sinh viên trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam
Sinh viên là lực lượng trẻ, tiên phong, đang phát triển mạnh mẽ về thể chất và tinh thần, giàu ước mơ, hoài bão, có mong muốn vươn lên nắm bắt các tri thức nhân loại để trong thời gian dài tự hoàn thiện mình về mọi mặt.
Họ xuất thân từ các giai tầng khác nhau của mọi miền đất nước, với mức thu nhập của gia đình rất khác nhau, tập trung về các trung tâm kinh tế, các thành phố và thị xã để sống và học tập. Tuy nhiên, họ vừa mới tốt nghiệp phổ thông, vừa ra khỏi sự quản lý, kèm cặp chặt chẽ của thầy cô giáo ở nhà trường và bố mẹ, về sống chung trong ký túc xá hoặc trọ trong các gia đình xung quanh các trường đại học và cao đẳng. Nghĩa là, họ vừa mới có cuộc sống tự lập, tự quản và tập thể. Họ rất nhanh nhạy trong việc tiếp thu các thông tin mới trong khoa học, cũng như những luồng tư tưởng mới trong xã hội, song khả năng phân tích và chọn lọc lại chưa cao.
Về chính trị, sinh viên còn rất ít được bồi dưỡng, do đó phần lớn ít hay nhiều còn mơ hồ về chính trị, lập trường tư tưởng còn chưa vững, nên dễ dao động, dễ bị lôi kéo.
Về khoa học, hàng ngày sinh viên được tiếp thu tinh hoa nhân loại trên nhiều lĩnh vực: khối kiến thức khoa học đại cương, kiến thức chuyên sâu trong trường đại học, cao đẳng và trên hệ thống truyền thông, trên internet...
Về tổ chức, trong trường đại học sinh viên chịu sự quản lý của lớp, của khoa và của nhà trường. Ngoài ra, sinh viên còn chịu sự lãnh đạo trực tiếp của tổ chức Đảng, tổ chức đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và hội sinh viên.
Sinh viên là lực lượng tiêu biểu của tuổi trẻ, lực lượng cán bộ khoa học kỹ thuật quan trọng trong tương lai của đất nước. Họ sẽ đóng góp sức lực, trí tuệ và tài năng của mình cho thời kỳ đổi mới của đất nước.
Sinh viên là đối tượng trong các trung tâm giao lưu của xã hội, của các trường đại học, cao đẳng trong và ngoài nước được tiếp cận nhiều nguồn thông tin mới, thông qua các hệ thông truyền thống. Đây là điều kiện thuận lợi cho sinh viên học tập, nghiên cứu khoa học và hội nhập quốc tế.
Với đặc điểm và vai trò của sinh viên như đã nêu trên, sinh viên cũng là đối tượng thu nhập nguồn thông tin mới không lành mạnh để chống phá cách mạng trong hiện tại và tương lai. Những âm mưu thủ đoạn của kẻ thù đã len lỏi vào các ký túc xá sinh viên, giảng đường, đến các hội thảo khoa học,.. lôi kéo, kích động, nhằm tạo ra sự
VỚI VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG CHO SINH VIÊN
bất ổn về chính trị tư tưởng, làm cơ sở cho những vụ gây rối trật tự an ninh trong đời sống sinh viên và trong xã hội. Nhưng với sự nhanh nhạy và bản lĩnh vững vàng của mình, nhiều sinh viên đã phát hiện và đấu tranh trực diện đối với việc tuyên truyền, kích động của chúng một cách có hiệu quả. Tuy nhiên, không ít sinh viên còn mơ hồ về chính trị, thiếu kinh nghiệm,.. đã bị các thế lực thù địch lôi kéo và băng hoại đạo đức cách mạng của mình.
Vì vậy, việc xây dựng đạo đức cách mạng cho sinh viên là một công việc cốt lõi của việc hình thành phát triển nhân cách con người mới, đáp ứng với điều kiện mới. Nó đòi hỏi vai trò của các thành viên trong cộng đồng xã hội (nhà trường, gia đình và các đoàn thể) tham gia tích cực vào công tác giáo dục đào tạo, tạo điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho quá trình giáo dục, và hoạt động, môi trường xã hội tích cực, sự định hướng trong chủ trương chính sách, pháp luật của đảng và nhà nước về lĩnh vực này cùng vai trò học tập, lao động, rèn luỵên của chính sinh viên.
