sinh, đảm nhận những nhiệm vụ nặng
nề, khó khăn nhất trên mặt trận chiến đấu cũng như phát triển kinh tế Người chỉ rõ:thanh niên - sinh viên là những đội quân xung kích trên các mặt trận là đại biểu cáitinh thần tự tôn, tự lập của dân tộc ta mấy nghìn năm để lại, là ”chủ lực quân” là lựclượng cơ bản trong bộ đội, công an và dân quân tự vệ đang hăng hái giữ gìn trật tự trị
an bảo vệ Tổ Quốc
Thanh niên sinh viên không chỉ là bộ phận của dân tộc, là lực lượng xung kíchcủa cách mạng, mà còn là cánh tay đắc lực của Đảng Luôn đi sâu trong việc thực hiệnđường lối do Đảng đề ra và là nguồn lực bổ sung đội ngũ của Đảng những người trẻ,khoẻ ngày càng đông, càng mạnh
Với nhiều thế mạnh như thế, hiện nay để sinh viên có được lập trường và thếgiới quan duy vật, khoa học, cách mạng và có niềm tin để có những suy nghĩ và hànhđộng đúng đắn thì vẫn rất cần phải giáo dục đạo đức cách mạng cho họ
2.2.1.Thưc trạng đạo đức của sinh viên Viêt nam hiện nay
- Về số lượng:
Sinh viên là một bộ phận quan trọng của xã hội Cùng với sự phát triển của đấtnước lực lượng sinh viên hiện nay ở nước ta ngày càng tăng lên về số lượng Theo sốliệu báo cáo thống kê của ngành Giáo dục và đào tạo, Ban trường học Trung ươngĐoàn thanh niên, hiện nay cả nước có khoảng 11,8 triệu thanh niên có trình độ học vấntiểu học, 7,7 triệu có trình độ học vấn trung học cơ sở, 2,8 triệu có trình độ học vấntrung học phổ thông, 24 vạn có trình độ đại học và hàng trăm ngàn thanh niên có trình
độ công nhân kỹ thuật Đây là nguồn lực xã hội, là nguồn lực to lớn thúc đấy sựnghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và chủ nhân tương lai của đất nước
- Về chất lượng:
Trong giai đoạn hiên nay, đất nước ta đang thực hiện sự nghiệp công nghiệphoá, hiện đại hoá Với tính năng động, sáng tạo và tự quyết trong công việc, sinh viênđóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển đất nước Họ có mặt trên tất cả cáclĩnh vực của đời sống xã hội, từ sản xuất kinh doanh, khoa học, công nghệ, quốcphòng, an ninh, trên tất cả các lĩnh vực đó họ đều là những người tiên phong, pháthuy các khả năng và nổ lực của mình để góp phần vào công cuộc xây dựng Chủ nghĩa
xã hội
Trong điều kiện mở cửa tiếp xúc với nhiều luồng văn hoá bên ngoài, mặc dù có
sự biến động chính trị sâu sắc ở nhiều nước trên Thế giới và tác động tiêu cực của nềnkinh tế thị trường, nhưng đa số sinh viên vẫn giữ dược phong cách, truyền thống dântộc và lối sống lành mạnh Có phẩm chất đạo đức cao đẹp, có thái độ học tập, lao động
Trang 24đúng đắn, sống có lý tưởng, yêu quê hương đất nước, yêu chủ nghĩa xã hội, có tinhthần quốc tế vô sản trong sáng.
