1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tư tưởng đạo đức hồ chí minh với việc giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên hiện nay

78 1,3K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 398 KB

Nội dung

A: PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội ra đời rất sớm cùng với sự xuất hiện của loài người. Khi đó con người đã là những cá nhân, những tập đoàn sản xuất, trong đó các tư liệu sản xuất thuộc về tập thể và dựa trên nguyên tắc phân phối đều nhau, ngay từ trên những quan hệ còn giản đơn của buổi bình minh lịch sử này, quy luật tất yếu là phải có những quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp giữa những con người với nhau, để họ có thể sinh tồn và phát triển. Từ những quan hệ ban đầu đó, cùng với sự phát triển của xã hội thì quan hệ giữa người với người ngày càng phức tạp hơn. Đặc biệt là khi tư hữu xuất hiện, chính điều đó đòi hỏi mỗi cá nhân phải lựa chọn cách giao tiếp, ứng xử, điều chỉnh thái độ, hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích của bản thân, của cộng đồng và xã hội. Chính thế, đạo đức bao giờ cũng mang tính thời đại và giai cấp, một mặt nó gắn liền với con người cụ thể, mặt khác nó cũng gắn với mỗi giai cấp, mỗi tập đoàn, mỗi nghề nghiệp, với xã hội và dân tộc tạo nên nền tảng đạo đức của mỗi xã hội nhất định. Đạo đức là một trong những lĩnh vực được chủ nghĩa MácLênin đặc biệt quan tâm. Nội dung đạo đức được các nhà kinh điển bàn đến ở hầu hết trong tất cả những bài viết, lời nói của họ. Hồ Chí Minh đã tiếp thu nền tảng đạo đức MácLênin, trên cơ sở nền tảng những chuẩn mực đạo đức dân tộc truyền thống và thời đại mà tạo ra hệ thống những quan điểm về đạo đức mới của mình, nhằm phục vụ sự nghiệp cách mạng đưa Việt Nam lên ngang tầm thời đại. Hồ Chí Minh là một trong số hiếm các nguyên thủ quốc gia trên thế giới vừa nguyên thủ quốc gia, vừa là nhà đạo đức học. Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, Việt Nam đạt rất nhiều thành tựu to lớn, nhưng cũng đang đứng trước một thách thức xuống cấp về đạo đức. Nền kinh tế thị trường và sự mở cửa, giao lưu hội nhập mạnh mẽ với văn minh nhân loại, đã làm thay đổi diện mạo đời sống đất nước theo cả hai xu hướng tích cực và tiêu cực. Sự mở cửa mang đến cho sinh viên lối sống phương Tây không chỉ các yếu tố tích cực, mà chủ yếu lẫn nhiều tiêu cực. Trong đó nhiều yếu tố, giá trị đạo đức không phù hợp với đạo đức truyền thống dân tộc, làm băng hoại đạo lý truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Có không ít sinh viên tỏ ra giao động, mất phương hướng, lệch lạc về lý tưởng đạo đức cách mạng, thậm chí suy đồi về đạo đức. Chính vì điều đó, trong các trường Đại Học và Cao Đẳng, sinh viên không chỉ học tập nghiên cứu chuyên môn, mà còn phải học tập và rèn luyện mình theo chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là một tất yếu tối cần thiết. Đặc biệt là rèn luyện theo tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh. Để góp phần tìm hiểu nâng cao nhận thức và tầm quan trọng về xây dựng đạo đức của sinh viên trường Đại học Khoa học Huế hiện nay, cho nên tôi quyết định chọn Đề tài “Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh với việc giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên hiện nay” để làm khóa luận tốt nghiệp đại học của tôi.

Trang 1

A: PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài:

Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội ra đời rất sớm cùng với sự xuấthiện của loài người Khi đó con người đã là những cá nhân, những tập đoàn sảnxuất, trong đó các tư liệu sản xuất thuộc về tập thể và dựa trên nguyên tắc phânphối đều nhau, ngay từ trên những quan hệ còn giản đơn của buổi bình minh lịch

sử này, quy luật tất yếu là phải có những quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp giữanhững con người với nhau, để họ có thể sinh tồn và phát triển

Từ những quan hệ ban đầu đó, cùng với sự phát triển của xã hội thì quan

hệ giữa người với người ngày càng phức tạp hơn Đặc biệt là khi tư hữu xuấthiện, chính điều đó đòi hỏi mỗi cá nhân phải lựa chọn cách giao tiếp, ứng xử,điều chỉnh thái độ, hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích của bản thân,của cộng đồng và xã hội Chính thế, đạo đức bao giờ cũng mang tính thời đại vàgiai cấp, một mặt nó gắn liền với con người cụ thể, mặt khác nó cũng gắn vớimỗi giai cấp, mỗi tập đoàn, mỗi nghề nghiệp, với xã hội và dân tộc tạo nên nềntảng đạo đức của mỗi xã hội nhất định

Đạo đức là một trong những lĩnh vực được chủ nghĩa Mác-Lênin đặc biệtquan tâm Nội dung đạo đức được các nhà kinh điển bàn đến ở hầu hết trong tất

cả những bài viết, lời nói của họ Hồ Chí Minh đã tiếp thu nền tảng đạo đứcMác-Lênin, trên cơ sở nền tảng những chuẩn mực đạo đức dân tộc truyền thống

và thời đại mà tạo ra hệ thống những quan điểm về đạo đức mới của mình, nhằmphục vụ sự nghiệp cách mạng đưa Việt Nam lên ngang tầm thời đại Hồ ChíMinh là một trong số hiếm các nguyên thủ quốc gia trên thế giới vừa nguyên thủquốc gia, vừa là nhà đạo đức học

Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, Việt Nam đạt rất nhiều thành tựu to lớn,nhưng cũng đang đứng trước một thách thức xuống cấp về đạo đức Nền kinh tếthị trường và sự mở cửa, giao lưu hội nhập mạnh mẽ với văn minh nhân loại, đãlàm thay đổi diện mạo đời sống đất nước theo cả hai xu hướng tích cực và tiêucực Sự mở cửa mang đến cho sinh viên lối sống phương Tây không chỉ các yếu tố

Trang 2

tích cực, mà chủ yếu lẫn nhiều tiêu cực Trong đó nhiều yếu tố, giá trị đạo đứckhông phù hợp với đạo đức truyền thống dân tộc, làm băng hoại đạo lý truyềnthống tốt đẹp của dân tộc Có không ít sinh viên tỏ ra giao động, mất phươnghướng, lệch lạc về lý tưởng đạo đức cách mạng, thậm chí suy đồi về đạo đức

Chính vì điều đó, trong các trường Đại Học và Cao Đẳng, sinh viên khôngchỉ học tập nghiên cứu chuyên môn, mà còn phải học tập và rèn luyện mình theochủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là một tất yếu tối cần thiết Đặcbiệt là rèn luyện theo tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh

Để góp phần tìm hiểu nâng cao nhận thức và tầm quan trọng về xây dựngđạo đức của sinh viên trường Đại học Khoa học Huế hiện nay, cho nên tôi quyết

định chọn Đề tài “Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh với việc giáo dục đạo đức

cách mạng cho sinh viên hiện nay” để làm khóa luận tốt nghiệp đại học của tôi.

2 Tình hình nghiên cứu đề tài:

Bàn về giáo dục đạo đức đã có nhiều công trình nghiên cứu của nhiều nhàkhoa học nổi tiếng trong nước như sau:

- Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Văn Phúc, “Những vấn đề đạo đức trong điềukiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003

- Trần Minh Đoàn, “Giáo dục đạo đức cho Thanh niên học sinh theotưởng Hồ Chí Minh ở nước ta hiện nay”, Luận án tiến sĩ, Học viện Chính trịquốc gia Hồ Chí Minh, 2002

- GS La Quốc Kiệt, “Tu dưỡng đạo đức tư tưởng”, Nxb CTQG, Hà Nội, 2003

- Nguyễn Chí Mỳ, “Sự biển đổi của thang giá trị đạo đức trong nền kinh tếthị trường với việc xây dựng đạo đức mới cho cán bộ quán lý ở nước ta hiệnnay”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999

- Phạm Quốc Thành, “Tư tưởng Hồ Chí Minh về rèn luyện đạo đức chocán bộ đảng viên”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004

Nói chung vấn đề giáo dục đạo đức cách mạng hiện đã và đang đượcĐảng, Nhà nước và toàn xã hội ta quan tâm Nhưng mỗi đề tài đề cập đến nhữngkhía cạnh khác nhau và là những vấn đề chung về đạo đức, chưa có đề tài nào

Trang 3

nghiên cứu riêng cho mảng giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên Đề tài

“Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh với việc giáo dục đạo đức cách mạng cho

sinh viên Đại học Khoa học Huế hiện nay” là sự cố gắng dũng cảm đi vào lĩnh

vực riêng ấy

3 Mục đích và nhiệm vụ của đề tài.

- Mục đích của đề tài là khái quát những quan điểm cơ bản của Hồ ChíMinh về đạo đức, từ đó đề xuất những biện pháp và giải pháp vận dụng tư tưởngđạo đức của Hồ Chí Minh vào giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên Đạihọc Khoa học Huế hiện nay

- Nhiệm vụ của đề tài là làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò sức mạnhcủa đạo đức, về các chuẩn mực đạo đức cách mạng, về các nguyên tắc rèn luyệnđạo đức cách mạng Chỉ rõ thực trạng của sinh viên Đại học Khoa học Huế; đềxuất các nhóm giải pháp và biện pháp nhằm giáo dục đạo đức cách mạng cho sinhviên Đại học Khoa học Huế theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

4 Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu:

Cơ sở phương pháp luận xuyên suốt của đề tài là phép biện chứng duyvật Cơ sở phương pháp luận trực tiếp và chủ yếu của đề tài là các phương phápnghiên cứu của Hồ Chí Minh

Phương pháp nghiên cứu của đề tài là phương pháp logic-lịch sử vàphương pháp phân tích-tổng hợp, phương pháp điều tra thu thập thông tin và sosánh…

Giới hạn của đề tài: Về không gian là Đại học Khoa học Huế; về thời gian

là từ 2001 đến nay

5 Kết cấu của đề tài:

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài có kếtcấu thành 2 chương, 6 tiết

Chương 1: Những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức

1.1 Quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về sức mạnh của đạo đức

Trang 4

1.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về các chuẩn mực cơ bản của đạo đức cách mạng 1.3 Tư tưởng Hồ Chí Minh về các nguyên tắc cơ bản của rèn luyện đạo

2.3 Những nội dung cơ bản của giáo dục đạo đức cách mạng cho sinhviên Đại học Khoa học Huế hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức

Trang 5

B PHẦN NỘI DUNGChương 1: NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TƯ TƯỞNG

HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC 1.1 Quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về sức mạnh của đạo đức

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nhà Nho nghèo, yêu nước, Hồ ChíMinh sớm tiếp thu được những giá trị đạo đức truyền thống quan trọng, thôi thúc

Hồ Chí Minh ra đi tìm đướng cứu nước, cứu dân

Hồ Chí Minh là một trong những lãnh tụ tiêu biểu của nhân loại quan tâmmột cách toàn diện đến vấn đề đạo đức và nêu cao tấm gương đạo đức Ngườikhông để lại tác phẩm đạo đức lớn, nhưng những tư tưởng lớn của Người về đạođức đã nằm trong những bài nói, bài viết ngắn gọn, diễn đạt rất cô đọng, theophong cách Phương Đông, rất quen thuộc với con người Việt Nam Bản thânNgười lại thực hiện trước nhất và nhiều nhất những tư tưởng ấy, thực hiện nhiềuhơn cả những điều Người đã nói, đã viết về đạo đức

Có thể nói, quá trình hình thành nội dung tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minhcũng phản ánh phương pháp tư duy mới rất biện chứng về sự tiếp nhận cácnguồn giá trị văn hoá của dân tộc và nhân loại, bất kể đó là thuộc nguồn gốc nào,

là Nho giáo, Phật giáo, Thiên chúa giáo, chủ nghĩa Mác-Lênin hay truyền thốngvăn hóa đạo đức dân tộc Hồ Chí Minh đã từng nói: “Học thuyết Khổng Tử có

ưu điểm của nó là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân Tôn giáo của Giê-su có ưu điểmcủa nó là lòng nhân ái cao cả Chủ nghĩa Mác có ưu điểm là phương pháp làmviệc biện chứng, chủ nghĩa Tôn Dật Tiên có ưu điểm là chính sách của nó thíchhợp với điều kiện nước ta Khổng Tử, Giê-su, Các Mác, Tôn Dật Tiên chẳng có

ưu điểm chung đó sao? Họ điều muốn mưu cầu hạnh phúc cho loài người, mưucầu phúc lợi cho xã hội Nếu hôm nay họ còn sống trên đời này, nếu họ hợp lạimột chỗ, tôi tin rằng họ nhất định sống chung với nhau rất hoàn mỹ như nhữngngười bạn thân thiết Tôi cố gắng làm người học trò nhỏ của các vị ấy”[10; 870].Câu nói nổi tiếng này của Hồ Chí Minh chẳng những phản ảnh rõ thái độ củaNgười đối với các giá trị đạo đức truyền thống và tinh hoa đạo đức nhân loại, mà

Trang 6

còn thể hiện một quan điểm bao dung trân trọng đối với những di sản văn hoáđạo đức có nguồn gốc và khuynh hướng tư tưởng khác nhau.

Tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh được hình thành trên cơ sở tiếp thu,phát triển nhiều nguồn tư tưởng đạo đức, chủ yếu là tư tưởng đạo đức của chủnghĩa Mác-Lênin, nhưng đối với Người nền đạo đức truyền thống, đặt biệt là các

hệ tư tưởng đạo đức của Nho giáo, Phật giáo, đã được dân tộc hoá cũng có vị tríhết sức quan trọng Trong quá trình chuyển hoá tư tưởng đạo đức cũ thành đạođức mới, Hồ Chí Minh đã vận dụng một cách nhuần nhuyễn tư duy biện chứngkhi nhìn nhận các mặt đối lập trong xã hội, trong mỗi người và trong các phạmtrù đạo đức, để gạt bỏ đi những mặt cần gạt bỏ, cải tạo lại những gì có thể cải tạođược và nhất là thấy rõ vị trí của mỗi mặt

Cũng như các nhà kinh điển mác-xít, Hồ Chí Minh không chỉ tiếp nhậnnhững tinh hoa đạo đức hình thành trong thời đại cách mạng tư sản, mà Ngườicòn vận dụng nó rất sáng tạo trong điều kiện và trong hoàn cảnh cách mạng nước

ta Nếu chú ý đến ý nghĩa và tính chất kết hợp giữa dân tộc và quốc tế, giữa độclập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, giữa truyền thống và hiện đại, chúng ta sẽ thấyrất rõ tinh thần sáng tạo của Hồ Chí Minh trên nhiều lĩnh vực trong đó có lĩnhvực đạo đức Hồ Chí Minh không chỉ tiếp nhận các khái niệm tự do, bình đẳng,bác ái vốn là khẩu hiệu của giai cấp tư sản trong thời đại cách mạng tư sản đangphát triển, mà Người còn tìm cách giữ lại, đồng thời phát triển nội dung cácphạm trù ấy trong các phạm trù cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư trong hệthống đạo đức truyền thống

Chủ tịch Hồ Chí Minh quan niệm đạo đức là nền tảng và là sức mạnh củangười cách mạng Bắt nguồn từ chức năng điều chỉnh suy nghĩ và hành vi củacon người, đạo đức cách mạng tạo ra động cơ hành động đúng đắn, tạo ra ý chíquyết tâm hoàn thành nhiệm vụ của con người Từ đó Chủ tịch Hồ Chí Minh coi

đạo đức cách mạng là gốc của người cách mạng Ở Chủ tịch Hồ Chí Minh, đạo đức là cái gốc của người cách mạng Người thường khẳng định đạo đức là

nguồn nuôi dưỡng và phát triển con người, như gốc của cây, ngọn nguồn của

Trang 7

sông suối: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sôngcạn Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo Người cách mạng phải có đạođức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhândân”[3; 252-253].

Vai trò nền tảng của đạo đức cách mạng được Chủ tịch Hồ Chí Minhkhẳng định: Làm cách mạng để cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới là công việc

vẻ vang nhưng cũng rất khó khăn, nặng nề, “sức có mạnh mới gánh được nặng

và đi được xa Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng mớihoàn thành được nhiệm cụ cách mạng vẻ vang”[2; 283] Người cách mạngmuốn cho dân tin, dân yêu thì phải có tư cách đạo đức đã Trong điều kiệnĐảng cầm quyền, Người luôn trăn trở với nguy cơ thoái hoá biến chất của cán

bộ, đảng viên Vì vậy, Hồ Chí Minh yêu cầu Đảng phải “là đạo đức, là vănminh” Có đạo đức cách mạng thì gặp khó khăn, gian khổ, thất bại không rụt rè,lùi bước, khi gặp thuận lợi, thành công vẫn giữ vững tinh thần gian khổ, chấtphác, khiêm tốn, mới lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ, lo hoàn thành nhiệm vụcho tốt chứ không kèn cựa về mặt hưởng thụ, không công thần, không quan liêu,không kiêu ngạo, không hủ hóa

Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức trong hành động, lấy hiệu quả thực tế làm thước đo Người luôn đặt đức - tài trong mối quan hệ gắn bó mật thiết Đức là gốc nhưng đức và tài, hồng và chuyên phải kết hợp, năng lực và phẩm chất phải đi đôi, không thể có mặt này, thiếu mặt kia Người phân tích: Người nào có

đức mà không có tài thì cũng chẳng khác gì ông bụt ngồi trong chùa, khônglàm hại ai, nhưng cũng chẳng có ích gì Ngược lại, nếu có tài mà không có đứcthì cũng chẳng khác gì một anh làm kinh doanh giỏi, đem lại nhiều lãi, nhưnglãng phí, tham ô, ăn cắp của công, thì như vậy chỉ có hại cho dân, cho nước,còn sự nghiệp của bản thân thì sớm muộn cũng đổ vỡ Người thực sự có đức thìbao giờ cũng cố gắng học tập, nâng cao trình độ, nâng cao năng lực, tài năng đểhoàn thành mọi nhiệm vụ được giao “Có tài mà không có đức là người vôdụng/ Có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó”

Trang 8

Đạo đức là nhân tố tạo nên sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội Theo Chủ

tịch Hồ Chí Minh, sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội chưa phải là ở lý tưởng cao

xa, ở mức sống vật chất dồi dào, ở tư tưởng được tự do giải phóng, mà trước hết

là ở những giá trị đạo đức cao đẹp, ở phẩm chất của những người cộng sản luônsống và chiến đấu cho lý tưởng đó của loài người thành hiện thực

Bác nói: “Đối với phương Đông một tấm gương sống còn có giá trị hơn 100 bài diễn văn tuyên truyền” Và cuộc đời của Người chính là một tấm gương đạo đức

sáng ngời, chẳng những có sức hấp dẫn lớn lao, mạnh mẽ với nhân dân Việt Nam

mà còn cả với nhân dân thế giới Tấm gương của Người trở thành nguồn cổ vũ,động viên tinh thần quan trọng đối với nhân dân ta và nhân loại tiến bộ đoàn kết đấutranh vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội

1.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về các chuẩn mực cơ bản của đạo đức cách mạng

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho dân tộc ta một tài sản tinh thần vô giá,

đó là tư tưởng của Người Trong đó, nổi bật là tư tưởng đạo đức cách mạng Bảnthân Chủ tịch Hồ Chí Minh đã là một tấm gương mẫu mực, sáng ngời về thựchành đạo đức cách mạng để toàn Đảng, toàn dân noi theo Suốt cuộc đời hoạtđộng cách mạng của mình, Lãnh tụ Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến việcgiáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân.Thống kê trong di sản Hồ Chí Minh để lại có tới gần 50 bài và tác phẩm bàn vềvấn đề đạo đức Có thể nói đạo đức là một trong những vấn đề quan tâm hàngđầu của Bác trong sự nghiệp cách mạng

Nghiên cứu tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, nhất là qua các tác phẩm, bàiviết bài nói của người trong thời kỳ 1945-1954, chúng ta thấy Người đề ra nhữngchuẩn mục đạo đức cụ thể đối với từng đối tượng: cán bộ, đảng viên, công nhân,nông dân, phụ nữ, thanh niên đó là những lời khen ngợi, biểu dương hay phêbình nhắc nhở, hay đó là những lời khuyên nên tránh hay nên làm, cần xây haycần chống Bao giờ Người cũng phân biệt mặt tốt với mặt xấu, cái thiện với cái

ác trong động cơ cũng như trong hành động của mỗi con người, trong mối quan

Trang 9

hệ xã hội vô cùng đa dạng, để làm rõ những vấn đề đạo đức cần phải xây dựng.Người làm công việc ấy rất thường xuyên, gần như một ngừơi làm vườn cầnmẫn, hàng ngày bắt sâu, nhặt cỏ, tỉa lá cắt cành, vun xới cho những mầm cây

Người đề ra những chuẩn mực đạo đức cụ thể phù hợp với yêu cầu, nhiệm

vụ, trách nhiệm của từng đối tượng người Việt Nam Với thiếu niên nhi đồng,

Người viết: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc ViệtNam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu đượchay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”[3; 33] Nhữngchuẩn mực đạo đức Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng là: “Yêu Tổ Quốc, yêuđồng bào Học tập tốt, lao động tốt Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt Giữ gìn vệ sinh

Thật thà, dũng cảm”[2; 421] Người đánh giá cao vai trò của thanh niên là người

chủ tương lai của đất nước Người khẳng định nước nhà thịnh hay suy, mạnh hayyếu phần lớn là do các thanh niên Người khuyên thanh niên: “Không có việc gìkhó, Chỉ sợ lòng không bền Đào núi và lấp biển, quyết chí ắt làm nên”[4; 95].Người dạy thanh niên phải kiên quyết làm bằng được những điều sau: “a) Các sự

hy sinh khó nhọc thì mình làm trước người ta, còn sự sung sướng thanh nhàn thìmình nhường người ta hưởng trước (tiên thiên hạ ưu, hậu thiên hạ lạc)./ b) Cácviệc đáng làm, thì khó mấy cũng cố chịu quyết tâm làm cho kỳ được./ c) Hamlàm những việc ích quốc lợi dân, Không ham địa vị và công danh phú quý./ d)Đem lòng chí công vô tư mà đối với người, đối với việc./ e) Quyết tâm làmgương về mọi mặt: siêng năng, tiết kiệm, trong sạch./ f) Chớ kiêu ngạo, tự mãn,

tự túc Nói ít làm nhiều, thân ái đoàn kết ”[3; 185-186] Với quân đội và công

an, Người quy định 12 điều kỷ luật, mà đòi hỏi những phẩm chất đạo đức của

lực lượng vũ trang là: “Trung với Đảng, hiếu với Dân, sẵn sàng chiến đấu hysinh vì độc lập, tự do của Tổ Quốc, vì Chủ nghĩa xã hội Nhiệm vụ nào cũnghoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”[7; 350]

Với đảng viên, Người nhấn mạnh các chuẩn mực: “1 Quyết tâm suốt đời đấu

tranh cho Đảng, cho cách mạng Đó là điều chủ chốt nhất./ 2 Ra sức làm việccho Đảng, giữ vững kỷ luật của Đảng, thực hiện tốt đường lối, chính sách của

Trang 10

Đảng./ 3 Đặt lợi ích của Đảng và của nhân dân lao động lên trên, lên trước lợiích riêng của cá nhân Hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân Vì Đảng, vì dân màđấu tranh quên mình, gương mẫu trong mọi việc./ 4 Ra sức học tập chủ nghĩaMác-Lênin, luôn luôn dùng tự phê bình và phê bình để nâng cao tư tưởng và cải

tiến công tác của mình và cùng đồng chí mình tiến bộ.”[6; 285] Với cán bộ công chức nhà nước, Người quy định “6 điều không nên và 6 điều nên làm”[3; 409]

để cán bộ công chức Nhà nước phải là công bộc của dân, đầy tớ trung thành của

nhân dân Với giáo viên, Bác dạy phải là tấm gương 4 mặt Với đội ngũ y, bác sỹ,

Bác dạy “lương y như từ mẫu” v.v

Những chuẩn mực đạo đức chung, cơ bản và phổ cập đối với mọi người

do Người quy định có thể khái quát lại là:

1.2.1 Trung với nước, hiếu với dân

Từ xưa đến nay ở Việt Nam, trong quan hệ văn hoá - đạo đức, thì mốiquan hệ giữa dân với nước, giữa nhân dân và tổ quốc là mối quan hệ lớn nhất, cóvai trò chi phối mọi quan hệ khác Do đó, trung với nước, hiếu với dân là phẩmchất đạo đức hàng đầu Trung - hiếu là những khái niệm đã có trong đạo đứctruyền thống Trước kia, đạo đức Phong kiến dạy người ta phải “trung với Vua,hiếu với Cha Mẹ” Đó là hai điều lớn trong đạo ngũ luân, mà điều lớn nhất làtrung với Vua

