B. PHẦN NỘI DUNG
1.2.2. Những chuẩn mực đạo đức cơ bản của Hồ Chí Minh.
Nghiên cứu tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, nhất là qua các tác phẩm, bài viết bài nói của người trong thời kỳ 1945 -1954, chúng ta thấy Người đề ra những chuẩn mục đạo đức cụ thể đối với từng đối tượng: cán bộ, đảng viên, công nhân, nông dân, phụ nữ, thanh niên đó là những lời khen ngợi, biểu dương hay phê bình nhắc nhở, hay đó là những lời khuyên nên tránh hay nên làm, cần xây hay cần chống. Bao giờ Người cũng phân biệt mặt tốt với mặt xấu, cái thiện với cái ác trong động cơ cũng như trong hành động của mỗi con người, trong mối quan hệ xã hội vô cùng đa dạng, để làm rõ những vấn đề đạo đức cần phải xây dựng. Người làm công việc ấy rất thường xuyên, gần như một ngừơi làm vườn cần mẫn, hàng ngày bắt sâu, nhặt cỏ, tỉa lá cắt cành, vun xới cho những mầm cây.
Những phẩm chất cần tu dưỡng, những định hướng để vươn tới cái chân, cái thiện, cái mỹ của cuộc sống con người - Đó là những vấn đề đạo đức Người rút ra từ cuộc đời thực của con người và xã hội Việt Nam, khái quát thành tư tưởng, lí luận đạo đức, từ đó trở lại cải tạo con người, làm biến đổi hiện thực xã hội.
Những chuẩn mực đạo đức cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh là:
a. Trung với nước - hiếu với dân:
Trung - hiếu là những khái niệm đã có trong đạo đức truyền thống. Trước kia, đạo đức Phong kiến dạy người ta phải ”trung với Vua, hiếu với Cha Mẹ”. Đó là hai điều lớn trong đạo ngũ luân, mà điều lớn nhất là trung với Vua.
Trên cơ sở kế thừa, phát triển chủ nghĩa yêu nước truyền thống Việt Nam, Hồ Chí Minh nói: trung với nước, hiếu với dân. Ở đây, Hồ Chí Minh không chỉ dùng từ “trung - hiếu” với ý nghĩa một trách nhiệm, bổn phận của con người, mà với khái niệm
VỚI VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG CHO SINH VIÊN
mang tính truyền thống lịch sử, Người đã đưa vào đó một nội dung, mang tính cách mạng, phản ánh đạo đức cao rộng hơn. Người viết: “Đạo đức, ngày trước thì trung với Vua, hiếu với cha mẹ. Ngày nay, thời đại mới, đạo đức cũng phải mới. Phải trung với nước, phải hiếu với toàn dân, với đồng bào”.
Theo Hồ Chí Minh, trung là trung với nước, với đảng, với lý tưởng cách mạng, còn hiếu không chỉ đối với cha mẹ mà còn bao hàm một nội dung sâu rộng hơn là hiếu với dân, với đồng bào.
Theo Hồ Chí Minh, ”trung với nước” thể hiện mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng, xã hội, thể hiện trách nhiệm đối với sự nghiệp dựng nước và giữ nước, với con đường đi lên của đất nước. Ở đây, nước là của nhân dân và nhân dân là chủ nhân của đất nước.
Theo Hồ Chí Minh, hiếu với dân nghĩa là bao nhiêu lợi ích đều vì dân, bao nhiêu quyền hạn đều của dân, công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân, sự nghiệp kháng chiến kiến quốc là công việc của dân; chính quyền từ xã đến chính phủ Trung Ương do dân cử ra. Từ đó, Người luôn nhắc nhở cán bộ, đảng viên: ”phải nhớ rằng dân là chủ. Dân như nước, khi sắp tới dân mong, khi đi dân tiếc, chớ vác mặt làm quan cách mạng cho dân ghét, dân khinh, dân không ủng hộ”.