Từ năm 1994 đến nay, công tác giáo dục lý tưởng cách mạng cho sinh viên cóbước chuyển biển tích cực Đoàn thanh niên các cấp đã tiến hành nhiều đợt sinh hoạtchính trị, hội thảo diễn đàn để giáo dục lý tưởng cho sinh viên đã góp phần quan trọnglàm cho sinh viên ngày càng tin tưởng vào công cuộc đối mới đất nước do Đảng lãnhđạo
Kinh tế thị trường cùng với quá trình giao lưu hội nhập, bên cạnh những yếu tốtích cực thúc đẩy sự phát triển xã hội, thì cũng hàm chứa không ít yếu tố tiêu cực làmảnh hướng đến trật tự xã hội và đời sống con người.Việc du nhập lối sống phương Tây
và các loại văn hoá phẩm đồi truỵ đã làm ảnh hưởng đến thế hệ trẻ Việt nam
Trong học tập thì trình độ học vấn, chuyên môn, nghề nghiệp của sinh viên cònthấp Định hướng nghề nghiệp, động cơ học tập còn chưa phù hợp với thị trường laođộng, với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Không ít sinh viên họctập chỉ vì mục đích kiếm tiền, cố gắng thi vào những trường, những nghành để sau này
có thể kiếm được nhiều tiền Như vậy, do chạy theo đồng tiền nên động cơ học tập,cũng như thái độ học tập của họ không đúng đắn, họ chỉ học tập côt sao cho qua, hoặcbằng mọi hình thức để xin mua điểm Trình độ, kiến thức, kỹ năng thực hành,phương pháp tư duy khoa học của sinh viên khi ra trường còn hạn chế
Nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp bứơc vào thị trường lao động bộc lộ nhiềuyếu kém, chưa có tác phong và thói quen công nghiệp, thiếu kiến thức về kinh tế thịtrường mà đặc trưng chủ yếu là thiếu tính năng động, sáng tạo, nhạy ben với thời cuộc
Một trong những hạn chế của một bộ phận không nhỏ sinh viên khi ra trường,
là họ không muốn trở về quê hương để cống hiến, phục vụ, không chịu lên các vùng xaxôi hẻo lãnh để công tác mà phần lớn đều do tâm lý muốn ở lại thủ đô hoặc các thànhphố để kiếm việc làm
Hiện nay, dưới sự tác động của cơ chế thị trường, ý thức chấp hành kỷ luật laođộng và chấp hành pháp luật của một bộ phận sinh viên còn thấp, không ít sinh viênmất nhân cách,lười biếng
2.2.2 Ảnh hưởng kinh tế thị trường đến sự hình thành đạo đức cách mạng
do sinh viên.
Từ năm 1986, Việt Nam chính thức bước vào thời kỳ đổi mới, xoá bỏ chế độbao cấp và chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Một nềnkinh tế mở mới đang ngày càng dẫn dắt dần những bước chân mạnh mẽ vào quá trìnhtoàn cầu hoá và nội nhập quốc tế và đã bộc lộ tính hai mặt (tích cực và tiêu cực), tácđộng đến các giá trị tinh thần, đặt biệt là giá trị đạo đức của con người trong nền kinh
tế chuyển đổi
Chúng ta có thể thấy rằng, giới trẻ, trong đó có sinh viên, những người sinh ra
và lớn lên trong thời kỳ đổi mới, là đối tượng nhạy cảm nhất trước những biến đổi vôcùng nhanh chóng, của đất nước và trên thế giới Họ trước hết mang đầy đủ những đặc
Trang 25điểm chung của con người Việt Nam Nhưng bên cạnh đó, họ còn mang những đặcđiểm riêng: trẻ, có tri thức, dễ tiếp thu cái mới, nhạy cảm với vấn đề chính trị xã hội,theo học tập trung tại các trường Đại học và Cao Đẳng nên sinh hoạt trong một cộngđồng với những quan hệ khá gần gủi (trường lớp ) Với những đặc điểm trẻ tuổi, cótrình độ và năng lực sáng tạo, khả năng tiếp cận cái mới nhanh và linh hoạt, thích ghikịp thời với sự thay đổi nhanh chóng của xã hội hiện đại, nên toàn cầu hoá tác độngkhông nhỏ tới đối tượng này.