Trên cơ sở kế thừa, phát triển chủ nghĩa yêu nước truyền thống Việt Nam,

Hồ Chí Minh nói: trung với nước, hiếu với dân Ở đây, Hồ Chí Minh không chỉdùng từ “trung - hiếu” với ý nghĩa một trách nhiệm, bổn phận của con người, màvới khái niệm mang tính truyền thống lịch sử, Người đã đưa vào đó một nộidung, mang tính cách mạng, phản ánh đạo đức cao rộng hơn Người viết: “Đạođức, ngày trước thì trung với Vua, hiếu với cha mẹ Ngày nay, thời đại mới, đạođức cũng phải mới Phải trung với nước, phải hiếu với toàn dân, với đồngbào”[4; 320-321] Như vậy, theo Hồ Chí Minh, trung là trung với nước, vớiđảng, với lý tưởng cách mạng, còn hiếu không chỉ đối với cha mẹ mà còn baohàm một nội dung sâu rộng hơn là hiếu với dân, với đồng bào

Trang 11

Đây là cuộc cách mạng trong quan niệm đạo đức Người viết: “Đạo đức

cũ như người đầu ngược xuống đất, chân chống lên trời Đạo đức mới như ngườihai chân đứng vững được dưới đất, đầu ngửng lên trời”[4; 320-321] Theo HồChí Minh, “trung với nước” thể hiện mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng,

xã hội, thể hiện trách nhiệm đối với sự nghiệp dựng nước và giữ nước, với conđường đi lên của đất nước Ở đây, nước là của nhân dân và nhân dân là chủ nhâncủa đất nước

Theo Hồ Chí Minh, hiếu với dân nghĩa là bao nhiêu lợi ích đều vì dân, baonhiêu quyền hạn đều của dân, công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân,

sự nghiệp kháng chiến kiến quốc là công việc của dân; chính quyền từ xã đến chínhphủ Trung Ương do dân cử ra: “Đoàn thể từ Trung Ương đến xã do dân tổ chứcnên Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng của dân rất to, việc dân vận rất quantrọng Dân vận kém việc gì cũng kém Dân vận khéo việc gì cũng thành công”[4;320-321] Từ đó, Người luôn nhắc nhở cán bộ, đảng viên: “phải nhớ rằng dân làchủ Dân như nước, khi sắp tới dân mong, khi đi dân tiếc, chớ vác mặt làm quancách mạng cho dân ghét, dân khinh, dân không ủng hộ”[2; 101]

Mặt khác, ở Hồ Chí Minh, hiếu với dân không chỉ thể hiện ở chỗ thươngdân, mà chủ yếu là ở chỗ tin dân dựa vào dân, giúp đỡ dân, lo cho cuộc sống củanhân dân ngày càng tốt hơn Người khuyên cán bộ, đảng viên phải gắn bó vớidân, phải gần dân, thân dân, lấy trí tuệ ở dân, học hỏi dân, bởi có biết làm học tròdân, mới làm được thầy học dân Người xác định, cán bộ các cấp đều là côngbộc của dân, nghĩa là để gánh việc chung cho dân Cán bộ phải cùng nhau bàntính kỹ càng, cùng nhau chia công việc rõ rệt, cùng nhau đi giải thích cho dânhiểu, cổ động dân, giúp dân đạt kế hoạch tổ chức nhân công, sắp xếp việc làm,khuyến khích theo dõi, giúp đỡ dân giải quyết những khó khăn

Cán bộ phải đi sát với dân, thiết thực bày vẽ cho dân: “việc gì lợi cho dân,

ta phải hết sức làm Việc gì hại đến dân ta phải hết sức tránh”[2; 56-57] Trongbài 6 điều không nên và 6 điều nên làm, chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “nướclấy dân làm gốc, gốc có vững cây mới bền Xây lầu thắng lợi trên nền nhân

Trang 12

dân”[3; 409-410] Đó là một sự tổng kết mang tính chân lý về mối quan hệ giữanước với dân.

Trung với nước là tuyệt đối trung thành với sự nghiệp dựng nước và giữ

nước, trung thành với con đường đi lên của đất nước; là suốt đời phấn đấu hysinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì CNXH, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành,khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng

Trung với nước phải gắn liền hiếu với dân Vì nước là nước của dân, còn

nhân dân là chủ của đất nước Đây là chuẩn mực đạo đức có ý nghĩa quan trọng

hàng đầu Hiếu với dân thể hiện ở chỗ thương dân, tin dân, gắn bó với dân, kính trọng và học tập nhân dân, lấy dân làm gốc, phục vụ nhân dân hết lòng Đối với cán bộ lãnh đạo, Hồ Chí Minh yêu cầu phải nắm vững dân tình, hiểu rõ dân tâm, thường xuyên quan tâm cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí.

Trung với nước, hiếu với dân là hạt nhân cơ bản nhất của tư tưởng đạođức Hồ Chí Minh, là tiêu chuẩn quan trọng nhất đối với mọi thế hệ

1.2.2 Yêu thương đối với con người, sống có nghĩa tình

Hồ Chí Minh kế thừa truyền thống nhân nghĩa của dân tộc, kết hợp vớichủ nghĩa nhân đạo cộng sản, tiếp thu tinh thần nhân văn của nhân loại qua nhiềuthế kỷ, cùng với việc thể hiện của chính bản thân mình qua thực tiễn hoạt độngcách mạng, Hồ Chí Minh đã xác định tình yêu thương con người là một trongnhững phẩm chất cao đẹp nhất

Đạo đức cộng sản chủ nghĩa yêu cầu phải thông cảm với mỗi người laođộng lương thiện, cái gắn bó ta với người này là thái độ yêu lao động, thiện tâm

và tình người Thái độ tốt và tình yêu với con người - đó là chủ nghĩa nhân đạo

Chủ nghĩa Mác hiểu chủ nghĩa nhân đạo là tình yêu thương, đây là tìnhyêu đối với người lao động, đối với người lương thiện và chân chính Chủ nghĩanhân đạo xã hội chủ nghĩa có căn cứ ở sự lương thiện, sự công bằng và lươngtâm Nó yêu cầu quí trọng ở con người tất cả những gì tốt đẹp và lên án tất cảnhững gì xấu ở con người

Trang 13

Tình yêu với con người là tiêu chuẩn cuối cùng là bản chất của đạo đức.Tất cả vì con người, vì sự no ấm và hạnh phúc của nó, đây là phương châm đượcnêu lên trong cương lĩnh đảng cộng sản Liên Xô

Nếu như mục đích và ý nghĩa cao nhất của cuộc sống con người là đấutranh cho hạnh phúc của con người, thì điều này không thể thực hiện bằng nhữngbiện pháp rời rạc, lẽ tẻ, bằng con đường của chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa ích

kỷ, phải tổ chức bằng sự tổ chức hợp lý, thống nhất và có kế hoạch, bằng conđường của chủ nghĩa tập thể

Con người phải yêu những con người - Kalinin nói - nếu nó yêu nhữngcon người thì nó sẽ sống tốt hơn, cuộc đời phải vui hơn, vì không có kẻ nào trênđời này lại sống khốn khổ như kẻ yếm thế, kẻ có tư tưởng thù ghét con người

Tình yêu thương đó là tình cảm rộng lớn Trước hết dành cho những ngườicùng khổ, những người lao động bị áp bức bóc lột Tình yêu thương đó đã đượcthể hiện ở Hồ Chí Minh bằng ham muốn tột bậc là làm cho nước được độc lập,dân được tự do, mọi người ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành

Khi thực hiện nghĩa vụ của mình đối với mọi người, đối với xã hội mà conngười cảm thấy thoải mái yên ổn trong lòng chính là lúc bản thân họ cảm thấyhạnh phúc, thấy sự thanh thản của lương tâm Bao giờ cũng vậy, việc hoàn thànhnghĩa vụ đạo đức không những đem lại hạnh phúc cho chính chủ thể hành động.Chính điều này càng thôi thúc con người hành động tốt hơn, hướng đến điềuthiện nhiều hơn và mong muốn đem lại hạnh phúc cho người nhiều hơn

Một nhà văn Nga đã từng nói: “người ta nghiêng mình trước tài năng,nhưng người ta bái phục trước thánh thiện” (Gornốp) Bởi lương tâm trong sạchkhiến người ta ý thức được nhân phẩm của mình, cảm thấy sự khoan khoái trongtâm hồn và làm cho tình cảm đạo đức càng trở nên mãnh liệt hơn Sự phát triển

đó là chỉ bảo xác nhận đức hạnh, góp phần hình thành tình cảm nhân cách ở mỗicon người

Tình yêu thương con người còn được thể hiện trong mối quan hệ bạn bè,đồng chí với mọi người bình thường, trong quan hệ hàng ngày, nó đòi hỏi mọi

Trang 14

người phải luôn luôn chặt chẽ nghiêm khắc với mình, rộng rãi độ lượng vớingười khác Nó đòi hỏi thái độ tôn trọng con ngừơi phải biết cách nâng conngười lên, chứ không phải hạ thấp, càng không vùi dập con người Điều này đặcbiệt quan trọng đối với những người ở cương vị lãnh đạo, bất cứ ở cấp nào.

Trong hai cuộc kháng chiến thần thánh ở thế kỷ XX, các thế hệ ngườiViệt Nam đã thể hiện mãnh liệt nhất tình cảm của mình đối với nghĩa vụ, đối vớitrách nhiệm của một người dân mất nước Cả dân tộc đã từng “nếm mật, nằmgai”, đã từng phải “khoét núi, ngủ hầm”, đã từng chịu đựng “mưa dầm, cơm vắt”,đến nỗi “máu trộn bùn non” Nhưng kỳ lạ thay “gan không núng, chí không mòn”.Với tinh thần đó, với tình cảm thiêng liêng giành cho Tổ quốc, cả dân tộc ViệtNam đã vượt lên, đã chiến thắng tất cả mọi kẻ thù và đã không cảm thấy hổ thẹnvới truyền thống chống giặc của cha ông

Tình yêu thương con người, còn được thể hiện đối với những người cósai lầm khuyết điểm, nhưng đã nhận rõ những khuyết điểm và sai lầm, cố gắngsữa chữa, kể cả những người lầm đường lạc lối đã hối cải, kể cả đối với những

kẻ thù đã bị thương, bị bắt hoặc đã chịu quỳ hàng Chính tình yêu thương rộnglớn đó mà Hồ Chí Minh đã đánh thức những gì tốt đẹp trong mỗi người, vàNgười tin rằng ai cũng đều có, cũng theo

Trong Di chúc, Người căn dặn Đảng phải có tình đồng chí thương yêulẫn nhau Đây chính là điều nhắc nhở cán bộ đảng viên phải luôn luôn chú ý đếnphẩm chất yêu thương con người Đây là tình yêu trên nguyên tắc tự phê bìnhmột cách chân thành, nghiêm túc giữa con ngừơi cùng lý tưởng, cùng phấn đấucho một sự nghiệp chung Nó hoàn toàn xa lạ với thái độ dĩ hoà vi quý, bao chesai lầm khuyết điểm cho nhau, càng xa lạ với thái độ yêu nên tốt, ghét nên xấu,

bè cánh có thể đưa đến những tổn thất lớn cho Đảng, cho cách mạng

Kế thừa truyền thống nhân nghĩa của dân tộc, kết hợp truyền thống nhânnghĩa với chủ nghĩa nhân đạo cộng sản, tiếp thu tinh thần nhân văn của nhân loạiqua nhiều thế kỷ, qua hoạt động thực tiễn, Hồ Chí Minh đã xác định tình yêuthương con người là phẩm chất đạo đức cao đẹp nhất Tình yêu thương con

Trang 15

người trong tư tưởng Hồ Chí Minh có phạm vị rất rộng lớn, đó là tình thươngbao la dành cho những người cùng khổ, những người lao động bị áp bức, bóc lộtkhông chỉ ở Việt Nam mà còn trên khắp thế giới Yêu thương con người lànghiêm khắc với mình, độ lượng với người khác; phải có tình nhân ái với cảnhững ai có sai lầm, đã nhận rõ và cố gắng sửa chữa, đánh thức những gì tốt đẹp

trong mỗi con người Người nói “cần làm cho phần tốt trong con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu mất dần đi” Bác căn dặn, Đảng phải có tình

đồng chí thương yêu lẫn nhau, trên nguyên tắc tự phê bình và phê bình chânthành, thẳng thắn, không “dĩ hoà vi quý”, không hạ thấp con người, càng khôngphải vùi dập con người

1.2.3 Cần kiên liêm chính, chí công vô tư

Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư là nét đặc trưng của đạo đức theoquan niệm của Hồ Chí Minh Đó là phẩm chất trung tâm của đạo đức cách mạng,việc tu dưỡng, rèn luyện nó diễn ra hàng ngày, hàng giờ, trong công tác, sinhhoạt gia đình, xã hội, ở mọi không gian, thời gian, và nhìn chung là lấy chínhbản thân mình làm đối tượng Phẩm chất này là một biểu hiện cụ thể của phẩmchất “trung với nước, hiếu với dân”, bởi vì “cần kiệm liêm chính, chí công vôtư” sẽ tạo khả năng giữ vững độc lập, xây dựng đất nước

