Những giải pháp và định hướng giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu Tư tưởng đạo đức hồ chí minh với việc giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên (Trang 56 - 61)

B. PHẦN NỘI DUNG

2.2.3.Những giải pháp và định hướng giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam.

sinh viên trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam.

Xây dựng đạo đức cách mạng cho sinh viên ngày nay là một vấn đề cấp bách phải được quan tâm và coi trọng. Đảng và chính quyền, đoàn thể và nhà trường phải tiến hành đồng bộ các biện pháp, những giải pháp cần thiết nhằm xác lập được giá trị đạo đức, chuẩn mực hành trang cần thiết để tuổi trẻ đi vào thế kỷ mới, thực hiện thắng lợi quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hóa đất nứơc.

Đứng trước sự chuyển mình của đất nước, vấn đề giáo dục đạo đức cách mạng

VỚI VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG CHO SINH VIÊN

tốn (có rất nhiều phẩm chất khác nữa, nhưng đối với sinh viên thì nói lên ba phẩm chất cách mạng tiêu biểu).

+ Trung thành: là “Trọn đời trung thành với sự nghiệp cách mạng, với tổ quốc, với Đảng, với giai cấp”, phải cố gắng có tiến bộ và có nhiều thành tích. Không tự cao, tự đại, phải khiêm tốn, phải luôn luôn cố gắng hơn nữa, vượt mọi khó khăn, để giành lấy thành tích nhiều hơn và to lớn hơn.

Cần phải nâng cao chí khí anh hùng cách mạng, nắm vững khoa học kỹ thuật: Ra sức học tập và sáng tạo, thực hiện cần cù và tiết kiệm; Đoàn kết chặt chẽ, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau để cùng tiến bộ không ngừng.

Trong nhà trường cả thầy và trò phải luôn luôn nâng cao tinh thần yêu tổ quốc, yêu chủ nghĩa xã hội, tăng cường tình cảm cách mạng đối với công nông, tuyệt đối trung thành với sự lãnh đạo của Đảng, sẵn sàng nhận bất kỳ nhiệm vụ nào mà Đảng và nhân dân giao cho, phải đặt lợi ích của tập thể lên trên hết.

+ Dũng cảm: Là không sợ khổ, không sợ khó, thực hiện ”đâu cần thanh niên có, việc gì khó để thanh niên làm”, gian khổ thì đi trước, hưởng thụ sau mọi ngừơi.

Với lứa tuổi còn trẻ, sinh viên bao giờ cũng có nhiều ham muốn, song phải giáo dục cho họ sự ham muốn cao đẹp, chính đáng, không để cho những ham muốn thấp hèn trở thành thói quen trong cuộc sống, trong sinh hoạt hàng ngày. Bởi những ham muốn thấp hèn làm cho sinh viên thoái hoá, biến chất hư hỏng.

+ Khiêm tốn: Kiên trì vượt khó, khiêm tốn cũng là những yếu tố đạo đức cách mạng. Quá trình hoàn thiện nhân cách, nâng cao kiến thức không chỉ học tập trong sách vở, học tập với thầy, với bạn, mà còn phải học tập trong cuộc sống, trong công tác, đối với mọi cá nhân dù đã uyên thâm, kiệt xuất đến mấy.

Khiêm tốn trong học tập, hoc hỏi là một điều quan trọng cần thiết đối với mọi người. Nhưng học tập là một quá trình lao động vất vả và gian khổ, vì thế đòi hỏi mọi sinh viên phải có một tình cảm say mê, miệt mài để tiếp thu những tri thức của nhân loại đã tích luỹ được, nhưng tiếp thu phải chủ động sáng tạo.

- Cách thức giáo dục đạo đức:

Việc giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên là một qúa trình từ thấp đến cao. Giai đoạn sau phải biết kế thừa có chọn lọc những phẩm chất đạo đức tốt đẹp và được hình thành từ giai đoạn trước, biết tìm cách khắc phục, ngăn chặn các thói hư tật xấu chớm nở. Tính chất phức tạp của việc giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên còn thể hiện ở chỗ, mỗi giai đọan của lứa tuổi với đặc điểm tâm lý, sinh lý của thanh niên là khác nhau.

Giaó dục đạo đức cách mạng cho sinh viên không chỉ dừng ở những bài học, mà phải được củng cố bằng hành động thực tế, đó là sự gương mẫu của các bậc cha mẹ, thầy cô giáo, của các nhà lãnh đạo các cấp. Trong nội dung giáo dục sinh viên phải làm cho họ nhận thức đúng và hiểu sâu: Vì lý tưởng cao đẹp là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, mà biết bao người con yêu quý của giai cấp công nhân và của dân tộc đã hy sinh, biết bao lớp tuổi tuổi thanh niên đã lên đường chiến đấu.