Một trong những tác động tích cực nổi bật nhất là kinh tế thị trường cũng với ýthức đề cao tính cá nhân, là việc soi chiếu các giá trị đạo đức dưới goc độ cá nhân,phẩm chất cá nhân Tính cá nhân được coi như một trong những thước đo của hànhđộng, đạo đức hay phi đạo đức chỉ phụ thuộc một phần vào di sản tinh thần mà cộngđồng trước để lại, còn chủ yếu phụ thuộc vào mỗi cá nhân tạo thành cộng đồng mớihôm nay
Quan điểm đạo đức xuất phát từ thước đo cá nhân này là một sức mạnh lớntrong quá trình ly khai với những quan điểm đạo đức truyền thống không còn phù hợptrong thời kỳ mới Từ ý thức cá nhân, ít chịu ảnh hưởng bởi dư luận như trước đã tạođiều kiện phát huy sức sáng tạo cá nhân làm cho cá nhân chủ động và nhanh chóngtiếp cận với những cái mới trong khoa học, kỹ thuật và công nghệ, chịu khó học hỏikiến thức phục vụ cho nghề nghiệp và công việc
Thực ra, việc để lại đàng sau bước đi của chúng ta những di sản quá khứ đã lỗithời không phải là chuyện đơn giản, vì nó đã ăn sâu vào ý thức cộng đồng qua thờigian khá dài Chính sự phát triển của kinh tế thị trường là chất xúc tác, là đòn bẩy,cũng là yêu cầu của việc rời bỏ triệt để những mảnh quá khứ đã lỗi thời một cách nhẹnhàng
Làm được điều ấy một cách triệt để nhất, rõ ràng nhất không ai khác ngoài sinhviên - đối tượng trẻ có tri thức, lớn lên trong môi trường mới, có điều kiện rời bỏ quákhứ một cách ít luyến tiếc hơn cả Đây là đối tượng mà sự liên hệ với truyền thốngchưa thật sâu đậm nên dễ dàng để những giá trị truyền thống lỗi thời lại đằng sau, đểtiếp thu cái mới, chấp nhận những giá trị mới trong một môi trường năng động liêntục
Tác động tích cực, tiếp theo của kinh tế thị trường đối với đạo đức sinh viên làtạo ra sự đồng nhất tương đối giữa quan niệm đạo đức và quy tắc ứng xử của một cộngđồng với các quan niệm đạo đức và quy tắc ứng xử chung mang tính quốc tế
Như đã phân tích ở trên, với đặc điểm cơ bản là trẻ, có tri thức và dễ tiếp thu cáimới, lại được trang bị ngoại ngữ, tin học, với sự hỗ trợ của các phương tiện thông tinhiện đại và việc mở rộng, đa dạng hoá và giao lưu quốc tế, sinh viên ngày nay đã hoàhợp vào dòng chảy mới trong quá trình hội nhập Điều đó tạo ra sự xích lại gần nhaucác giá trị đạo đức trong một tinh thần cảm thông và cởi mở
Có thể thấy những biểu hiện này trong các quan niệm đạo đức có liên quan đếncác lĩnh vực đặc trưng của tuổi trẻ: tình bạn, tinh yêu, những quan điểm về tốt xấu,
Trang 26công bằng bình đẳng cũng đều có sự dịch chuyển nhất định Những dịch chuyển này
đã giải phóng về mặt tư tưởng, quan niệm trước những giá trị đạo đức lỗi thời, hướngsinh viên đến sự chuẩn bị cho sự hành động có tính hiệu quả sau này khi gia nhập vàothị trường nhân lực Những nguyên tắc thiết thực, hiệu quả phù hợp với yêu cầu mớicủa thời đại công nghiệp được họ hướng tới
Những điều đáng chú ý là những yếu tố tác động có tính tích cực ở trên, thìcũng chính những yếu tố này, một bộ phận sinh viên đã đẩy lên quá cao, đến mức lệchchuẩn, nghiêng sang khía cạnh tiêu cực
Tác động tiêu cực rõ nét nhất là biểu hiện thực dụng trong quan niệm đạo đức
và hành vi ứng xử ở một bộ phận không nhỏ sinh viên hôm nay Trào lưu dân chủ hoá,làn song công nghệ thông tin và việc nâng cao dân trí đã làm ý thức cá nhân được tănglên, đặt biệt trong những người trẻ có học vấn là sinh viên Họ có ý thức cao cả bảnthân mình và muốn thế hiện vai trò cá nhân Tuy nhiên, cái cá nhân nhiều khi lấn át cảcộng đồng, họ có lợi ích cá nhân quan trọng hơn tất cả