Đây cũng là những khái niệm đạo đức truyền thống được Hồ Chí Minhvận dụng, đưa vào những nội dung và yêu cầu mới, Người viết “bọn phong kiếnngày xưa nêu ra cần, kiệm, liêm, chính nhưng không bao giờ làm, mà lại bắtnhân dân phải tuân theo để phụng sự quyền lợi cho chúng Ngày nay chúng ta đề

ra cần, kiệm, liêm, chính cho cán bộ thực hiện làm gương cho nhân dân theo đểlợi cho nước cho dân”[4; 320-321]

Ngay trong tác phẩm “Đường kách mệnh” viết năm 1927, “cần kiệm” đãđược Hồ Chí Minh nhắc tới và coi như là yêu cầu số 1 của tư cách một ngừơicách mạng Ngừơi mong mỏi tha thiết mỗi người Việt Nam, nhất là cán bộ, đảngviên phải lấy “cần kiệm liêm chính” là phương châm sống trong cuộc sống mới

Trang 16

Đại Tướng Võ Nguyên Giáp kể lại: Trong dịp lễ sinh nhật của Người(19/5/1946), các đại biểu trong ban vận động đời sống mới đến chúc thọ Người

và đề nghị Người như trong cuộc vận động, hãy ra một khẩu hiệu

Hồ Chí Minh nói các chú muốn có khẩu hiệu thì Bác cho khẩu hiệu: Cần,kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư

Khẩu hiệu đó - một đại biểu thưa với Bác - khẩu hiệu này đã quá quen thuộc,xin Bác phải nêu khẩu hiệu mới để phù hợp cuộc sống vận động đời sống mới

Bác cười và nói: “hàng ngày ta phải ăn cơm, uống nước, phải thở khí trời

để sống Những việc đó ngày xưa ông cha ta làm, bây giờ chúng ta phải làm, concháu ta sau này cũng phải làm Vậy ăn cơm thở khí trời để đem lại cuộc sốngcho con người thì đó là những việc không bao giờ cũ cả Cần kiệm liêm chính,chí công vô tư đối với đời sống đó cũng vậy”[13; 450]

Đến tháng 3/1947, do nhu cầu cuả cuộc sống kháng chiến kiến quốc,Chủ Tịch Hồ Chí Minh kêu gọi thi đua xây dựng “đời sống mới, cần, kiệm, liêm,chính” Người giải thích cần, kiệm, liêm, chính một cách thiết thực và dễ hiểu:

- Cần: làm việc phải đến đúng giờ, chớ đến trễ và về sớm Làm chochóng, cho chu đáo Việc ngày nào nên làm trong ngày ấy, chớ để chờ ngày mai

Cần trong lao động là cần cù, siêng năng lao động có kế hoạch, tự lực cánhsinh, sáng tạo, có năng suất cao, lao động có tinh thần trách nhiệm Người nói:

Người siêng năng thì mau tiến bộ

Cả nhà siêng năng thì chắc ấm no

Cả nhà siêng năng thì là phồn vinh

Cả nước siêng năng thì nước giàu mạnh

Cần là luôn luôn cố gắng, luôn luôn chăm chỉ, cả năm cả đời Nhưngkhông phải quá trớn Phải biết nuôi dưỡng tinh thần và lực lượng của mình, đểlàm việc cho lâu dài

- Nói về kiệm, Người nói: kiệm là tiết kiệm, không xa xỉ, không hoang phí,không bừa bãi Cần với kiệm phải đi đôi với nhau như hai chân của con người

Trang 17

Hồ Chí Minh nói kiệm đối với cán bộ: giấy bút vật liệu đều tốn tiền củachính phủ, tất là của dân; tức là ta cần phải tiết kiệm Nếu một miếng giấy nhỏ

đủ viết thì chớ dùng một tờ to Một cái phong bì có thể dùng hai, ba lần Mỗingày, công sở cả nước dùng hàng mấy vạn tờ giấy và phong bì Nơi nào cũng tiếtkiệm một chút thì trong một năm đỡ được hàng vạn tấn giấy, tức là hàng triệuđồng bạc

- Liêm: tức là “luôn luôn tôn trọng giữ gìn của công và của dân” và “khôngxâm phạm một đồng xu, hạt thóc cuả nhà nước, của dân”, phải “trong sạch, khôngtham lam” và không tham địa vị, không tham tiền tài, không ham sung sướng.Không ham người tâng bốc mình Vì vậy mà phải quang minh chính đại, khôngbao giờ hủ hoá Chỉ có một thứ ham là ham học, ham làm, ham tiến bộ

Người chỉ ra những hành vi trái với chữ liêm, như: “ cậy quyền thế màđục khoét dân, ăn của đút, hoặc trộm của công làm của tư ”[3; 94]

- Chính: Người viết: “Một người phải cần kiệm, nhưng còn phải chínhmới là người hoàn toàn Trên quả đất có hàng muôn triệu người, trong số người

ấy có thể chia làm hai hạng: người thiện và người ác Trong xã hội, tuy có trămcông nghìn việc Trong những công việc ấy có thể chia làm hai thứ việc chính vàviệc tà”[3;640]

Như vậy chính “nghĩa là không tà, thẳng thắn, đúng đắn” Với mình.Không tự cao, tự đại, luôn chịu khó học tập cầu tiến bộ, luôn tự kiểm điểm đểphát triển đều hay, sửa đổi điều dở của bản thân mình

Đối với người - không nịnh hót ngừơi trên, không xem khinh người dưới;luôn giữ thái độ chân thành, khiêm tốn, đoàn kết thật thà, không dối trá, lừa lọc

Đối với công việc - để việc công lên trên, lên trước việc tư Đối với việcdân, đã phụ trách việc gì thì quyết làm cho bằng được, cho đến nơi đến chốn,không sợ khó khăn, nguy hiểm, việc thiện thì dù nhỏ mấy cũng làm, việc ác dùmấy nhỏ cũng vẫn tránh Mỗi ngày càng làm một việc lợi cho nước, cho dân

Trang 18

- Chí công vô tư: Người nói: Đem lòng chí công vô tư mà đối với ngừơivới việc Khi làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước, khi hưởng thụmình nên đi sau; phải lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ.

Chí công vô tư, thực chất là nối tiếp cần, kiệm, liêm, chính Người giảithích: “trước nhất là cán bộ các cơ quan, các đoàn thể, cấp cao thì quyền to, cấpthấp thì quyền nhỏ Dù to hay nhỏ, có quyền mà thiếu lương tâm là có dịp đụckhoét, có dịp ăn của đút, có dịp không chí công vô tư”[3; 641]

- Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư có quan hệ mật thiết với nhau Cần

mà không kiệm thì chẳng khác nào “gió vào nhà trống”, “nước đổ vào chiếc thùngkhông đáy”, “làm chừng nào xài chừng ấy”, rốt cuộc “không lại hoàn không” Cònkiệm mà không cần thì sản xuất được ít, không đủ dùng, không có tăng thêm,không có phát triển Ngừơi coi cần, kiệm, liêm, chính là bốn đức chủ yếu của mộtcon người, như bốn mùa của trời (xuân, hạ, thu, đông), như bốn phương của đất(đông, tây, nam, bắc) và kết luận: Thiếu một mùa thì không thành trời, thiếu mộtphương thì không thành đất, thiếu một đức thì không thành người

Hồ Chí Minh còn chỉ ra mối quan hệ giữa bốn điều đó rằng: cần, kiệm,liêm là gốc rễ của chính Nhưng một cây cần có gốc rễ, lại cần có cành, lá, hoa,quả mới là hoàn hảo

- Mặc dù mỗi đức tính có những nội dung riêng, nhưng chúng lại liênquan mật thiết với nhau và tạo thành một chính thể, là thước đo văn minh tiến bộcủa dân tộc Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: Một dân tộc biết cần, kiệm, biết liêm,chính là một dân tộc giàu về vật chất, mạnh về tinh thần, là một dân tộc vănminh tiến bộ Ngoài ra, nó còn là một đặc điểm của một xã hội hưng thịnh vànhững điều đó trái lại là những đặc điểm của một xã hội suy vong

Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư là cái cần để “làm việc, làm người,làm cán bộ phụng sự đoàn thể, giai cấp và nhân dân, tổ quốc và nhân loại”

Tóm lại, ở Chủ tịch Hồ Chí Minh: Cần là lao động cần cù, siêng năng, lao

động có kế hoạch, sáng tạo năng suất cao; lao động với tinh thần tự lực cánh

sinh, không lười biếng, không ỷ lại, không dựa dẫm Kiệm là tiết kiệm sức lao

Trang 19

động, tiết kiệm thì giờ, tiết kiệm tiền của của nhân dân, của đất nước, của bảnthân mình Tiết kiệm từ cái nhỏ đến cái to; “Không xa xỉ, không hoang phí,không bừa bãi”[3; 636], nhưng không phải là bủn xỉn Kiệm trong tư tưởng của

Người còn đồng nghĩa với năng suất lao động cao Liêm là “luôn luôn tôn trọng

giữ gìn của công và của dân; không xâm phạm một đồng xu, hạt thóc của nhà

nước, của nhân dân” Phải trong sạch, không tham lam địa vị, tiền của, danh

tiếng, sung sướng Không tâng bốc mình Chỉ có một thứ ham là ham học, hamlàm, ham tiến bộ Hành vi trái với chữ liêm là: cậy quyền thế mà đục khoét, ăncủa dân, hoặc trộm của công làm của riêng Dìm người giỏi, để giữ địa vị vàdanh tiếng của mình là trộm vị Gặp việc phải, mà sợ khó nhọc nguy hiểm,

không dám làm là tham uý lạo Chính là không tà, thẳng thắn, đứng đắn đối với

mình, với người, với việc Đối với mình, không tự cao, tự đại, luôn chịu khó họctập cầu tiến bộ, luôn kiểm điểm mình để phát huy điều hay, sửa đổi điều dở Đốivới người, không nịnh hót người trên, xem khinh người dưới; luôn giữ thái độchân thành, khiêm tốn, đoàn kết, không dối trá, lừa lọc Đối với việc, để việccông lên trên việc tư, làm việc gì cho đến nơi, đến chốn, không ngại khó, nguy

hiểm, cố gắng làm việc tốt cho dân cho nước Theo Hồ Chí Minh, Cần, kiệm, liêm, chính là “tứ đức” không thể thiếu được của con người Bác cũng nhấn mạnh: Cần, kiệm, liêm, chính càng cần thiết đối với người cán bộ, đảng viên.

Nếu đảng viên mắc sai lầm thì sẽ ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, nhiệm vụ của

cách mạng Cần, kiệm, liêm, chính còn là thước đo sự giàu có về vật chất, vững

mạnh về tinh thần, sự văn minh của dân tộc “Nó” là cái cần thiết để “làm việc,làm người, làm cán bộ, để phụng sự Đoàn thể, phụng sự giai cấp và nhân dân,

phụng sự Tổ quốc và nhân loại” Chí công vô tư là ham làm những việc ích quốc,

lợi dân, không ham địa vị, không màng công danh, vinh hoa phú quý; “phải lo

trước thiên hạ, vui sau thiên hạ Thực hành chí công vô tư là nêu cao chủ nghĩa

tập thể, nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân Chủ nghĩa cánhân chỉ biết đến mình, muốn “mọi người vì mình” Nó là giặc nội xâm, còn nguyhiểm hơn cả giặc ngoại xâm Hồ Chí Minh viết: “Một dân tộc, một đảng và mỗi

Trang 20

con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nayvẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu

sa vào chủ nghĩa cá nhân” Người cũng phân biệt lợi ích cá nhân và chủ nghĩa cá

nhân Chí công vô tư là tính tốt có thể gồm 5 điều: nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm Bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư là để người

cách mạng vững vàng qua mọi thử thách: “Giàu sang không quyến rũ, nghèo khókhông thể chuyển lay, uy vũ không thể khuất phục”

1.2.4 Có tinh thần quốc tế trong sáng, thủy chung

Đạo đức cộng sản chủ nghĩa không những yêu cầu tôn trọng dân tộc mình,văn hóa và truyền thống của nhân dân mình, mà đối với những dân tộc khác, đốivới mọi nhân dân nói chung, nó cũng đặt ra yêu cầu ấy