VỚI VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG CHO SINH VIÊN

Trách nhiệm giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên không chỉ là nhiệm vụ của nhà trường, mà còn là nghĩa vụ thường xuyên của gia đình và cơ quan có nhiệm vụ chăm lo đời sống tinh thần, giáo dục nhân cách cho sinh viên, như văn hoá, giáo dục truyền thông,.. phải lấy mục đích nâng cao đạo đức, thuần phong mỹ tục của xã hội làm sản phẩm của mình chứ không được chạy theo lợi ích kinh tế trước mắt.

Để giác ngộ sâu sắc về lý tưởng cách mạng, trước hết cần trang bị cho sinh viên kiến thức về thế giới quan duy vật khoa học và phương pháp biện chứng của chủ nghĩa Mác-Lênin, về nhân sinh quan cách mạng, những hiểu biết đúng đắn về chủ nghĩa xã hội. Phải giáo dục cho sinh viên hiểu không chỉ mục tiêu trước mắt, mà phải cả mục đích cao đẹp cuối cùng phải tiến tới.

Kho tàng tư tưởng của Hồ Chí Minh hết sức rộng lớn, toàn diện. Cuộc đời cách mạng của Người là tấm gương lớn về đạo đức trên mọi phương diện. Những lời chỉ dẫn của người về cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; về lòng yêu tổ quốc, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu thương con ngừơi, về tính trung thực, lòng dũng cảm; về ý thức phấn đấu tự vươn lên, về đức tính khiêm tốn, về lối sống giản dị... cần được đưa vào nội dung giáo dục cho sinh viên cả trong chương trình chính khoá và các hoạt động ngoại khoá.

Phải đặt quá trình giáo dục đạo đức trong tổng thể giáo dục chính trị - tư tưởng, văn hóa, khoa học, kỹ thuật, thẩm mỹ. Xác định việc giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên là trách nhiệm của toàn xã hội, giáo dục phải đi đôi với tự giáo dục, nâng cao trình độ tri thức đi đôi với nâng cao đạo đức cách mạng.

Để nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên, phải duy trì và mở rộng các hoạt động nêu gương, biểu dương các điển hình tiên tiến. Phấn đấu để hình thành trong sinh viên có đạo đức và lối sống ”mình vì mọi người, mọi người vì mình” sống và làm việc theo hiến pháp, pháp luật.

Phải đưa nội dung giáo dục đến với sinh viên một cách thường xuyên thông qua phương pháp lồng ghép đối với các môn học chính khoá một cách tự nhiên, khoa học, không gò bó, tổ chức việc kiểm tra, đánh giá, xếp loại một cách nghiêm túc để kích thích việc học tập rèn luyện, tư dưỡng của sinh viên.

Về những biện pháp rèn luyện đạo đức cho sinh viên.

Thứ nhất: Nâng cao chất lượng hoạt động của đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và hội sinh viên trong các nhà trường.

Hai là: Tăng cường giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương đường lối chính sách, pháp luật của Đảng và nhà nứơc cho sinh viên. Tăng cường thời lượng thảo luận, tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên trao đổi để nhận thức tri thức khoa học cả về lý luận và thực tiễn.

Ba là: Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho sinh viên. Chúng ta phải thừa nhận rằng, đời sống vật chất và tinh thần của sinh viên hiện nay vẫn còn nhiều thiếu thốn, đây cũng là cơ sở để cho một số sinh viên có những quan niệm sống không lành mạnh để rồi phải rơi vào cờ bạc, chơi số đề,.. làm băng hoại đạo đức của thế hệ trẻ. Vì

VỚI VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG CHO SINH VIÊN

vậy nhiệm vụ của ban giám hiệu các trường đại học càng nặng nề hơn trong việc chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho sinh viên.

Bốn là: Cần xây dựng lực lượng nòng cốt trong sinh viên họ là những sinh viên có bản lĩnh chính trị vững vàng năng động tích cực, khách quan, gần gũi quần chúng, để trong bất kỳ tình huống nào ta cũng nắm bắt được.

Năm là: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của nhà nứơc đối với các trường đại học.

Một số giải pháp giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thứ nhất: Cần đẩy mạnh việc Giáo dục lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Mục tiêu giáo dục lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là trang bị thế giới quan và phương pháp luận duy vật, củng cố đạo đức cách mạng, giữ vững và kiên định con đường lập trường quan điểm cách mạng, nâng cao sự hiểu biết đường lối, chính sách của Đảng, từ đó sinh viên làm tốt được mọi công viêc mà Đảng giao phó.

- Thứ hai: Phải tăng cường giáo dục các chuẩn mực đạo đức.

Ngoài việc giáo dục các chuẩn mực đạo đức truyền thống, chúng ta cần phải tăng cường giáo dục các chuẩn mực đạo đức như: Lý tưởng sống, lối sống, quan hệ ứng xử, giao tiếp...

- Thứ ba: Tăng cường giáo dục pháp luật tạo môi trường thuận lợi để giữ gìn và phát huy giá trị đạo đức.