Tác động tiêu cực tiếp theo, là cùng với sự thu nhập lối sống và sản phẩm củacông nghệ thông tin hiện đại từ các nước phát triển, đã dần dần làm không ít sinh viên
xa rời các giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp vốn đang phù hợp với thời kỳ hiện đại,hình thành tư tưởng hưởng thụ, ăn chơi đua đòi, chịu tác động của tệ nạn xã hội, dễ bịxúc động về mặt định hướng đạo đức cách mạng và lối sống trong bối cảnh một nềnkinh tế - xã hội mở cửa
Cũng với sự phát triển của thông tin, sự hỗ trợ của công nghệ cao đang làmgiảm thành và tăng tốc độ đường truyền, đã làm Internet trở nên phổ biến, nhiều bạntrẻ lên mạng sử dụng tiện ích chát như một thú tiêu khiển hơn là phương tiện liên lạc.Với môi trường giao tiếp này, người ta có thể ảo hoá những thông tin cá nhân và dễdàng đi đến chỗ cung cấp thông tin giả Sự lừa dối trên mạng được coi là một trò chơi.Nếu như nó dừng lại ở đó thì không có gì nghiêm trọng, nhưng cái đáng lưu tâm là từchỗ trò chơi nó làm ảnh hưởng những quan niệm đạo đức nói chung và đạo đức cáchmạng nói riêng
Sự lạnh lùng trong các mối quan hệ tình cảm, vốn rất được đề cao trong đạođức của con người của người phương Đông, đang ngày càng lan rộng trong sinh viên.Không thể không đáng suy nghĩ với lời một bài hát như thế này: ”tình yêu đến emkhông mong đợi gì, tình yêu di em không hề hối tiếc” Nó như một tuyên ngôn cho lốisống lạnh lùng, vô cảm Thiếu hụt những đam mê và khát vọng vốn là tài sản quý báucủa tuổi trẻ Bên cạnh đó, trong nhiều sinh viên xuất hiện thái độ đòi hỏi hơn là sự hysinh, ước muốn hưởng thụ nhiều hơn đóng góp, ít chú ý nghĩa vụ và trách nhiệm côngdân
Như vậy, có thể nói, kinh tế thị trường là một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, kéotheo tất cả mọi quốc gia, mọi dân tộc, mọi gia đình và cá nhân vào cuộc Không một
ai, không một quốc gia nào có thể đứng ngoài
Trang 27Sinh viên Việt Nam là một trong những đối tượng chịu ảnh hưởng khá mạnhcủa xu hướng trên thi trường Họ là nguồn nhân lực đầy sức mạnh, trẻ và có tri thức,
có khả năng tiếp cận nhanh chóng những cái mới và thay đổi linh hoạt - những tố chấtcần thiiết cho một thời kỳ phát triển mới Vì thế, việc phát huy tính tích cực và điềuchỉnh những hành vi tiêu cực trong đạo đức cách mạng sinh viên, có tác dụng vô cùng
to lớn trong việc phát triển và sử dụng nguồn nhân lực quý này
Sinh viên có vai trò rất to lớn trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đấtnước, được thể hiện sau:
Sinh viên nước ta là một nhóm xã hội đặc thù, là nguồn lực to lớn chiếm sốđông của xã hội Sinh viên là đội ngũ tri thức trẻ đầy tiền năng, sáng tạo đang trở thànhlực lượng quan trọng của sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước Họ làđối tượng đông đảo có khoảng trên 720000 người đang hoạt động trên 100 trường đạihọc, cao đẳng và hàng trăm các viện nghiên cứu, trung tâm khoa học, cơ quan ở trungương và địa phương
Sinh viên là lớp người được đào tạo, những lao động có trình độ học vấn vàkiến thức nghề nghiệp, năng động và nhạy cảm trong cuộc sống, tư duy, thực tiễn, ưadân chủ và tự do, nhiều nhu cầu khát vọng, có hoài bão ước mơ và lý tưởng về ”dângiàu, nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh” Họ luôn được Đảng, nhà nước quantâm chăm lo giáo dục và rèn luyện để trở thành những lao động giỏi để sẵn sàng phục
vụ đất nước
Sinh viên sẽ là lực lượng chính của sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoáđất nước Họ có hệ thống nhu cầu và định giá trị phát triển phong phú và đa dạng, mộtlực lượng tiêu biểu cho những tiến bộ xã hội và đang đòi hỏi vươn lên khẳng định chỗđứng của mình trong xã hội hiện đại