Cương lĩnh của đảng đề xướng nguyên tắc đoàn kết anh em với nhữngngười lao động của mọi nước, với nhân dân của mọi nước Nguyên tắc này dựatrên quy luật phát triển lịch sử hợp tự nhiên của nhân loại, quy luật phát triển lịch

sử của văn hoá và văn minh nhân loại

Người nào muốn tổ quốc mình có nhiều người bạn, có nhiều người thânthiết có thiện chí, người ấy phải có tinh thần quốc tế Như vậy, tinh thần quốc tế,không những tự nó là một điều hay, điều tốt, như là sự biểu hiện những xuhướng tự nhiên của con người, đồng thời nó là còn một phương tiện biểu hiệnlòng yêu nước Người nào yêu tổ quốc thì người ấy phải cố gắng tranh thủ thậtnhiều bạn cho nhân dân mình Người nào không tìm bạn cho mình thì người ấythù địch với bản thân mình

Tinh thần quốc tế vô sản đó là tinh thần đoàn kết quốc tế vô sản, mà HồChí Minh đã nêu lên bằng mệnh đề “Bốn phương vô sản đều là anh em” Đó làtinh thần đoàn kết các dân tộc bị áp bức, với nhân dân lao động mà Hồ Chí Minh

đã dày công vun đắp bằng hoạt động cách mạng thực tiễn của bản thân mình vàbằng sự nghiệp cách mạng của cả dân tộc

Đó là tinh thần đoàn kết của nhân dân Việt Nam với tất cả những ngườitiến bộ trên thế giới vì hoà bình, công lý và tiến bộ xã hội Sự đoàn kết ấy là

Trang 21

nhằm những mục tiêu lớn của thời đại là hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ vàtiến bộ xã hội, là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, là hợp tác và hữu nghị vớitất cả các nước, các dân tộc Tinh thần quốc tế ấy vẫn được gọi là chủ nghĩa quốc

tế của giai cấp công nhân

Theo Hồ Chí Minh, chủ nghĩa quốc tế vô sản gắn liền với chủ nghĩa yêunước, hơn nữa phải là chủ nghĩa yêu nước chân chính là chủ nghĩa quốc tế vôsản trong sáng Nếu tinh thần yêu nước không chân chính và tinh thần quốc tếkhông trong sáng thì có thể dẫn đến chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, so sánh biệt lập,

kỳ thị chủng tộc, hoặc chủ nghĩa bành trướng bá quyền, như thế giới thường nóihiện nay Tất cả những khuynh hướng lệch lạc ấy có thể dẫn đến chỗ phá vỡ cảmột quốc gia dân tộc hay một liên bang đa quốc gia dân tộc, phá vỡ tình đoànkết quốc tế trong cuộc đấu tranh chung, thậm chí có thể đưa đến tình trạng đốiđầu, đối địch

Hồ Chí Minh viết: Quan san muôn dặm một nhà, bốn phương vô sản đều

là anh em Chỗ khác Hồ Chí Minh dạy “họ là thân thích ruột rà, cộng đồng thếgiới là đều anh em” Hồ Chí Minh lại viết rằng: “tứ hải giai huynh đệ” - tức làbốn biển đều là anh em Quan điểm của Người về chính sách đối ngoại của nhànước Việt Nam dân chủ cộng hoà năm 1946 - 1947: “Nước Việt Nam sẵn sànglàm bạn với các nước dân chủ, không gây thù oán với một ai” Tuỳ vào nhữnghoàn cảnh và điều kiện cụ thể mà đề ra những chính sách phù hợp

Tinh thần quốc tế trong sáng là phẩm chất đạo đức, là yêu cầu đạo đứcnhằm vào mối quan hệ rộng lớn, vượt qua khuôn khổ quốc gia, dân tộc Khôngphải đối với bất cứ ai, vào bất cứ lúc nào cũng thấy được tinh thần quốc tế cóhay không, trong sáng hay không trong sáng, nhưng việc giáo dục của Đảng vàviệc rèn luyện của cá nhân mỗi người về tinh thần quốc tế lại không thể coi nhẹ.Trong thời kỳ đổi mới việc đoàn kết quốc tế là một việc làm rất cần thiết để vừahọc hỏi kinh nghiệm của các nước trên thế giới vừa hợp tác và cạnh tranh lạnhmạnh và tích cực

Chủ nghĩa quốc tế là một trong những phẩm chất quan trọng nhất của đạo

Trang 22

đức cộng sản chủ nghĩa Nó được bắt nguồn từ bản chất của giai cấp công nhân.Nội dung của chủ nghĩa quốc tế trong tư tưởng Hồ Chí Minh rất rộng lớn và sâusắc Đó là sự tôn trọng, hiểu biết, thương yêu và đoàn kết với giai cấp vô sảntoàn thế giới, với tất cả các dân tộc và nhân dân các nước, với những người tiến

bộ trên toàn cầu, chống lại mọi sự chia rẽ, hằn thù, bất bình đẳng và phân biệtchủng tộc; chống chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, sô vanh, chủ nghĩa bành trướng, báquyền Người khẳng định: “Bốn phương vô sản đều là anh em”; giúp bạn là tự

giúp mình; thắng lợi của mình cũng là thắng lợi của nhân dân thế giới Người đã góp phần to lớn, tạo ra một kiểu quan hệ quốc tế mới: đối thoại thay cho đối đầu, kiến tạo một nền văn hoá hoà bình cho nhân loại.

1.3 Tư tưởng Hồ Chí Minh về các nguyên tắc cơ bản của rèn luyện đạo đức cách mạng

Nghiên cứu các tác phẩm của Hồ Chí Minh để lại, chúng ta thấy Ngườikhông chỉ nêu ra những chuẩn mực cơ bản về đạo đức, mà còn chỉ ra nhữngnguyên tắc để rèn luyện, tu dưỡng đạo đức cách mạng cho tốt Những nguyên tắcxây dựng đạo đức mới đó là:

1.3.1 Nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức

Có thể nói lý luận đi liền với thực tiễn, lời nói đi đôi với việc làm Điều

này được Hồ Chí Minh nói rất nhiều, trong suốt cuộc đời của mình, Người đãgiáo dục mọi người và chính bản thân Người thực hiện điều đó có một cáchnghiêm túc và đầy đủ nhất Hơn nữa chúng ta còn thấy Người nói ít nhưng làmnhiều, có những vấn đề đạo đức Người làm mà không nói Phải đi sâu vào hành

vi đạo đức của Người, chúng ta mới khám phá ra được từng bản chất sâu xa củanhững tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh

Đối với mỗi người, lời nói phải đi đôi với việc làm thì mới đem lại hiệuquả thiết thưc cho bản thân mình, có tác dụng đối với người khác Nếu nói nhiềulàm ít, nói mà không làm, hơn nữa nói một đàng, làm một nẻo thì chỉ đem lạinhững hậu quả phản tác dụng “Hãy làm theo tôi nói, đừng làm theo tôi làm”,thói đạo đức giả ấy là đặc trưng đạo đức của các giai cấp bóc lột đã từng tồn tại

Trang 23

trong lịch sử xã hội loài người, trong mỗi quốc gia dân tộc; nó hoàn toàn xa lạvới đạo đức cách mạng, với nền đạo đức mới mà chúng ta cần xây dựng Chúng

ta cần phấn đấu để làm sao trong xã hội ta không còn những kẻ đạo đức giả,càng không cho phép những kẻ đạo đức giả vẫn đi dạy dỗ người khác về đạođức Lòng tin của nhân dân đối với Đảng, với chủ nghĩa xã hội một phần quantrọng phụ thuộc vào vấn đề này

Từ đó chúng ta thấy rằng không ở lĩnh vực nào mà vấn đề nêu gương lạiđược đặt ra như trong lĩnh vực đạo đức Trong gia đình thì đó là tấm gương của

bố mẹ đối với con cái, của anh chị đối với những người em; Trong nhà trườngthì là tấm gương của thầy cô giáo đối với học sinh; Trong tổ chức, tập thể Đảng,nhà nước là tấm gương của những người phụ trách, lãnh đạo của cấp trên đối vớicấp dưới; Trong xã hôị đó là tấm gương của người này đối với người khác,những “gương người tốt việc tốt” mà Hồ Chí Minh đã phát hiện để mọi ngườihọc tập và noi theo

Nêu gương đạo đức là một nguyên tắc cơ bản trong giáo dục đạo đức mới.Đạo đức cách mạng Điều này đã được Hồ Chí Minh đề cập từ rất sớm Từ giữathế kỷ XX, ngay trên trang nhất của tác phẩm “Đường kách mệnh”, Hồ ChíMinh đã nêu 23 điều của tư cách một người cách mạng

Một trăm bài diễn văn hay không bằng một tấm gương sáng - điều mà HồChí Minh nói về Lênin, đã đặt ra cho việc xây dựng đạo đức mới một nguyên tắcrất cơ bản là sự nêu gương về đạo đức trong sáng, tuyệt vời với một cuộc đờitrọn vẹn

Trong xã hội, tấm gương của các thế hệ trước đối với các thế hệ sau là đặcbiệt quan trọng Mỗi thế hệ đều có trách nhiệm của mình, nhưng thế hệ trước baogiờ cũng có trách nhiệm rất nặng nề đối với thế hệ sau trong việc giáo dưỡng,nhất là trong việc bồi dưỡng, về đạo đức Đương nhiên, trong cuộc sống khôngphải bao giờ cũng chỉ diễn ra một chiều ảnh hưởng, tác động như vậy Do đó, HồChí Minh cũng đã nói đến việc người già có thể học tập người trẻ không ngừng

Trang 24

hoàn thiện đạo đức của minh Người lấy gương quần chúng giáo dục quần chúng

là phương châm rất sinh động và có sức thuyết phục rất lớn

Đặc biệt, Hồ Chí Minh đã tự nêu tấm gương đạo đức trong sáng tuyệt với,tiêu biểu cho tinh hoa và khí phách dân tộc, được toàn dân tin yêu theo, thế giớingưỡng mộ Đó là tấm gương suốt đời hy sinh phấn đấu cho lý tưởng cứu nước,cứu dân; hết lòng thương yêu nhân dân theo tinh thần “nước lấy dân làm gốc”,suốt đời không ngừng học tập và rèn luyện, thực hiện cần, kiêm, liêm, chính, chícông, vô tư, sống giản dị, khiêm tốn, thanh cao

Đối với cán bộ, đảng viên, Hồ Chí Minh đã nêu ra một luận điểm quantrọng: “trước mặt quần chúng, không phải ta cứ viết lên trán chữ “Cộng sản” mà

ta được họ yêu mến Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách, đạo đức.Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắtchước”[3;552] Luận điểm ấy đã khăng định rất rõ vấn đề noi gương có tầm quantrọng đặc biệt trong đời sống đạo đức, nhất là đối với trách nhiệm của cán bộ,Đảng viên

Sau cách mạng tháng 8 năm 1945, với cương vị chủ tịch nước, Hồ ChíMinh kêu gọi đồng bào sẻ cơm nhường áo Chính Người gương mẫu thực hiệnnghĩa cử cao đẹp đó Người nói “từ tháng giêng đến tháng 7 năm nay, ở Bắc Bộ

đã có hai triệu người chết đói, kề đó lại bị nước lụt, nạn đói lại càng tăng thêm,nhân dân càng khốn khổ, chúng ta không khỏi động lòng Vậy tôi xin đề nghị vớiđồng bào cả nước, và tôi xin thực hành trước: Cứ 10 ngày nhịn ăn một bữa, mỗitháng nhịn 3 bữa Đem gạo đó để cứu dân nghèo ”[2;31]

Tấm gương đạo đức của Bác Hồ là tấm gương chung cả dân tộc, cho cácthế hệ người Việt Nam mãi mãi về sau Nhưng còn nhiều tấm gương của nhữngngười tiêu biểu trong từng ngành, từng tập thể, những tấm gương “người tốt việctốt” rất gần gũi trong đời thường, Hồ Chí Minh đã từng nói: “từng giọt nước nhỏthấm vào lòng đất, chảy về một hướng mới thành suối, thành sông Biết baonhiêu giọt nước nhỏ hợp lại mới thành biển cả Một pho tượng một lầu đài cũngphải có cái nền rất vững chắc mới đứng vững được Nhưng người ta dễ nhìn thấy

Trang 25

pho tượng và lâu đài mà không chú ý đến cái nền Như thế là chỉ thấy cái ngọn

mà quên mất cái gốc

Người tốt việc tốt nhiều lắm Ở đâu cũng có Ngành giới nào, địa phươngnào, lứa tuổi nào cũng có”[4; 549].Những tấm gương đạo đức đã được hiểu theomột nghĩa rộng Có những tấm gương chung và riêng, lớn và nhỏ, xa và gần, mộtnền đạo đức mới chỉ được xây dựng trên một cái nền rộng lớn, vững chắc, khinhững phẩm chất đạo đức, những chuẩn mực đạo đức đã trở thành hành vi đạođức ngày càng phổ biến trong toàn xã hội, mà những tấm gương đạo đức củanhững người tiêu biểu, những người tốt việc tốt có ý nghĩa thúc đẩy cho quátrình đó

Nói đi đôi với làm được Hồ Chí Minh coi là nguyên tắc quan trọng bậc

nhất trong xây dựng một nền đạo đức mới Đối với mỗi người, lời nói phải đi đôivới việc làm thì mới đem lại hiệu quả thiết thực cho chính bản thân và có tácdụng đối với người khác Nếu nói nhiều, làm ít, nói mà không làm, hơn nữa, nóimột đằng, làm một nẻo thì chỉ đem lại hiệu quả phản tác dụng mà thôi Nói mà

không làm gọi là đạo đức giả Nêu gương về đạo đức là một nét đẹp trong truyền

thống phương Đông Hồ Chí Minh khẳng định: “Nói chung thì các dân tộcphương Đông đều giàu tình cảm, và đối với họ một tấm gương sống còn có giátrị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”[1; 263] Nói đi đôi với làm phải gắnvới nêu gương về đạo đức Hồ Chí Minh cho rằng, trong việc xây dựng một nềnđạo đức mới, đạo đức cách mạng phải đặc biệt chú trọng đạo làm gương “Lấygương người tốt, việc tốt để hàng ngày giáo dục lẫn nhau là một cách tốt nhất đểxây dựng Đảng, xây dựng các tổ chức cách mạng, xây dựng con người mới, cuộc

sống mới”[8; 558] Phải luôn chú ý phát hiện, xây dựng những điển hình người tốt, việc tốt trong mọi lĩnh vực của đời sống.