Mặt khác, ở Hồ Chí Minh, hiếu với dân không chỉ thể hiện ở chỗ thương dân, mà chủ yếu là ở chỗ tin dân dựa vào dân, giúp đỡ dân, lo cho cuộc sống của nhân dân ngày càng tốt hơn. Ngừơi khuyên cán bộ, đảng viên phải gắn bó với dân, phải gần dân, thân dân, lấy trí tuệ ở dân, học hỏi dân, bởi có biết làm học trò dân, mới làm được thầy học dân. Người xác định, cán bộ các cấp đều là công bộc của dân, nghĩa là để gánh việc chung cho dân. Cán bộ phải cùng nhau bàn tính kỹ càng, cùng nhau chia công việc rõ rệt, cùng nhau đi giải thích cho dân hiểu, cổ động dân, giúp dân đạt kế hoạch tổ chức nhân công, sắp xếp việc làm, khuyến khích theo dõi, giúp đỡ dân giải quyết những khó khăn.
Cán bộ phải đi sát với dân, thiết thực bày vẽ cho dân: “việc gì lợi cho dân, ta
phải hết sức làm. Việc gì hại đến dân ta phải hết sức tránh”. Trong bài 6 điều không
nên và 6 điều nên làm, chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “nước lấy dân làm gốc, gốc có vững cây mới bền. Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân”. Đó là một sự tổng kết mang tính chân lý về mối quan hệ giữa nước với dân.
Trung với nước, hiếu với dân là hạt nhân cơ bản nhất của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, là tiêu chuẩn quan trọng nhất đối với mọi thế hệ.
b. Lòng yêu thương đối với con người.
Các Mác đã từng nhấn mạnh rằng: người hạnh phúc nhất là người đem lại hạnh phúc cho nhiều người nhất.
Hồ Chí Minh kế thừa truyền thống nhân nghĩa của dân tộc, kết hợp với chủ nghĩa nhân đạo cộng sản, tiếp thu tinh thần nhân văn của nhân loại qua nhiều thế kỷ, cùng với việc thể hiện của chính bản thân mình qua thực tiễn hoạt động cách mạng,
VỚI VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG CHO SINH VIÊN
Hồ Chí Minh đã xác định tình yêu thương con người là một trong những phẩm chất cao đẹp nhất.
Tình yêu thương đó là tình cảm rộng lớn. Trước hết dành cho những người cùng khổ, những người lao động bị áp bức bóc lột. Tình yêu thương đó đã được thể hiện ở Hồ Chí Minh bằng ham muốn tột bậc là làm cho nước được độc lập, dân được tự do, mọi người ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành.
Tình yêu thương con người còn được thể hiện trong mối quan hệ bạn bè, đồng chí với mọi người bình thường, trong quan hệ hàng ngày, nó đòi hỏi mọi người phải luôn luôn chặt chẽ nghiêm khắc với mình, rộng rãi độ lượng với người khác. Nó đòi hỏi thái độ tôn trọng con ngừơi phải biết cách nâng con người lên, chứ không phải hạ thấp, càng không vùi dập con người. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những người ở cương vị lãnh đạo, bất cứ ở cấp nào.
Tình yêu thương con người, còn được thể hiện đối với những người có sai lầm khuyết điểm, nhưng đã nhận rõ những khuyết điểm và sai lầm, cố gắng sữa chữa, kể cả những người lầm đường lạc lối đã hối cải, kể cả đối với những kẻ thù đã bị thương, bị bắt hoặc đã chịu quỳ hàng. Chính tình yêu thương rộng lớn đó mà Hồ Chí Minh đã đánh thức những gì tốt đẹp trong mỗi người, và Người tin rằng ai cũng đều có, cũng theo.
c. Cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư.
Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư là nét đặc trưng của đạo đức theo quan niệm của Hồ Chí Minh. Đó là phẩm chất trung tâm của đạo đức cách mạng, việc tu dưỡng, rèn luyện nó diễn ra hàng ngày, hàng giờ, trong công tác, sinh hoạt gia đình, xã hội, ở mọi không gian, thời gian, và nhìn chung là lấy chính bản thân mình làm đối tượng. Phẩm chất này là một biểu hiện cụ thể của phẩm chất “trung với nước, hiếu với dân”, bởi vì ”cần kiệm liêm chính, chí công vô tư” sẽ tạo khả năng giữ vững độc lập, xây dựng đất nước.