Cũng như đạo đức, pháp luật là một phương thức điều chỉnh hành vi của con người. Việc giáo dục đạo đức cho mọi từng lớp nhất là sinh viên không thể không gắn với giáo dục pháp luật.

- Thứ Tư: Gắn giáo dục đạo đức cho sinh viên với sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

- Thứ Năm: Giáo dục đạo đức cho sinh viên phải được kết hợp ở cả nhà trường, gia đình và xã hội, tạo một môi trường lành mạnh và thống nhất.

C. KẾT LUẬN:

Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại. Nghiên cứu học tập tư tưởng Hồ Chí Minh là nhằm thấm nhuận sâu sắc hệ thống quan điểm và phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh, nâng cao thêm lòng yêu nước, tinh thần phục vụ nhân dân, đạo đức cách mạng của mỗi người.

Thắng lợi của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và can thiệp của Mỹ thời kỳ 1945 - 1975 là một trong những chiến công vĩ đại trong lịch sử mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.

Sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, đất nước ta lại đối phó với vô vàn khó khăn, vận mạnh dân tộc lại đứng trước nguy cơ mất, còn. Trước tình thế ấy Đảng

VỚI VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG CHO SINH VIÊN

Chính Phủ và Hồ Chí Minh đã có những quyết định sáng suốt trong chính sách đối nội và đối ngoại, nhờ đó mà chúng ta giữ vững được chính quyền cách mạng non trẻ trong tình thế khó khăn, thách thức. Từ cuối năm 1946, ta lại phải đương đầu trực tiếp với thực dân Pháp. Đây là thử thách khắc nghiệt đối với một dân tộc vừa dành được độc lập. Nhưng với truyền thống yêu nước nồng nàn được hun đúc từ mấy nghìn năm lịch sử, với quyết tâm sắt đá của một dân tộc anh hùng, chúng ta đã làm nên một kỳ tích vĩ đại vào thế kỷ XX: đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp. Sự kiện đó có ý nghĩa lịch sử to lớn và mang tầm vóc thời đại sâu sắc. Đó là thắng lợi của chính nghĩa, của chiến lược đại đoàn kết Việt Nam. Đó cũng chính là thắng lợi của đạo đức cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh trước những phản giá trị đạo đức và thứ đạo đức phi cách mạng của bọn thực dân xâm lược.

Nhìn lại những chặng đường đã qua của lịch sử, chúng ta thấy, mặc dù bận trăm công nghìn việc, nhưng Hồ Chí Minh luôn chăm lo đến việc rèn luyện đạo đức cách mạng cho tất cả mọi người thuộc mọi lứa tuổi khác nhau. Nhưng đặc biệt trong các bài nói bài viết của Người, Người luôn đề cập đến giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ. Người luôn nói thanh niên là chủ tương lai của đất nước. Thật vậy nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh là do ở thế hệ trẻ. Người đã đưa ra chuẩn mực đạo đức cơ bản đối với Thanh niên - sinh viên; những mặt tiêu cực của thế hệ trẻ và những phương pháp phấn đấu rèn luyện để trở thành một người tốt có ích cho xã hội. Nhờ đó, đạo đức cách mạng ở nhiều sinh viên đã được nâng cao, đồng thời loại bỏ được nhiều thói hư tật xấu đang nảy sinh ở trong sinh viên để họ xứng đáng là một người chủ tương lai của đất nước.

Hiện nay, những quan điểm mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra để rèn luyện đạo đức cách mạng cho thế hệ trẻ vẫn còn giữ nguyên giá trị và sức sống trường tồn. Đặt biệt, trong thời kỳ đổi mới của đất nước.

Năm tháng sẽ qua đi, nhưng những quan điểm của Hồ Chí Minh về rèn luyện đạo đức cách mạng cho thế hệ trẻ vẫn luôn là những chỉ dẫn quý báu cho mọi hành động của sinh viên hiện nay và thế hệ tiếp sau.

VỚI VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG CHO SINH VIÊN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Hồ Chí Minh truyện, bản tiếng Trung Quốc, NXB. Tam Liên, Thượng Hải, 1949.

[2] Hồ Chí Minh toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2000, tập 4.

[3] Hồ Chí Minh toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2000, tập 5.

[4] Hồ Chí Minh toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2000, tập 6.

[5] Hồ Chí Minh toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2000, tập 7.

[6] Hồ Chí Minh toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2000, tập 9.

[7] Hồ Chí Minh toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2000, tập 10.

[8] Hồ Chí Minh toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2000, tập 12.

[9] Hồ Chí Minh, bàn về công tác giáo dục, NXB Sự thật, Hà Nôi-1975, trang. [10] Hồ Chí Minh tuyển tập, NXB Sự thật, Hà Nội-1960.

[11] Võ Nguyên Giáp: Những chặng đường lịch sử, NXB Văn học, Hà Nội, 1977.

Một phần của tài liệu Tư tưởng đạo đức hồ chí minh với việc giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên (Trang 56 - 61)