Nêu gương về đạo đức phải diễn ra ở mọi lúc, mọi nơi Trong gia đình, đó

là tấm gương của bố mẹ đối với con cái, của anh chị đối với các em, của ông bàđối với con cháu; trong nhà trường, đó là tấm gương của thầy cô giáo đối với họcsinh; trong tổ chức, tập thể là tấm gương của người lãnh đạo, của cấp trên đối

Trang 26

với cấp dưới; trong xã hội là tấm gương của người này đối với người kia, của thế

hệ trước đối với thế hệ sau,… Tấm gương đạo đức của Hồ Chủ tịch là tấm gương chung cho cả dân tộc, cho các thế hệ người Việt Nam mãi mãi về sau.

1.3.2 Xây đi đối với chống và phải là phong trào quần chúng rộng rãi

Xã hội mới Việt Nam thoát thai từ một xã hội thuộc địa nửa phong kiến,

do vậy nhiều tàn dư của văn hoá nô dịch thực dân vẫn còn ăn sâu, bén rễ trong

xã hội Vả lại, trong mỗi con người, vì những lý do khác nhau, không phải ngườinào cũng tốt, người nào cũng hay Mỗi người đều có cái thiện, cái ác trong lòng

Hồ Chí Minh khẳng định:” tất cả chúng ta đều sinh trưởng trong xã hội cũ, dưới

sự thống trị của đế quốc phong kiến Mọi người chúng ta dù muốn hay khôngmuốn đều bị thói xấu của đế quốc phong kiến truyền vào người”[5; 36]

Vì vậy, một trong những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới theo quanđiểm của Người là phải kết hợp xây đi đôi với chồng Điều đó có nghĩa là, mộtmặt, phải không ngừng trau dồi, xây đắp, phát triển đạo đức mới Đạo đức cáchmạng, tăng cường cái đúng, cái tốt Cái tốt được tăng cường, phát triển thì cáixấu thì bị đẩy lùi Mặt khác, cũng với việc xây cái thiện phải đấu tranh chống lạicái ác, cái xấu trong bản thân mỗi con người

Việc xây dựng đạo đức mới trước hết phải được tiến hành bằng việc giáodục những phẩm chất, những chuẩn mực đạo đức mới từ trong gia đình đến nhàtrường và ngoài xã hội, nhất là trong những tập thể - nơi mà phần lớn thời giancuộc đời mỗi người gắn bó bằng hoặt động thực tiễn của mình Những phẩmchất chung nhất, cơ bản nhất lại được cụ thể hoá cho sát hợp với từng giai tầng,từng lớp đối tượng khách nhau Đó là điều Hồ Chí Minh đã làm công việc giáodục đạo đức cho cán bộ, Đảng viên, cho công nhân, nông dân, phụ nữ, tri thức, sau khi dành được chính quyền, trong quá trình hình thành cách mạng dân tộc,dân chủ nhân dân, chuẩn bị điều kiện tiền đề đi lên chủ nghĩa xã hội

Hồ Chí Minh đã nhận thấy và chỉ ra những suy thoái, những bệnh đã nảysinh ra và xuất hiện trong cán bộ, Đảng viên Người coi những suy thoái, nhữngbệnh ấy là “giặc ở trong lòng”, “giặc nội xâm”, là “đồng minh của thực dân

Trang 27

phong kiến, là “tội ác” đối với độc lập dân tộc của chủ nghĩa xã hội Những kẻđịch ấy rất nguy hiểm đối với cách mạng, bởi vì “việc tranh đấu với kẻ địch ởtiền tuyến bằng súng, bằn gươm còn dễ, nhưng việc tranh đấu với kẻ địch ởtrong con người, trong nội bộ, trong tinh thần, là một khó khăn, đau xót”[4; 496].

Vấn đề quan trọng trong việc giáo dục đạo đức là phải khơi dậy ý thứcđạo đức lành mạnh ở mỗi người Mọi người tự giác nhận thức được tránh nhiệmđạo đức của mình đã nói, cảm nhận thật sâu sắc việc trau dồi đạo đức cách mạng

là việc làm “sung sướng vẻ vang nhất trên đời này”

Tiếp nhận sự giáo dục đạo đức là vấn đề cấp thiết không thể thiếu được,nhưng sự tự giác giáo dục, tự trau dồi đạo đức ở mỗi người còn quan trọng hơnnhiều Sức mạnh của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là khơi dậy

sự tự giác của mỗi người nhằm đấu tranh tự loại bỏ cái thấp hèn để vươn tới caícao đẹp, loại bỏ caí ác, cái phi đạo đức để vươn tới cái thiện, cái đạo đức

Trong khi xây dựng, bồi dưỡng những phẩm chất đạo đức mới, phải đồngthời chống lại cái xấu, cái sai, cái vô đạo đức vẫn thường diễn ra Điều quantrọng là phải phát hiện sớm, hướng mọi người vào cuộc đấu tranh cho sự trongsạch lành mạnh về đạo đức Hơn nữa còn phải thấy trước những gì có thể xảy ra

để đề phòng, ngăn chặn Đối với những cán bộ, đảng viên

Người đã dẫn lời Khổng tử để giải thích rõ hơn luận điểm này: “Khổng tửnói: “mình phải chính tâm tu thân” là việc gì cũng phải làm kiểu mẫu; có thế mới

“trị quốc bình thiên hạ” được Trị quốc bình thiên hạ đây tức là ta kháng chiếnđánh Pháp, kiến quốc xây dựng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ hoà bình thế giới Muốncải tạo xã hội thì lòng mình phải cải tạo Nếu lòng mình còn tham ô, lãng phí,muốn cải tạo xã hội làm sao được Người đã trích dẫn khá dài những ý kiến rấtquyết liệt của Lênin về vấn đề này: “Cần phải nêu những đồng chí đã ăn hối lộ ra

để cho dư luận quở trách và cần phải đuổi họ ra khỏi Đảng Phải lập tức đề nghịmột đạo luật để trừng trị những vụ hối lộ Ít nhất cũng phải phạt 10 năm giamcầm và 10 năm khổ sai”[6; 293]

Trang 28

Người đã vạch rõ nguồn gốc của mọi thứ tệ nạn, đó là chủ nghĩa cá nhân.Chủ nghĩa cá nhân đẻ ra trăm thứ tệ nạn Muốn xây dựng đạo đức mới, chungquy lại là phải chống cho được chủ nghĩa cá nhân.

Để xây và chống có kết quả, phải tạo thành phong trào quần chúng rộngrãi Hồ Chí Minh đã phát động nhiều phong trào mới như: phong trào vận động

“nâng cao ý thức trách nhiệm, tăng cường quản lý kinh tế tài chính, cải tiến kỹthuật”, gọi tắt là cuộc vận động “3 xây, 3 chống” Có phong trào, có cuộc vậnđộng chung cho toàn Đảng, toàn dân Có phong trào, có cuộc vận động riêng chotừng ngành, từng giới Qua đó lôi cuốn mọi người vào cuộc đấu tranh nhằm xâydựng, xây gì, chống gì rất cụ thể, rõ ràng, thôi thúc trách nhiệm đạo đức cá nhân,

để mọi người phấn đấu tự bồi dưỡng nâng cao phẩm chất đạo đức cách mạng

Xây dựng đạo đức mới là phải giáo dục những phẩm chất, những chuẩnmực đạo đức mới cho con người Việt Nam trong thời đại mới theo tư tưởng HồChí Minh, từ gia đình, nhà trường, đến xã hội Phải khơi dậy ý thức đạo đức lànhmạnh ở mọi người Bên cạnh đó, phải không ngừng chống lại những cái xấu, cáisai, cái vô đạo đức Xây đi đôi với chống, muốn chống phải xây, chống nhằmmục đích xây Để xây và chống có kết quả phải tạo thành phong trào quần chúngrộng rãi đấu tranh cho sự trong sạch, lành mạnh về đạo đức, phải kiên quyết loạitrừ chủ nghĩa cá nhân

1.3.3 Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời

Hồ Chí Minh đã nhiều lần chỉ rõ: Mỗi người phải thường xuyên chăm lo

tu dưỡng đạo đức như việc rửa mặt hàng ngày Đây cũng là công việc phải làmkiên trì bền bỉ suốt đời, không người nào có thể chủ quan tự mãn

Người thường nhắc lại luận điểm “chính tâm, tu thân ” của Khổng tử, từ

đó rút ra ý nghĩa tích cực để vận dụng vào việc rèn luyện, tu dưỡng đạo đức cáchmạng của mỗi người Người cũng thường nêu lại tấm gương của người xưa, mỗitối đều tự kiểm điểm để bỏ đỗ đen, đỗ trắng vào hai cái lọ, để cứ nhìn vào đó đểbiết mình tốt xấu ra sao

Trang 29

Người đưa ra lời khuyên rất dễ hiểu: “Đạo đức cách mạng không phải trêntrời sa xuống, nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng

cố Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”[8; 558] Do không chú ý điều này, nên: Có những người trong lúc tranh đấu thìhăng hái trung thành, không sự nguy hiểm, không sự cực khổ, không sợ thù địch,nghĩa là có công với cách mạng, song đến khi có ít quyền hạn trong tay thì đâm

557-ra kiêu ngạo, xa xỉ, phạm vào tham ô, lãng phí quan liêu, không tự giác mà biếnthành người xấu Người ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhấtđịnh hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạkhông trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân Cho nên trong khi ta kiêntrì và đẩy mạnh cuộc chiến đấu chống Mỹ, cứu nước, làm cho văn minh chiếnthắng bạo tàn thì đồng thời phải loại trừ những cái xấu xa do chế độ cũ để lạitrong xã hội và trong mỗi con người”[8; 621]

Đó là điều chúng ta vẫn thấy diễn ra trong cuộc sống hàng ngày Cónhững người phấn đấu gần hết cuộc đời, có nhiều công lao, nhưng cuối đời lạikhông giữ được tấm lòng trong sáng, nên sự nghiệp đã đỗ vỡ Kết luận của HồChí Minh cũng đúng với sự đổ vỡ của một số Đảng ở cuối thế kỷ XX Điều nàycũng đúng như Lênin trước kia đã nhận định: Cái chết về đạo đức nhất định sẽdẫn tới cái chết về chính trị

Theo Hồ Chí Minh: “tu dưỡng đạo đức cách mạng phải trên tinh thần tựgiác, tự nguyện, dựa vào lương tâm của mỗi người và dư luận của quần chúng

Đã là người thì ai cũng có chỗ hay chỗ dở, chỗ xấu chỗ tốt, ai cũng có thiện, có

ác ở trong bản thân mình Vấn đề là giám nhìn thẳng vào con người mình, không

tự lừa dối, thấy rõ cái hay, cái tốt, cái thiện để phát huy và thấy rõ cái dở, cáixấu, cái ác để khắc phục

Nhất là đối với cán bộ, Đảng viên, việc phải luôn luôn học tập, tu dưỡng

để hoàn thiện bản thân là việc làm thường xuyên, nó không phải là vấn đề mộtsớm một chiều mà làm được Do đó, tu dưỡng đạo đức phải gắn với thực tiễnbền bỉ mọi lúc, mọi nơi, trong mọi hoàn cảnh, vì đá đi lâu cũng mòn, sắt mài lâu

Trang 30

cũng sắc Ta cố gắng sửa chữa thì khuyết điểm ngày càng bớt, ưu điểm ngàycàng thêm Đảng viên và cán bộ ngày càng trở nên người chân chính cách mạng.