Đây cũng là những khái niệm đạo đức truyền thống được Hồ Chí Minh vận dụng, đưa vào những nội dung và yêu cầu mới, Người viết ”bọn phong kiến ngày xưa nêu ra cần, kiệm, liêm, chính nhưng không bao giờ làm, mà lại bắt nhân dân phải tuân theo để phụng sự quyền lợi cho chúng. Ngày nay chúng ta đề ra cần, kiệm, liêm, chính
cho cán bộ thực hiện làm gương cho nhân dân theo để lợi cho nước cho dân”.
Người giải thích cần, kiệm, liêm, chính một cách thiết thực và dễ hiểu:
- Cần: làm việc phải đến đúng giờ, chớ đến trễ và về sớm. Làm cho chóng, cho chu đáo. Việc ngày nào nên làm trong ngày ấy, chớ để chờ ngày mai.
Cần trong lao động là cần cù, siêng năng lao động có kế hoạch, tự lực cánh sinh, sáng tạo, có năng suất cao, lao động có tinh thần trách nhiệm.
Cần là luôn luôn cố gắng, luôn luôn chăm chỉ, cả năm cả đời. Nhưng không phải quá trớn. Phải biết nuôi dưỡng tinh thần và lực lượng của mình, để làm việc cho lâu dài.
VỚI VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG CHO SINH VIÊN
- Nói về kiệm, Người nói: kiệm là tiết kiệm, không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi. Cần với kiệm phải đi đôi với nhau như hai chân của con người
Hồ Chí Minh nói kiệm đối với cán bộ: giấy bút vật liệu đều tốn tiền của chính phủ, tất là của dân; tức là ta cần phải tiết kiệm. Nếu một miếng giấy nhỏ đủ viết thì chớ dùng một tờ to. Một cái phong bì có thể dùng hai, ba lần. Mỗi ngày, công sở cả nước dùng hàng mấy vạn tờ giấy và phong bì. Nơi nào cũng tiết kiệm một chút thì trong một năm đỡ được hàng vạn tấn giấy, tức là hàng triệu đồng bạc...
- Liêm: tức là ”luôn luôn tôn trọng giữ gìn của công và của dân” và ”không xâm phạm một đồng xu, hạt thóc cuả nhà nước, của dân”, phải ”trong sạch, không tham lam” và không tham địa vị, không tham tiền tài, không ham sung sướng. Không ham người tâng bốc mình. Vì vậy mà phải quang minh chính đại, không bao giờ hủ hoá. Chỉ có một thứ ham là ham học, ham làm, ham tiến bộ
Người chỉ ra những hành vi trái với chữ liêm, như: ”...cậy quyền thế mà đục
khoét dân, ăn của đút, họăc trộm của công làm của tư...”.
- Chính: Người viết: ”Một ngừơi phải cần kiệm, nhưng còn phải chính mới là người hoàn toàn. Trên quả đất có hàng muôn triệu người, trong số người ấy có thể chia làm hai hạng: người thiện và người ác. Trong xã hội, tuy có trăm công nghìn việc. Trong những công việc ấy có thể chia làm hai thứ việc chính và việc tà”.
Như vậy chính “nghĩa là không tà, thẳng thắn, đúng đắn”. Với mình. Không tự cao, tự đại, luôn chịu khó học tập cầu tiến bộ, luôn tự kiểm điểm để phát triển điều hay, sửa đổi điều dở của bản thân mình
Đối với người - không nịnh hót ngừơi trên, không xem khinh người dưới; luôn giữ thái độ chân thành, khiêm tốn, đoàn kết thật thà, không dối trá, lừa lọc.