Trước tình hình mới, đối với sinh viên, vấn đề giáo dục đạo đức cách mạng, ý thức trách nhiệm và nhân cách đã được các trường đại học, đoàn thanh niên và xã hội ngày một chú trọng hơn, thông qua việc nâng cao chất lượng đào tạo giáo dục, đoàn kết học tập và rèn luyện, phong trào học vì ngày mai lập nghiệp, tham gia nghiên cứu khoa học và sáng tạo đấu tranh chống tiêu cực và các hoạt động xã hội. Tuy nhiên, trước sự phát triển của tình hình mới, yêu cầu mới, vấn đề giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên còn gặp nhiều khó khăn, chịu sức ép của quá trình đổi mới xã hội mà chưa thích ứng theo kịp. Bên cạnh đó, một số những tiêu cực, tệ nạn xã hội đang len lỏi vào không ít sinh viên thiếu rèn luyện đạo đức, có lối sống tự do, buông thả, không có bản lĩnh rõ ràng gây trở ngại cho môi trường và quá trình tiến bộ xã hội, sự phát triển của sinh viên.
Xây dựng đạo đức cách mạng cho sinh viên ngày nay là một vấn đề cấp bách phải được quan tâm và coi trọng. Đảng và chính quyền, đoàn thể và nhà trường phải tiến hành đồng bộ các biện pháp, những giải pháp cần thiết nhằm xác lập được giá trị đạo đức, chuẩn mực hành trang cần thiết để tuổi trẻ đi vào thế kỷ mới, thực hiện thắng lợi quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hóa đất nứơc.
Đứng trước sự chuyển mình của đất nước, vấn đề giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên cần phải giáo dục những phẩm chất: Trung thành; Dũng cảm; Khiêm tốn (có rất nhiều phẩm chất khác nữa, nhưng đối với sinh viên thì nói lên ba phẩm chất cách mạng tiêu biểu).
+ Trung thành: là “Trọn đời trung thành với sự nghiệp cách mạng, với tổ quốc, với Đảng, với giai cấp”, phải cố gắng có tiến bộ và có nhiều thành tích. Không tự cao, tự đại, phải khiêm tốn, phải luôn luôn cố gắng hơn nữa, vượt mọi khó khăn, để giành lấy thành tích nhiều hơn và to lớn hơn.
Cần phải nâng cao chí khí anh hùng cách mạng, nắm vững khoa học kỹ thuật: Ra sức học tập và sáng tạo, thực hiện cần cù và tiết kiệm; Đoàn kết chặt chẽ, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau để cùng tiến bộ không ngừng.
VỚI VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG CHO SINH VIÊN
Đảng dạy rằng, một trong những tiền đề tinh thần cực kỳ quan trọng của đạo đức cách mạng là tính tư tưởng cao, lòng trung thành của mỗi sinh viên đối với quyền lợi của toàn dân. Cơ sở của tính trung thực và tính thật thà là tư tưởng của con người, là khả năng sống vì những quyền lợi cao cả. Nếu một người chỉ sống vì những quyền lợi sinh hoạt nhỏ nhen, chỉ luôn nghĩ về mình và gia đình mình thì người đó sẽ không
thế là một người cộng sản chân chính. Trong thời kỳ xây dựng chỉ nghĩa cộng sản, vai
trò của hành vi đạo đức cá nhân được tăng lên rất nhiều. Hiện nay một trong những phương hướng chủ đạo của công tác giáo dục là phải tăng cường chú ý tới mỗi cá nhân, tới hoạt động của người đó, tới thế giới tinh thần, ý thức, quan điểm, tình cảm, xúc cảm hứng thú, lý tưởng, thiên hướng của người đó.
Trong nhà trường cả thầy và trò phải luôn luôn nâng cao tinh thần yêu tổ quốc, yêu chủ nghĩa xã hội, tăng cường tình cảm cách mạng đối với công nông, tuyệt đối trung thành với sự lãnh đạo của Đảng, sẵn sàng nhận bất kỳ nhiệm vụ nào mà Đảng và nhân dân giao cho, phải đặt lợi ích của tập thể lên trên hết.
+ Dũng cảm: Là không sợ khổ, không sợ khó, thực hiện ”đâu cần thanh niên có, việc gì khó để thanh niên làm”, gian khổ thì đi trước, hưởng thụ sau mọi ngừơi.