Với tư cách là tri thức trẻ, sinh viên có những nhu cầu, nguyện vọng phong phú
và khát vọng vươn lên Họ cũng là lớp người tiếp nhận và xử lý nhanh thông tin mới,sớm định hướng về các giá trị nhân văn, có xu hướng nhập cuộc và khẳng định vị trícủa mình trong đời sống xã hội, có ý thức tự tin, tự chủ và tính tích cực, chủ độngtrong các hoạt động khoa học kỹ thuật, công nghệ và hoạt động sáng tạo
Sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá là quá trình thay đổi cơ bản và toàndiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ và giảm lý, là quá trình chuyển từ laođộng thủ công sang lao động máy móc, công cụ, phương tiện công nghiệp hiện đại vàphương pháp quản lý tiên tiến, tạo nên năng suất lao động xã hội cao Do đó, côngnghiệp hoá và hiện đại hoá rất thích ứng với nhu cầu của sinh viên, là cơ hội để khẳngđịnh khả năng của mình trong xã hội
Công nghiệp hóa hiện đại hoá ở nước ta, không chỉ đổi mới công nghệ mà cònthúc đẩy mở rộng thị trường ngày càng lớn để có thể áp dụng rộng rãi sản xuất lớn vớidây chuyền sản xuất hàng loạt nhằm giảm giá thành sản phẩm hàng hóa đã được tiêuchuẩn hóa Con đường công nghiệp hóa và hiện đại hoá của mỗi nước tuỳ thuộc vàođặc thù về nguồn lao động và tài nguyên của nước đó Yêu cầu của công nghiệp hoá và
Trang 28hiện đại hoá ở nước ta, đã đặt sinh viên vào vị trí quan trọng hàng đầu và trách nhiệmcủa họ với sự nghiệp này là rất lớn Là lực lượng xung kích trong quá trình chuyển đổicăn bản và toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ, quản lý trên toàn xãhội Nói cách khác, sự thành công của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá đấtnước, tuỳ thuộc rất lớn vào chất lượng được đào tạo của sinh viên Họ là nguồn nhânlực tích cực, năng động và sáng tạo trong quá trình sản xuất xây dựng đất nước, là lựclượng đi đầu trong cách mạng khoa học và kỹ thuật, đưa tiến bộ công nghệ mới vàotrong sản xuất, quản lý, kinh doanh, tạo ra hiệu quả kinh tế lớn Giới sinh viên ngàynay có vai trò quan trọng đối với những tiến bộ xã hội ở nước ta.
Thực tiễn sinh viên hiện nay rất tích cực tham gia vào công cuộc đổi mới đấtnước Họ ủng hộ đường lối đổi mới của đảng - sẵn sàng đi vào công nghiệp hoá hiệnđại hoá đất nước, chấp nhận chính sách mở cửa đưa đất nước hoà nhập khu vực vàcộng đồng quốc tế, nhằm phát triển nhanh nền kinh tế xã hội, hướng tới mục tiêu ”dângiàu, nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh” coi đó là sự định hướng của tuổi trẻ
và là cương lĩnh hành động của sinh viên hiện nay
Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là nhiệm vụ lịch sử, hết sức
to lớn và mới mẻ, đòi hỏi nhân dân ta và tuổi trẻ chúng ta phải nổ lực phấn đấu vượtqua Tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá yêu cầu phải có đội ngũ nhân lực đạtnăng suất lao động xã hội, hiệu qủa sản xuất kinh doanh cao gấp nhiều lần so với hiệnnay Phải dựa vào sự thay thế lao động thủ công bằng máy móc, sử dụng các thành tựukhoa học công nghệ hiện đại, mà kết qủa tổng hợp và trực tiếp nhất là giữ vững tốc
