CHO SINH VIÊN VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI 2.1 Quan niệm của Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng.

Một phần của tài liệu Tư tưởng đạo đức hồ chí minh với việc giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên (Trang 52 - 56)

B. PHẦN NỘI DUNG

CHO SINH VIÊN VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI 2.1 Quan niệm của Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng.

2.1. Quan niệm của Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng.

Hồ Chí Minh cho rằng đạo đức cách mạng trước hết đòi hỏi mỗi người chúng ta phải có lòng yêu nước nồng nàn, tuyệt đối trung thành với tổ quốc với giai cấp; phải căm thù sâu sắc lũ giắc cướp nước và bè lũ phản động bán nước; phải quyết tâm phấn đấu vì sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và của dân tộc, đặt lợi ích của Đảng và của dân tộc lên trên hết, trước hết.

Có đạo đức cách mạng thì gặp khó khăn, gian khổ, thất bại cũng không sợ sệt, rụt rè, lùi bước. Vì lợi ích chung của Đảng, của cách mạng, của giai cấp, của dân tộc và của loài người mà không ngần ngại hy sinh tất cả lợi ích riêng của cá nhân mình.

VỚI VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG CHO SINH VIÊN

Khi cần thì sẵn sàng hy sinh cả tính mạng của minh cũng không tiếc. Đó là biểu hiện rất rõ rệt, rất cao quý của đạo đức cách mạng.

Khi gặp thuận lợi và thành công cũng như khi gặp khó khăn, thất bại đều luôn giữ vững tinh thần kiên định, chất phát, khiêm tốn ”lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”, lo hoàn thành nhiệm vụ cho tốt, chứ không còn kèn cựa về mặt hưởng thụ. Không công thần, không quan liêu, không kiêu ngạo, không hủ hoá. Đó cũng là biểu hiện của đạo đức cách mạng.

Đạo đức cách mạng là:

- Quyết tâm suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng, đó là điều chủ chốt nhất.

- Ra sức làm việc cho Đảng, giữ vững kỷ luật của Đảng, thực hiện tốt đường lối chính sách của Đảng.

- Đặt lợi ích của Đảng, nhân dân lao động lên trên, lên trước lợi ích riêng của cá nhân mình. Hết lòng hết sức phục vụ nhân dân. Vì Đảng vì dân và đấu tranh quên mình, gương mẫu trong mọi việc.

- Ra sức học tập chủ nghĩa Mác-Lênin, luôn luôn dùng tự phê bình và phê bình để nâng cao tư tưởng và cái tiến công tác của mình và cùng đồng chí mình tiến bộ.

Đạo đức cách mạng là tuyệt đối trung thành với Đảng, với nhân dân. Ngoài lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, chúng ta không có lợi ích gì khác.

Đạo đức cách mạng là ra sức phấn đấu để thực hiện mục tiêu của Đảng, hết sức trung thành phục vụ giai cấp công nhân và nhân dân lao động, tuyệt đối không thể lưng chừng.

Chí khí anh dũng và phẩm chất tốt đẹp của người cách mạng là quyết tâm suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng. Những thắng lợi mà chúng ta đã đạt được mới chỉ là bước đầu trên đường đi muôn dặm. Vì vậy, đạo đức cách mạng là trong hoàn cảnh nào, cũng quyết tâm đấu tranh, chống mọi kẻ địch, luôn luôn cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu, quyết không chịu khuất phục, không chịu cúi đầu, có như thế mới thực hiện được nhiệm vụ cách mạng.

2.2. Giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên Việt Nam trong thời kỳ đổi mới: mới:

Hồ Chí Minh luôn coi thanh niên sinh viên là lực lượng nòng cốt của đất nước, tương lai của dân tộc và hạnh phúc của mỗi gia đình.

Đánh giá đúng vị trí vai trò và tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên là rất quan trọng. Khi đánh giá về vị trí vai trò của thanh niên cần khẳng định họ là một bộ phận quan trọng của dân tộc, là người chủ tương lai của đất nước.

Trên lập trường của giai cấp công nhân, kế thừa và phát triển sáng tạo di sản tư tưởng tiến bộ của dân tộc và thời đại, với tầm nhìn chiến lược và phương pháp khoa học, Hồ Chí Minh đã đánh giá một cách đúng đắn, khách quan toàn diện về thanh niên - sinh viên.

VỚI VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG CHO SINH VIÊN

Thanh niên - sinh viên là lực lượng xung kích của cách mạng là cánh tay đắc lực, đội hậu bị tin cậy của Đảng.

Họ sẵn sàng chịu đựng mọi gian khổ hy sinh, đảm nhận những nhiệm vụ nặng nề, khó khăn nhất trên mặt trận chiến đấu cũng như phát triển kinh tế. Người chỉ rõ: thanh niên - sinh viên là những đội quân xung kích trên các mặt trận là đại biểu cái tinh thần tự tôn, tự lập của dân tộc ta mấy nghìn năm để lại, là ”chủ lực quân” là lực lượng cơ bản trong bộ đội, công an và dân quân tự vệ đang hăng hái giữ gìn trật tự trị an bảo vệ Tổ Quốc

Với nhiều thế mạnh như thế, hiện nay để sinh viên có được lập trường và thế giới quan duy vật, khoa học, cách mạng và có niềm tin để có những suy nghĩ và hành động đúng đắn thì vẫn rất cần phải giáo dục đạo đức cách mạng cho họ.