Trong giờ phút hiểm nghèo của cuộc kháng chiến chống thực dân pháp xâm lược, tin tưởng vào tương lai tươi sáng của đất nước, vào thế hệ trẻ của nước nhà, Hồ Chí Minh đã viết: ”thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà, thật vậy nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh niên”[21]. Người còn nói thanh niên là người chủ tương lai của đất nước, dám nghĩ, dám làm, năng động sáng tạo, giàu ý chí nghị lực và ước mơ. Họ sẵn sàng chịu đựng mọi gian khổ hy sinh, đảm nhận những nhiệm vụ nặng nề, khó khăn nhất trên mặt trận chiến đấu.
Dũng cảm trong thời kỳ đất nước hoàn toàn giải phóng và bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nươc hoàn toàn khác với thời kỳ đất nước còn giặc ngoại xâm. Hồ Chí Minh từng nói: “thanh niên cần phải chống tâm lý tự tư, tự lợi, chỉ lo lợi ích riêng và sinh hoạt riêng của mình. Chống tâm lý ham sung sướng và tránh khó nhọc. Chống thói xem khinh lao động, nhất là lao động chân tay. Chống lười biếng, xa xỉ, chống các sinh hoạt uỷ mị, chống kiêu ngạo, giả dối, khoe khoang, vì đó là những thói xấu kìm hãm chí tiến thủ của thanh niên. Người yêu cầu thanh niên phải thực hành tự phê bình và phê bình nghiêm chỉnh để giúp nhau cùng tiến bộ.
Với lứa tuổi còn trẻ, sinh viên bao giờ cũng có nhiều ham muốn, song phải giáo dục cho họ sự ham muốn cao đẹp, chính Đảng, không để cho những ham muốn thấp hèn trở thành thói quen trong cuộc sống, trong sinh hoạt hàng ngày. Bởi những ham muốn thấp hèn làm cho sinh viên thoái hoá, biến chất hư hỏng.
+ Khiêm tốn: Kiên trì vượt khó, khiêm tốn cũng là những yếu tố đạo đức cách mạng. Quá trình hoàn thiện nhân cách, nâng cao kiến thức không chỉ học tập trong sách vở, học tập với thầy, với bạn, mà còn phải học tập trong cuộc sống, trong công tác, đối với mọi cá nhân dù đã uyên thâm, kiệt xuất đến mấy. Vì vậy mà Khổng tử (551 - 479 tcn) - Nhà hiền triết, nhà đại giáo dục được người đời suy tôn là “Chí thánh
VỚI VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG CHO SINH VIÊN
tiên sư, vạn thế sự biểu” (người thầy bậc chí thánh dạy bảo cho vạn đời sau) - vẫn nêu cao phương châm khiêm tốn học hỏi :Ba người đi đường, thế nào cũng có người thầy ta. Có nghĩa là họ có thể hiểu biết hơn một điều gì đó để bày vẽ, chỉ bảo cho mình. Vì vậy, ông khuyên học trò mình không nên kiêu căng tự phụ hoặc dấu dốt, mà phải dũng cảm, trung thực cái gì biết thì nói biết, không biết thì nói không biết, thế mới gọi là biết, thì mới nắm được tri thức một cách toàn diện sâu sắc. Trong hoạt động bồi dưỡng, đào tạo các thế hệ cán bộ cách mạng, Hồ Chủ Tịch cũng luôn nhắc nhở rằng “càng cựu càng giỏi, càng phải kiêm tốn... Tự mãn, tự ty là co mình lại, không cho mình tiến bộ thêm”[22].
Bản thân Bác Hồ là một tấm gương sáng chói về tinh thần kiên trì và khiêm tốn trong học tập. Người không chí học tập kiến thức Kim, Cổ, Đông, Tây trong sách vở, mà còn học ở mọi nơi, mọi lúc, học ở bạn bè, học trong quần chúng nhân dân lao động, nên đã trở nên một vị lãnh tụ xuất sắc, một nhà văn hoá lớn của dân tộc và thế giới.
Khiêm tốn trong học tập, hoc hỏi là một điều quan trọng cần thiết đối với mọi người. Nhưng học tập là một quá trình lao động vất vả và gian khổ, vì thế đòi hỏi mọi sinh viên phải có một tình cảm say mê, miệt mài để tiếp thu những tri thức của nhân loại đã tích luỹ được, nhưng tiếp thu phải chủ động sáng tạo. Ngay việc học tập dưới chế độ cũ, khi mà tri thức khoa học-kỹ thuật còn ít ỏi, chưa phát triển, phải phát huy tinh thần độc lập suy nghĩ, thâu tóm những kiến thức cốt lõi để vận dụng vào thực tiễn một cách sáng tạo, chứ không chỉ bo bo theo kinh sách.