độ cao về tăng trưởng kinh tế của đất nước Đội ngũ này về cơ bản phải có cơ cấunòng cốt, dẫn đầu của mình gồm: đội ngũ công nhân lành nghề, tiếp thu và làm chủđược nghề tiên tiến, trực tiếp sản xuất hàng hoá, cung ứng, dịch vụ đạt chất lượng theochuẩn mực quốc tế Đội ngũ tri thức thành thạo về chuyên môn nghề nghiệp, có nănglực tiếp thu chọn lọc và ứng dụng có hiệu quả những thành tựu của khoa học và côngnghệ hiện đại, những tinh hoa của văn hoá, văn minh thế giới vào thực tiễn Việt Nam,đồng thời có năng lực sáng tạo về lý thuyết cũng như thực hành, để giải quyết nhữngvấn đề trước mắt và lâu dài của đất nước Đội ngũ này phải thực hiện có hiệu quảnhững chức năng: nghiên cứu, thiết kế, tham mưu và sáng tạo, thực hành ứng dụng vàtriển khai, giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng và huấn luyện, lãnh đạo, quản lý và chỉ đạotrong các lĩnh vực kinh tế - xã hội khác nhau
Trong từng lĩnh vực, phải có đội ngũ nhân lực, nhân tài có trình độ và năng lựccao, là lực lượng xung kích để tiếp nhận chuyển giao công nghệ tiên tiến, thực hiện cóhiệu quả và hiện đại hoá, đội ngũ nhân lực này là nhân tố quyết định sự thành công của
sự nghiệp cách mạng Họ phải đối mặt thường xuyên với cuộc cách mạng cạnh tranhgay go quyết liệt của kinh tế thị trường khu vực và toàn cầu mà thực chất là cạnh tranh
về tài năng, trí tuệ, con người, trong khi đất nước chúng ta còn đang ở điểm xuất phátrất thấp cả về cơ sở vật chất, kỹ thuật, kết cấu hạ tầng, cả về năng lực khoa học, công
Trang 29nghệ, kiến thức, kỹ năng cơ bản và kinh nhgiệm sản xuất kinh doanh, quản lý nhànứơc trong qúa trình mới
Vị trí, vai trò ấy, sinh viên phải có trách nhiệm đảm nhận để từng bứơc đưa đấtnước tiến lên Đồng thời thông qua quá trình thực hiện công nghiệp hoá và hiện đạihoá, nhiều giá trị định hướng mới được nảy sinh, nhiều tiềm năng trí tuệ đất nước pháttriển trong sinh viên, và do đó sự đóng góp của họ vào công cuộc cải tiến xã hội theohướng tiến lên trở thành hiện thực
2.2.3 Những giải pháp và định hướng giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam
Sinh viên là lực lượng trẻ, tiên phong, đang phát triển mạnh mẽ về thể chất vàtinh thần, giàu ước mơ, hoài bão, có mong muốn vươn lên nắm bắt các tri thức nhânloại để trong thời gian dài tự hoàn thiện mình về mọi mặt
Họ xuất thân từ các giai tầng khác nhau của mọi miền đất nước, với mức thunhập của gia đình rất khác nhau, tập trung về các trung tâm kinh tế, các thành phố vàthị xã để sống và học tập Tuy nhiên, họ vừa mới tốt nghiệp phổ thông, vừa ra khỏi sựquản lý, kèm cặp chặt chẽ của thầy cô giáo ở nhà trường và bố mẹ, về sống chungtrong ký túc xá hoặc trọ trong các gia đình xung quanh các trường đại học và cao đẳng.Nghĩa là, họ vừa mới có cuộc sống tự lập, tự quản và tập thể Họ rất nhanh nhạy trongviệc tiếp thu các thông tin mới trong khoa học, cũng như những luồng tư tưởng mớitrong xã hội, song khả năng phân tích và chọn lọc lại chưa cao
Về chính trị, sinh viên còn rất ít được bồi dưỡng, do đó phần lớn ít hay nhiềucòn mơ hồ về chính trị, lập trường tư tưởng còn chưa vững, nên dễ dao động, dễ bị lôikéo
Về khoa học, hàng ngày sinh viên được tiếp thu tinh hoa nhân loại trên nhiềulĩnh vực: khối kiến thức khoa học đại cương, kiến thức chuyên sâu trong trường đạihọc, cao đẳng và trên hệ thống truyền thông, trên internet
Về tổ chức, trong trường đại học sinh viên chịu sự quản lý của lớp, của khoa
và của nhà trường Ngoài ra, sinh viên còn chịu sự lãnh đạo trực tiếp của tổ chứcĐảng, tổ chức đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và hội sinh viên
Sinh viên là lực lượng tiêu biểu của tuổi trẻ, lực lượng cán bộ khoa học kỹthuật quan trọng trong tương lai của đất nước Họ sẽ đóng góp sức lực, trí tuệ và tàinăng của mình cho thời kỳ đổi mới của đất nước