Đảng ngày càng phát triển.

Một nền đạo đức mới chỉ có thể được xây dựng trên cơ sở sự tự giác tudưỡng đạo đức của mỗi người Theo Hồ Chí Minh, đã là người thì ai cũng có chỗhay, chỗ dở, chỗ tốt, chỗ xấu, ai cũng có thiện, có ác ở trong mình Vấn đề là dámnhìn thẳng vào mình, thấy rõ cái hay, cái tốt, cái thiện để phát huy, thấy cái xấu,cái dở để mà quyết tâm khắc phục, không tự lừa dối, huyễn hoặc Đối với mỗingười, việc tu dưỡng đạo đức phải thực hiện trong mọi hoạt động thực tiễn, trongmọi quan hệ xã hội, phải chăm lo tu dưỡng đạo đức như việc rửa mặt hàng ngày.Phải làm kiên trì, bền bỉ, suốt đời Bởi vì: “Đạo đức cách mạng không phải trêntrời sa xuống, nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng

cố Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”[6; 293]

Trang 31

Chương 2 GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC KHOA HỌC HUẾ HIỆN NAY

THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC 2.1 Thực trạng đạo đức của sinh viên Đại học Khoa học Huế hiện nay

2.1.1 Những mặt tích cực

- Về số lượng:

Sinh viên nói chung và sinh viên trường đại học Khoa học Huế nói riêng

là nguồn nhân lực trí thức cao, một bộ phận quan trọng của xã hội Cùng với sựphát triển của đất nước lực lượng sinh viên hiện nay ở nước ta ngày càng tănglên về số lượng Theo số liệu báo cáo thống kê của Phòng Đào tạo & Công tácsinh viên trường Đại học Khoa học Huế, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên, hiệnnay số sinh viên đang đào tạo tại trường theo ngành đào tạo hình thức chính quy

có tổng cộng 5.936 sinh viên trong đó có 6 sinh viên nước ngoài (tính đến ngày03/04/2014) trong đó nữ là 2.803 sinh viên, sinh viên năm thứ nhất là 2.099, nămhai là 1.291 sinh viên, năm 3 là 1.021 sinh viên năm bốn là 1.376 sinh viên, nămthứ năm là 149 sinh viên Hệ cử tuyển có 10 sinh viên, sinh viên chính quy hợpđồng có 15 sinh viên Đây là nguồn lực xã hội, là nguồn lực to lớn thúc đấy sựnghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và chủ nhân tương lai của đất nước và khuvực miền trung tây nguyên

- Về chất lượng:

Trong giai đoạn hiên nay, đất nước ta đang thực hiện sự nghiệp côngnghiệp hoá, hiện đại hoá Với tính năng động, sáng tạo và tự quyết trong côngviệc, sinh viên đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển đất nước Họ cómặt trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, từ sản xuất kinh doanh, khoahọc, công nghệ, quốc phòng, an ninh, trên tất cả các lĩnh vực đó họ đều lànhững người tiên phong, phát huy các khả năng và nổ lực của mình để góp phầnvào công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội

Trong điều kiện mở cửa tiếp xúc với nhiều luồng văn hoá bên ngoài, mặc

dù có sự biến động chính trị sâu sắc ở nhiều nước trên thế giới và tác động tiêu

Trang 32

cực của nền kinh tế thị trường, nhưng đa số sinh viên vẫn giữ dược phong cách,truyền thống dân tộc và lối sống lành mạnh Có phẩm chất đạo đức cao đẹp, cóthái độ học tập, lao động đúng đắn, sống có lý tưởng, yêu quê hương đất nước,yêu chủ nghĩa xã hội, có tinh thần quốc tế vô sản trong sáng

Trong những năm gần đây, công tác giáo dục lý tưởng cách mạng chosinh viên có bước chuyển biến tích cực Đoàn thanh niên trường, Hội sinh viêntrường các cấp đã tiến hành nhiều đợt sinh hoạt chính trị, hội thảo diễn đàn đểgiáo dục lý tưởng cho sinh viên đã góp phần quan trọng làm cho sinh viên ngàycàng tin tưởng vào công cuộc đối mới đất nước do Đảng lãnh đạo

Thứ nhất, sinh viên trường Đại học Khoa học Huế có lòng yêu nước và tự

hào dân tộc: Yêu nước và tinh thần tự hào dân tộc là một trong những truyềnthống văn hóa và đạo đức quý báu của dân tộc ta Yêu nước ngày nay là yêuCNXH, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, ra sức cống hiếnnhằm xây dựng Việt Nam trở thành một nước “dân giàu, nước mạnh, xã hộicông bằng, dân chủ, văn minh” Trên cơ sở nhận thức rõ Đảng Cộng sản ViệtNam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đại biểu trung thành cho lợi íchcủa nhân dân lao động và cả dân tộc, mục tiêu của Đảng là đấu tranh cho độc lậpcủa Tổ quốc, tự do, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân, đưa đất nước đi lên CNXH,sinh viên trường Đại học Khoa học Huế luôn quan tâm đến Đảng, tin vào mụctiêu và đường lối đúng đắn sáng suốt của Đảng Đa số sinh viên ra sức phấn đấu

để được đứng vào hàng ngũ của Đảng với mong muốn góp phần hiện thực hóamục tiêu trên Theo kết quả điều tra năm 2014 thì có đến 67,1% sinh viên Đạihọc Khoa học Huế có nguyện vọng trở thành Đảng viên Đảng Cộng sản ViệtNam, số sinh viên còn lại (32,9%) cho biết lý do không có nguyện vọng vàoĐảng là do: tiêu chuẩn Đảng viên cao, bận lo học và lý do khác

Phong trào sinh viên tình nguyện là một hoạt động hết sức có ý nghĩa thiếtthực, có tính giáo dục và tính nhân văn cao cả; là môi trường đoàn kết tập hợp, thuhút thanh niên tham gia vào các phong trào hành động cách mạng Hoạt động tìnhnguyện đã mang lại ý nghĩa to lớn về nhiều mặt: kinh tế - chính trị, văn hoá – xã

Trang 33

hội, giáo dục – an ninh quốc phòng; đồng thời qua đó, thanh niên được rèn luyện,cống hiến và trưởng thành; sống có hoài bão, có lý tưởng và không ngừng nângcao ý thức giác ngộ cách mạng Trong thời gian qua, phong trào sinh viên tìnhnguyện đã phát triển mạnh mẽ và ngày càng thu được nhiều kết quả đáng khích lệ

mà đỉnh cao nở rộ là phong trào tình nguyện hè hàng năm Qua phong trào này, đã

và đang xuất hiện nhiều tấm gương sáng, nhiều mô hình hay, hoạt động hiệu quả ởmọi lúc mọi nơi, trên khắp mọi lĩnh vực, mọi vùng miền của đất nước

Cùng với thanh niên, học sinh – sinh viên cả nước, trong thời gian quathanh niên, sinh viên Đại học Khoa học Huế với truyền thống đoàn kết, yêuthương giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, nghiên cứu, chia sẽ khó khăn gian khổvới đồng bào Với tinh thần tương thân, tương ái, “lá lành đùm lá rách”, sinhviên đã sẵn sàng nhường cơm sẽ áo trong lúc bản thân mình đang gặp khó khăn,sẵn sàng hành động để giúp đỡ đồng bào bị thiên tai lũ lụt, sẵn sàng hiến máunhân đạo và tích cực tham gia các hoạt động xã hội Tinh thần thi đua, tìnhnguyện và tính tích cực xã hội của sinh viên ngày càng thể hiện rõ nét và là nétđẹp đáng trân trọng trong cơ chế thị trường; đã có nhiều tấm gương quên mìnhgiúp dân, cứu bạn, cứu tài sản Trong những năm qua, phong trào tình nguyệnphát triển dưới nhiều hình thức phong phú đa dạng và đã trở thành nhu cầu bứcthiết của sinh viên mà tập trung cao điểm nhất là chiến dịch sinh viên tìnhnguyện hè, Chương trình tiếp sức mùa thi, Hiến máu nhân đạo, Ủng hộ ngườinghèo, giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tích cực tham gia bảo vệ môitrường giáo dục lành mạnh, phòng chống và đẩy lùi các tiêu cực và tệ nạn xã hội,bảo vệ an ninh - văn minh học đường Đặc biệt, nhiều sinh viên tốt nghiệp ratrường sẵn sàng nhận nhiệm vụ ở những nơi xa xôi hẻo lánh, khó khăn vất vảnhưng vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ

Được sự quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo sâu sát của Đảng uỷ, Ban Giám hiệutrường Đại học Khoa học Huế, Ban chấp hành Đại học Huế, Ban thường vụ Tỉnhđoàn Thừa Thiên Huế, cũng như sự quan tâm giúp đỡ tạo điều kiện của lãnh đạocác cấp, các ngành trong toàn tỉnh Đặc biệt là sự năng động, sáng tạo của các

Trang 34

Liên chi Đoàn - Hội, đã đưa ra được những kế hoạch hoạt động cụ thể, thiếtthực phù hợp với đặc trưng của từng đội nhóm sinh viên tham gia và lòng nhiệttình, tâm huyết của sinh viên với các hoạt động tình nguyện Hoạt động tìnhnguyện của sinh viên trường đại học Khoa học Huế không những đem lại hiệuquả kinh tế xã hội thiết thực mà còn là môi trường học tập và rèn luyện của sinhviên, nâng cao vị trí, vai trò của người sinh viên trong xã hội.

Thực hiện chương trình công tác năm học 2011-2012, trên cơ sở kế hoạch

tổ chức chiến dịch thanh niên, học sinh, sinh viên tình nguyện, Đoàn thanh niên– Hội sinh viên Đại học Huế đã tổ chức tốt chiến dịch sinh viên tình nguyện màđỉnh cao là tình nguyện hè 2012 Phát huy kết quả đã đạt được trong những nămqua, trường Đại học Khoa học và Đại học Ngoại Ngữ đã tổ chức cho 90 sinhviên đến xã Hồng Thái, huyện A Lưới xây dựng mới 2 sân bóng chuyền cho xã,

tổ chức 05 đêm sinh hoạt văn hoá văn nghệ, đào mương thoát nước bảo vệđường giao thông và tặng quà cho các gia đình chính sách, các em học sinh tiểuhọc với trị giá trên 70 triệu đồng Đặc biệt, hàng năm đến mùa tuyển sinh, Đạihọc Khoa học Huế đón trên 10 ngàn thí sinh và người nhà thí sinh đến Huế dựthi; nhằm tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ cho thí sinh về chỗ trọ, đi lại, ăn uống, sinhhoạt với giá cả hợp lý và những vấn đề thí sinh quan tâm của sinh viên Đại họcKhoa học Huế và thanh niên tại các địa phương đã tham gia chương tình “Tiếpsức mùa thi” Mặc dù thời tiết ở Huế mấy ngày này nắng nóng như đổ lửa nhưngvới tinh thần tình nguyện, lòng nhiệt tình, năng nổ không quản ngại khó khăncủa sinh viên Huế, các tình nguyện viên đã hướng dẫn tận tình cho thí sinh vàngười nhà thí sinh, giúp thí sinh an tâm tư tưởng tham gia tốt kỳ thi tuyển sinh.Nhiều sinh viên đã dùng phương tiện đi lại của mình để chở thí sinh đến tậnphòng trọ, địa điểm thi; tổ chức quyên góp tiền giúp đỡ cho những thí sinh cóhoàn cảnh khó khăn

Phong trào tình nguyện của sinh viên Khoa học Huế không chỉ giới hạnnhững việc làm, những hoạt động đơn thuần ở trên địa bàn trong tỉnh mà cònvươn ra các tỉnh khác, thông qua các hoạt động đó tăng cường sự giao lưu giữa

Trang 35

các đơn vị Trong mùa hè 2013 vừa qua, sinh viên Đại học Khoa học Huế đãcùng với sinh viên tình nguyện của các trường Đại học trên toàn quốc tiến hànhlàm vệ sinh, sơn mới bia tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩTrường Sơn và Nghĩa trang Đường 9; tổ chức đêm dâng hương tưởng nhớ cácanh hùng liệt sĩ đã hy sinh cho sự nghiệp bảo vệ tổ quốc; thăm hỏi và tặng quàcho các gia đình chính sách, gia đình thương binh liệt sĩ nhân kỷ niệm ngàythương binh liệt sĩ 27/07

Hoạt động hiến máu nhân đạo là hoạt động tình nguyện mang tính nhânvăn cao cả, thể hiện tình cảm sâu sắc, trong thời gian qua mỗi năm đã có hàngngàn sinh viên đăng ký tình nguyện hiến máu; hàng ngàn sinh viên đăng ký ngânhàng máu sống; các trường còn thành lập Câu lạc bộ Tuổi Hồng để thường kỳ tổchức cho sinh viên tình nguyện hiến máu, với lượng máu thu được đã cứu sốngnhiều bệnh nhân qua cơn hiểm nghèo