Trong thời đại văn minh công nghiệp, khối lượng tri thức trong sách vở, trong đời sống thực tiễn thường xuyên biến đổi phát triển, nếu học tập một cách thụ động, thuộc lòng những tri thức có sẵn hoặc chờ đợi người thầy giáo truyền thụ cho từng nào được chừng ấy thì không thể đạt được kết quả tốt đẹp trong quá trình tiếp thu và khám phá khoa học. Bản thân khoa học, hệ thống tri thức của loại người về các quy luật khách quan, về các hoạt động thực tiễn tiếp cận dần với chân lý, nhằm cải tạo về tự nhiên, xã hội và phát triển tư duy. Vì vậy, khoa học không chấp nhận, bao dung những hành vi thiếu đạo đức như tính lười biếng, tuỳ tiện không trung thực, vô nguyên tắc tự cao, tự mãn và những thói xấu khác như xun xoe, bợ đỡ, thiếu khiêm tốn không có tinh thần đoàn kết tương trợ... Nếu không loại trừ được những biểu hiện đó thì không thể đem lại một kết quả tốt đẹp trong học tập và trong cuộc sống, chữ đừng nói đến trở thành một nhà khoa học chân chính để đóng góp tài đức của mình vào lợi ích chung của dân tộc.
Lúc sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn chúng ta trong học tập: Phải khiêm tốn thật thà, cái gì biết thì nói biết. Kiêu ngạo tự phụ, tự mãn là kẻ thù số một của học tập. Phải nêu cao tác phong độc lập suy nghĩ, phải đào sâu, hiếu kỳ... Đối với bất cứ điều gì, đều phải đặt câu hỏi ”vì sao?”, đều phải suy nghĩ kỹ càng xem nó có hợp với thực tiễn hay không... phải suy nghĩ chính chắn.
VỚI VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG CHO SINH VIÊN
Đối với mỗi con người, trong quá trình học tập ở nhà trường từ khi khai tâm cho đến khi thành đạt đã nãy sinh và phát triển một mối quan hệ rất đặc biệt, đó là quan hệ thầy trò đã được nhân dân ta đặt vào vị trí rất quan trọng: ”không có thầy đố mầy làm nên”. Vì vậy, trong nhà trường nói chung, đặc biệt là ở Đại học, trung học chuyên nghiệp, thầy cô giáo thường quan niệm thanh niên sinh viên không chỉ là người học trò, mà còn là người bạn, người đồng chí, đồng nghiệp, nhà khoa học tương lai trong đội ngũ của mình. Được trưởng thành trong quan hệ dạy học dân chủ bình đẳng, được tôn trọng cao như vậy, thanh niên, sinh viên càng có điều kiện rèn luyện phát huy những phẩm chất năng lực của người tri thức mới, chủ động, tự tin năng động, sáng tạo, trung thực, khiêm tốn dũng cảm,.. để tự hoàn thiện mình lên những tầm cao mới phù hợp với đà phát triển của xã hội.
Dân tộc ta vốn có truyền thống tôn trọng đạo lý “uống nước nhớ nguồn“ hết lòng ca ngợi và tôn trọng những con người thành đạt, hiển vinh mà vẫn giữ được mối quan hệ sâu sắc tình nghĩa. Rõ ràng, học tập là một quá trình vất vả mà nó không bao giờ hết học, học nữa, học mãi. Những đặc điểm quan trọng đối với thế thệ trẻ nói chung, sinh viên nói riêng với tư cách là lực lượng nòng cốt góp phần to lớn vào sự cải biến xã hội ở bất cứ giai đoạn lịch sử nào của dân tộc.
Trong sự nghiệp cách mạng đổi mới hiện hay của đất nước, sinh viên phải nhận thức được những phẩm chất đạo đức cần thiết trong học tập để có quyết tâm rèn luyện, tu dưỡng nâng mình với tầm cao của thời đại mới có thế đóng góp được tài năng của cá nhân vào công cuộc xây dựng xã hội ngày càng văn minh tiến bộ.
- Cách thức giáo dục đạo đức:
Con người không chỉ cần có tài mà phải có đức nữa. Do vậy, con người rất cần phải được giáo dục đạo đức. Từ trước tới nay, trong các chương trình giáo dục của nhà trường, chúng ta đã có những bài học về giáo dục đạo đức. Song vẫn còn chung chung.
Vì vậy, môn học này cần được giảng dạy với hình thức là những chuyên đề, nhằm trang bị cho sinh viên một số phạm trù cơ bản và một số đặc trưng cơ bản của