2.2.1.Thưc trạng đạo đức của sinh viên Viêt nam hiện nay

Trong điều kiện mở cửa tiếp xúc với nhiều luồng văn hoá bên ngoài, mặc dù có sự biến động chính trị sâu sắc ở nhiều nước trên Thế giới và tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường, nhưng đa số sinh viên vẫn giữ dược phong cách, truyền thống dân tộc và lối sống lành mạnh. Có phẩm chất đạo đức cao đẹp, có thái độ học tập, lao động đúng đắn, sống có lý tưởng, yêu quê hương đất nước, yêu chủ nghĩa xã hội, có tinh thần quốc tế vô sản trong sáng.

Từ năm 1994 đến nay, công tác giáo dục lý tưởng cách mạng cho sinh viên có bước chuyển biển tích cực. Đoàn thanh niên các cấp đã tiến hành nhiều đợt sinh hoạt chính trị, hội thảo diễn đàn để giáo dục lý tưởng cho sinh viên đã góp phần quan trọng làm cho sinh viên ngày càng tin tưởng vào công cuộc đối mới đất nước do Đảng lãnh đạo.

Kinh tế thị trường cùng với quá trình giao lưu hội nhập, bên cạnh những yếu tố tích cực thúc đẩy sự phát triển xã hội, thì cũng hàm chứa không ít yếu tố tiêu cực làm ảnh hướng đến trật tự xã hội và đời sống con người.Việc du nhập lối sống phương Tây và các loại văn hoá phẩm đồi truỵ đã làm ảnh hưởng đến thế hệ trẻ Việt nam.

Trong học tập thì trình độ học vấn, chuyên môn, nghề nghiệp của sinh viên còn thấp. Định hướng nghề nghiệp, động cơ học tập còn chưa phù hợp với thị trường lao động, với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Không ít sinh viên học tập chỉ vì mục đích kiếm tiền, cố gắng thi vào những trường, những ngành để sau này có thể kiếm được nhiều tiền. Như vậy, do chạy theo đồng tiền nên động cơ học tập, cũng như thái độ học tập của họ không đúng đắn, họ chỉ học tập côt sao cho qua, hoặc bằng mọi hình thức để xin mua điểm... Trình độ, kiến thức, kỹ năng thực hành, phương pháp tư duy khoa học của sinh viên khi ra trường còn hạn chế.

Một trong những hạn chế của một bộ phận không nhỏ sinh viên khi ra trường, là họ không muốn trở về quê hương để cống hiến, phục vụ, không chịu lên các vùng xa xôi hẻo lãnh để công tác mà phần lớn đều do tâm lý muốn ở lại thủ đô hoặc các thành phố để kiếm việc làm .

VỚI VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG CHO SINH VIÊN

Hiện nay, dưới sự tác động của cơ chế thị trường, ý thức chấp hành kỷ luật lao động và chấp hành pháp luật của một bộ phận sinh viên còn thấp, không ít sinh viên mất nhân cách, lười biếng...

2.2.2. Ảnh hưởng kinh tế thị trường đến sự hình thành đạo đức cách mạng do sinh viên. do sinh viên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một trong những tác động tích cực nổi bật nhất là kinh tế thị trường cũng với ý thức đề cao tính cá nhân, là việc soi chiếu các giá trị đạo đức dưới goc độ cá nhân, phẩm chất cá nhân. Tính cá nhân được coi như một trong những thước đo của hành động, đạo đức hay phi đạo đức chỉ phụ thuộc một phần vào di sản tinh thần mà cộng đồng trước để lại, còn chủ yếu phụ thuộc vào mỗi cá nhân tạo thành cộng đồng mới hôm nay. Quan điểm đạo đức xuất phát từ thước đo cá nhân này là một sức mạnh lớn trong quá trình ly khai với những quan điểm đạo đức truyền thống không còn phù hợp trong thời kỳ mới. Từ ý thức cá nhân, ít chịu ảnh hưởng bởi dư luận như trước đã tạo điều kiện phát huy sức sáng tạo cá nhân làm cho cá nhân chủ động và nhanh chóng tiếp cận với những cái mới trong khoa học, kỹ thuật và công nghệ, chịu khó học hỏi kiến thức phục vụ cho nghề nghiệp và công việc.