Không chỉ tham gia các hoạt động tình nguyện do Đoàn – Hội Đại học Huế

tổ chức, hàng ngàn sinh viên Đại học Khoa học Huế còn tích cực tham gia phục vụtình nguyện cho các kỳ Festival Huế, các Hội nghị Quốc tế tổ chức tại Huế, các lễhội lớn, như hội thi văn nghệ - thể thao người khuyết tật toàn quốc …

Bên cạnh các hoạt động bề nổi đó, nhằm thu hút đông đảo sinh viên thamgia, các cấp bộ Đoàn – Hội các trường đã chủ động xây dựng kế hoạch triển khaicác hoạt động tình nguyện tại chỗ có ý nghĩa hết sức thiết thực, bổ ích như cácđội sinh viên tình nguyện dạy xoá mù chữ cho trẻ em xóm vạn đò khu vực 7, khuvực 5 phường Vĩ Dạ và trẻ em lang thang cơ nhỡ ở các gia đình nuôi dạy trẻ emđường phố, làng trẻ SOS, giúp đỡ cho trẻ em ở Trung tâm Giáo dục Hướngnghiệp trẻ em mù của tỉnh, các hoạt động ngày chủ nhật xanh, làm vệ sinh môitrường, giữ gìn trường lớp “xanh – sạch – đẹp”, giữ gìn vệ sinh đường phố, côngviên ở Huế…Với những hoạt động thiết thực trên, có thể khẳng định phong tràotình nguyện của sinh viên Đại học Khoa học Huế trong thời gian qua đã và đangmang lại kết quả về nhiều mặt, thúc đẩy tích cực hiệu quả sự phát triển kinh tếchính trị, văn hoá xã hội… đồng thời qua đó sinh viên được rèn luyện, cống hiến

Trang 36

và trường thành Qua phong trào đã đáp ứng được lợi ích thiết thực của sinhviên; sinh viên có điều kiện tiếp xúc với thực tế, rèn luyện kỹ năng chuyên mônnghiệp vụ, có thêm những kinh nghiệm sống, củng cố niềm tin, rèn luyện ý chí,nghị lực và quan điểm sống tích cực theo phương châm hành động “Học đi đôivới hành” Tuy nhiên, trong quá trình triển khai hoạt động sinh viên vẫn còn gặpkhông ít những khó khăn như kinh phí hoạt động, cơ sở vật chất, trang thiết bịdành cho hoạt động còn hạn chế, chưa phát huy hết tiềm năng, cũng như chưađáp ứng được đầy đủ nguyện vọng của sinh viên tham gia hoạt động chung sứccùng cộng đồng, một số hoạt động hiệu quả chưa cao Chưa tạo ra môi trườngthuận lợi để những sinh viên có tinh thần tình nguyện có thể đóng góp tích cực,

tự giác và năng động cho sự phát triển của đất nước, trên cơ sở đó xây dựng,nuôi dưỡng và phát triển lối sống tình nguyện trong cộng đồng Vẫn còn một sốsinh viên chưa ý thức được tinh thần trách nhiệm của mình trong các hoạt độngtình nguyện, còn thờ ơ với công việc, ý thức tham gia chưa cao Hoạt động tìnhnguyện tại chỗ đã được chú trọng, những vẫn còn nhiều hạn chế; chưa tạo rađược nhiều hoạt động hiệu quả, nhiều mô hình hay để nhân rộng điển hình, sựchuyển giao các công trình sinh viên tình nguyện cho các địa phương chưa đượcchú trọng đúng mức

Trong hai ngày 22 và 23/3/2014, Đoàn thanh niên - Hội sinh viên trườngĐại học Khoa học đã tổ chức hội trại 26/3 với chủ đề Về nguồn Đây là hoạtđộng thiết thực chào mừng 83 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, 39năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và hướng tới kỷ niệm 60chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử (1954-2014)

Phát biểu tại buổi lễ khai mạc hội trại, đồng chí Hoàng Đại Long, Bí thưĐoàn trường nhấn mạnh: Hội trại Về nguồn được tổ chức với mong muốn rằngtuổi trẻ Đại học Khoa học Huế hướng về truyền thống đấu tranh cách mạng vẻvang của nhân dân ta, hướng về những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc, đồngthời tạo sư đoàn kết, giao lưu giữa đoàn viên, sinh viên, học sinh từ đó tạo sựgắng kết trong hoạt động, học tập và cuộc sống

Trang 37

Năm nay, ngoài tổ chức trại ở các Liên chi đoàn, Ban tổ chức còn hướngcác sinh viên tham gia các trò chơi tập thể mang tính đoàn kết, trong đó có phầnthi trò chơi lớn với sự tham gia nhiệt tình, thể hiện sự chuyển biến rõ nét về kỹnăng hội trại của đa số sinh viên trong toàn trường Đặc biệt, năm nay các Liênchi đoàn đã cùng nhau cạnh tranh về thiết kế cổng trại đã làm cho bộ mặt củaHội trại sinh động hơn với các cổng trại vừa có đầu tư công phu vừa có ý tưởngsáng tạo Trong đó, cổng trại của khoa Báo chí - Truyền thông đạt giải nhất vớicổng trại chủ đề “Sinh viên báo chí với biển đảo quê hương” hướng đến vấn đềnhà báo góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo trên mặt trận thông tin bằng hìnhảnh con thuyền đạp sóng vươn ra khơi xa Liên chi đoàn Khoa sinh học, Liênchi đoàn Khoa Lịch sử đạt giải nhì với cổng trại được thiết kế đặc trưng về riêngcủa ngành Giải ba cổng trại thuộc về các Liên chi đoàn Xã hội học, Môi trường,Điện tử- viễn thông, Địa lý- Địa chất Các giải khuyến khích thuộc về Liên chiđoàn Hóa, Ngữ văn, Khối chuyên, Lý luận chính trị.

Về giải trò chơi lớn, khoa Sinh học đạt giải nhất, khoa Báo chí - Truyềnthông đạt giải nhì, giải ba khoa Môi trường và hai giải khuyến khích thuộc vềLiên chi đoàn Lịch sử và Toán

Đêm văn nghệ với chủ đề với chủ đề tuổi trẻ hướng về truyền thống

cách mạng, hướng về biển đảo tổ quốc với hơn 20 tiết mục đã đem đến mộtkhông khí lắng đọng trong những âm hưởng hào hùng của dân tộc

Tuy thời tiết không thuận lợi nhưng bằng sự nhiệt tình của tuổi trẻ, cácliên chi đoàn cũng đã tổ chức thành công các hoạt động, trò chơi ở cấp Liên chiđoàn trong sự hào hứng của các thành viên của các Chi đoàn

Hội trại đã khép lại thành công, đọng lại trong lòng các trại viên đó là mộtsân chơi bổ ích cho các bạn đoàn viên sinh viên Cũng từ hội trại này, các sinhviên, học sinh đã có thêm một kỷ niệm đẹp trong thời gian được sống và học tậptrên một ngôi trường giàu truyền thống với gần 60 năm xây dựng và phát triểntrên quê hương Thừa Thiên Huế

Trang 38

Là một thành viên của Hội sinh viên Đại học Huế, trực thuộc Hội sinhviên Việt Nam trong suốt nhiều năm qua Hội sinh viên trường Đại học Khoa họcHuế đã trở thành một tổ chức chính trị - xã hội tự nguyện của sinh viên trongtoàn trường Đây là nhịp cầu tạo nên sự gắn bó giữa Đảng, Nhà nước, Đoànthanh niên với sinh viên trường Đại học Khoa học Huế Trong quá trình xâydựng và phát triển của mình, Hội sinh viên trường Đại học Khoa học Huế luôn làmột trong những tổ chức Hội hoạt động nổi bật, có nhiều thành tích nhất của Hộisinh viên Đại học Huế Chính tính chất đột phá trong việc tạo ra các sân chơimới qua sự hoạt động của các hình thức Câu lạc bộ đội nhóm đã tập hợp và thuhút đông đảo sinh viên trong trường Vừa qua, Hội vinh dự được nhận cờ tuyêndương đơn vị ba năm liền xuất sắc (2003-2006) của TW Hội sinh viên Việt Nam

Cơ cấu tổ chức của Hội sinh viên trường Đại học Khoa học Huế có cơ sở

là các Chi hội, Liên chi hội và các Câu lạc bộ đội nhóm trực thuộc

Nét nổi bật đặc sắc của phong trào sinh viên trường Đại học Khoa họcHuế những năm vừa qua chính là sự thành công và không ngừng mở rộng cáchình thức Câu lạc bộ đội nhóm Hiện nay Hội sinh viên trường Đại học Khoahọc Huế đã có 7 đội nhóm hoạt động và 4 câu lạc bộ đội nhóm đang chuẩn bịxúc tiến thành lập Khởi nguồn của ý tưởng cho sự ra đời của các câu lạc bộ độinhóm là việc nắm bắt tâm lí của sinh viên và nắm bắt mô hình quản lý sinh viên

ở các trường đại học trong tương lai

Câu lạc bộ Lý luận trẻ: Đây là mô hình mang tính tiên phong, là mũi xung

kích chính của Hội sinh viên trường Đại học Khoa học Huế trong việc nâng caochính trị, đạo đức tư tưởng cho sinh viên Đồng thời, câu lạc bộ còn thể hiệnđược sức chiến đấu của Đoàn - Hội trước các luận điểm thù địch, xuyên tạc củacác tổ chức Đoàn - Hội mang tính phản động Với việc tạo ra các sân chơi trí tuệmang tính thi đấu kiến thức và trình diễn xung quanh các chủ đề mang tính tưtưởng, đạo đức, chính trị liên quan đến sinh viên như tình yêu, sức khoẻ sinh sản,văn hoá, tệ nạn xã hội, truyền thống phát triển của trường, an toàn giao thông và

tổ chức thăm dò xã hội học tâm lí, nguyện vọng của sinh viên Thực sự câu lạc

Trang 39

bộ đã có những thành công trong việc tổ chức phong trào theo hình thức mới màvẫn nâng cao các giá trị cộng sản.

Đội văn minh học đường: Là mô hình lần đầu tiên được áp dụng tại giảng

đường Đại Học Huế và hiện nay đã được nhiều đơn vị áp dụng, hoạt động củaĐội Việc duy trì hoạt động và nâng cao tính chính trị, đạo đức tư tưởng của môhình này đóng vị trí rất quan trọng trong công tác Hội những năm qua Vớinhiệm vụ nhắc nhở, điều chỉnh các hành vi thiếu văn hoá, vi phạm nội quy, pháhoại cơ sở vật chất trong sinh viên, Đội bảo vệ văn minh học đường thực sự đãtrở thành một sức mạnh, một bộ máy quản lí và điều chỉnh hành vi trong sinhviên của Hội sinh viên nhà trường

Câu lạc bộ Văn hoá – Văn nghệ: Câu lạc bộ Văn hoá - Văn nghệ mà Hội

sinh viên trường Đại học Khoa học Huế mới đưa vào hoạt động nhưng đã thuđược những thành công rất đáng kể Việc hoạt động hiệu quả, xây dựng đượcnhững tiết mục ca nhạc, thời trang xuất sắc, biểu diễn vào các dịp lễ, kỉ niệm,ngày truyền thống đã thu hút sinh viên rộng rãi đến với các chương trình quantrọng này

Đội Công tác xã hội: Gần đây hoạt động của Đội Công tác xã hội đã có

nhiều đổi mới Đầu tiên phải kể đến việc xoá bỏ hoạt động đại trà theo từng thờiđiểm nóng mà thay bằng việc thành lập các nhóm chuyên hoạt động khác nhautuỳ theo khả năng và nguyện vọng đóng góp cho xã hội Đợt chiến dịch hè 2006

đã cho thấy hiệu quả của mô hình này khi các nhóm chuyên tin học, nhómchuyên tuyên truyền sức khoẻ cộng đồng, nhóm chuyên xây dựng công trình,nhóm chuyên tập huấn kĩ năng đã hoạt động hiệu quả và phối hợp nhịp nhàngvới nhau

Câu lạc bộ Gia sư: Thời gian qua hoạt động của Câu lạc bộ Gia sư đã góp

phần sử dụng có hiệu quả nguồn chất xám, quỹ thời gian rảnh rỗi, cải thiện đờisống cũng như tạo ra môi trường hoạt động lành mạnh cho sinh viên Câu lac bộ

đã đứng ra đồng tổ chức những lớp học giá rẻ cho sinh viên theo học với nhữngnội dung như tin học, ngoại ngữ, bằng lại xe mô tô Góp phần nâng cao trình độ

Ngày đăng: 17/12/2016, 14:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w