Đối với công việc - để việc công lên trên, lên trước việc tư. Đối với việc dân, đã phụ trách việc gì thì quyết làm cho bằng được, cho đến nơi đến chốn, không sợ khó khăn, nguy hiểm, việc thiện thì dù nhỏ mấy cũng làm, việc ác dù mấy nhỏ cũng vẫn tránh. Mỗi ngày càng làm một việc lợi cho nước, cho dân
- Chí công vô tư: Người nói: Đem lòng chí công vô tư mà đối với ngừơi với việc. Khi làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước, khi hưởng thụ mình nên đi sau; phải lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ
Chí công vô tư, thực chất là nối tiếp cần, kiệm, liêm, chính. Người giải thích: ”trước nhất là cán bộ các cơ quan, các đoàn thể, cấp cao thì quyền to, cấp thấp thì quyền nhỏ. Dù to hay nhỏ, có quyền mà thiếu lương tâm là có dịp đục khoét, có dịp ăn của đút, có dịp không chí công vô tư”
- Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư có quan hệ mật thiết với nhau. Cần mà không kiệm thì chẳng khác nào ”gió vào nhà trống”, “ nước đổ vào chiếc thùng không đáy”, “làm chừng nào xài chừng ấy”, rốt cuộc ”không lại hoàn không”. Còn kiệm mà không cần thì sản xuất được ít, không đủ dùng, không có tăng thêm, không có phát triển. Ngừơi coi cần, kiệm, liêm, chính là bốn đức chủ yếu của một con người, như bốn mùa của trời (xuân, hạ, thu, đông), như bốn phương của đất (đông, tây, nam, bắc) và
VỚI VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG CHO SINH VIÊN
kết luận: Thiếu một mùa thì không thành trời, thiếu một phương thì không thành đất, thiếu một đức thì không thành người
Hồ Chí Minh còn chỉ ra mối quan hệ giữa bốn điều đó rằng: cần, kiệm, liêm là gốc rễ của chính. Nhưng một cây cần có gốc rễ, lại cần có ngành, lá, hoa, quả mới là hoàn toàn.
Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư là cái cần để ”làm việc, làm người, làm cán bộ... phụng sự đoàn thể, giai cấp và nhân dân, tổ quốc và nhân loại”.
d. Có tinh thần quốc tế vô sản.
Tinh thần quốc tế vô sản đó là tinh thần đoàn kết quốc tế vô sản, mà Hồ Chí Minh đã nêu lên bằng mệnh đề “Bốn phương vô sản đều là anh em”. Đó là tinh thần đoàn kết các dân tộc bị áp bức, với nhân dân lao động mà Hồ Chí Minh đã dày công vun đắp bằng hoạt động cách mạng thực tiễn của bản thân mình và bằng sự nghiệp cách mạng của cả dân tộc.
Đó là tinh thần đoàn kết của nhân dân Việt Nam với tất cả những người tiến bộ trên thế giới vì hoà bình, công lý và tiến bộ xã hội. Sự đoàn kết ấy là nhằm những mục tiêu lớn của thời đại là hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, là hợp tác và hữu nghị với tất cả các nước, các dân tộc. Tinh thần quốc tế ấy vẫn được gọi là chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân.
Theo Hồ Chí Minh, chủ nghĩa quốc tế vô sản gắn liền với chủ nghĩa yêu nước, hơn nữa chủ nghĩa yêu nước chân chính phải là chủ nghĩa quốc tế vô sản trong sáng. Nếu tinh thần yêu nước không chân chính và tinh thần quốc tế không trong sáng thì có thể dẫn đến chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, so sánh biệt lập, kỳ thị chủng tộc, hoặc chủ nghĩa bành trướng bá quyền, như thế giới thường nói hiện nay. Tất cả những khuynh hướng lệch lạc ấy có thể dẫn đến chỗ phá vỡ cả một quốc gia dân tộc hay một liên bang đa quốc gia dân tộc, phá vỡ tình đoàn kết quốc tế trong cuộc đấu tranh chung, thậm chí có thể đưa đến tình trạng đối đầu, đối địch.
Tinh thần quốc tế trong sáng là phẩm chất đạo đức, là yêu cầu đạo đức nhằm vào mối quan hệ rộng lớn, vượt qua khuôn khổ quốc gia, dân tộc. Không phải đối với bất cứ ai, vào bất cứ lúc nào cũng thấy được tinh thần quốc tế có hay không, trong sáng hay không trong sáng, nhưng việc giáo dục của Đảng và việc rèn luyện của cá nhân mỗi người về tinh thần quốc tế lại không thể coi nhẹ.