Tác động tích cực, tiếp theo của kinh tế thị trường đối với đạo đức sinh viên là tạo ra sự đồng nhất tương đối giữa quan niệm đạo đức và quy tắc ứng xử của một cộng đồng với các quan niệm đạo đức và quy tắc ứng xử chung mang tính quốc tế. Như đã phân tích ở trên, với đặc điểm cơ bản là trẻ, có tri thức và dễ tiếp thu cái mới, lại được trang bị ngoại ngữ, tin học, với sự hỗ trợ của các phương tiện thông tin hiện đại và việc mở rộng, đa dạng hoá và giao lưu quốc tế, sinh viên ngày nay đã hoà hợp vào dòng chảy mới trong quá trình hội nhập. Điều đó tạo ra sự xích lại gần nhau các giá trị đạo đức trong một tinh thần cảm thông và cởi mở.

Nhưng điều đáng chú ý là những yếu tố tác động có tính tích cực ở trên, thì cũng chính những yếu tố này, một bộ phận sinh viên đã đẩy lên quá cao, đến mức lệch chuẩn, nghiêng sang khía cạnh tiêu cực.

Tác động tiêu cực rõ nét nhất là biểu hiện thực dụng trong quan niệm đạo đức và hành vi ứng xử ở một bộ phận không nhỏ sinh viên hôm nay. Trào lưu dân chủ hoá, làn song công nghệ thông tin và việc nâng cao dân trí đã làm ý thức cá nhân được tăng lên, đặt biệt trong những người trẻ có học vấn là sinh viên. Họ có ý thức cao cả bản thân mình và muốn thế hiện vai trò cá nhân. Tuy nhiên, cái cá nhân nhiều khi lấn át cả cộng đồng, họ có lợi ích cá nhân quan trọng hơn tất cả.

Tác động tiêu cực tiếp theo, là cùng với sự thu nhập lối sống và sản phẩm của công nghệ thông tin hiện đại từ các nước phát triển, đã dần dần làm không ít sinh viên xa rời các giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp vốn đang phù hợp với thời kỳ hiện đại, hình thành tư tưởng hưởng thụ, ăn chơi đua đòi, chịu tác động của tệ nạn xã hội, dễ bị xúc động về mặt định hướng đạo đức cách mạng và lối sống trong bối cảnh một nền kinh tế - xã hội mở cửa. Cũng với sự phát triển của thông tin, sự hỗ trợ của công nghệ cao đang làm giảm thành và tăng tốc độ đường truyền, đã làm Internet trở nên phổ

VỚI VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG CHO SINH VIÊN

biến, nhiều bạn trẻ lên mạng sử dụng tiện ích chát như một thú tiêu khiển hơn là phương tiện liên lạc. Với môi trường giao tiếp này, người ta có thể ảo hoá những thông tin cá nhân và dễ dàng đi đến chỗ cung cấp thông tin giả. Sự lừa dối trên mạng được coi là một trò chơi. Nếu như nó dừng lại ở đó thì không có gì nghiêm trọng, nhưng cái đáng lưu tâm là từ chỗ trò chơi nó làm ảnh hưởng những quan niệm đạo đức nói chung và đạo đức cách mạng nói riêng.

Sinh viên có vai trò rất to lớn trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước, được thể hiện sau:

Sinh viên nước ta là một nhóm xã hội đặc thù, là nguồn lực to lớn chiếm số đông của xã hội. Sinh viên là đội ngũ tri thức trẻ đầy tiềm năng, sáng tạo đang trở thành lực lượng quan trọng của sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước Họ là đối tượng đông đảo có khoảng trên 720000 người đang hoạt động trên 100 trường đại học, cao đẳng và hàng trăm các viện nghiên cứu, trung tâm khoa học, cơ quan ở trung ương và địa phương.

Sinh viên là lớp người được đào tạo, những lao động có trình độ học vấn và kiến thức nghề nghiệp, năng động và nhạy cảm trong cuộc sống, tư duy, thực tiễn, ưa dân chủ và tự do, nhiều nhu cầu khát vọng, có hoài bão ước mơ và lý tưởng về ”dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh”. Họ luôn được Đảng, nhà nước quan tâm chăm lo giáo dục và rèn luyện để trở thành những lao động giỏi để sẵn sàng phục vụ đất nước.

Sinh viên sẽ là lực lượng chính của sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Họ có hệ thống nhu cầu và định giá trị phát triển phong phú và đa dạng, một lực lượng tiêu biểu cho những tiến bộ xã hội và đang đòi hỏi vươn lên khẳng định chỗ đứng của mình trong xã hội hiện đại.

Với tư cách là tri thức trẻ, sinh viên có những nhu cầu, nguyện vọng phong phú và khát vọng vươn lên. Họ cũng là lớp người tiếp nhận và xử lý nhanh thông tin mới, sớm định hướng về các giá trị nhân văn, có xu hướng nhập cuộc và khẳng định vị trí của mình trong đời sống xã hội, có ý thức tự tin, tự chủ và tính tích cực, chủ động trong các hoạt động khoa học kỹ thuật, công nghệ và hoạt động sáng tạo.

Nói cách khác, sự thành công của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước, tuỳ thuộc rất lớn vào chất lượng được đào tạo của sinh viên.

Một phần của tài liệu Tư tưởng đạo đức hồ chí minh với việc giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên (Trang 52 - 56)