Sinh viên là đối tượng trong các trung tâm giao lưu của xã hội, của cáctrường đại học, cao đẳng trong và ngoài nước được tiếp cận nhiều nguồn thông tinmới, thông qua các hệ thông truyền thống Đây là điều kiện thuận lợi cho sinh viên họctập, nghiên cứu khoa học và hội nhập quốc tế
Với đặc điểm và vai trò của sinh viên như đã nêu trên, sinh viên cũng là đốitượng thu nhập nguồn thông tin mới không lành mạnh để chống phá cách mạng tronghiện tại và tương lai Những âm mưu thủ đoạn của kẻ thù đã len lỏi vào các ký túc xásinh viên, giảng đường, đến các hội thảo khoa học, lôi kéo, kích động, nhằm tạo ra sự
Trang 30bất ổn về chính trị tư tưởng, làm cơ sở cho những vụ gây rối trật tự an ninh trong đờisống sinh viên và trong xã hội Nhưng với sự nhanh nhạy và bản lĩnh vững vàng củamình, nhiều sinh viên đã phát hiện và đấu tranh trực diện đối với việc tuyên truyền,kích động của chúng một cách có hiệu quả Tuy nhiên, không ít sinh viên còn mơ hồ
về chính trị, thiếu kinh nghiệm, đã bị các thế lực thù địch lôi kéo và băng hoại đạođức cách mạng của mình
Vì vậy, việc xây dựng đạo đức cách mạng cho sinh viên là một công việc cốt lõicủa việc hình thành phát triển nhân cách con người mới, đáp ứng với điều kiện mới
Nó đòi hỏi vai trò của các thành viên trong cộng đồng xã hội (nhà trường, gia đình vàcác đoàn thể) tham gia tích cực vào công tác giáo dục đào tạo, tạo điều kiện cơ sở vậtchất phục vụ cho quá trình giáo dục, và hoạt động, môi trường xã hội tích cực, sự địnhhướng trong chủ trương chính sách, pháp luật của đảng và nhà nước về lĩnh vực nàycùng vai trò học tập, lao động, rèn luỵên của chính sinh viên
Trước tình hình mới, đối với sinh viên, vấn đề giáo dục đạo đức cách mạng, ýthức trách nhiệm và nhân cách đã được các trường đại học, đoàn thanh niên và xã hộingày một chú trọng hơn, thông qua việc nâng cao chất lượng đào tạo giáo dục, đoànkết học tập và rèn luyện, phong trào học vì ngày mai lập nghiệp, tham gia nghiên cứukhoa học và sáng tạo đấu tranh chống tiêu cực và các hoạt động xã hội Tuy nhiên,trước sự phát triển của tình hình mới, yêu cầu mới, vấn đề giáo dục đạo đức cách mạngcho sinh viên còn gặp nhiều khó khăn, chịu sức ép của quá trình đổi mới xã hội màchưa thích ứng theo kịp Bên cạnh đó, một số những tiêu cực, tệ nạn xã hội đang lenlỏi vào không ít sinh viên thiếu rèn luyện đạo đức, có lối sống tự do, buông thả, không
có bản lĩnh rõ ràng gây trở ngại cho môi trường và quá trình tiến bộ xã hội, sự pháttriển của sinh viên
Xây dựng đạo đức cách mạng cho sinh viên ngày nay là một vấn đề cấp bách phải được quan tâm và coi trọng Đảng và chính quyền, đoàn thể và nhà trường phải tiến hành đồng bộ các biện pháp, những giải pháp cần thiết nhằm xác lập được giá trị đạo đức, chuẩn mực hành trang cần thiết để tuổi trẻ đi vào thế kỷ mới, thực hiện thắng lợi quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hóa đất nứơc.
Đứng trước sự chuyển mình của đất nước, vấn đề giáo dục đạo đức cáchmạng cho sinh viên cần phải giáo dục những phẩm chất: Trung thành; Dũng cảm;Khiêm tốn (có rất nhiều phẩm chất khác nữa, nhưng đối với sinh viên thì nói lên baphẩm chất cách mạng tiêu biểu)
+ Trung thành: là “Trọn đời trung thành với sự nghiệp cách mạng, với tổ quốc,
với Đảng, với giai cấp”, phải cố gắng có tiến bộ và có nhiều thành tích Không tự cao,
tự đại, phải khiêm tốn, phải luôn luôn cố gắng hơn nữa, vượt mọi khó khăn, để giànhlấy thành tích nhiều hơn và to lớn hơn
Cần phải nâng cao chí khí anh hùng cách mạng, nắm vững khoa học kỹ thuật:
Ra sức học tập và sáng tạo, thực hiện cần cù và tiết kiệm; Đoàn kết chặt chẽ, thươngyêu giúp đỡ lẫn nhau để cùng tiến bộ không ngừng