Nguồn gốc và quá trình hình thành tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Tư tưởng đạo đức hồ chí minh với việc giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên (Trang 44 - 45)

B. PHẦN NỘI DUNG

1.2.1. Nguồn gốc và quá trình hình thành tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh

1.2.1. Nguồn gốc và quá trình hình thành tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh Minh

Hồ Chí Minh là một trong những lãnh tụ tiêu biểu của nhân loại quan tâm một cách toàn diện đến vấn đề đạo đức và nêu cao tấm gương đạo đức.

Có thể nói, quá trình hình thành nội dung tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cũng phản ánh phương pháp tư duy mới rất biện chứng về sự tiếp nhận các nguồn giá trị văn hoá của dân tộc và nhân loại, bất kể đó là thuộc nguồn gốc nào, là Nho giáo, Lão giáo, Phật giáo hay Thiên chúa giáo, là chủ nghĩa Mác-Lênin hay truyền thống văn hóa đạo đức dân tộc.

Hồ Chí Minh đã từng nói: ”Học thuyết Khổng Tử có ưu điểm của nó là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân. Tôn giáo của Giê-su có ưu điểm của nó là lòng nhân ái cao cả. Chủ nghĩa Mác có ưu điểm là phương pháp làm việc biện chứng, chủ nghĩa Tôn Dật Tiên có ưu điểm là chính sách của nó thích hợp với điều kiện nước ta. Khổng Tử, Giê- su, Các Mác, Tôn Dật Tiên chẳng có ưu điểm chung đó sao? Họ đều muốn mưu cầu hạnh phúc cho loài người, mưu cầu phúc lợi cho xã hội. Nếu hôm nay họ còn sống trên đời này, nếu họ hợp lại một chỗ, tôi tin rằng họ nhất định sống chung với nhau rất hoàn mỹ như những người bạn thân thiết. Tôi cố gắng làm người học trò nhỏ của các vị ấy“1

Câu nói nổi tiếng này của Hồ Chí Minh chẳng những phản ảnh rõ thái độ của Người đối với các giá trị đạo đức truyền thống và tinh hoa đạo đức nhân loại, mà còn thể hiện một quan điểm bao dung trân trọng đối với những di sản văn hoá đạo đức có nguồn gốc và khuynh hướng tư tưởng khác nhau.

Do hệ thống những vấn đề đạo đức khá rộng, bao quát gần như toàn bộ tư tưởng đạo đức truyền thống của dân tộc và nhân loại, cả Cổ, Kim, Đông, Tây, cho nên những nội dung tư tưởng đạo đức có liên quan đến việc hình thành tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh thật bao la, phong phú và cũng rất đa dạng, phức tạp. Nhưng có thể thấy quá trình hình thành hệ thống tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là xuất phát tư ba nguồn cơ bản sau đây.

a, Nền tảng đạo đức truyền thống dân tộc, kể cả đạo đức Nho giáo, Phật giáo, Lão giáo đã được dân tộc hoá. Trong nền tảng đạo đức truyền thống của dân tộc, trước

VỚI VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG CHO SINH VIÊN

hết phải nói đến chủ nghĩa yêu nước và lòng nhân ái là đặc trưng bản chất đạo đức cách mạng đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam.

b, Những nội dung cơ bản của tư tưởng đạo đức chủ nghĩa Mác-Lênin tuy không phải là cội nguồn mở đầu cho việc hình thành tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, nhưng lại có giá trị định hướng cho sự phát triển tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh theo mục tiêu xã hội chủ nghĩa, được xem là hạt nhân của tư tưởng đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh.

c, Ngoài hai nguồn gốc đạo đức cơ bản trên, phải nói đến những tinh hoa đạo đức thế giới mà nhân loại đạt được từ xưa cho đến thế kỷ XX, trong đó có di sản đạo đức mang ý thức hệ tư sản, những quan niệm chân chính về tự do, bình đẳng, bác ái, dân chủ, nhân quyền nhân đạo... Đây là một nguồn gốc tuy không giữ vai trò quyết định như hai nguồn gốc đạo đức nêu trên nhưng lại hết sức quan trọng ở chỗ: Nó giúp Hồ Chí Minh động lực sáng tạo cái mới, tìm thấy mặt hợp lý cũng như các giá trị nhân đạo, tinh thần dân chủ trong những di sản đạo đức hình thành trong thời đại cách mạng tư sản, nhằm bổ sung đồng thời phát triển hệ tư tưởng đạo đức mới.

Một phần của tài liệu Tư tưởng đạo đức hồ chí minh với việc giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w